Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

>> Lời đe dọa của tướng Trung Quốc trước 1 Nhật Bản đang thay đổi

( Báo Giáo Dục Việt Nam) Thiếu tướng La Viện, một viên tướng thường xuyên có những phát ngôn đe dọa láng giềng, lần này tỏ ra đặc biệt run sợ và hoảng hốt trước một nước Nhật Bản đang thay đổi.

>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"
>> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản có hạm đội hải quân mạnh nhất châu Á, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tương đương với Mỹ

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa đăng bài viết của Thiếu tướng La Viện, phó Hội trưởng thường trực kiêm Tổng thư ký Hội thúc đẩy văn hóa chiến lược Trung Quốc cho rằng, Liên Hợp Quốc là sản phẩm của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tôn chỉ là bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy hợp tác. Một chức trách quan trọng là theo dõi tình hình thực hiện sự sắp xếp sau chiến tranh, ngăn chặn mầm mống chiến tranh.

Bài viết xoáy sâu các luận điệu chỉ trích Nhật Bản, cho rằng Nhật Bản hiện lại đang có "khuynh hướng nguy hiểm khi thoát khỏi thể chế thời hậu chiến", “các phần tử cánh hữu Nhật muốn lật án, thoát ra khỏi sự ràng buộc của cộng đồng quốc tế, ngày càng đi xa trên con đường tái vũ trang. Liên Hợp Quốc không thể nhắm mắt làm ngơ”.

La Viện tỏ ra hăng máu “can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác và chỉ ra khuynh hướng “lật án” của Nhật Bản chủ yếu thể hiện ở “4 vi phạm”:

Căn cứ vào quy định của “Tuyên bố Postdam”: “Điều kiện của Tuyên bố Cairo phải được thực hiện, còn chủ quyền của Nhật Bản phải giới hạn ở trong đảo Honshu, Hokkaido, đảo Kyushu, Shikoku và những hòn đảo nhỏ khác do chúng ta quyết định”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh minh họa (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Theo đó, La Viện cho rằng, Tuyên bố trên cơ bản không có quần đảo Ryukyu, không nói đến đảo Senkaku, và việc Nhật Bản đòi hỏi đảo Senkaku “ngoài giới hạn bản đồ do cộng đồng quốc tế giới hạn” cho họ là “trái pháp luật”.

La Viện chốt lại: Hai văn kiện lịch sử “Tuyên bố Cairo” và “Tuyên bố Postdam” là “văn kiện pháp lý”, là căn cứ pháp lý để đồng minh chống phát xít thế giới tiến hành trừng phạt Nhật Bản. “Nhật Bản không phục thì cũng phải tuân thủ”.

La Viện cho rằng, Điều 9 Hiến pháp Nhật cam kết nghiêm túc: “Không duy trì lục, hải, không quân và các lực lượng chiến tranh khác, không thừa nhận quyền giao chiến của nhà nước”. Nhưng, theo La Viện, thế lực cánh hữu ở Nhật hiện lại đang kêu gọi xây dựng “quân đội chính quy”. La Viện coi đây là “vi phạm Hiến pháp”.

Thảo sát của truyền thông Nhật Bản, có 2/3 hạ nghị sĩ Nhật Bản tán thành sửa đổi các điều khoản có liên quan của Hiến pháp hòa bình, một khi Hiến pháp hòa bình thay đổi, thì hòn đá tảng “đi theo con đường phát triển hòa bình” của Nhật Bản sẽ bị “lật đổ”, ai có thể đảm bảo họ sẽ không trở thành “nơi khởi nguồn cho một cuộc chiến tranh mới”? - Tướng La Viện nhận định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản vừa tổ chức diễn tập nhảy dù ở thao trường Narashino, tỉnh Chiba, Nhật Bản, có sự tham gia của 300 binh sĩ và 20 máy bay.

Theo nhận định của La Viện, để có được sự tin cậy và khoan dung của cộng đồng quốc tế, Nhật Bản từng đưa ra Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân và không thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nhưng hiện nay Nhật Bản đều đang lặng lẽ “tháo bỏ” những “dây trói” này, hơn 80% các nghị sĩ được hỏi đều tán thành cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Đặc biệt là ông Shintaro Ishihara kêu gọi, Nhật Bản cần sở hữu vũ khí hạt nhân, đây là một “tín hiệu rất nguy hiểm”, bởi vì Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh (breeder reactor) và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến.

La Viện cho rằng, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama từng nhận lỗi với nhân dân châu Á-Thái Bình Dương về những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng hiện nay các thế lực cánh hữu Nhật Bản lại “lật lọng”, thề bác bỏ các tội về chiến tranh như thảm sát Nam Kinh, nô lệ tình dục, chiến tranh vi trùng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung đoàn nhảy dù số 1 Nhật Bản vừa diễn tập nhảy dù tại tỉnh Chiba

La Viện tỏ ra lo sợ thay cho cộng đồng quốc tế, cho rằng, đối với các hành động “thất tín” của Nhật Bản, cộng đồng quốc tế tuyệt đối không thể bàng quan; Liên Hợp Quốc càng không thể giống như Hội quốc liên trước đây, áp dụng chính sách thỏa hiệp với “chủ nghĩa quân phiệt” Nhật Bản, nếu không, chắc chắn sẽ gây ra “họa lớn”. Những việc trước đây là bài học về sau này.

La Viện kêu gọi, Liên Hợp Quốc không thể thực hiện “tiêu chuẩn kép”, hơi một tí là trừng phạt, là soi mói đối với một số nước vừa và nhỏ, trong khi “làm như không thấy” về khuynh hướng hạt nhân và ý đồ tái vũ trang của Nhật Bản. Hiện nay, Liên Hợp Quốc phải áp dụng biện pháp quyết đoán để “bóp chết từ trong trứng nước” khuynh hướng sở hữu vũ khí hạt nhân và mầm mống chiến tranh của Nhật Bản.

La Viện đề xuất, cần thanh sát tình hình dự trữ nguyên liệu hạt nhân và ý đồ của Nhật Bản, làm minh bạch hoàn toàn nội tình hạt nhân của họ, đây cũng là thử thách của Yukiya Amano, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hiện nay.

La Viện đưa ra lời bình luận khó chấp nhận kh cho rằng: "Liên Hợp Quốc cần đưa các phần tử cánh hữu và một số phần tử cực đoan của một số tổ chức ở Nhật Bản vào “danh sách đen” trừng phạt, liệt những tổ chức này vào bản danh sách “tổ chức khủng bố”, đóng băng tài sản nước ngoài của họ để ngăn chặn họ sử dụng những tài sản này cho chiến tranh hoặc các hành động khủng bố".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dàn máy bay F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản

Với nỗi hoảng sợ về xu hướng mới ở Nhật Bản, La Viện đề xuất thêm các biện pháp ngăn chặn mới: Nhật Bản nếu muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình, đi theo con đường tái vũ trang, thì cộng đồng quốc tế cần tiến hành trừng phạt đối với Nhật Bản, gồm nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, đồng thời “cấm Nhật Bản xuất khẩu vật tư có thể dùng để chế tạo vũ khí”, ép Nhật Bản quay trở lại “con đường phát triển hòa bình”.

Với tư tưởng “lo cho thiên hạ”, La Viện cuối cùng nhắc nhở: Ngăn chặn xu hướng “hữu khuynh” ở Nhật Bản là một “thách thức về tính chính nghĩa, tính công bằng và tính quyền uy” của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc không thể chỉ cho phép “quan huyện” Nhật Bản “phóng hỏa”, mà không cho phép “trăm họ” các nước vừa và nhỏ “đốt đèn”.

Dư luận cho rằng, tình hình khu vực và thế giới nay đã khác xưa rồi, nói người thì cũng phải ngẫm mình. Ông La Viện cứ kêu gào các nước chạy đua vũ trang, gây ra chạy đua vũ trang, trong khi quên mất chính Trung Quốc đang ra sức chế tạo mọi loại vũ khí có thể, rồi thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự để “răn đe vũ lực”, nhất là tập trung vào các mâu thuẫn, va chạm, xung đột với nhiều nước láng giềng, gây quan ngại đặc biệt cho dư luận khu vực và quốc tế.

Lòng tham “đường lưỡi bò” thực sự không thể chấp nhận được, bởi vì nó đã “liếm” sát bờ biển của các nước Đông Nam Á, không cho nước khác có quyền ở thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của họ theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, chứ chưa hề nói đến một sự thực là, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, họ chưa bao giờ có chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông. Các bản đồ của chính họ chứng minh rõ ràng rằng, điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Có chuyên gia cho rằng, ai đang đi theo “con đường phát triển hòa bình” thì cộng đồng quốc tế đều hiểu cả; còn những người lòng tham không đáy và thường thích răn đe, “răn dạy” nên nhớ một câu rằng: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và gia tăng các hoạt động quân sự trên biển Hoa Đông, biển Đông gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Quy định mới về tác phong quân nhân của TQ

Tờ Giải phóng quân Trung Quốc ngày 22/12/2012 đưa tin, tân Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã ký ban hành Quy định 10 điểm tăng cường xây dựng tác phong quân nhân và đã ban hành xuống toàn quân để chỉnh đốn tác phong quân đội.

10 điểm quy định đối với tác phong quân nhân TQ được căn cứ vào 8 quy định của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tác phong của cán bộ đảng viên và cụ thể hóa các nội dung vào quân đội nhằm cải thiện tác phong "gần dân" của sĩ quan, binh lính.

Nội dung Quy định 10 điểm của ông Tập Cận Bình yêu cầu khi các sĩ quan chỉ huy đi công tác điều xe gọn nhẹ, tinh giảm tuỳ tùng, đơn giản các thủ tục tiếp đón, ít họp hành, họp ngắn, nói ít, nói ngắn, cắt giảm các việc lặt vặt, tinh giảm văn kiện, văn bản hành chính...

Về vấn đề phát biểu của các quan chức chỉ huy các đơn vị, Tập Cận Bình yêu cầu phải ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, xúc tích, mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, tránh dài dòng và lý thuyết mà không áp dụng được gì vào thực tiễn.

Đối với vấn đề xuất bản sách, hồi ký hoặc đưa các vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm ra công luận của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp từ Ủy viên Quân ủy trung ương trở xuống đều phải được Quân ủy trung ương phê chuẩn, tất cả nội dung chưa qua kiểm duyệt của cơ quan này đều bị cấm.

Điều đó có nghĩa các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc không được tự do phát biểu, bình luận, nhận định, đánh giá bất cứ vấn đề nào được cho là quan trọng và "nhạy cảm" nếu chưa được phép, và khi được phép rồi thì những phát biểu của họ có thể xem như quan điểm chính thống của giới chức lãnh đạo Trung Quốc.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

Chuyên gia Nga dự báo kết quả xung đột quân sự Trung-Nhật có thể xảy ra.

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Các chiến lược gia đánh giá cơ hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.

Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau đang ngày một thêm căng thẳng. Hiện thời, các bên vẫn tránh những tuyên bố gay gắt hiếu chiến.

Các chiến lược gia quân sự đánh giá về tiềm lực quân sự của hai bên và dự báo ra sao về một cuộc xung đột quân sự giữa hai đại cường châu Á này?

Sức mạnh của các bên

Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (Nga), Tổng biên tập tạp chí Moscow Defence Brief, ông Vasily Kashin, hiện thời Trung Quốc chưa có ưu thế áp đảo về số lượng, còn về chất lượng, hạm đội Trung Quốc thua xa Hải quân Nhật Bản.

“Trung Quốc bắt đầu đóng các hạm tàu kha khá đâu đó từ năm 2007. Tất cả những gì đóng được trước đó chẳng có tác dụng gì. Họ có những tàu ngầm khá nguy hiểm đối với Nhật. Nhưng hạm đội Nhật đã được xây dựng với trọng tâm là tác chiến chống ngầm, hơn nữa là nhằm chống hạm đội Liên Xô. Tôi từng nghe thấy các chuyên gia Mỹ về chiến tranh hải quân đánh giá rằng, về mặt chiến tranh chống tàu ngầm – kinh nghiệm, trang thiết bị, phương thức thủ đoạn – hạm đội Nhật thậm chí còn trên tài Hải quân Mỹ. Cường độ huấn luyện chiến đấu trên biển cho binh sĩ tàu ngầm Trung Quốc cũng rất không ổn”, ông Kashin cho biết.

“Tình thế hiện nay của Trung Quốc cũng giống như tình cảnh của Liên Xô hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Họ đang bắt đầu xây dựng một hạm đội viễn dương lớn, nhưng một là, trong quá trình đó, họ đang phải vượt qua vô số những khó khăn kỹ thuật nhỏ, hai là, họ phải thực hiện cú nhảy vọt về huấn luyện chiến đấu, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô đương thời đã bắt đầu từ vị thế một hạm đội ven bờ, không có khả năng độc lập hành động ở xa bờ biển của mình, và trong suốt nhiều thập kỷ mới vươn lên thành hạm đội đại dương, còn Trung Quốc hiện nay mới chỉ ở đầu con đường này. Ngay trong những năm 1980, hạm đội Trung Quốc vẫn còn được xây dựng theo khái niệm phòng thủ gần: đó là hạm đội ven bờ với số lượng tàu chiến lớn tối thiểu, chủ yếu cấu thành từ các tàu xuồng nhỏ và một số lượng lớn pháo bờ biển. Sự phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu vào giữa thập niên 1990, còn những kết quả chất lượng thì điều đó mới bắt đầu mang lại chỉ vài năm trước. Sau lưng họ đơn thuần là không hề có kinh nghiệm hay trường phái cho phép họ cảm thấy tự tin”, ông Kashin nhận xét.

Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị (Nga), Đại tá hải quân Konstantin Sivkov đánh giá cao hơn về khả năng của hạm đội và không quân Trung Quốc: “Về số lượng, các lực lượng quân sự Trung Quốc có ưu thế gấp hàng chục lần Nhật Bản. Quân đội Trung Quốc thời bình có quân số 2,5 triệu người, còn Nhật chỉ có khoảng 250 ngàn người. Nhưng cuộc chiến tranh giành quần đảo này (Senkaku) sẽ chủ yếu được tiến hành bằng các lực lượng của hạm đội và không quân.

Để tiến hành các nhiệm vụ tác chiến giành quần đảo này, Trung Quốc có thể huy động đến 400-500 máy bay chiến đấu, không dưới 20 tàu ngầm điện-diesel, có lẽ có đến 3 tàu ngầm nguyên tử có thể được huy động do quần đảo Senkaku ở xa biên giới Trung Quốc, một số lượng lớn tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa. Nhật Bản có thể huy động chống Trung Quốc đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm điện-diesel không hơn, khoảng 5-10 tàu khu trục và hộ vệ. Biên chế chiến đấu của hạm đội Nhật sẽ được điều động bảo vệ quần đảo này sẽ thua kém khoảng 3 lần so với lực lượng của Trung Quốc”, ông Sivkov nói.

“Lực lượng không quân chủ lực của Trung Quốc là các loại máy bay lạc hậu. Nhật Bản sẽ có ưu thế áp đảo về chất lượng. Trung Quốc không có máy bay chỉ huy/báo động sớm, Nhật Bản lại có các máy bay đó để bảo đảm khả năng kiểm soát không gian và chỉ huy không chiến, điều đó mang lại ưu thế lớn cho không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, có thể nói rằng, trong môi trường không gian, khả năng của Nhật và Trung Quốc sẽ là gần tương đương mặc dù Trung Quốc có ưu thế về số lượng.

Liên quan đến các lực lượng hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc xét về tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ sản xuất gần tương đương trình độ thời đầu thập kỷ 1970, chúng khá ồn. Người Nhật có các tàu ngầm tiên tiến hơn và ít ồn hơn, chúng sẽ có khả năng tác chiến hiệu quả chống tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng biên chế lực lượng tàu nổi Trung Quốc hiển nhiên sẽ vượt trội so với Nhật Bản, mặc dù họ ngang nhau về số lượng vũ khí tên lửa và tầm hoạt động”, Đại tá Sivkov đánh giá.

Dự báo thắng bại

Ông Kashin nhận định: “Chắc chắn, một cuộc xung đột quân sự tranh giành quần đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã đối với họ (Trung Quốc). Nếu như xảy ra sự đụng độ của hai lực lượng ngang nhau, thì Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề và khó lòng gây ra tổn thất tương đương cho Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế nổi trội về trang bị kỹ thuật và ưu thế lớn về huấn luyện binh sĩ. Tất cả các hệ thống mới của Trung Quốc đều chưa được kiểm nghiệm, trình độ huấn luyện, chuẩn bị của các thủy thủ đoàn đặt ra những câu hỏi lớn. Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc thua kém tất cả những gì Nhật Bản đang có, họ cũng sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của chúng. Chắc chắn, sẽ việc sẽ kết thúc bằng thất bại nhục nhã đối với họ, và đói với họ, điều đó sẽ rất đau đớn”.

“Hạm đội Nhật Bản là lực lượng rất đáng gờm. Nên mặc dù Trung Quốc đang có những thành tựu lớn, nhưng đến tiến đến cùng một trình độ như thế, trước hết về chiến thuật và đào tạo binh sĩ, họ sẽ phải mất nhiều năm nữa”.

>> Senkaku - Mồi lửa thổi bùng cuộc chiến Trung - Nhật

Đại tá Konstantin Sivkov không tán thành với dự báo đó. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ lớn, nhưng đơn độc Nhật Bản sẽ không ngăn được Trung Quốc.

“Một khi xảy ra xung đột, Trung Quốc phần nhiều sẽ áp dụng chiến lược tấn công, trong khi Nhật Bản định hướng vào phòng ngự, và một khi xảy ra đụng độ trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn.

Trung Quốc với ưu thế lớn về lực lượng tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa sẽ có thể làm được nhiệm vụ đánh bại các cụm tàu Nhật Bản và thực hành đổ bộ. Tính tới ưu thế lớn về số lượng của Trung Quốc về không quân và lực lượng dự bị lớn, không quân Trung Quốc về tổng thể vượt trội hàng chục lần so với không quân Nhật, và Nhật Bản tất nhiên sẽ không thể kham nổi”, ông Sivkov dự báo.

Ông Sivkov cũng cho rằng, “Công tác huấn luyện binh sĩ của Trung Quốc không thua kém Nhật, thậm chí về mặt nào đó còn hơn. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận rất ráo riết, thường xuyên, và liên tục chi nhiều kinh phí cho việc này. Bởi vậy, với trình độ huấn luyện như nhau, Trung Quốc sẽ làm được nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng không quân Nhật trên lãnh thổ nước này, cho dù là cái giá phải trả là những tổn thất lớn, nhưng sẽ làm được nhiệm vụ giành ưu thế trên không tại khu vực tiến hành đổ bộ lên quần đảo này (Senkaku)”.

Lực lượng thứ ba

Mặc dù quân số Lực lượng phòng vệ của Nhật ít hơn gần 10 lần so với quân đội Trung Quốc, Nhật còn có một ưu thế khác đó là đồng minh Mỹ mà theo hiệp ước, Mỹ phải can thiệp vào cuộc xung đột một khi Nhật Bản bị xâm lược. Và các chuyên gia đều thống nhất với nhau trong các dự báo của mình về kết cục đối đấu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ.

Theo ông Sivkov, yếu tố Mỹ bản thân nó loại trừ hoàn toàn khả năng của Trung Quốc mở chiến dịch quân sự tại khu vực quần đảo Senkaku. “Trong một cuộc đụng độ trực diện giữa hạm đội Trung Quốc và hạm đội Nhật-Mỹ, dù cho không quân Trung Quốc có số lượng đông đảo, thì không quân trên hạm của hạm đội Mỹ cùng với lực lượng không quân chiến thuật triển khai ở đảo Okinawa về mặt số lượng biên chế chiến đấu sẽ có khả năng giải quyết nhiệm vụ ngăn chặn cuộc tấn công và gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được cho lực lượng máy bay tấn công của Trung Quốc. Đương nhiên, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình Tomahawk tấn công, một phần lớn không quân Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt, hạ tầng sẽ bị phá hủy và trong vòng 1-2 tuần có sự tham gia của Mỹ, không quân Trung Quốc cơ bản bị hủy diệt. Hạm đội Trung Quốc, hiển nhiên, sẽ bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ sẽ tham gia và chúng sẽ xử lý dễ dàng các lực lượng Trung Quốc.

Vũ khí hạm tàu của Trung Quốc khá mạnh, nhưng khả năng chống tàu ngầm của họ lại yếu, bởi vậy, các tàu Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tên lửa hành trình tiêu diệt ở cự ly nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Trung Quốc. Bởi vậy, nếu như cảm xúc kích động tiếp tục leo thang và sự việc đi đến xung đột quân sự thì tất cả sẽ chỉ dừng ở những đụng độ nhỏ trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa nhảy vào và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải ngừng chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó họ sẽ áp dụng đòn trả đũa kinh tế mạnh mẽ”.

“Không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không thể giữ được quần đảo này một khi lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm quần đảo bằng mọi giá. Đồng thời, không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn, đến 150 máy bay. Không quân phòng vệ Nhật Bản sẽ tổn thất vài chục máy bay. Nhưng nếu như Mỹ toàn lực nhảy vào cuộc xung đột như dự định, thì các lực lượng Trung Quốc sẽ bị đánh bại”, Đại tá Sivkov bổ sung.

Ông Vasily Kashin nhận định: “Mỹ không đứng về bên nào về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng nếu xảy ra điều gì đó được diễn giải như cuộc tấn công chống Nhật Bản, thì họ sẽ nhảy vào can thiệp. Mỹ duy trì trong khu vực một lực lượng bao gồm tàu sân bay George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến ở Okinawa, không quân, quân đội ở Hàn Quốc. Nghĩa là ở ngay sát quần đảo tranh chấp, Mỹ có các lực lượng khá lớn, trong đó có một cụm tàu sân bay tiến công, mà trong trường hợp có nguy cơ xung đột, có khả năng trong vài giờ là có mặt khu vực chiến sự và tham chiến. Tương quan lực lượng bất lợi đối với Trung Quốc đến mức không thể nói đến chuyện Trung Quốc muốn tiến hành một cuộc xâm lược. Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có khả năng thực sự đe dọa Nhật Bản”.

Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư từng do người Trung Quốc phát hiện, cuối thế kỷ XIX đã bị cắt cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Nhưng sau khi thất trận trong Thế chiến II, Tokyo đã mất quyền đối với tất cả các lãnh thổ chiếm được, quần đảo chuyển sang do Mỹ quản lý. Trong thập kỷ 1970, Mỹ trả lại Nhật đảo Okinawa cùng với quần đảo Senkaku. Hiện tại, chính phủ Nhật chính thức chỉ sở hữu một hòn đảo của quần đảo, các đảo còn lại họ thuê lại của các chủ sở hữu tư nhân và cho đến gần đây vẫn không chịu mua lại các đảo này.

Nghiên cứu viên cao cấp Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Tiến sĩ Khoa học chính trị, Giáo sư Đại học tổng hợp Takusyoku (Tokyo), ông Vasily Molodyakov cho rằng, chính phủ Nhật quyết định mua lại các hòn đảo không phải vì lý do ái quốc mà do mục đích trục lợi thuần túy. “Tất cả đều hiểu rằng, câu chuyện không liên quan đến các vách đá nhô lên từ mặt biển không có dân cư trên đó. Con người không sống ở đó, nên tất nhiên, vấn đề chủ yếu đó là thềm lục địa liền kề”, ông Molodyakov nói.

Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Viktor Pavlyatenko cho rằng, từ giác độ kinh tế, đến nay vẫn chưa có ai đánh giá tầm quan trọng của quần đảo Senkaku. “Tất cả những dự đoán được xây dựng trên những khả năng tiềm tàng của khu vực này. Thềm lục địa liền kề, kể cả ở phía Trung Quốc, có thể có dầu và khí đốt. Từ đó, người ta phỏng đoán là nó có giá trị nhất định nào đó”, chuyên gia này giải thích.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang