Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quần đảo Senkaku

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quần đảo Senkaku. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quần đảo Senkaku. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

>> Lời đe dọa của tướng Trung Quốc trước 1 Nhật Bản đang thay đổi

( Báo Giáo Dục Việt Nam) Thiếu tướng La Viện, một viên tướng thường xuyên có những phát ngôn đe dọa láng giềng, lần này tỏ ra đặc biệt run sợ và hoảng hốt trước một nước Nhật Bản đang thay đổi.

>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"
>> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản có hạm đội hải quân mạnh nhất châu Á, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tương đương với Mỹ

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa đăng bài viết của Thiếu tướng La Viện, phó Hội trưởng thường trực kiêm Tổng thư ký Hội thúc đẩy văn hóa chiến lược Trung Quốc cho rằng, Liên Hợp Quốc là sản phẩm của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tôn chỉ là bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, thúc đẩy hợp tác. Một chức trách quan trọng là theo dõi tình hình thực hiện sự sắp xếp sau chiến tranh, ngăn chặn mầm mống chiến tranh.

Bài viết xoáy sâu các luận điệu chỉ trích Nhật Bản, cho rằng Nhật Bản hiện lại đang có "khuynh hướng nguy hiểm khi thoát khỏi thể chế thời hậu chiến", “các phần tử cánh hữu Nhật muốn lật án, thoát ra khỏi sự ràng buộc của cộng đồng quốc tế, ngày càng đi xa trên con đường tái vũ trang. Liên Hợp Quốc không thể nhắm mắt làm ngơ”.

La Viện tỏ ra hăng máu “can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác và chỉ ra khuynh hướng “lật án” của Nhật Bản chủ yếu thể hiện ở “4 vi phạm”:

Căn cứ vào quy định của “Tuyên bố Postdam”: “Điều kiện của Tuyên bố Cairo phải được thực hiện, còn chủ quyền của Nhật Bản phải giới hạn ở trong đảo Honshu, Hokkaido, đảo Kyushu, Shikoku và những hòn đảo nhỏ khác do chúng ta quyết định”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh minh họa (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Theo đó, La Viện cho rằng, Tuyên bố trên cơ bản không có quần đảo Ryukyu, không nói đến đảo Senkaku, và việc Nhật Bản đòi hỏi đảo Senkaku “ngoài giới hạn bản đồ do cộng đồng quốc tế giới hạn” cho họ là “trái pháp luật”.

La Viện chốt lại: Hai văn kiện lịch sử “Tuyên bố Cairo” và “Tuyên bố Postdam” là “văn kiện pháp lý”, là căn cứ pháp lý để đồng minh chống phát xít thế giới tiến hành trừng phạt Nhật Bản. “Nhật Bản không phục thì cũng phải tuân thủ”.

La Viện cho rằng, Điều 9 Hiến pháp Nhật cam kết nghiêm túc: “Không duy trì lục, hải, không quân và các lực lượng chiến tranh khác, không thừa nhận quyền giao chiến của nhà nước”. Nhưng, theo La Viện, thế lực cánh hữu ở Nhật hiện lại đang kêu gọi xây dựng “quân đội chính quy”. La Viện coi đây là “vi phạm Hiến pháp”.

Thảo sát của truyền thông Nhật Bản, có 2/3 hạ nghị sĩ Nhật Bản tán thành sửa đổi các điều khoản có liên quan của Hiến pháp hòa bình, một khi Hiến pháp hòa bình thay đổi, thì hòn đá tảng “đi theo con đường phát triển hòa bình” của Nhật Bản sẽ bị “lật đổ”, ai có thể đảm bảo họ sẽ không trở thành “nơi khởi nguồn cho một cuộc chiến tranh mới”? - Tướng La Viện nhận định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản vừa tổ chức diễn tập nhảy dù ở thao trường Narashino, tỉnh Chiba, Nhật Bản, có sự tham gia của 300 binh sĩ và 20 máy bay.

Theo nhận định của La Viện, để có được sự tin cậy và khoan dung của cộng đồng quốc tế, Nhật Bản từng đưa ra Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân và không thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nhưng hiện nay Nhật Bản đều đang lặng lẽ “tháo bỏ” những “dây trói” này, hơn 80% các nghị sĩ được hỏi đều tán thành cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Đặc biệt là ông Shintaro Ishihara kêu gọi, Nhật Bản cần sở hữu vũ khí hạt nhân, đây là một “tín hiệu rất nguy hiểm”, bởi vì Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh (breeder reactor) và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến.

La Viện cho rằng, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama từng nhận lỗi với nhân dân châu Á-Thái Bình Dương về những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng hiện nay các thế lực cánh hữu Nhật Bản lại “lật lọng”, thề bác bỏ các tội về chiến tranh như thảm sát Nam Kinh, nô lệ tình dục, chiến tranh vi trùng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung đoàn nhảy dù số 1 Nhật Bản vừa diễn tập nhảy dù tại tỉnh Chiba

La Viện tỏ ra lo sợ thay cho cộng đồng quốc tế, cho rằng, đối với các hành động “thất tín” của Nhật Bản, cộng đồng quốc tế tuyệt đối không thể bàng quan; Liên Hợp Quốc càng không thể giống như Hội quốc liên trước đây, áp dụng chính sách thỏa hiệp với “chủ nghĩa quân phiệt” Nhật Bản, nếu không, chắc chắn sẽ gây ra “họa lớn”. Những việc trước đây là bài học về sau này.

La Viện kêu gọi, Liên Hợp Quốc không thể thực hiện “tiêu chuẩn kép”, hơi một tí là trừng phạt, là soi mói đối với một số nước vừa và nhỏ, trong khi “làm như không thấy” về khuynh hướng hạt nhân và ý đồ tái vũ trang của Nhật Bản. Hiện nay, Liên Hợp Quốc phải áp dụng biện pháp quyết đoán để “bóp chết từ trong trứng nước” khuynh hướng sở hữu vũ khí hạt nhân và mầm mống chiến tranh của Nhật Bản.

La Viện đề xuất, cần thanh sát tình hình dự trữ nguyên liệu hạt nhân và ý đồ của Nhật Bản, làm minh bạch hoàn toàn nội tình hạt nhân của họ, đây cũng là thử thách của Yukiya Amano, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hiện nay.

La Viện đưa ra lời bình luận khó chấp nhận kh cho rằng: "Liên Hợp Quốc cần đưa các phần tử cánh hữu và một số phần tử cực đoan của một số tổ chức ở Nhật Bản vào “danh sách đen” trừng phạt, liệt những tổ chức này vào bản danh sách “tổ chức khủng bố”, đóng băng tài sản nước ngoài của họ để ngăn chặn họ sử dụng những tài sản này cho chiến tranh hoặc các hành động khủng bố".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dàn máy bay F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản

Với nỗi hoảng sợ về xu hướng mới ở Nhật Bản, La Viện đề xuất thêm các biện pháp ngăn chặn mới: Nhật Bản nếu muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình, đi theo con đường tái vũ trang, thì cộng đồng quốc tế cần tiến hành trừng phạt đối với Nhật Bản, gồm nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, đồng thời “cấm Nhật Bản xuất khẩu vật tư có thể dùng để chế tạo vũ khí”, ép Nhật Bản quay trở lại “con đường phát triển hòa bình”.

Với tư tưởng “lo cho thiên hạ”, La Viện cuối cùng nhắc nhở: Ngăn chặn xu hướng “hữu khuynh” ở Nhật Bản là một “thách thức về tính chính nghĩa, tính công bằng và tính quyền uy” của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc không thể chỉ cho phép “quan huyện” Nhật Bản “phóng hỏa”, mà không cho phép “trăm họ” các nước vừa và nhỏ “đốt đèn”.

Dư luận cho rằng, tình hình khu vực và thế giới nay đã khác xưa rồi, nói người thì cũng phải ngẫm mình. Ông La Viện cứ kêu gào các nước chạy đua vũ trang, gây ra chạy đua vũ trang, trong khi quên mất chính Trung Quốc đang ra sức chế tạo mọi loại vũ khí có thể, rồi thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự để “răn đe vũ lực”, nhất là tập trung vào các mâu thuẫn, va chạm, xung đột với nhiều nước láng giềng, gây quan ngại đặc biệt cho dư luận khu vực và quốc tế.

Lòng tham “đường lưỡi bò” thực sự không thể chấp nhận được, bởi vì nó đã “liếm” sát bờ biển của các nước Đông Nam Á, không cho nước khác có quyền ở thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của họ theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, chứ chưa hề nói đến một sự thực là, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, họ chưa bao giờ có chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông. Các bản đồ của chính họ chứng minh rõ ràng rằng, điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Có chuyên gia cho rằng, ai đang đi theo “con đường phát triển hòa bình” thì cộng đồng quốc tế đều hiểu cả; còn những người lòng tham không đáy và thường thích răn đe, “răn dạy” nên nhớ một câu rằng: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và gia tăng các hoạt động quân sự trên biển Hoa Đông, biển Đông gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Quy định mới về tác phong quân nhân của TQ

Tờ Giải phóng quân Trung Quốc ngày 22/12/2012 đưa tin, tân Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã ký ban hành Quy định 10 điểm tăng cường xây dựng tác phong quân nhân và đã ban hành xuống toàn quân để chỉnh đốn tác phong quân đội.

10 điểm quy định đối với tác phong quân nhân TQ được căn cứ vào 8 quy định của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tác phong của cán bộ đảng viên và cụ thể hóa các nội dung vào quân đội nhằm cải thiện tác phong "gần dân" của sĩ quan, binh lính.

Nội dung Quy định 10 điểm của ông Tập Cận Bình yêu cầu khi các sĩ quan chỉ huy đi công tác điều xe gọn nhẹ, tinh giảm tuỳ tùng, đơn giản các thủ tục tiếp đón, ít họp hành, họp ngắn, nói ít, nói ngắn, cắt giảm các việc lặt vặt, tinh giảm văn kiện, văn bản hành chính...

Về vấn đề phát biểu của các quan chức chỉ huy các đơn vị, Tập Cận Bình yêu cầu phải ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, xúc tích, mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, tránh dài dòng và lý thuyết mà không áp dụng được gì vào thực tiễn.

Đối với vấn đề xuất bản sách, hồi ký hoặc đưa các vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm ra công luận của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp từ Ủy viên Quân ủy trung ương trở xuống đều phải được Quân ủy trung ương phê chuẩn, tất cả nội dung chưa qua kiểm duyệt của cơ quan này đều bị cấm.

Điều đó có nghĩa các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc không được tự do phát biểu, bình luận, nhận định, đánh giá bất cứ vấn đề nào được cho là quan trọng và "nhạy cảm" nếu chưa được phép, và khi được phép rồi thì những phát biểu của họ có thể xem như quan điểm chính thống của giới chức lãnh đạo Trung Quốc.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

>> Senkaku - Mồi lửa thổi bùng cuộc chiến Trung - Nhật

“Tình hình tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật leo thang nghiêm trọng. Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng, còn Nhật Bản muốn sớm giải quyết”.

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?
>> Đồng minh Mĩ – Nhật và quan hệ Trung – Nhật.



http://nghiadx.blogspot.com
Đảo Senkaku của Nhật Bản (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 18/7 có bài viết nhan đề “Tokyo tuần này sẽ đệ trình xin lên đảo với Chính phủ”.

Về kế hoạch mua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Tokyo quyết định trong tuần này sẽ đề nghị Chính phủ Nhật Bản cho phép lên đảo và có kế hoạch bổ sung thêm thư đồng ý của chủ sở hữu đảo Senkaku, đảo Minami và đảo Kita. Chính phủ Nhật Bản phản ứng thế nào sẽ gây chú ý cho dư luận.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản lấy sự phản đối của chủ sở hữu làm lý do, chưa cho phép bất cứ hành vi nào lên đảo. Vì vậy, Tokyo đã dùng cách xin sự đồng ý của chủ sở hữu trước, rồi xin lên đảo, qua đây ép chính phủ nhượng bộ.

Ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku, nhưng Tokyo vẫn muốn giành trước quyền sở hữu đảo Senkaku, trong đó có một lý do là số tiền quyên góp mua đảo đã vượt qua 1,3 tỷ yên (1 yên bằng khoảng 0,08 nhân dân tệ).

Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 18/7 có bài viết nhan đề “Chính phủ Nhật Bản bắt đầu bàn thảo kế hoạch cả gói sử dụng đảo Senkaku”. Ngày 17/7, nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản thừa nhận, về vấn đề quốc hữu hóa đảo Senkaku, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuẩn bị kế hoạch sử dụng cả gói sau khi mua những hòn đảo này.

Đáp lại việc Trung Quốc phản đối quốc hữu hóa của Nhật Bản và có thể đưa ra các biện pháp đối phó như khoanh vòng nguồn lợi thủy sản, Chính phủ Nhật Bản cho rằng cần thiết phải đưa ra chính sách tăng cường kiểm soát thực tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngăn chặn tàu Ngư chính của Trung Quốc ở khu vực đảo Senkaku.

Tháng 4/2012, Thị trưởng Tokyo đã đưa ra kế hoạch mua đảo Senkaku. Đầu tháng 7/2012, Chính phủ Nhật Bản đã cho biết phương châm quốc hữu hóa. Quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản cho biết, sở dĩ sau 3 tháng mới bày tỏ ý định quốc hữu hóa, là do “công tác chuẩn bị cần có thời gian”.

Ngày 16/7, trong một chương trình của Đài truyền hình Fuji (Fuji TV), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đề cập tới phương châm quốc hữu hóa đảo Senkaku, cho biết: “Sẽ căn cứ vào kế hoạch hiện nay của Tokyo, xem xét vấn đề ứng phó như thế nào trong tương lai”. Điều này ám chỉ sẽ căn cứ vào ý định của Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro, đưa ra một kế hoạch sử dụng đầy đủ đảo Senkaku.

Kế hoạch sử dụng đảo Senkaku của Chính phủ Nhật Bản cụ thể bao gồm: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phong phú; chấn hưng nghề cá; thăm dò năng lượng và tài nguyên; xây dựng các công trình công cộng như cảng để thiết lập nền tảng hoạt động kinh tế-xã hội.

Kế hoạch sử dụng đảo Senkaku cũng là một biện pháp đối phó với Trung Quốc. Sau khi Shihara Jintaro cho biết phương châm mua đảo Senkaku, ngày 25/4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố phân chia khu chức năng hải dương toàn quốc, trong đó có nội dung tăng cường sử dụng nguồn lợi thủy sản ở xung quanh quẩn đảo Senkaku.

Nguồn tin liên quan từ Bộ Ngoại giao cho biết, trọng điểm công tác đang được luận chứng của bộ này là “trình bày rõ, có hiệu quả chủ trương của Trung Quốc (với cộng đồng quốc tế) hoàn toàn không có tính chính đáng”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra Nhật Bản trên không khu vực đảo Senkaku.

Trang mạng “Forbes” Mỹ ngày 17/7 có bài viết nhan đề “Tình hình tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung nghiêm trọng, tiếp tục leo thang” của tác giả Stephen Hanna.

Bài viết cho rằng, sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku đã leo thang đến mức nguy hiểm thực sự. Về khách quan, chúng ta phải nói rằng, Nhật Bản là bên chính gây ra quan hệ căng thẳng. Đối đầu tiếp tục leo thang hoàn toàn không phù hợp với lợi ích của bất cứ bên nào.

Trong quan hệ với Trung Quốc, về vấn đề này, Thủ tướng Yoshihiko Noda dường như bị chi phối bởi nhóm lợi ích sẽ đưa Nhật Bản “rơi vào bẫy”.

Khi Nhật Bản và Trung Quốc khôi phục quan hệ ngoại giao năm 1972, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đồng ý gác lại vấn đề đảo Senkaku, đến khi nào có thời cơ giải quyết “chín muồi”. Năm 1978, khi hai nước đạt được hiệp ước hòa bình mang tính lịch sử, Đặng Tiểu Bình cho rằng, có thể để thế hệ sau tiếp tục giải quyết.

Nhật Bản hầu như muốn giải quyết cấp bách vấn đề này với Trung Quốc, còn Trung Quốc rất có thể muốn duy trì hiện trạng, chỉ cần Nhật Bản bằng lòng thừa nhận Trung Quốc cũng có quyền lợi đối với các hòn đảo có liên quan và vùng biển xung quanh là được. Chỉ có trên cơ sở đó, mới có thể khai thác tài nguyên trên cơ sở nỗ lực chung, triển khai công tác hộ tống.

Trong tình hình hiện nay, những biện pháp tích cực này hầu như đều không thể trở thành hiện thực. Trái lại, điều làm cho người ta ngày càng cảm thấy nguy hiểm là, đối đầu hầu như gần ngay trước mắt.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Ngư chính-204 Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku

Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tình huống giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một “Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)”, nội dung đã bị lộ.

Mạng Tin tức Nhật Bản dẫn bài viết từ tờ “Sankei Shimbun” cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ giả thiết: Sau khi “dân quân trên biển” (giả dạng thành ngư dân) đổ bộ lên đảo Senkaku, Hải, Lục, Không quân Trung Quốc triển khai yểm hộ ở vùng biển quanh đảo.

>> Hải quân Nhật Bản: Tìm lại niềm kiêu hãnh

Nếu xuất hiện tình huống này, Nhật Bản sẽ nhận định hành động đổ bộ lên đảo này là “hành vi quốc gia” và lập tức tiến hành “tác chiến đoạt đảo”.

Đối với “hành vi xâm lược” của Trung Quốc, nội dung “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra là:

Thứ nhất, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khẩn cấp tập trung và tiến hành triển khai cơ động. Thứ hai, tiến hành tác chiến phòng không.

Thứ ba, tiến hành tấn công đối với hạm đội của Trung Quốc. Thứ tư, tiến hành bảo vệ đối với các căn cứ, cơ sở của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Thứ năm, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống Asayuki của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Triển khai tác chiến cụ thể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là, một khi xác định được Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Senkaku, liên đội trung đoàn WaiR (JGSDF Western Army Infantry Regiment) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (phụ trách phòng thủ quần đảo) sẽ lần lượt từ căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển chạy đến đảo Senkaku, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo, xua đuổi lực lượng thủy bộ (vừa ở cạn vừa ở nước) và lực lượng nhảy dù của Trung Quốc.

>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ

Còn Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều các tàu chiến như tàu hộ tống của căn cứ Sasebo tới vùng biển xung quanh đảo Senkaku, phát động phản kích đối với hạm đội của Trung Quốc.

Đồng thời, toàn bộ máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không ở 3 căn cứ gồm Tsuiki (Fukuoka), Nyutabaru (Miyagi), Naha (Okinawa) sẽ tham gia tấn công.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc đối với các căn cứ quân sự và các công trình khác của Nhật Bản, không chỉ sẽ điều lực lượng pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, mà còn sẽ điều lực lượng tên lửa đánh chặn đất đối không.

Tin cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này chỉ tính toán tác chiến riêng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, còn chưa tính đến trường hợp quân Mỹ đóng ở Nhật Bản tham chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nhật tập trận chung năm 2010

Theo bài báo, tháng 11/2011, căn cứ vào “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (trên biển, trên bộ, trên không) đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực xung quanh Kyushu và Okinawa, lực lượng tham gia diễn tập lên tới 35.000 quân.

Kết quả diễn tập phát hiện có 2 vấn đề lớn: (1) Nếu như dân quân Trung Quốc đóng giả thành ngư dân chiếm giữ đảo Senkaku, căn cứ vào pháp luật hiện hành Nhật Bản, sớm nhất chỉ có thể do Cảnh sát biển Nhật Bản đứng ra xử lý, Lực lượng Phòng vệ tồn tại sơ hở về pháp lý và thời gian trong vấn đề phối hợp theo.

>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?

(2) Do đảo Senkaku cách xa lãnh thổ Nhật Bản, vì vậy làm thế nào để nhanh chóng điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tiến hành tác chiến nhiều đảo, tính cơ động và tính thần tốc còn phải được tiếp tục tăng cường.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Hải giám - tàu quân sự trá hình



Đó là những tàu được trang bị vũ khí và được huấn luyện bởi hải quân Trung Quốc, chuyên quấy nhiễu vùng biển thuộc chủ quyền nước khác.

Gần hai thập niên trở lại đây, nhằm mở rộng chiến lược năng lượng và tìm mọi cách để bành trướng trên biển Đông, Trung Quốc đã đẩy mạnh đội tàu mang tên Trung Quốc Hải Giám (thuộc cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc - China Marine Surveillance). Thực chất đây là phương tiện quân sự giả danh tàu dân sự thực hiện các nhiệm vụ quấy nhiễu và xâm phạm vào vùng biển của các nước khác.

Được trang bị vũ khí và huấn luyện bởi hải quân

Đội tàu hải giám được chính thức thành lập năm 1998 và bắt đầu triển khai các hoạt động quấy nhiễu trên biển từ năm 1999. Đó là loại tàu bán quân sự nhằm mục đích tuần tra các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển của Trung Quốc, bảo vệ môi trường biển, các nguồn tài nguyên, các thiết bị dẫn đường và công trình biển, khảo sát biển và trong trường hợp khẩn cấp tham gia việc tìm kiếm và cứu trợ.

Nếu đội tàu này hoạt động trong các vùng nước của Trung Quốc phù hợp với UNCLOS 1982 thì có lẽ không có gì đáng nói nhưng chúng đã hoạt động ra ngoài phạm vi vùng nước phù hợp UNCLOS 1982, quấy nhiễu và cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên biển của các nước khác.


Tàu hải giám 84 đang ở trên đà, sắp hạ thủy.


Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật đóng tàu và sự đầu tư của chính quyền Trung Quốc, đội tàu hải giám đã liên tục tăng trưởng. Tính đến thời điểm năm 2011 có 300 tàu với 30 tàu có trọng tải từ 1.000 đến 4.000 tấn và 10 máy bay (trong đó có bốn máy bay trực thăng). Cơ quan hải giám có mục tiêu tăng thêm 36 tàu trong năm năm tới. Năm 2011, đội tàu hải giám này tuyển thêm 1.000 nhân viên mới nâng số nhân viên làm việc lên tới trên 10.000 người có kỹ năng sử dụng vũ khí.

Lực lượng tàu hải giám được phân thành bốn cấp bao gồm ba đội tàu cấp khu vực, 10 đội tàu cấp tỉnh, 46 đội cấp TP và 142 đội cấp quận, huyện. Ba đội tàu cấp khu vực bao gồm: Đội tàu Bắc Hải (hoạt động trong các vùng biển phía Đông Bắc của Trung Quốc), Đội tàu Đông Hải (hoạt động trong các vùng biển phía Đông và Đông Nam Trung Quốc) và Đội tàu Nam Hải (hoạt động ở vùng biển phía Nam Trung Quốc - biển Đông Việt Nam). Trong đó ba tàu 17, 72, 84 đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 02.

Tàu hải giám 84 được đóng mới năm 2009, lượng dãn nước 1.740 tấn, dài 88 m, rộng 12 m, vận tốc 18 hải lý/giờ. Nó có tầm hoạt động 5.000 hải lý, 40 ngày liên tục. Đây là chiếc tàu có tính năng điều động khá tốt với mũi thon hình quả lê, chân vịt phụ mũi và lái cùng hệ thống vây giảm lắc ngang cho phép hoạt động trong vùng nước có sóng gió lớn.


Tàu hải giám 83 (3.000 tấn) trang bị máy bay trực thăng.


Các tàu hải giám thực chất không phải là tàu dân sự làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát và nghiên cứu cũng như tìm kiếm và cứu trợ. Các tàu hải giám được trang bị vũ khí và máy bay trực thăng, làm các nhiệm vụ của một tàu cảnh sát và tuần tra biển. Nhiều tàu có khả năng chạy với tốc độ cao, trên 30 hải lý/giờ. Các tàu cỡ nhỏ 500, 600 tấn được cải trang giống tàu đánh bắt cá nhưng cơ cấu tổ chức trên tàu như là một tiểu đội hải quân, thuyền viên được huấn luyện bởi hải quân Trung Quốc, được trang bị súng AK 59 và 81 và cả súng trường tự động.

Ngoài các tàu mang tên Trung Quốc Hải Giám, Trung Quốc còn có các tàu khác giống hệt tàu dân sự nhưng thực hiện các hoạt động điều tra, giám sát các vùng biển không thuộc về Trung Quốc. Ví dụ các tàu mang tên Hướng Dương Hồng. Trong đó, tàu Hướng Dương Hồng 09 vào điều tra thăm dò vùng biển quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa của Nhật.

Xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền nước khác

Hoạt động của đội tàu hải giám nằm trong chiến lược năng lượng của Trung Quốc và đồng thời với hoạt động của các cơ quan khác. Vì là tàu quân sự trá hình, các tàu hải giám được lệnh đi sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác để quấy nhiễu và phá hoại thiết bị khai thác tài nguyên khoáng sản. Chúng hoạt động rộng khắp ở nhiều vùng biển mà Trung Quốc đơn phương cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Ví dụ vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (được cho là có tranh chấp giữa ba nước Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc), đảo Okinotori (Nhật) và vùng biển Đông (Philippines, Việt Nam và các nước khác).




Vũ khí trang bị trên tàu hải giám (súng 14,5 ly).





Binh lính tàu hải giám luyện tập bắn súng.


Tháng 8-2001, tàu Hướng Dương Hồng 09 xâm nhập vào khu vực biển xung quanh quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa của Nhật. Những năm gần đây, các tàu hải giám, ngư chính và đánh cá Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, gây ra nhiều sự kiện liên tiếp. Mới đây nhất là sự kiện tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên của Nhật vào ngày 7-9-2010.

Ở vùng biển Đông Việt Nam, các tàu hải giám Trung Quốc liên tục quấy nhiễu. Ví dụ đầu năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm vùng biển của Philippines xung quanh khu vực bãi đá ngầm Iroquois chỉ cách bờ Palawan 125 hải lý. Đội tàu hải giám và ngư chính (kể cả tàu hải quân) Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ vùng biển vịnh Bắc Bộ cho đến các vùng biển khác thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Trong cuộc tọa đàm giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cho rằng hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. Tuy nói là tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 nhưng thực tế Trung Quốc đơn phương coi biển Đông như là “ao nhà” và có những hành động gây hấn.

Ông Liệt còn nói thêm: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra” (tức sự kiện tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Cách nói này là cách từ chối trách nhiệm của Trung Quốc.

Bằng việc sử dụng các tàu thuyền vỏ bọc dân sự, Trung Quốc dùng thủ thuật tạo một bộ mặt hòa bình để phục vụ những mục đích bành trướng của mình. Những quốc gia liên quan cần có những đối sách thích hợp để tránh sự bất cân xứng khi Trung Quốc lạm dụng đội tàu hải giám cho những mục đích quân sự. Việt Nam cần có những biện pháp đối phó bao gồm cả một chiến lược lâu dài và trước mắt nhằm bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ các nhà đầu tư và ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển Đông.

Trong các trường hợp như vừa qua, cần đặc biệt chú ý đến việc dùng thiết bị ghi lại các sự xâm phạm vùng biển chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; hồ sơ hóa các vụ xâm phạm của tàu nước ngoài (nhất là các tàu hải giám, quân sự) để dùng cho các công bố quốc tế, đàm phán, tranh cãi, kiện tụng sau đó.


[Vitinfo news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang