Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành “LeFlaSys” là sản phẩm của công ty “STN ATLAS Elektronik GmbH" và "Krauss-Maffei Wegmann” của Đức chế tạo. Tổ hợp này dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp. Tổ hợp có kết cấu module, có thể lắp đặt trên các loại xe thiết giáp khác nhau và ô tô dẫn động hoàn toàn. Tổ hợp “LeFlaSys” gồm bệ xoay theo góc phương vị và góc tà, trên đó bố trí 4 tên lửa trong container vận chuyển – phóng, thiết bị quang – điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa, thiết bị đo xa bằng lazer, thiết bị điều khiển; các hệ thống điều khiển xoay bệ theo tọa độ góc; khối điều khiển và hiển thị (có thể điều khiển từ xa ở cự ly cách bệ phóng đến 100m). Tổ hợp có kết cấu module, có thể lắp đặt trên các loại xe thiết giáp khác nhau và xe bánh lốp. Tổ hợp được trang bị hệ thống tự động định hướng Gyro MK20 BGT, hệ thống xác định vị trí GPS PLGR AN - PSN1 1 Rockwell Collins và các phương tiện liên lạc vô tuyến SEM 93 VHF. Hệ thống điều khiển tích hợp dùng để phát hiện mục tiêu, dẫn hướng tên lửa, dẫn đường và liên lạc do công ty ATM Computer chế tạo trên cơ sở các bộ vi xử lý MC 68040 và KM1. Phần mềm được cài đặt bằng tiếng Anh trong hệ điều hành pSOS+(m). Các tên lửa “Stinger” với đầu tự dẫn hồng ngoại được sử dụng như là vũ khí tiêu diệt chính của tổ hợp “LeFlaSys”. Ngoài ra, tổ hợp có thể sử dụng các loại tên lửa “Igla-1”, “Igal”, “Mistral”. Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa. Radar HARD của tổ hợp .LeFlaSys Để nâng cao hiệu quả cho tổ hợp có thể nhận thông tin từ các trạm radar phát hiện khác nhau hoặc sử dụng chung với các tổ hợp tên lửa phòng không khác. Tổ hợp nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ sở chỉ huy trung đội. Sở chỉ huy trung đội được trang bị radar phát hiện 3 tọa độ HARD. Radar này được lắp đặt thiết bị nhận biết mục tiêu “địch - ta” - MSR 200 XE và khối phát hiện hồng ngoại quang điện tử ADAD. Radar HARD do công ty “Ericsson Microwave Systems” sản xuất, có cự ly hoạt động 20km, làm việc trong dải tần X, có khả năng bám đồng thời đến 20 mục tiêu. HARD có 3 chế độ làm việc phụ thuộc vào tốc độ mục tiêu: Chế độ MTI (moving target indicator) để phát hiện và bám các mục tiêu siêu tốc, chế độ phát hiện trực thăng và chế độ làm việc theo các mục tiêu cố định. Sở chỉ huy Radar sử dụng thuật toán quét phức tạp trong các dải sục sạo cho trước và bảo đảm tự động theo dõi tất cả các loại mục tiêu trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện mạnh. Một trạm radar có thể cung cấp thông tin vô tuyến điện cho 8 xe chiến đấu được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không “LeFlaSys”, bố trí ở cự ly cách xe chiến đấu đến 20km. Các dữ liệu được truyền từ radar đến tổ hợp theo đường liên lạc vô tuyến. Khi nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ radar 3 tọa độ bên ngoài, bệ của tổ hợp tên lửa phòng không “LeFlaSys” sẽ xoay hướng vào mục tiêu theo góc phương vị, và trên thiết bị hiển thị của trắc thủ sẽ xuất hiện dấu vết mục tiêu. Sau đó, trắc thủ nhấn nút tự động theo dõi và từ đó việc theo dõi mục tiêu sẽ được tiến hành trong chế độ tự động. Nếu nhận các dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ radar phát hiện 3 tọa độ, thì trắc thủ sẽ tiếp tục tiến hành sục sạo theo góc tà đến khi mục tiêu xuất hiện trên màn hình hiển thị. Sau đó, mục tiêu sẽ được theo dõi ở chế độ tự động và dần hình thành các dữ liệu cần thiết để tiến hành phóng tên lửa. Nếu không có các nguồn cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu bên ngoài, trắc thủ có thể tiến hành sục sạo mục tiêu với sự hỗ trợ của các phương tiện phát hiện. Trên màn hình của trắc thủ hiện rõ phạm vi và khu vực hoạt động của mục tiêu. Trên màn hình này sẽ nhận những thông tin về việc đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn tên lửa. Tổ hợp có thể vận chuyển bằng đường không và đưa đến các khu vực tác chiến bằng máy bay trực thăng loại CH-53. Các đặc tính kỹ - chiến thuật: Trọng lượng của tổ hợp: 320kg Góc xoay của bệ theo góc phương vị: 360 độ Góc xoay của bệ theo góc tà: từ -10 đến 70 độ Góc xoay của các bộ cảm biến phát hiện theo góc phương vị: từ -15 đến +15 độ Góc xoay của các bộ cảm biến phát hiện theo góc tà: -15 đển +4 độ Vận tốc xoay của bệ: 56 độ/giây [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp phòng không tự hành 'LeFlaSys'. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp phòng không tự hành 'LeFlaSys'. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
>> Tổ hợp phòng không tự hành 'LeFlaSys'
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)