Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổ hợp tên lửa bờ biển

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp tên lửa bờ biển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổ hợp tên lửa bờ biển. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Tổ hợp phòng không tự hành 'LeFlaSys'



Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành “LeFlaSys” là sản phẩm của công ty “STN ATLAS Elektronik GmbH" và "Krauss-Maffei Wegmann” của Đức chế tạo.


Tổ hợp này dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp.

Tổ hợp có kết cấu module, có thể lắp đặt trên các loại xe thiết giáp khác nhau và ô tô dẫn động hoàn toàn.

Tổ hợp “LeFlaSys” gồm bệ xoay theo góc phương vị và góc tà, trên đó bố trí 4 tên lửa trong container vận chuyển – phóng, thiết bị quang – điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa, thiết bị đo xa bằng lazer, thiết bị điều khiển; các hệ thống điều khiển xoay bệ theo tọa độ góc; khối điều khiển và hiển thị (có thể điều khiển từ xa ở cự ly cách bệ phóng đến 100m).



Tổ hợp có kết cấu module, có thể lắp đặt trên các loại xe thiết giáp khác nhau và xe bánh lốp.


Tổ hợp được trang bị hệ thống tự động định hướng Gyro MK20 BGT, hệ thống xác định vị trí GPS PLGR AN - PSN1 1 Rockwell Collins và các phương tiện liên lạc vô tuyến SEM 93 VHF.

Hệ thống điều khiển tích hợp dùng để phát hiện mục tiêu, dẫn hướng tên lửa, dẫn đường và liên lạc do công ty ATM Computer chế tạo trên cơ sở các bộ vi xử lý MC 68040 và KM1. Phần mềm được cài đặt bằng tiếng Anh trong hệ điều hành pSOS+(m).

Các tên lửa “Stinger” với đầu tự dẫn hồng ngoại được sử dụng như là vũ khí tiêu diệt chính của tổ hợp “LeFlaSys”. Ngoài ra, tổ hợp có thể sử dụng các loại tên lửa “Igla-1”, “Igal”, “Mistral”.

Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.



Radar HARD của tổ hợp .LeFlaSys


Để nâng cao hiệu quả cho tổ hợp có thể nhận thông tin từ các trạm radar phát hiện khác nhau hoặc sử dụng chung với các tổ hợp tên lửa phòng không khác. Tổ hợp nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ sở chỉ huy trung đội.

Sở chỉ huy trung đội được trang bị radar phát hiện 3 tọa độ HARD. Radar này được lắp đặt thiết bị nhận biết mục tiêu “địch - ta” - MSR 200 XE và khối phát hiện hồng ngoại quang điện tử ADAD.

Radar HARD do công ty “Ericsson Microwave Systems” sản xuất, có cự ly hoạt động 20km, làm việc trong dải tần X, có khả năng bám đồng thời đến 20 mục tiêu.

HARD có 3 chế độ làm việc phụ thuộc vào tốc độ mục tiêu: Chế độ MTI (moving target indicator) để phát hiện và bám các mục tiêu siêu tốc, chế độ phát hiện trực thăng và chế độ làm việc theo các mục tiêu cố định.



Sở chỉ huy


Radar sử dụng thuật toán quét phức tạp trong các dải sục sạo cho trước và bảo đảm tự động theo dõi tất cả các loại mục tiêu trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện mạnh.

Một trạm radar có thể cung cấp thông tin vô tuyến điện cho 8 xe chiến đấu được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không “LeFlaSys”, bố trí ở cự ly cách xe chiến đấu đến 20km. Các dữ liệu được truyền từ radar đến tổ hợp theo đường liên lạc vô tuyến.

Khi nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ radar 3 tọa độ bên ngoài, bệ của tổ hợp tên lửa phòng không “LeFlaSys” sẽ xoay hướng vào mục tiêu theo góc phương vị, và trên thiết bị hiển thị của trắc thủ sẽ xuất hiện dấu vết mục tiêu. Sau đó, trắc thủ nhấn nút tự động theo dõi và từ đó việc theo dõi mục tiêu sẽ được tiến hành trong chế độ tự động.

Nếu nhận các dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ radar phát hiện 3 tọa độ, thì trắc thủ sẽ tiếp tục tiến hành sục sạo theo góc tà đến khi mục tiêu xuất hiện trên màn hình hiển thị. Sau đó, mục tiêu sẽ được theo dõi ở chế độ tự động và dần hình thành các dữ liệu cần thiết để tiến hành phóng tên lửa.

Nếu không có các nguồn cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu bên ngoài, trắc thủ có thể tiến hành sục sạo mục tiêu với sự hỗ trợ của các phương tiện phát hiện.

Trên màn hình của trắc thủ hiện rõ phạm vi và khu vực hoạt động của mục tiêu. Trên màn hình này sẽ nhận những thông tin về việc đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn tên lửa.

Tổ hợp có thể vận chuyển bằng đường không và đưa đến các khu vực tác chiến bằng máy bay trực thăng loại CH-53.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật:

Trọng lượng của tổ hợp: 320kg
Góc xoay của bệ theo góc phương vị: 360 độ
Góc xoay của bệ theo góc tà: từ -10 đến 70 độ
Góc xoay của các bộ cảm biến phát hiện theo góc phương vị: từ -15 đến +15 độ
Góc xoay của các bộ cảm biến phát hiện theo góc tà: -15 đển +4 độ
Vận tốc xoay của bệ: 56 độ/giây

[BDV news]


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> 'Bức màn sắt' bên bờ biển của Nga



Tổ hợp tên lửa bờ biển “Vũ hội-E” do Phòng thiết kế chế tạo máy (Moscow) sản xuất theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga.


Mục đích Hải quân Nga đặt hàng chế tạo “Vũ hội-E” là để thay tổ hợp tên lửa bờ biển đã quá lạc hậu “Rubez” đang biên chế.

Từ khi ra đời, “Vũ hội-E” đã trải qua nhiều các cuộc thử nghiệm thành công, đặc biệt cuộc thử nghiệm quốc gia vào tháng 9/2004.

Theo một số nguồn tin, tổ hợp này đã được đưa vào trang bị cho hải quân Nga năm 2008.


"Vũ hội-E" thử nghiệm trên chiến trường năm 2004


“Vũ hội-E” dùng để kiểm soát lãnh hải và các vùng eo biển, bảo vệ các căn cứ hải quân, các công trình và cơ sở hạ tầng ven bờ, bảo vệ các khu vực ven biển trước sự xâm nhập từ hướng biển của đối phương.

Tổ hợp bảo đảm khả năng sử dụng trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp ban ngày lẫn ban đêm, tự động dẫn hướng sau khi phóng, đặc biệt trong điều kiện bị đối phương chế áp hoả lực và sử dụng các phương tiện chế áp vô tuyến điện.



Mô hình "Vũ hội-E" tại Triển lãm năm 2009


Tổ hợp tên lửa bờ biển “Vũ hội-E” là hệ thống cơ động, được bố trí trên cơ sở khung xe MAZ 7930, tương tự khung xe của hệ thống tên lửa phòng không S-300P.

Hệ thống gồm 2 sở chỉ huy điều khiển và liên lạc cơ động, 4 bệ phóng tự hành, các tên lửa đối hạm loại Kh-35E (3М-24E) được lắp đặt trong container vận chuyển – phóng.

Sở chỉ huy bảo đảm trinh sát mục tiêu, chỉ thị mục tiêu và phân bố tối ưu giữa các bệ phóng.

Các kênh xử lý tín hiệu radar chủ động và thụ động của tổ hợp cho phép thực hiện chiến phát hiện mục tiêu một cách linh hoạt, trong đó có cả các mục tiêu bí mật.

Ngoài ra, nó còn có thể bí mật sục sạo, phân loại và bám các mục tiêu mặt nước ngay cả trong điều kiện nhiễu chủ động và thụ động.



Xe vận chuyển - phóng


Bệ phóng và xe vận chuyển - phóng có thể được bố trí ở trận địa bí mật ở cự ly cách xa bờ biển.

Vị trí chiến đấu của tổ hợp dù bố trí cách xa bờ biển và có thể bị bị nhiễu bởi các chướng ngại vật tự nhiên hoặc nhân tạo trên hướng bắn nhưng tổ hợp vẫn không bị hạn chế và giảm khả năng.

Tên lửa có thể bắn riêng lẻ hoặc theo loạt từ bất kỳ bệ phóng nào. Tổ hợp có khả năng nhận các thông tin tác chiến từ các sở chỉ huy khác và các phương tiện trinh sát, chỉ thị mục tiêu bên ngoài.

Số lượng tên lửa khi bắn loạt có thể lên tới 32 quả. Nhờ vậy, 1 loạt bắn có khả năng bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ trước sự tấn công tổng lực của các đội tàu, lực lượng đổ bộ bờ biển của đối phương.


Tên lửa Kh-35E có thể bắn riêng lẻ hoặc theo loạt từ bất kỳ bệ phóng nào

Xe vận chuyển – phóng thuộc thành phần của tổ hợp cho phép tiến hành các bắn loạt tiếp theo chỉ trong khoảng thời gian từ 30-40 phút.

Hệ thống điều khiển các phương tiện tác chiến của tổ hợp thực hiện nhiệm vụ nhờ việc sử dụng các phương pháp truyền tất cả các loại thông tin bằng kỹ thuật số, sử dụng hệ thống liên lạc tự động, xử lý thông tin, bảo mật thông tin.

Tổ hợp được trang bị thiết bị nhìn đêm, thiết bị dẫn đường, thiết bị kết nối trắc địa và định hướng. Nhờ vậy, tổ hợp luôn bảo đảm thay đổi một cách nhanh chóng vị trí phóng sau khi hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến, cũng như tiến hành cơ động đến vùng tác chiến mới. Thời gian triển khai tổ hợp đến vị trí mới 10 phút.

Hệ thống phòng thủ bờ biển “Vũ hội-E” với nòng cốt là tên lửa đối hạm đa năng Kh-35E (3M-24E) nếu được tích hợp trên các tàu tuần tiễu hoạt động gần bờ và các phương tiện đường không có khả năng bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật - chiến dịch trong khi lại tiết kiệm tối thiểu về mặt kinh tế.

Hiện nay, “Vũ hội-E” đã được sản xuất hàng loạt, có nhiều tiềm năng cải tiến và bổ sung phát triển đạt hiệu quả hơn.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật

Cự ly tiêu diệt: đến 120km
Cự ly bố trí cách bờ biển: 10km
Số lượng tên lửa bố trí trong mỗi bệ phóng tự hành và xe vận chuyển phóng: 8 quả
Thời gian bắn loạt mới: không quá 3 giây
Vận tốc cơ động tối đa: 60 km/h (đường nhựa), 20 km/h (đường lầy lội)
Trọng lượng tên lửa: 620kg
Tổng số cơ số đạn tác chiến: đến 64 tên lửa
Nguồn nhiên liệu dữ trữ hành trình: không ít hơn 850 lít

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang