Triển lãm Công nghệ Quốc phòng và An ninh Quốc tế (DSEi) là một trong những triển lãm vũ khí lớn nhất thế giới, tổ chức định kỳ 2 năm/lần tại London, Anh. DSEi 2011 kéo dài từ ngày 13 đến 16/9, triển lãm nhằm giới thiệu những thành tựu công nghệ quân sự mới nhất của hơn 1.000 công ty sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự tới từ các quốc gia như: Pháp, Đức, Brazil, Italy, Nga, Ba Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Mỹ, Anh… Dự kiến sẽ có nguyên thủ và những người đứng đầu lực lượng an ninh nhiều quốc gia tham dự. Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo trì và cung cấp NATO (NAMSA) và Bộ Quốc phòng Anh (MOD) cũng đã có mặt tại DSEi 2011. Ngoài các triển lãm vũ khí, khí tài quân sự như mọi năm, DSEi 2011 sẽ tổ chức các diễn đàn an ninh nhằm thảo luận về các mối đe dọa và thách thức mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay. Những công nghệ mới nhất phục vụ hoạt động tình báo và thông tin liên lạc cũng lần đầu tiên được giới thiệu công khai tại DSEi 2011. Dưới đây là một số hình ảnh đầu tiên về DSEi 2011 tại London: DSEi 2011 được tổ chức tại trung tâm hội nghị và triển lãm ExCeL London. Một số phương tiện kỹ thuật quân sự cao trưng bày trong nhà. Tham dự hội nghị có nhiều "nhãn hiệu" vũ khí nổi tiếng như Saab, Thales, Lockheed Martin, Northop Grumman, Airbus Military... Đạn pháo phản lực phóng loạt của Tập đoàn Lockheed Martin. Trực thăng không người lái Fire Scout của tập đoàn Northop Grumman. Ngay bên cạnh Fire Scout là UAV Ranger của Israel Aerospace Industries. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập đoàn Lockheed Martin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập đoàn Lockheed Martin. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011
>> Khai mạc triển lãm vũ khí DSEi 2011
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Tên lửa NLOS-LS - "siêu vũ khí trong thùng gỗ"
Hệ thống tên lửa chiến thuật NLOS-LS là một trong những loại vũ khí đầu tiên thuộc chương trình “Hệ thống tác chiến tương lai” (Future Combat System — FCS), dự kiến sẽ được chuyển giao cho quân đội Mỹ.
Việc nghiên cứu và chế tạo tên lửa chiến đấu của hệ thống NLOS-LS theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc do Công ty NetFire LLC, công ty liên doanh của Tập đoàn Lockheed Martin và Raytheon đảm nhiệm. Tổng giá trị hợp đồng với thời gian thực hiện trong 6 năm ước tính khoảng 1,1 tỷ USD. Hệ thống NLOS-LS gồm 16 container phóng NLOS-LS được viết tắt từ cụm từ Non-Line-of-Sight Launch System, lược dịch là “Hệ thống phóng ngoài tầm nhìn”, có nghĩa là bước đầu cần quan sát sau đó mới tiêu diệt. NLOS-LS có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu ở cự ly lớn (40 km hoặc xa hơn) từ những vị trí phóng được che khuất, cho phép ngắm chính xác và nhanh chóng tấn công các mục tiêu bọc thép hoặc không bọc thép, cơ động hoặc cố định trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm và ở các cự ly khác nhau (Mục tiêu của hệ thống này là xe tăng, xe chiến đấu bộ binh BMP-2,3, các công sự chiến đấu…). Tổ hợp có khích thước 114х114х175 cm và nặng khoảng 1,5 tấn Khái niệm NLOS-LS ban đầu được gọi là “tên lửa trong thùng gỗ”. Đặc tính khác biệt của hệ thống này là các container phóng được tích hợp thành một khối thống nhất mà không liên kết với một thiết bị mang cụ thể nào. Theo đó, hệ thống này có thể vận chuyển đến trận địa bằng bất kỳ phương tiện vận chuyển nào. Kết cầu này giúp giảm trọng lượng, nâng cao khả năng cơ động và bảo đảm triển khai nhanh chóng trên trận địa. Tất cả tổ hợp có khích thước 114х114х175 cm và nặng khoảng 1,5 tấn, có thể phóng từ thùng xe tải, boong tàu hay trực tiếp từ ngay mặt đất. Hệ thống NLOS-LS có khả năng cơ động nhanh hơn cả hệ thống MLRS được lắp đặt trên xe vận tải bánh xích hạng nặng. Trạm vô tuyến và khối kiểm soát được bố trí ở một trong các container, có thể chuyển thông tin về thực trạng tên lửa, điện áp của ác quy và thực trạng của toàn bộ hệ thống trong bất kỳ thời gian nào. Hệ thống NLOS-LS có thể bố trí trên tùng xe tải hoặc boong tàu... Hệ thống NLOS-LS gồm 16 container phóng. Một trong 16 container lắp đặt thiết bị điện tử ( để liên lạc, kiểm soát và xử lý thông tin nhận được), 15 container còn lại bố trí 2 loại tên lửa PAM và LAM. Hệ thống có khả năng bảo đảm ngắm bắn và phóng tất cả 15 tên lửa với khoảng thời gian mỗi đợt phóng 5s. Đặc tính này tương tự các đặc tính của hệ thống hỏa lực bắn loạt. Tên lửa PAM Trong trường hợp thực hiện thành công chương trình NLOS-LS, Mỹ sẽ nhận được hệ thống vũ khí tích hợp vừa có khả năng như hệ thống hỏa lực bắn loạt, vừa có khả năng của tên lửa chống tăng có điều khiển hạng nặng. Tên lửa lớp PAM (Precision Attack Missiles) – loại đạn tác chiến có độ chính xác cao, có thể tấn công mục tiêu với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hay hệ thống dẫn đường quán tính riêng của nó (Inertial Navigation System — INS). Ở giai đoạn cuối quỹ đạo có một vài chế dộ tự dẫn. Tên lửa LAM Tên lửa lớp LAM (Loitering Attack Missiles) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cho trước với sự hỗ trợ của hệ thống GPS / INS và bay trên chiến trường để sục sạo mục tiêu, sau khi phát hiện, theo mệnh lệnh từ mặt đất tiến hành tiêu diệt mục tiêu. LAM có thể tiến hành trinh sát địa hình, chụp ảnh trên không, chỉ thị mục tiêu và yểm trợ liên lạc. Trước khi nhận lệnh chỉ thị mục tiêu, LAM bay trên chiến trường như là một máy bay không người lái tấn công. Trong điều kiện chiến trường, việc đưa các dữ liệu và phóng tên lửa có thể được tiến hành với sự hỗ trợ của máy tính xách tay. Sơ đồ tên lửa PAM và LAM tiêu diệt mục tiêu Hệ thống NLOS-LS được chế tạo theo kết cấu module và phụ thuộc vào điều kiện chiến đấu có thể bố trí số lượng tên lửa PAM và LAM sao cho phù hợp. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự nước ngoài, nếu dự án này thành công thì đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ nhận được một loại tên lửa chống tăng tự dẫn có điều khiển có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu riêng lẻ như xe tăng ở cự ly lớn đến như vậy. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)