Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích Su-33

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-33. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-33. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P5)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit, tàu hộ vệ Yaroslav Mudry, hệ thống rocket phóng loạt BM-21 Grad...

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)


Hệ thống tên lửa bờ biển Redut


http://nghiadx.blogspot.com
Redut (mil.ru)

Hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm Redut được phát triển vào nửa đầu những năm 1960 và được nhận vào trang bị vào năm 1966. Năm 1974, Liên Xô phát triển tên lửa mới Progress có hệ thống trên khoang thay đổi cho hệ thống, năm 1977, tên lửa được khuyến nghị nhận vào trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển Utes và Redut.

Hiện nay, trong trang bị của Hải quân Nga có 18 bệ phóng của hệ thống Redut.

Redut có khả năng di chuyển với tốc độ đến 40 km/h, cự ly hành trình 500 km. Kíp chiến đấu của xe gồm 5 người. Thời gian triển khai bệ phóng từ trạng thái hành quân không quá 30 phút.

Tên lửa có thể bay với tốc độ 1.200 km/h và tiêu diệt mục tiêu trên biển ở tầm đến 460 km. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ phá hay hạt nhân nặng không quá 1 tấn.

Một hệ thống Redut bao gồm 1 xe bệ phóng, các tên lửa P-35B và 3M44 Progress, các xe điều khiển và một đài radar cơ động.

Hệ thống có thể tiếp nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ các máy bay tuần tra bờ biển Tu-95D và trực thăng Ка-25Ts.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit

http://nghiadx.blogspot.com
S-300 (mil.ru)

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit được phát triển vào nửa cuối thập niên 1960, nhận vào trang bị vào năm 1978. Nó là nền tảng cho các một họ các hệ thống tên lửa phòng không dành cho Bộ đội Phòng không, Hải quân và Lục quân Liên Xô/Nga, gồm gần 25 biến thể.
Năm 2011, Nga dừng sản xuất các biến thể S-300PS và S-300PM. Trong suốt thời gian sử dụng, S-300 chưa từng tham chiến.

Hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 300 km, tầm bắn mục tiêu bay ở tốc độ đến 2.800 m/s là gần 150 km. Một hệ thống có thể đồng thời bắn 36 mục tiêu và dẫn 72 tên lửa vào các mục tiêu đó. Thời gian triển khai S-300 là gần 5 phút.

Hệ thống S-300 Favorit bao gồm đài chỉ huy chiến đấu 55K6E, radar chiếu xạ mục tiêu và dẫn tên lửa 30N6E2, radar mọi độ cao 96L6E và radar độ cao nhỏ 76N6, radar phát hiện 64N6E2, đến 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 4 tên lửa, một tháp anten.

Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Nga dự định thay thế các hệ thống S-300 bằng các hệ thống mới S-400.

Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry

http://nghiadx.blogspot.com
Yaroslav Mudry (mil.ru)

Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry được đóng theo thiết kế Projekt 1154.0 Yastreb và được đưa vào biên chế Hạm đội Baltic của Hải quân Nga vào năm 2009.

Người ta đã dự tính chuyển giao tàu này cho Hạm đội Biển Đen của Nga vào năm 2011 để duy trì chế độ tác chiến ở Biển Đen và Địa Trung Hải, nhưng việc chuyển giao đã không diễn ra.

Ngày 25/4/2012, được sự đồng ý của Tư lệnh Hạm đội Baltic, Phó đô đốc Viktor Chirkov, tàu đã được đặt dưới sự bảo trợ của người đứng đầu Hoàng tộc Nga, nữ đại công tước Maria Vladimirovna.

Các tàu Projekt 1154.0 dùng để bảo đảm phòng thủ chống tàu nổi và tàu ngầm cho các chiến hạm, tấn công các mục tiêu trên biển và ven bờ, chi viện cho lục quân tác chiến, cũng như bảo đảm hoạt động đổ bộ và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Tàu Yaroslav Mudry có chiều dài 129,8 m, lượng giãn nước 4.500 tấn, có thể chạy với tốc độ đến 30 hải lý/h, cự ly hành trình đến 3.000 hải lý và hoạt động độc lập trên biển trong vòng 30 ngày đêm.

Thủy thủ đoàn gồm 214 người, trong đó có 27 sĩ quan. Tàu chở được 1 trực thăng trên hạm Ка-27. Vũ khí của tàu gồm 1 ụ pháo АК-100, các tên lửa chống hạm Kh-35, các hệ thống ngư lôi chống ngầm cỡ 533 mm, các hệ thống tên lửa phòng không Kortik và Kinzhal, 1 ụ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Hệ thống rocket phóng loạt BM-21 Grad

http://nghiadx.blogspot.com
Bão lửa BM-21 Grad (mil.ru)

Hệ thống rocket phóng loạt BM-21 Grad được phát triển trong thập niên 1960, sử dụng khung gầm xe tải 6 bánh lốp Ural.

BM-21 dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương, vũ khí trang bị, các trận địa pháo, cối, sở chỉ huy, kho tàng và các mục tiêu khác.

Xe chiến đấu có trọng lượng 13,7 tấn, kíp xe gồm 3 người. BM-21 có khả năng chạy với tốc độ đến 75 km/h và cự ly hành trình đến 750 km. Thời gian hệ thống chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu là 3,5 phút.

Tùy thuộc vào biến thể, hệ thống Grad có thể có tới 50 nòng, bắn các loại đạn rocket 122 mm, trong đó có đạn phá-mảnh, chống tăng, tạo khói và gây nhiễu. BM-21 có tầm bắn đến 40 km, diện tích sát thương đến 14,5 ha, thời gian bắn hết cả loạt là 20 s.

Hiện nay, các hệ thống Grad trong quân đội Nga đang được thay thế dần bằng các hệ thống rocket phóng loạt thế hệ mới Tornado-G được chế tạo dựa trên cơ sở BM-21.

Tiêm kích trên hạm Su-33

http://nghiadx.blogspot.com
Su-33 (wikipedia.org)

Máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 (NATO gọi là Flanker-D) được phát triển dựa trên cơ sở tiêm kích Su-27 và thực hiện chuyến bay đầu vào năm 1987.

Su-33 là máy bay tiêm kích thế hệ 4 và được nhận vào trang bị Hải quân Nga vào năm 1998.

Su-33 dùng để tiêu diệt máy bay đối phương một cách độc lập, cũng như khi có sự yểm trợ của các cụm tàu sân bay, khi thực hiện các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa.

Máy bay Su-33 được thiết kế cho một phi công điều khiển, có trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn, tốc độ tối đa 2.300 km/h, tầm bay 3.000 km, trần bay thực tế 17 km.

Su-33 có thể mang 6,5 tấn vũ khí và có 12 mấu treo. Vũ khí của Su-33 bao gồm 1 pháo 30 mm GSh-30-1 với cơ số đạn 150 viên, tên lửa có điều khiển và rocket các loại, bom không điều khiển và bom chùm.

Dự kiến, tuổi thọ của các máy bay Su-33 trong trang bị Hải quân Nga sẽ hết vào năm 2015. Sau đó, nền tảng của không quân tiêm kích trên hạm Nga, theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, sẽ là các máy bay tiêm kích MiG-29К.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Nga bất ngờ tuyên bố sẽ đóng tàu sân bay




Bắt đầu từ năm 2016, Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) Nga sẽ khởi động chương trình thiết kế và đóng tàu sân bay cho Hải quân Nga.


Thông tin trên được Tổng Giám đốc OSK, ông Roman Trotsenko khẳng định trước các phóng viên của Hãng tin Interfax. Đây là thông báo mới nhất trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố của quan chức Nga trước đó.

Trước đây, Phó Thủ tướng Nga Sergay Ivanov cho biết, trong chương trình chế tạo mua sắm vũ khí giai đoạn 2011-2012 không có kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay. Với tổng ngân sách quốc gia gần 20 tỷ rúp, Nga sẽ chú trọng vào quá trình đẩy nhanh sản xuất các loại tàu ngầm.

Cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov tuyên bố, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay.



“Đô đốc Kuznetsov” - Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga


Tháng 12/2010, các hãng thông tấn của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, hiện nay Nga soạn thảo các tài liệu kỹ thuật – thiết kế để đến năm 2012 sẽ bắt đầu đóng 4 tàu sân bay mới.

Thông tin về việc Nga đang tiến hành thiết kế tàu sân bay mới xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, tiến độ thiết kế đang trong giai đoạn nào vẫn chưa được công bố.

Trong trang bị của Hải quân Nga hiện nay chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất “Đô đốc Kuznetsov” được đóng theo dự án 1143.5 “Krechet” vào năm 1985. Tàu sân bay này thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, được trang bị 12 trực thăng Ka-27 và 33 máy bay tiêm kích Su-33.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang