Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đô đốc Kuznetsov

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đô đốc Kuznetsov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đô đốc Kuznetsov. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Nga bất ngờ tuyên bố sẽ đóng tàu sân bay




Bắt đầu từ năm 2016, Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) Nga sẽ khởi động chương trình thiết kế và đóng tàu sân bay cho Hải quân Nga.


Thông tin trên được Tổng Giám đốc OSK, ông Roman Trotsenko khẳng định trước các phóng viên của Hãng tin Interfax. Đây là thông báo mới nhất trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố của quan chức Nga trước đó.

Trước đây, Phó Thủ tướng Nga Sergay Ivanov cho biết, trong chương trình chế tạo mua sắm vũ khí giai đoạn 2011-2012 không có kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay. Với tổng ngân sách quốc gia gần 20 tỷ rúp, Nga sẽ chú trọng vào quá trình đẩy nhanh sản xuất các loại tàu ngầm.

Cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov tuyên bố, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay.



“Đô đốc Kuznetsov” - Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga


Tháng 12/2010, các hãng thông tấn của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, hiện nay Nga soạn thảo các tài liệu kỹ thuật – thiết kế để đến năm 2012 sẽ bắt đầu đóng 4 tàu sân bay mới.

Thông tin về việc Nga đang tiến hành thiết kế tàu sân bay mới xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, tiến độ thiết kế đang trong giai đoạn nào vẫn chưa được công bố.

Trong trang bị của Hải quân Nga hiện nay chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất “Đô đốc Kuznetsov” được đóng theo dự án 1143.5 “Krechet” vào năm 1985. Tàu sân bay này thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, được trang bị 12 trực thăng Ka-27 và 33 máy bay tiêm kích Su-33.


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> 'Siêu tàu sân bay' mang tên Lenin



Hải quân Liên Xô đã gần chạm tay vào chiếc siêu tàu sân bay ngang ngửa với tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.



Là lực lượng hải quân hàng đầu thế giới về năng lực tác chiến, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chiếc Đô đốc Kuznetsov vẫn là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.

Mơ ước sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ngang ngửa với các tàu sân bay của Mỹ vẫn chỉ là mơ ước. Dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã chết yểu ngay trên xưởng đóng tàu, khi nó chưa kịp hoàn thành và chưa một lần được chạy thử.

Cội nguồn tham vọng
Năm 1988, Hải quân Liên Xô như được cởi tấm lòng khi Hội đồng nhà nước Liên Xô quyết định khởi đóng một tàu sân bay mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, tương đương với tàu sân bay lớp Nimizt của Mỹ. Tàu sân mới được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolayev ở Ukraine



Bản vẽ thiết kế của "Siêu tàu sân bay" Ulyanovsk.


Đồ án 1143,7 Ulyanovsk (đặt theo tên lãnh tụ cách mạng vô sản thế giới Lenin - V.I Ulyanovsk) mang theo bao kỳ vọng của Hải quân Liên Xô.

Thực chất là bản sửa đổi lại của Đồ án 1153 Orel trước đó đã bị hủy bỏ do chi phí tốn kém. Đây là một thiết kế lai giữa tàu sân bay lớp Nimizt và lớp Kuznetsov, boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh.

Trong đó, hai đường băng được thiết kế tương tự như cho các máy bay cất cánh bằng máy phóng hơi nước có trên tàu sân bay lớp Nimizt.

Hai đường băng còn lại làm theo kiểu "nhảy cầu" như trên chiếc Đô đốc Kuznetsov.


Siêu tàu sân bay này có 4 đường băng dành cho 2 kiểu cất cánh.Thông số cơ bản: Dài 324,6 mét, rộng 75,5 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, 79.000 tấn đầy tải. Thủy thủ đoàn 2.300 người.


Thiết kế mới này đã khắc phục được sự thiếu sót và hạn chế của tàu sân bay lớp Kuznetsov. Nó có khả năng triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn như các máy bay vận tải quân sự, hay máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.

Dự kiến, siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 tương đương với E-2 Hawkeyes của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, Ulyanovsk có thể chứa 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27 với nhà chứa máy bay có tới 3 thang máy, 1 ở bên mạn trái, 2 ở bên mạn phải.

Theo thiết kế, Ulyanovsk được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh, đúng trường phái Liên Xô với:

+ 12 tên lửa chống hạm tầm xa P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck);

+ 24 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa đối không đa kênh Shtil,

+ 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan,

+ 8 pháo bắn siêu nhanh AK-630.

Đồ án 1143,7 Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, lò phản ứng này hiện đang được sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov.

Hệ thống động lực của tàu gồm: 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000 mã lực. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.

Giấc mơ dang dở
Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, theo đó, đồ án 1143,7 Ulyanovsk cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngay thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập, tàu sân bay Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Một cuộc tranh cãi kịch liệt đã diễn ra giữa Nga và Ukraine về quyền sở hữu con tàu này. Ngày 4/2/1992, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine ra quyết định “khai tử" siêu tàu sân bay này, bất chấp những nỗ lực khẩn cấp của Nga để cứu vãn dự án.


Một trong những bức ảnh hiếm hoi về siêu tàu sân bay Ulyanovsk trước khi bị dỡ bỏ.


Siêu tàu sân bay chưa kịp hoàn thành đã bị tháo dỡ và bán sắt vụn, con tàu đã hoàn toàn biến mất vào năm 1994.

Theo một báo cáo được trích dẫn bởi Tạp chí quân sựJane’s, tại thời điểm bị dỡ bỏ, siêu tàu sân bay đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Hải quân Nga, con tàu mới hoàn thành được 45%, phía Ukraine tuyên bố con tàu mới hoàn thành 20% khối lượng công việc.

Năm 1994, người ta đã tìm thấy một số lượng lớn thép tấm từ con tàu được bán ra thị trường thế giới.

"Chết" cùng siêu tàu sân bay Ulyanovsk, dự án phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 cũng chịu chung số phận.

Giấc mơ dang dở của Đồ án 1143,7 Ulyanovsk chỉ là một phần trong hệ lụy kéo theo từ sự sụp đổ của Liên Xô, đẩy lực lượng hải quân hùng mạnh thứ 2 thế giới chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Nga sẽ còn phải chờ rất lâu nữa mới có thể chứng kiến một siêu tàu sân bay khác xuất hiện trong biên chế của hải quân mình.


[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> 'Đột nhập' căn cứ Không quân Hải quân Nga (kỳ 1)



[BDV news] Trung đoàn Không quân Hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải còn được biết đến với cái tên “Người hùng của Hạm đội Bắc Hải”.

Đơn vị này được thành lập ngày 15/09/1973 tại Sân bay Saki, thành phố Crimea (Ukraine). Đến năm 1976, Trung đoàn được chuyển về sân bay Severomorsk-3.

Trong hơn 30 năm phục vụ, Trung đoàn đã hai lần được tặng thưởng danh hiệu anh hùng bảo vệ nước Nga.

Trung đoàn 279 từng tham gia các cuộc tập trận như "Phương Tây-81", "Shield-82", hoàn thành 14 nhiệm vụ quân sự, quan trọng nhất đó là nhiệm vụ ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trên tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" vào các năm 1990, năm 2004-2005.



Phù hiệu của Trung đoàn Không quân Hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải.


Các phi công của đơn vị được công nhận là có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mục tiêu trên không ở tầm ngắn rất tốt. Trong các tình huống khó khăn và nguy hiểm nhất, các phi công thuộc Trung đoàn 279 đều làm chủ được tình hình.

Tuy nhiên, để đạt được những thành tích trong suốt những năm qua, đã có 11 phi công của trung đoàn hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, có cả người chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn, Đại tá Teoctist Matkovsky.

Đại tá Teoctist Matkovsky là phi công trong số những phi công tài giỏi thời Liên Xô, được đánh giá là một người có kinh nghiệm chiến đấu và điều khiển máy bay. Ngày 15/04/1977, trong khi điều khiển máy bay MiG-21U, một sự cố kỹ thuật xảy ra khiến máy bay gặp nạn, Đại tá Teoctist Matkovsky hy sinh. Ngay sau đó, ông được phong là Anh hùng Liên Xô. Hiện tại, chỉ huy Trung đoàn là Đại tá Đại tá Igor Matkovsky, ông là con trai của Anh hùng Teoctist Matkovsky (người chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn). Vào tháng 5/2010, ông được Tổng thống Nga ký nghị định sắc phong ông là Anh hùng Liên bang Nga.
Trang bị chính của Trung đoàn 279 là máy bay tiêm kích Su-33 và máy bay huấn luyện phi công hạ cánh trên boong tàu sân bay Admiral Kuznetsov Su-25UTG. Ngoài ra, Trung đoàn còn được trang bị máy bay chiến đấu Su-27UB, Yak-38 và Yak-38U.

Phần lớn số máy bay này được đưa vào biên chế từ giai đoạn 1993 – 1998. Theo dự kiến, đến năm 2012 Trung đoàn sẽ tiếp nhận máy bay tiêm kích-ném bom mới Mig-29K.

Máy bay chiến đấu Su-33
Su-33 là máy bay tiêm kích đa năng được biên chế cho các lực lượng Không quân và Hải quân Nga, trong đó Trung đoàn không quân hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải là đơn vị đầu tiên được biên chế loại máy bay này.

Đây là loại máy bay tấn công hiện đại và là phương tiện chiến đấu chủ lực của quân đội Nga.


Máy bay tiêm kích Su-33 trang bị cho Trung đoàn 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải.


Đầu năm 2000, Hạm đội Bắc Hải của Nga được biên chế 36 máy bay Su-33 trên tàu "Đô đốc Kuznetsov".

Hiện nay, để giải quyết các vấn đề trên không Su-33 có thể được coi là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới dựa trên những tính năng nổi trội.

Su-33 được đánh giá có khả năng tấn công tốt hơn máy bay tiêm kích F/A-18C/D trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Máy bay được trang bị radar hiện đại, tên lửa không-đối-không tầm xa AIM-54 Phoenix.

Việc nâng cao tính năng và hiện đại hoá máy bay chiến đấu đa năng Su-33 được coi là 1 trong 5 ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển Lực lượng Không quân Hải quân Nga trong những năm tới.

Máy bay chiến đấu Su-27UB
Su-27UB là biến thể cải tiến của máy bay chiến đấu siêu âm Su-27. Máy bay do hãng Sukhoi nghiên cứu và chế tạo.

Su-27UB thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985. Từ năm 1986-1998 Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng chế tạo hơn 120 máy bay biên chế cho các lực lượng.

Đối với việc chế tạo máy bay xuất khẩu, hãng đã phát triển một biến thể chỉ dành cho xuất khẩu là Su-27UBK.

Ngày 13/9/1987, Su-27 đã chứng minh khả năng tuyệt vời của nó khi bắn hạ máy bay do thám P-3B Orion của Na Uy theo dõi hoạt động quân sự của các hạm đội Nga ở khu vực biển Barent.


Máy bay chiến đấu Su-27UB.


Su-27 có hệ thống kiểm soát vũ khí cũng như chuyển hướng bay khá phức tạp, và là máy bay thiết kế 2 chỗ ngồi, do đó máy bay này còn được dùng cho nhiệm vụ tạo bay và chiến đấu.

Sự khác biệt chính của Su-27 là việc tổ chức của buồng lái hai chỗ ngồi dọc. Máy bay có trọng lượng rỗng 17.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30.500 kg. Máy bay SU-27UB sử dụng hai động cơ phản lực AL-31F.

Vũ khí trên máy bay gồm pháo và tên lửa, súng máy GSH-301 30 mm với 150 viên đạn. Máy bay có thể trang bị 6 tên lửa không - đối - không tầm trung và tên lửa các loại như P-27ER1, R-27ET1, P-và R-27ETE 27ERE…

Máy bay Su-25UTG
Máy bay huấn luyện và chiến đấu Su-25UTG do hãng Sukhoi nghiên cứu và phát triển, nó là sản phẩm kế thừa của dự án phát triển máy bay Su-28 bị đình hoãn.

Năm 1988, máy bay bay thử nghiệm lần đầu tiên, đây là máy bay huấn luyện hiện đại và hiệu quả nhất của Nga.

Năm 1990 máy bay được trang bị cho Trung đoàn 279 của Hạm đội Bắc Hải Nga và bố trí trên tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov".

Su-25UTG được thiết kế để huấn luyện phi công kỹ thuật cất cánh và hạ cánh, ngắn cất cánh tại đường băng ngắn, nghiêng dốc, và đường băng không bằng phẳng.


Máy bay huấn luyện và chiến đấu Su-25UTG.


Đặc điểm chính của Su-25UTG không khác biệt so với máy bay đào tạo chiến đấu của Su-25UB.

Máy bay có chiều dài 15,53m, chiều cao là 5,2m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 17.600 kg. Máy bay được tích hợp 2 động cơ phản lực R-95SH, máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 1000 km/h, trần bay thực tế của Su-25UTG là 7 km.

Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 Mig-29K
Mig-29K là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Phòng thiết kế Mikoyan của Nga thiết kế và chế tạo, bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô từ năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Mỹ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.

Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 chiếc trong số đó để xuất khẩu. Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD/chiếc.

MiG-29 được xuất khẩu cho Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Cuba, Cộng hòa Séc, Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ấn Độ, Iran, Iraq, Malaysia, Myanmar, Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Syria, và Yemen. Các nước thuộc Liên Xô trước đây như Belarus, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan…


Mig-29K là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 của Nga.


Biến thể nguyên gốc của MiG-29K với hệ thống điện tử cải tiến chỉ dành cho Lực lượng vũ trang Nga. Máy bay được trang bị vũ khí cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30 với 100 viên đạn.

Ngoài ra, máy bay còn được trang bị, tên lửa không - đối - không tầm ngắn R-73 (AA-11 "Archer"), tên lửa R-60 (AA-8 "Aphid").

MiG-29B nguyên bản có thể mang bom thông thường và tên lửa không điều khiển. Những phiên bản nâng cấp có khả năng mang được bom dẫn hướng bằng laser và bom dẫn hướng quang học, cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang