Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống tên lửa chiến thuật

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa chiến thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa chiến thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Tên lửa Sapsan - Ứng viên “đáng giá” thay thế tên lửa Scud của Việt Nam

Sapsan là loại tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật đa năng thế hệ mới, một “hậu duệ” lý tưởng cho tên lửa Scud có trong biên chế của quân đội Việt Nam.
Tên lửa ngày càng cho thấy giá trị chiến lược của nó trong việc tạo nên thế trận răn đe hiệu quả và đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa liên lục địa luôn tạo được thế áp đảo về sức mạnh quân sự.

Từng là một phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đồ sộ trước đây của Liên Xô, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để cho ra đời các hệ thống vũ khí đẳng cấp. Trong đó Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie đã nhiều lần đề xuất chế tạo các hệ thống vũ khí chính xác cao có chức năng khác nhau là dự án Borisfen và hệ thống Grom.

Đặc biệt trong năm 2013 này dự án phát triển tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật đa năng Sapsan đã bước vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn công việc đặc biệt quan trọng nhằm chế tạo hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Sapsan như: Đã đưa ra bản vẽ phác thảo, xác định diện mạo kỹ thuật của các hệ thống, hình thành cơ cấu hợp tác, tính toán các tính năng của hệ thống, thông qua chương trình cấp nhà nước, thời hạn và quy mô tài trợ kinh phí.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Sapsan là ứng viên lý tưởng để thay thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Ukraine dự định mua gần 100 hệ thống Sapsan để thay thế các hệ thống Tochka-U đã lạc hậu. Sapsan dự kiến được trang bị cho quân đội Ukraine vào năm 2016. Mặc dù thiếu kinh phí trong năm 2009-2012, KB Yuzhnoe đã phát triển các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của Sapsan chủ yếu cho biến thể xuất khẩu.

Tên lửa Sapsan có chiều dài 7,2 mét, đường kính ống phóng 1 mét, đường kính tên lửa 80cm, trọng lượng tổng thể gồm tên lửa, ống phóng, xe mang ống phóng nặng 21 tấn, trọng lượng phóng 3,5 tấn, trọng lượng tên lửa 2,5 tấn.

Đầu đạn của tên lửa nặng 480kg, tầm bắn hiệu quả từ 50-280km, tên lửa Sapsan có độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu của tên lửa dao động từ 2-200 mét tùy vào điều kiện cụ thể của mục tiêu. Thời gian sẵn sàng phóng chỉ từ 2-20 phút, tốc độ của tên lửa đạt tới 1.300 mét/giây. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải KRAZ 8×8 bánh nên có khả năng cơ động cao.

Dự kiến tên lửa Sapsan đang được xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện tên lửa. Mặc dù tên lửa vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng với nền tảng công nghệ vững chắc của Ukraine chắc chắn đây sẽ là một hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đẳng cấp hoàn toàn có thể so sánh được với hệ thống 9K720 Iskander của Nga.
Trong bối cảnh hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ukraine đang phát triển tốt đẹp, phía bạn lại đang cần hợp đồng để hoàn thiện hệ thống. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng nhập khẩu hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật này để bổ sung và thay thế cho loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud đã có phần lạc hậu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dự án Sapsan đang được xúc tiến cho xuất khẩu đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể sớm sở hữu loại tên lửa này.

Cũng không loại trừ khả năng thông qua sự hợp tác mua bán hệ thống tên lửa Sapsan từ Ukraine sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển công nghệ tên lửa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật và tiềm lực tài chính của đất nước chưa đủ khả năng để tự phát triển các hệ thống tên lửa riêng thì việc nhập khẩu từ nước ngoài và cải tiến chúng là một giải pháp khả thi để đảm bảo an ninh quốc gia.

Việt Nam từng nhập khẩu tên lửa Scud từ Liên Xô và nâng tầm bắn cho tên lửa thì việc làm tương tự đối với hệ thống Sapsan hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tạo được thế trận răn đe hiệu quả nếu không có các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đủ mạnh.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

>> Tìm hiểu vũ khí chính xác cao độc nhất vô nhị của Nga

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga vừa kỷ niệm tròn 10 năm ngày thành lập vào năm 2012. Trong suốt hơn 10 năm qua, Tập đoàn này không những tồn tại được, giữ gìn và tổng kết các kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực chế tạo tên lửa mà còn phát triển rất nhanh. Bí quyết thành công của Tập đoàn là theo đuổi một cách nhất quán chính sách: hiện đại hóa công nghệ tất cả các khâu sản xuất và tích cực đổi mới các hoạt động của mình.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến


Các sản phẩm của Tập đoàn rất được thị trường cả trong nước và ngoài nước ưa chuộng và điều đó đảm bảo cho Tập đoàn luôn tăng trưởng ổn định doanh thu từ việc bán các sản phẩm của mình.

Nếu như vào năm 2004 tổng lợi nhuận của Tập đoàn chỉ mới ở múc 6,76 tỷ rúp (gần 250 triệu đôla, trong đó có 70 % từ xuất khẩu) thì đến năm 2011 con số trên là 39 tỷ rúp (hơn 1,3 tỷ đôla, gấp 6 lần). Năm 2012 chưa có số liệu thống kê, nhưng nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2012 với cùng thời kỳ trên trong năm 2011 thì lãi ròng của Tập đoàn đã tăng hơn nửa tỷ rúp.

Hiện Tập đoàn này có 25 xí nghiệp ở 19 thành phố của Nga và tiềm lực công nghệ, thiết kế ngày càng được tăng cường.

Sản xuất những gì mà khách hàng cần

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật sản xuất theo đơn đặt hàng nhà nước Nga và các khách hàng nước ngoài rất nhiều loại vũ khí hàng không có điều khiển các lớp không đối không, không đối đất và các lớp tên lửa trang bị cho các tàu chiến lớp tàu chống tàu (hải đối hải), tên lửa bờ chống tàu và nhiều loại vũ khí trang bị khác cho tàu chiến.

Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đang trong giai đoạn kết thúc thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt 15 loại vũ khí chính xác cao trang bị cho không quân (có cả cho không quân chiến trường) và hải quân.

Một loạt các loại vũ khí đã được thử nghiệm thành công như: KH-31PD, RVV- MD (tên lửa không đối không tầm ngắn) và RVV-SD (tên lửa không đối không tầm trung). Vào thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã bắt đầu sản xuất RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) và KH-31AD. Các mẫu tên lửa dành cho xuất khẩu tương đương với các mẫu cùng loại tốt nhất trên thế giới và có một loạt các tham số kỹ thuật còn vượt các mẫu đó .


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PD

Ví dụ: tên lửa có điều khiển RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) là loại vũ khí mà hiện chưa có nước nào có mẫu tương tự (kể cả Mỹ). Nó có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên không ở cự ly đến 200 km (cự ly tiêu diệt của tên lửa R-33E hiện đang có trong trang bị của Không quân Nga là 120 km).

Tên lửa có thể cơ động với gia tốc quá tải đến 8g (ở R-33E chỉ là 4 g) ở dải độ cao từ 15 m đến 25 km. Không những thế, công suất đầu tác chiến tăng đến 30 % (so với R-33E).

Tập đoàn này cũng phát triển thành công hướng sản xuất các loại vũ khí tên lửa hàng không chính xác cao họ KH031 sử dụng động cơ phản lực luồng phụt thẳng. Trong các thiết kế mới nhất như KH-31PD (chống rada) và KH-31 AD (chống hạm), Tập đoàn đã áp dụng các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực chế tạo vũ khí chính xác cao.

Cự ly tối đa của KH-31PD tăng lên tới 180-250 km. Điều đó có nghĩa là nó có thể phóng ở cự ly mà tất cả các phương tiện phòng không hiện có và sẽ có trong tương lai của đối phương không thể với tới. Xin dẫn ra một so sánh: tên lửa phòng không và chống tên lửa nổi tiếng của Mỹ là “Patriot” có cự lý bắn tối đa là 80 km.

Các đòn tấn công từ một khoảng cách phóng an toàn như vậy của KH-31PD có thể tiêu diệt được bất kỳ trạm rada mặt đất nào và như vậy sẽ làm mù hoàn toàn hệ thống phòng không của đối phương. Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, loại tên lửa có điều khiển chống ra đa này là một trong những loại tên lửa tốt nhất trên thế giới và rất có thể là tốt nhất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PDTên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE của Nga

Để tiêu diệt cả một phân hạm đội, chỉ cần một đòn tấn công bằng tên lửa

Sắp tới, Nga sẽ thay thế các tên lửa chống tàu thế hệ cũ KH-33E bằng các tên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE với các tính năng kỹ- chiến thuật tốt hơn nhiều. Hệ thống dẫn đường tổng hợp sử dụng cả giải pháp dẫn đường quán tính, dẫn đường vệ tinh và các đầu tự dẫn chủ đông- thụ động đảm bảo cho KH-35UE độ chính xác và khả năng chống nhiễu cao. Việc sử dụng KH-35 UE sẽ làm tăng đáng kể khả năng tác chiến của các tổ hợp trên tàu kiểu Uran và các tổ hợp tên lửa bờ kiểu Bal.

Tổ hợp tên lửa bờ chống tàu Bal, như đã biết, trong thành phần của nó có trạm điều khiển và liên lạc tự hành, tổ hợp phóng tự hành và các phương tiện kỹ thuật khác được bố trí trên 11 xe chuyên dụng.

Các tên lửa hiện đang trang bị cho các tổ hợp này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 120 km trong bất kỳ thời gian nào trong ngày đêm và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Thời gian chuẩn bị để đưa tổ hợp vào tác chiến không quá 10 phút.

Dự trữ hành trình -850 km. Tổng số tên lửa-64 quả và có thể bắn dàn một lúc 32 quả. Các tên lửa có điều khiển của Tập đoàn với phương thức bắn dàn như vậy có thể tiêu diệt cả một phân hạm đội đổ bộ hoặc một cụm các tàu của đối phương trước khi các tàu này kịp nhìn thấy bờ biển nước Nga.

KH-35UE không thua kém bất kỳ một phiên bản tên lửa chống tàu có điều khiển mới nhất nào của Mỹ lớp Harpoon AGM-84J, block2 và có các tính năng kỹ- chiến thuật trội hơn so với các tên lửa nổi tiếng trên thế giới khác như Exocet block II và block III của Pháp, tên lửa Gabriel SAS Mk4LR của Israel, RBS15F (M) của Thụy Điển và AGM-119A Penguin Mk3 của Nauy và v.v.

Hiện Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển lớp các tên lửa có cánh KH-55 trang bị cho máy bay nhằm mở ra những khả năng tác chiến mới về nguyên tắc cho Không quân tầm xa (Không quân chiến lược Nga), đảm bảo chức năng kiềm chế chiến lược phi hạt nhân cho lực lượng này.

Một loại vũ khí chính xác cao khác đang được tập đoàn quan tâm phát triển là các bom hàng không có điều khiển. Trong rất nhiều trường hợp việc sử dụng bom hàng không có điều khiển có hiệu quả không kém gì sử dụng các tên lửa có cánh.

Hiện nay các bom hàng không được trang bị các hệ thống dẫn đường công nghệ cao khác nhau như – vô tuyến truyền hình- so sánh, lazer- ổn định kiểu con quay và dẫn đường vệ tinh. Sự phát triển tiếp theo của bom hàng không chủ yếu theo hướng tăng độ chính xác và cự ly sử dụng loại bom này.

Ai cũng biết là lớp máy bay không người lái đang phát triển mạnh và nhiệm vụ cấp thiết là chế tạo các bom hàng không có kích thước nhỏ – dưới 100 kg (cho các máy bay đó).

Song song với việc phát triển các phương tiện tiêu diệt đường không, tập đoàn cũng phát triển rất thành công các loại vũ khí dùng cho tàu chiến trên biển. Tập đoàn đang thiết kế một hệ thống vũ khí rất độc đáo phát triển từ mẫu của các tên lửa ngầm tốc độ cao Shkval; -E có thể đạt vận tốc hành trình 100 m/s trong nước. Vũ khí phòng thủ trên biển gồm có tổ hợp kích thước nhỏ chống ngầm Paket-E/NK có thể tiêu diệt không chỉ các tàu ngầm mà còn cả ngư lôi ở cự ly gần.

Mục đích chiến lược của sự phát triển của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật là phát triển cân bằng, năng động và bền vững trên cơ sở duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường vũ khí, tạo lập được vị trí hàng đầu trong việc đưa ra các sản phẩm có tính đột phá ra thị trường vũ khí và tạo ra nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm đó.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Bước tiến trong công nghệ tên lửa chiến thuật Trung Quốc

Tên lửa chiến thuật M20 được dẫn đường bởi máy bay không người lái, có thể thay đổi quỹ đạo bay, độ chính xác bắn trúng 30-50 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 của Trung Quốc, dùng cho xuất khẩu.


Tờ “Kanwa Defense Review” Canada đưa tin, gần đây Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hàng không Trường Chinh Trung Quốc đã 2 lần trưng bày tên lửa chiến dịch chiến thuật tầm ngắn M20 tại triển lãm quốc tế, Công ty Bảo Lợi cũng đang bán giúp hệ thống tên lửa này, nó được thiết kế bởi Viện 9, Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc, viện nghiên cứu này cũng đã thiết kế tên lửa chiến dịch chiến thuật tầm ngắn như DF-15.

>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander
>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Trong nhiều cuộc triển lãm, M20 là “tên lửa chiến dịch chiến thuật”, chứ không phảilà “tên lửa đạn đạo” hay “đạn đạo đất đối đất”.

Sự thay đổi của tên gọi tức là có sự thay đổi của công nghệ. Trong triển lãm IDEX 2011 tại Abu Dhabi, Thủ đô Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, đã cho khách hàng xem về đạn đạo (hay: đường bay) của M20, nhìn vào màn hình thấy có ít nhất một chiếc xe mẫu đã sản xuất, có nghĩa là M20 thực sự là hệ thống tên lửa có thể xuất khẩu bất cứ lúc nào.

Tên lửa M20 bước vào trạng thái bay ngang ở đoạn giữa, sau đó tiếp tục lên cao, độ cao bay lớn nhất là 50 km, đoạn cuối tên lửa bay giảm độ cao và quay trở về bầu khí quyển.

Điều này có nghĩa là tên lửa thay đổi đường đạn theo phương thức 2 lần lên cao, hoàn toàn không phải là trạng thái bay đường vòng cung đơn nhất, trong khi đó “tên lửa đạn đạo” truyền thống dùng để chỉ vật thể có trạng thái bay vòng cung.

M20 đã có đường bay đoạn giữa linh hoạt hơn và có khả năng thay đổi quỹ đạo nhất định, đã gây khó khăn cho việc đánh chặn đoạn giữa. Ngoài ra, góc tấn công sau khi quay trở về bầu khí quyển ở đoạn cuối đạt tới 90 độ, hầu như chạm đất theo góc thẳng đứng, nếu đúng là như vậy cũng đã tạo ra khó khăn tương đối lớn cho việc đánh chặn đoạn cuối, đồng thời có nghĩa là tốc độ bay tương đối cao. Phương thức tấn công thẳng đứng này cũng có lợi lớn cho việc tấn công mục tiêu dưới lòng đất.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 Trung Quốc.

M20 áp dụng phương thức phóng nghiêng, góc phóng ngang là 45-65 độ, góc phương vị là +-30 độ, 4 binh sĩ làm nhiệm vụ phóng, thời gian chuẩn bị phóng là 12 phút.

Đã áp dụng phương thức phóng 2 nòng phổ biến hiện nay, một tiểu đoàn phóng có 6 xe phóng, 6 xe nhồi, 1 xe chỉ huy, 36 tên lửa. Như vậy cơ bản có thể thấy được phương thức triển khai tên lửa chiến dịch chiến thuật phiên bản xuất khẩu do Trung Quốc phát triển, đó là 1 xe phóng có thể sử dụng lại 2 lần.

Do M20 áp dụng dẫn đường INS+GPS ở đoạn giữa, vì vậy tấn công có độ chính xác tương đối cao, trong tầm phóng 280 km, độ chính xác dẫn đường đơn INS là 100 m, độ chính xác dùng cả INS+GPS là 50 m, trên màn hình ti vi thì nó được cho là có độ chính xác bắn trúng tới 30 m.

M20 hiện sử dụng GPS dân dụng, trong hình hiển thị tại IDEX 2011, M20 nhận được sự dẫn đường của 3 vệ tinh, một khi mạng vệ tinh định vị Bắc Đẩu (30 chiếc vệ tinh) được xây dựng xong, độ chính xác định vị Bắc Đẩu phiên bản quân sự sẽ cao hơn, tức là độ chính xác tấn công của M20 cũng sẽ cao hơn.

Thiết kế ngoại hình của đầu đạn tương tự như Iskander của Nga, là “mũi dùi” đôi, ưu điểm của kiểu thiết kế này là có thể căn cứ vào nhu cầu, cung cấp không gian hiệu quả để tăng cường dẫn đường đoạn cuối, một khi có thêm dẫn đường đoạn cuối thì độ chính xác chắc chắn cao hơn.

Hệ thống dẫn đường đoạn cuối của Iskander áp dụng quang học, độ chính xác cuối cùng đạt 30 m, hầu như tiến sát độ chính xác của tên lửa hành trình. M20 có chiều dài 7.815 mm, đường kính 750 mm, trọng lượng bay là 4.010 kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Iskander của Nga.

Chuyên gia tên lửa đất đối đất Trung Quốc cho rằng, muốn tăng thêm hệ thống dẫn đường đoạn cuối cho đầu đạn của M20 tương đối đơn giản, kỹ thuật có sẵn, chỉ cần xem xét có cần thiết và có muốn chi phí hay không.

Bởi vì, dựa vào dẫn đường đoạn giữa GPS, độ chính xác đã đạt 50 m, đối với vũ khí loại này như vậy là được. Điều này cho thấy, hệ thống dẫn đường đoạn cuối của tên lửa đất đối đất mà Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc trang bị đã không còn tồn tại vấn đề kỹ thuật/công nghệ.

Tầm phóng của M20 là 100-280 km, vậy làm thế nào để phát hiện mục tiêu tấn công? Trên sơ đồ hiển thị, sử dụng máy bay không người lái làm chỉ thị mục tiêu, sau đó nạp dữ liệu về trung tâm chỉ huy, tên lửa lập tức được phóng đi.

Điều này có thể chính là một nguyên nhân Không quân Trung Quốc triển khai máy bay không người lái ở Mai Châu.

M20 có đặc điểm tác chiến hệ thống như thế nào? Hệ thống tác chiến tổng thể này bao gồm hệ thống tên lửa đa nòng A200 áp dụng công nghệ dẫn đường GPS, tầm phóng 200 km; và tên lửa đa nòng A100 dẫn đường đơn giản, tầm phóng 100 km.

Ngoài ra còn có tên lửa đa nòng WS15 40, tầm phóng 20-45 km, cỡ nòng 122 mm. Được biết, tầm phóng này lớn hơn nhiều BM21 của Nga, vì vậy có triển vọng xuất khẩu thay cho BM21.

Trọng lượng phóng của tên lửa đa nòng A100, A200 lần lượt là 710-727, 726 kg, đường kính đều là 301 mm, trọng lượng đầu đạn không được công khai. Vì vậy, “đối kháng hệ thống” về tầm phóng được M20 và A100, A200 thực hiện.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 Trung Quốc.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

>> Tên lửa NLOS-LS - "siêu vũ khí trong thùng gỗ"



Hệ thống tên lửa chiến thuật NLOS-LS là một trong những loại vũ khí đầu tiên thuộc chương trình “Hệ thống tác chiến tương lai” (Future Combat System — FCS), dự kiến sẽ được chuyển giao cho quân đội Mỹ.

Việc nghiên cứu và chế tạo tên lửa chiến đấu của hệ thống NLOS-LS theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc do Công ty NetFire LLC, công ty liên doanh của Tập đoàn Lockheed Martin và Raytheon đảm nhiệm. Tổng giá trị hợp đồng với thời gian thực hiện trong 6 năm ước tính khoảng 1,1 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống NLOS-LS gồm 16 container phóng


NLOS-LS được viết tắt từ cụm từ Non-Line-of-Sight Launch System, lược dịch là “Hệ thống phóng ngoài tầm nhìn”, có nghĩa là bước đầu cần quan sát sau đó mới tiêu diệt.

NLOS-LS có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu ở cự ly lớn (40 km hoặc xa hơn) từ những vị trí phóng được che khuất, cho phép ngắm chính xác và nhanh chóng tấn công các mục tiêu bọc thép hoặc không bọc thép, cơ động hoặc cố định trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm và ở các cự ly khác nhau (Mục tiêu của hệ thống này là xe tăng, xe chiến đấu bộ binh BMP-2,3, các công sự chiến đấu…).



http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp có khích thước 114х114х175 cm và nặng khoảng 1,5 tấn


Khái niệm NLOS-LS ban đầu được gọi là “tên lửa trong thùng gỗ”. Đặc tính khác biệt của hệ thống này là các container phóng được tích hợp thành một khối thống nhất mà không liên kết với một thiết bị mang cụ thể nào.

Theo đó, hệ thống này có thể vận chuyển đến trận địa bằng bất kỳ phương tiện vận chuyển nào. Kết cầu này giúp giảm trọng lượng, nâng cao khả năng cơ động và bảo đảm triển khai nhanh chóng trên trận địa.

Tất cả tổ hợp có khích thước 114х114х175 cm và nặng khoảng 1,5 tấn, có thể phóng từ thùng xe tải, boong tàu hay trực tiếp từ ngay mặt đất.

Hệ thống NLOS-LS có khả năng cơ động nhanh hơn cả hệ thống MLRS được lắp đặt trên xe vận tải bánh xích hạng nặng.

Trạm vô tuyến và khối kiểm soát được bố trí ở một trong các container, có thể chuyển thông tin về thực trạng tên lửa, điện áp của ác quy và thực trạng của toàn bộ hệ thống trong bất kỳ thời gian nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống NLOS-LS có thể bố trí trên tùng xe tải hoặc boong tàu...


Hệ thống NLOS-LS gồm 16 container phóng. Một trong 16 container lắp đặt thiết bị điện tử ( để liên lạc, kiểm soát và xử lý thông tin nhận được), 15 container còn lại bố trí 2 loại tên lửa PAM và LAM.

Hệ thống có khả năng bảo đảm ngắm bắn và phóng tất cả 15 tên lửa với khoảng thời gian mỗi đợt phóng 5s. Đặc tính này tương tự các đặc tính của hệ thống hỏa lực bắn loạt.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa PAM


Trong trường hợp thực hiện thành công chương trình NLOS-LS, Mỹ sẽ nhận được hệ thống vũ khí tích hợp vừa có khả năng như hệ thống hỏa lực bắn loạt, vừa có khả năng của tên lửa chống tăng có điều khiển hạng nặng.

Tên lửa lớp PAM (Precision Attack Missiles) – loại đạn tác chiến có độ chính xác cao, có thể tấn công mục tiêu với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hay hệ thống dẫn đường quán tính riêng của nó (Inertial Navigation System — INS).

Ở giai đoạn cuối quỹ đạo có một vài chế dộ tự dẫn.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa LAM



Tên lửa lớp LAM (Loitering Attack Missiles) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cho trước với sự hỗ trợ của hệ thống GPS / INS và bay trên chiến trường để sục sạo mục tiêu, sau khi phát hiện, theo mệnh lệnh từ mặt đất tiến hành tiêu diệt mục tiêu.

LAM có thể tiến hành trinh sát địa hình, chụp ảnh trên không, chỉ thị mục tiêu và yểm trợ liên lạc. Trước khi nhận lệnh chỉ thị mục tiêu, LAM bay trên chiến trường như là một máy bay không người lái tấn công. Trong điều kiện chiến trường, việc đưa các dữ liệu và phóng tên lửa có thể được tiến hành với sự hỗ trợ của máy tính xách tay.



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tên lửa PAM và LAM tiêu diệt mục tiêu


Hệ thống NLOS-LS được chế tạo theo kết cấu module và phụ thuộc vào điều kiện chiến đấu có thể bố trí số lượng tên lửa PAM và LAM sao cho phù hợp.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự nước ngoài, nếu dự án này thành công thì đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ nhận được một loại tên lửa chống tăng tự dẫn có điều khiển có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu riêng lẻ như xe tăng ở cự ly lớn đến như vậy.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang