Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chính phủ Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Lễ nhậm chức Tổng thống của Putin

Buổi lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin vừa kết thúc, sau khi bắt đầu lúc 11h Moscow (tức 14h theo giờ Việt Nam), được tường thuật trực tiếp trên 6 kênh truyền hình Nga.


Buổi lễ diễn ra bên trong và xung quanh điện Kremlin và kéo dài gần hai tiếng. Các hoạt động chính của lễ nhậm chức diễn ra khá đơn giản, hoàn tất trong một giờ. Ông Putin được trao các biểu tượng cho quyền lực Tổng thống như cờ, huy hiệu và một bản Hiến pháp Nga và va ly hạt nhân.

Buổi lễ bắt đầu bằng việc duyệt đội danh dự. Sau đó, ông Putin tuyên thệ ngắn gọn rằng sẽ phục vụ tổ quốc. Ông tuyên bố: “Với quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga, tôi xin thề tôn trọng và bảo vệ quyền lợi và sự tự do của nhân dân”.

Cuối buổi lễ là 30 loạt đại bác, đánh dấu sự khởi đầu cho nhiệm kỳ mới của ông Putin.



http://nghiadx.blogspot.com


Buổi lễ ước tính tốn 26 triệu ruble (tương đương 18 tỉ đồng) với 3.000 quan khách tham dự là các lãnh đạo bộ, ngành, các thống đốc, nhà ngoại giao… Đáng chú ý là có cả sự góp mặt của cựu Thủ tướng Italy Berlusconi, cựu Tổng bí thư Gorbachev...

Tham gia buổi lễ, họ được phục vụ rất nhiều cao lương mĩ vị và tất nhiên không thể thiếu rượu vodka, champagne…



Tường thuật trực tiếp lễ nhậm chức.


Tiểu sử tân Tổng thống Nga

Ông Vladimir Putin sinh ngày 7/10/1952 trong gia đình công nhân tại Leningrad (từ năm 1991 đổi tên thành Saint-Peterburg). Từ nhỏ, ông ham thích thể thao và ưa xem những bộ phim về các chiến sĩ tình báo.

Năm 1975, ông tốt nghiệp ngành Luật quốc tế tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Leningrad. Theo sự phân công ông nhận công tác trong cơ quan an ninh quốc gia.

Năm 1984, ông học tập tại Trường Cao cấp của KGB (nay là Trường Tình báo đối ngoại), theo chuyên ngành các nước nói tiếng Đức.

Năm 1985, ông công tác tại CHDC Đức cho đến cuối năm 1989, làm Giám đốc Nhà Hữu nghị Xô-Đức ở Dresden.

Trở lại Saint-Peterburg, ông Putin thành cố vấn của Chủ tịch Hội đồng thành phố Anatoly Sobchak, người mà ông quen biết khi còn ở trường ĐH. Từ năm 1994 ông Vladimir Putin là phó Chủ tịch chính quyền Saint-Peterburg. Ở cương vị này, ông phụ trách các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư, hợp tác với các công ty nước ngoài và thành lập các công ty liên doanh.

Năm 1992 ông rời KGB với hàm trung tá quân dự bị.

Tháng 8/1996, ông chuyển đến Moscow, trở thành Phó của ông Pavel Borodin phụ trách công việc trong Phủ Tổng thống Nga, sau đó đứng đầu Cơ quan kiểm soát chính của Phủ Tổng thống Liên bang, thay thế người tiền nhiệm Aleksei Kudrin ở chức vụ này.

Tháng 7/1998, ông được chỉ định làm Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang, đồng thời từ tháng 3/1999 ông trở thành Thư ký Hội đồng An ninh Nga.

Đến tháng 8/1999, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 31/12/1999, sau khi Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin từ chức trước thời hạn, ông Vladimir Putin trở thành Quyền Tổng thống.

Ngày 26/3/2000, nhận được sự ủng hộ của 52,94% cử tri Nga, ông Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống LB Nga.

Ông Putin nhậm chức nguyên thủ quốc gia ngày 7/5/2000.

Ngày 14/3/2004 ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 2 với 71,31% số phiếu cử tri.

Tháng 4/2008, ông được bầu làm Chủ tịch đảng “Nước Nga thống nhất”. Tuy nhiên ông Putin chưa bao giờ gia nhập đảng.

Ngày 7/5/2008 ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Nga.

Từ ngày 8/5/ 2008 cho đến 6/5/2012 ông Putin là Thủ tướng Chính phủ Nga.

Mùa thu 2011 ông Vladimir Putin được đảng “Nước Nga thống nhất” giới thiệu tranh cử Tổng thống.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4/3/2012, ông Vladimir Putin giành chiến thắng với kết quả nhận được 63,6% phiếu bầu của cử tri Nga.

Ông Vladimir Putin là Tiến sĩ Kinh tế, thông thạo tiếng Đức và tiếng Anh,

Ông Putin là kiện tướng thể thao về võ Sambo và Judo, ưa thích môn trượt tuyết trên núi.

Ông Putin kết hôn và có hai người con gái. Thú cưng của gia đình là chú chó labrador được đặt tên là Koni.


Đây sẽ là nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của ông Putin trong vai trò Tổng thống. Lần này, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin sẽ kéo dài 6 năm, thay vì 4 năm như trước kia.

Với sự trở lại của "người đàn ông quyền lực nhất nước Nga", nhiều người đặt câu hỏi Vladimir Putin của năm 2012 có gì khác so với hồi 2000-2008?

Câu hỏi này chỉ có câu trả lời xác đáng khi thế giới chứng kiến các quyết sách và hành động của ông Putin trong các động thái cụ thể.

Tuy nhiên, vẫn có điểm mọi người thấy ngay đó là mối quan tâm đặc biệt của ông Putin đối với châu Á trong chính sách đối ngoại hiện nay của mình.

Theo đó, trong nhiệm kỳ tới, Putin chắc chắn sẽ duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, củng cố vị thế của Moscow tại Trung Á, thu xếp những gì còn lại ở chiến trường Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, ngăn ngừa một cuộc chiến hoặc khủng hoảng xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, và hòa nhập hơn nữa vào mạng lưới Đông Á đầy sôi động về kinh tế.

Cùng lúc đó, ông Putin vẫn rất muốn củng cố vai trò của Nga tại châu Âu, đồng thời, ông không có vẻ gì là sẽ 'nhún nhường' Mỹ và NATO trong kế hoạch đặt hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu.

Loạt bài viết của ông Putin trước kỳ bầu cử có tiêu đề "Nước Nga và thế giới đang biến chuyển" đăng trên tờ Moscow News đã dội một gáo nước lạnh lên những người nào nghĩ rằng ông Putin sẽ có quan điểm mềm mỏng về một số vấn đề quốc tế then chốt trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 tới đây.

Hệ quả là, một số nhà phân tích tin rằng sau khi Putin trở lại một cách ngoạn mục, họ sẽ lại nhìn thấy một nhân vật vẫn cứng rắn và không thỏa hiệp như vậy trên chính trường quốc tế như hai nhiệm kỳ trước đó của ông - từ năm 2000-2008.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

>> Ông Putin chính thức làm ứng cử viên Tổng thống Nga



Đề xuất trên dường như chấm dứt những thông tin lưu truyền hàng tháng trời.


Hôm nay (24.9), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề xuất ông Vladimir Putin làm ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử năm 2012, gần như đảm bảo chắc chắn rằng ông Putin sẽ trở về văn phòng sau 4 năm thôi giữ chức vụ này.

Ông Medvedev đã đưa ra đề xuất trên trong một bài phát biểu trước quốc hội Liên bang Nga. Ngay sau đó, ông Putin, hiện đang làm Thủ tướng, đã có một bài nói dài về những thay đổi, những chính sách mà ông thấy cần thiết cho nước Nga. Trong đó có một đề nghị gây ngạc nhiên rằng những người giàu có nước Nga nên trả thuế cao hơn những công dân bình thường khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Nga Putin


Thuế thu nhập đồng đều có hiệu lực trong thời gian ông Putin làm tổng thống từ 2000 đến 2008 được khen ngợi rộng rãi vì đã cải thiện được việc thu thuế. Tuy nhiên, đề xuất thu thuế cao hơn đối với người giàu có dường như phản ánh sự bất mãn về khoảng cách lớn giữa người giàu có và hàng triệu người dân vẫn sống trong nghèo đói hay gần như vậy.

Đề xuất trên dường như chấm dứt những thông tin lưu truyền hàng tháng trời về việc không biết ông Medvedve có tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 hay đứng ra một bên vì người kế nhiệm mạnh mẽ của mình.

Ông Putin trở thành thủ tướng Nga năm 2008 sau 2 nhiệm kỳ làm tổng thống, ông đã phải bước sang một bên do giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp, tuy nhiên, chính trị gia quyền lực và nổi tiếng nhất Nga này đã được nhiều người dự đoán là sẽ trở về điện Kremlin.

Ông Medvedev chỉ được cho là một nhân vật trông nom, với cương vị tổng thống, ông đã kêu gọi sự cải thiện trong hệ thống tòa án không thực tế của Nga và những nỗ lực chống lại nạn tham nhũng, tuy nhiên, những nỗ lực của ông tạo ra được ít kết quả rõ ràng.

Hôm nay, ông Medvedev cho biết sẽ tiếp tục những nỗ lực cải cách của mình và ám chỉ rằng ông sẽ ở lại trong chính phủ sau cuộc bầu cử tổng thống chưa xác định ngày này.

Theo những thay đổi về hiến pháp, kỳ hạn của tổng thống trong năm 2012 sẽ là 6 năm thay vì 4 năm. Nếu thắng cử, ông Putin sẽ ở vào vị trí quyền lực gần như không thay đổi.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

>> Nga mất gì nếu ngừng bán vũ khí cho Syria?



Người Mỹ thúc giục Nga chấm dứt bán vũ khí cho chế độ Asad mà không đưa ra điều gì thay thế.



http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng T-72 của Quân đội Syria.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của báo chí: “Chúng tôi muốn Nga ngừng bán vũ khí cho chế độ của Asad. Trước đây Washington đã nhiều lần đề nghị việc này với ban lãnh đạo Nga".

Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov trả lời phỏng vấn báo Izvestia: “Người Mỹ đã tuyệt đối không đưa ra đề nghị gì bù đắp khi thúc giục Moscow dừng bán vũ khí cho Syria. Một lần nữa họ lấy lí do có vẻ chính đáng định giải quyết vấn đề hoàn toàn của mình – kể cả trong lĩnh vực cạnh tranh trên thị trường vũ khí”.

Syria đứng đầu danh sách mua vũ khí Nga ở Cận Đông về quy mô. Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Igor Korotchenko cho biết, giai đoạn từ 2011 đến 2014 Moscow và Damascus đã ký hợp đồng giá trị khoảng 600 triệu USD. Theo ông này, tổng các hợp đồng đang đàm phán cho thời gian trước mắt được đánh giá khoảng 3 – 4 tỷ USD.

Ngoài việc đàm phán về việc mua 2 tàu ngầm diezel, 50 máy bay tiêm kích đa năng MiG-29SMT và 75 máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak– 130, Syria bày tỏ nguyện vọng muốn mua tổ hợp tên lửa phòng không S– 300, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander–E, xe tăng T– 90S và các tàu phóng tên lửa tấn công.

Đồng thời nước này cũng đã đề cập đến các hợp đồng hiện đại hoá số vũ khí thời Liên Xô đã cũ, cụ thể các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần S– 125 Petrora và xe tăng T– 72.

Theo chuyên gia này, hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria luôn là mối quan tâm đặc biệt của tình báo Mỹ và Israel. Họ cũng lo lắng vì hiệp định bán 4 tổ hợp tên lửa chống tàu Bastion được ký năm 2007.

Mỹ và Israel cố chứng minh rằng loại vũ khí này phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, rằng nó có thể rơi vào tay các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Nhưng ông Korotchenko cho rằng điều này không phù hợp với thực tế: "Damascus đã đưa ra văn bản xác nhận người sử dụng cuối cùng – văn bản này đảm bảo là vũ khí này chỉ được khai thác trên lãnh thổ Syria. Ngoài ra, hiệp ước dự kiến Nga có quyền kiểm tra cơ sở triển khai các tổ hợp này".

Nếu thực hiện mong muốn của Wasshington thì theo Pukhov, Nga không chỉ mất mấy cả tỷ USD, mà sẽ đánh mất hẳn uy tín của nhà cung cấp vũ khí tin cậy ở Cận Đông.

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng Nga xuất khẩu sang Syria là các vũ khí công nghệ cao cần để kiềm chế Israel. Nếu phương Tây nói về việc ban lãnh đạo vi phạm quyền con người, đàn áp đối lập thì chính xác là những việc này được tiến hành không phải bằng các tổ hợp hiện đại như Bastion hay Iskander–E.

Các nguồn tin của báo Izvestia ở Bộ Ngoại giao Nga cho biết: Trả lời mỗi mong muốn của Hillary Clinton là sự bày tỏ kính trọng quá mức.

Trước đây ít lâu, theo phương pháp chính thức, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov tuyên bố: “Liên quan đến tình hình chính trị nội bộ ở Syria hiện nay, dù đang rất phức tạp, chúng tôi không thấy các dấu hiệu chứng tỏ chính quyền mất sự kiểm soát tình hình chung. Xuất phát từ nhận định đó, Nga tiếp tục hành động phối hợp với nước này. Kể cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện các thoả thuận đã đạt được”.

Theo thứ trưởng, khi quyết định bán loại vũ khí nào đó, Nga luôn cân nhắc cả trách nhiệm quốc tế của mình, cả tình hình nước mua và tình hình khu vực nói chung. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp hợp tác với Syria, sự hợp tác hoàn toàn nhằm củng cố khả năng phòng thủ của nước này.

Cũng về vấn đề này, báo Kommersant viết: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các quốc gia tăng áp lực lên chế độ của Tổng thống Syria Bashar Asad đang tiếp tục đàn áp khốc liệt phe đối lập.

Wasshington kêu gọi Moscow dừng bán vũ khí cho Syria. Lời kêu gọi này đặt Moscow trước một lựa chọn khó khăn – Damascus là thị trường lớn nhất cho vũ khí Nga ở Cận Đông và đảm bảo 10% tổng xuất khẩu vũ khí. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phá bỏ hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria đe doạ làm Nga mất các hợp đồng trị giá tới 3,8 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander E.


Ngoại trưởng Mỹ hôm thứ 5, khi trả lời hàng truyền hình Mỹ CBS đã tuyên bố cần mở rộng liên minh quốc tế chống Tổng thống Syria Bashar Asad. “Điều chúng ta thật sự phải làm là tăng áp lực lên tổng thống Bashar Asad trong lĩnh vực dầu khí. Châu Âu phải làm nhiều hơn theo hướng này. Chúng tôi muốn Trung Quốc và Ấn Độ có những bước đi của mình, vì những nước này là những nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng của Syria. Chúng tôi cũng muốn Nga dừng bán vũ khí cho chế độ của Asad," bà Clinton nói.

Khi kêu gọi Nga chấm dứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria, Ngoại trưởng Clinton đã đụng đến vấn đề rất nhạy cảm đối với Moscow. “Trong điều kiện trừng phạt đã được thực hiện đối với Libya và Iran, hiện nay Syria là thị trường lớn nhất của vũ khí Nga ở Cận Đông”, chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko giải thích cho báo Kommersant.

Theo ông này, tính đến đầu năm 2011 tổng đặt hàng của chế độ của Tổng thống Asad đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là 3,5–3,8 tỷ USD. Trung bình Damascus một năm sẵn sàng mua của Nga vũ khí giá 500 triệu USD. Như vậy, Syria đảm bảo cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng khoảng 10% giá trị xuất khẩu và là khách hàng nước ngoài thứ năm sau Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam và Angeria.

Theo Konstantin Makienko, gần 40% tổng đặt hàng của Syria là của Tập đoàn MiG. Đó là 24 máy bay sẽ được bán trong các năm 2012– 2013, chuyên gia này bổ sung.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev sang Syria hồi tháng 5 (ngay khi đó cũng đã có tuyên bố về việc hợp đồng mua các tổ hợp pháo – tên lửa phòng không "Áo giáp" 1S, người đứng đầu ngành hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Mikhail Dmitriev đã nói đến hợp đồng mua máy bay MiG– 29 của Damascus).

Trong báo cáo của Tập đoàn MiG về kết quả làm ăn năm 2010 có chỉ rõ, là năm ngoái các hợp đồng với Bộ Quốc phòng Syria đã mang lại hơn 3,483 tỷ Rub– Damascus đã là khách hàng lớn nhất của Hãng, vượt qua Ấn Độ, Yêmen và bộ Quốc phòng Nga.

Đến cuối năm, MiG còn nợ Syria 951,4 triệu Rub. Nhưng nợ tín dụng của Damascus tính đến cuối năm còn 4,08 tỷ. Ngoài ra, trong báo cáo có ghi nhận khoản tín dụng 155 triệu Euro do Ngân hàng Nga Sberbank mở để thực hiện hợp đồng đã ký tháng 11/2006 với Syria.

Trong khuôn khổ các hợp đồng với MiG thì Syria là một trong những khách hàng lớn nhất cả trong các báo cáo của công ty đại chúng (OAO– công ty cổ phần mở) “Phụ tùng máy bay” (Aviazapchast) và nhà sản xuất động cơ công ty đại chúng “Xí nghiệp chế tạo máy Moscow mang tên Vladimir Chernyshov.

Ngoài ra, trong số các văn bản của các nhà xuất khẩu vũ khí Nga là công ty đại chúng và do đó phải công bố báo cáo hàng năm, có dấu vết của các hợp đồng khác với Syria. Cụ thể, trong báo cáo năm 2010 của Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật có ghi, là trong các năm 2011– 2012 công ty phải bán cho Syria tên lửa chống tầu Kh–35E (là các tên lửa có thể lắp cho MiG– 29) với tổng giá trị 37,13 triệu USD (khoảng 5,5% giá trị các hợp đồng đã được ký kết).

Báo cáo năm 2010 công ty “Trung tâm khoa học sản xuất liên bang “Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật vô tuyến Hạgorod”” (Nizhny Novgorod) có ghi đã nhận yêu cầu bán trạm rađa sóng mét cơ động 1L119 (Sky-IED). Cuối cùng trong các báo cáo có đánh giá về các hợp đồng triển vọng với Damascus.

Báo cáo của “Tổ hợp khoa học sản xuất ELARA mang tên G. A. Iliyenko” có nói về triển vọng bán cho Syria 24 máy bay đa năng Su– 35. Báo cáo của công ty “Kamov” về khối lượng thị trường cho máy bay lên thẳng Ka– 226T đến năm 2025 ở Cận Đông được đánh giá là 130 chiếc (Syria là thị trường chính trong khu vực này).

Hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga và Syria đã từng dẫn đến bê bối quốc tế. Thực ra, khi đó, Israel là người phản đối chính các vụ làm ăn. Cụ thể, kế hoạch bán cho Damascus các tổ hợp tên lửa bờ “Bastion” trang bị tên lửa chống tầu Yakhont đúng 1 năm trước đã buộc thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi điện thoại cho đồng nghiệp Nga Vladimir Putin đề nghị không thực hiện vụ làm ăn đã dự định.

http://nghiadx.blogspot.com

Israel "ngày đêm mất ăn mất ngủ" vì thương vụ Yakhont giữa Nga và Syria.


Theo giả thiết của Tel– Aviv, vụ làm ăn này dường như đã được phê duyệt trong khuôn khổ hiệp ước giữa Moscow và Damascus về hợp tác kỹ thuật quân sự dự kiến mở rộng cảng Tartous của Syria để phục hồi căn cứ cho các tầu Hải quân Nga. Và năm 2005 trong quan hệ Nga – Israel đã nổ ra vụ bê bối rất giống liên quan dự định của Nga bán cho Syria một vũ khí rất mới – các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật chính xác cao “Iskander– E”. Khi đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng từ bỏ vụ làm ăn này.

Moscow vẫn chưa hề có phản ứng trước lời kêu gọi của Hillary Clinton. Hôm qua 12/8/2011 Bộ Ngoại giao Liên bang Nga và “ Rosoboronexport không bình luận tin này. Cách đây không lâu Nga luôn kiên quyết chống lại bất cứ sự trừng phạt nào đối với Syria.

Tại hội nghị thượng đỉnh G–8 ở Dovila, Tổng thống Dmitry Medvedev đã tuyên bố: “Trong quan hệ với Syria, tôi không ủng hộ nghị quyết tương tự như nghị quyết đã được thông qua đối với Libya, thậm chí ngay cả khi các bạn bè đề nghị”.

Tuy nhiên mấy tháng gần đây lập trường của Nga đã có những thay đổi rõ rệt. Đầu tháng 8, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã khắc phục được sự bế tắc nhiều tháng khi thông qua nghị quyết về Syria lên án hành động của chế độ Bashar Asad. Nghị quyết này là kết quả thoả hiệp giữa phương Tây và nhóm các thành viên Hội đồng Bảo an bao gồm cả Nga kiên trì không để can thiệp vào Syria theo kịch bản Libya.

Và nó đã đạt được sự thoả hiệp sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đồng ý theo yêu cầu khẩn khoản của Nga và Trung Quốc chấp nhận phương án “giảm nhẹ” của văn kiện – tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an, là văn kiện khác với nghị quyết phải bắt buộc thực hiện ở chỗ không nhất thiết đưa ra biện pháp trừng phạt Syria.

Và sau đó Tổng thống Dmitry Medvedev còn đi xa hơn. Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí Nga và Gruzia được công bố ngày 0\5/ 8 ông đã cho biết là nếu bạo lực ở Syria không chấm dứt thì sau tuyên bố của Hội đồng Bảo an có thể sẽ có những biện pháp kiên quyết hơn. “Nếu ông ta (Bashar Asad)– chú thích của báo Kommersant) không làm được điều đó, ông ta sẽ gặp phải số phận đáng buồn. Cuối cùng thì chúng tôi cũng buộc phải ra những quyết định nào đó”, Tổng thống Nga nhận định.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin chắc rằng quyết định đồng ý với đề xuất của Mỹ và hạn chế bán vũ khí cho Syria đối với Kremli là hết sức không đơn giản. Konstantin Makienko cho rằng: “Do đồng ý trừng phạt Iran tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã mất không dưới 5– 7 tỷ USD, nếu tính cả các mất mát gián tiếp thì tổng có thể tới 13 tỷ USD. Đối với Libya chúng ta đã mất thêm 4 tỷ USD nữa. Nếu lại có một đòn tương tự thì ngành này khó mà vượt qua được”.

Tổng biên tập tạp chí “Nga trong chính sách toàn cầu” Fyodor Lukyanov trả lời báo Kommersant: “Việc từ bỏ các hợp đồng với Iran và Syria đã gây nên sự không hài lòng nghiêm trọng của ban lãnh đạo tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Thêm vào đó những việc như vậy phá hoại lòng tin đối với Nga của các khách hàng vũ khí tiềm năng, họ sẽ đi tìm những nhà cung cấp có tính nguyên tắc hơn”.


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> 'Việt Nam là đối tác kỹ thuật - quân sự chính của Nga'



Phó Trưởng ban về Hợp tác quốc phòng Nga Alexander Formin khẳng định việc Nga sẽ không điều chỉnh kế hoạch hợp tác kỹ thuật - quân sự trong năm 2011.


“Mặc dù có một số yếu tố tiêu cực song Nga sẽ không điều chỉnh số lượng trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật - quân sự của năm 2011”, theo báo cáo của Phó Trưởng ban về Hợp tác kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga Alexander Fomin tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Quốc tế Paris lần 49.

“Các kế hoạch là phải đạt được hiệu quả cao hơn chỉ số của năm 2010 nhưng chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các sự kiện ở một số nước Arab, tuy nhiên kế hoạch sẽ không thay đổi", ông nói.



Nga có ý định xâm nhập thị trường vũ khí Châu Phi, Mỹ Latinh.


Ông Fomin nêu tên các đối tác chính của Nga trong việc hợp tác kỹ thuật - quân sự đó là Ấn Độ, Việt Nam, Algeria, Venezuela và Trung Quốc.

Đồng thời, ông cũng thừa nhận “những sự kiện trong một số các quốc gia Arab không phải không ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch hợp tác với họ”.

Ông Fomin cho ITAR-TASS biết thêm, trong trường hợp này “có những thị trường chúng ta đã bỏ quên như châu Phi, nơi đó cần thiết phải quay trở lại”.

Phát biểu về khu vực Mỹ la tinh, ông nói rằng “Chúng ta cũng cần phải khai thác một cách triệt để tiềm năng của thị trường Mỹ Latin nơi mà trong những năm gần đây đã được “phát hiện”, đặc biệt Uruguay và Argentina”.

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Tàu chiến Nga sẽ lắp hệ thống phòng không mới



Tổ hợp tên lửa phòng không Pantsyr-M sẽ được trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của Nga. Tổ hợp này được phát triển dựa trên một hệ thống phòng trên đất liền.

Hải quân Nga sẽ nhận được tổ hợp phòng không Pantsyr-M mới để trang bị trên các tàu chiến. Hệ thống này được phát triển dựa trên hệ thống tên lửa đặt trên đất liền Pantsyr-S1.

“Pantsyr-M sẽ thay thế cho hệ thống phòng không Kortik và sẽ được lắp đặt trên tất cả các lớp tàu chiến mới của Nga”, ông Alexander Zhukov – quan chức cao cấp của phòng nghiên cứu KBP phát biểu.



Nga liên tiếp cho xuất xưởng những hệ thống tên lửa "khủng".


Theo ông Zhukov, Chính phủ Nga đang cân nhắc khả năng xuất khẩu hệ thống Pantsyr-M ra nước ngoài.

Theo dự kiến, phiên bản xuất khẩu Pantsyr-ME mất từ 3-5 giây để theo dõi và phá hủy 4 mục tiêu cùng lúc.

Tầm xa của tên lửa là 20km và có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao từ 2m tới 15km. Súng phòng không có tầm bắn là 4km và có khả năng phá hủy mục tiêu ở độ cao tối đa là 3km.

[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Nga tuyên bố không 'chứa chấp' ông Gaddafi



Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergey Lavrov tuyên bố nước này không sẵn sàng chấp nhận thủ lĩnh Libya tị nạn. Khả năng giải pháp cho cuộc chiến ở Libya xem ra còn xa vời.

Cộng tác viên chủ chốt của Viện kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại IMEMO Georgy Mirsky nói với báo Izvestia: “Khó có khả năng đại tá Gaddafimột lúc nào đó đề nghị Nga hay một nước lớn nào đó cho phép tị nạn”. Theo ông, thường người ta chọn những nước nhỏ hơn để làm việc đó.

Hãy nhớ lại trường hợp của Quốc Vương Iran cuối cùng. Ông này đã không được Hoa Kỳ chập nhận sau cách mạng năm 1979 nên buộc phải “lang bạt” khắp thế giới. Do đó, nếu Gaddafi sẽ tìm nơi sống những ngày cuối đời, chắc là ông ta sẽ tìm một nước châu Phi nào đó. Hơn nữa, Libya đã từng giúp đỡ đáng kể cho nhiều nước trên lục địa này.

Dù ông Gaddafi không có ý định tị nạn và nhiều lần tuyên bố sẽ "tử thủ tới cùng", hành động khước từ của chính quyền Nga được ông Georgy Mirsky nhận định là "cố gắng giải quyết mọi chuyện trước khi nó xảy ra".



Tổng thống Gaddafi liệu có chọn giải pháp từ chức đi tị nạn không trước sức ép ngày càng lớn của Phương Tây.


Ông Sergey Lavrov cũng lưu ý là Nga không công nhận Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya do những người chống lại chế độ cầm quyền lập nên. Đề nghị này đã được đưa ra tại hội nghị Nhóm tiếp xúc về Libya ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Nga sẵn sàng công nhận Hội đồng như là một bên đàm phán. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Cận Đông hiện đại ở Saint Petersburg Gumer Isaev nói: “Hội đồng dân tộc chuyển tiếp là tổ chức bù nhìn, nó không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, và nếu công nhận nó là đại diện của toàn bộ Libya thì là không hợp pháp”.

Ông Georgy Mirsky cho rằng: “Phương Tây công nhận Benghazi. Nga thì đang gắng đứng trên cuộc tranh cãi, vì vậy nên nói về hai phía đàm phán. Tuy nhiên, khó có ai ở Libya lại đánh giá cao điều này. Gaddafi sẽ bảo là Moscow đã công nhận những kẻ chống ông ta, còn ở Benghazi thì mọi người lại nói chúng ta không ủng hộ họ hoàn toàn như phương Tây”.

[BDV news]


>> Vai trò của Mistral trong Hải quân Nga



Phía Nga tuyên bố: Hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.

Dưới đây là bài phân tích của Tiến sĩ Kirill Nourzhanov – Giảng viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Arabvà Hồi giáo, ĐH quốc gia Australia – về vấn đề này:



Tiến sĩ Kirill Nourzhanov.

Ngày 17/6/2011, Nga và Pháp ký hợp đồng mua bán 2 tàu sân bay trực thăng đổ bộ lớp Mistral với trị giá lên tới 1,2 tỷ euro (tương đương 1,7 tỷ USD). Những chiếc tàu đầu tiên sẽ được giao vào năm 2014 và đợt hai là vào năm 2015.

Thương vụ này là kết quả của 3 năm đàm phán song nó đã gây ra nhiều tranh cãi, cả trong và ngoài nước Nga.

Ở trong nước, những lời chỉ trích tập trung vào mức chi phí cao đáng nghi ngờ. Một số nhà bình luận của cho rằng các dự án, vận động hành lang cá nhân của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ vì mục tiêu chính trị chứ không thực sự nhằm xây dựng hệ thống quốc phòng quốc gia.

Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen cũng chỉ trích Pháp, dù là một thành viên của NATO nhưng “đã phớt lờ mối nguy hiểm hiển hiện trước mắt, bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga có những bước đi thù địch đối với Mỹ, thậm chí là với các nước châu Âu”.

Chính phủ Georgia và Latvia cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.

Tuy nhiên một cách nhìn mới đây cho thấy các hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.

Nga đã bắt tay vào một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng nhằm mục đích 70% vũ khí và các trang thiết bị quân sự sẽ được hiện đại hóa vào năm 2020. Hải quân cũng không nằm ngoài kế hoạch này.

Trong 2 thập kỉ qua Nga chỉ mua 4 tàu mặt nước dựa trên những thiết kế từ thời Liên Xô. Trong 10 năm từ 2010 - 2020, quốc gia này sẽ nhận khoảng 50 tàu mới.

Hồi tháng 12/2009, Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố rằng đây sẽ là “một bước đột phá về chất lượng trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự”. Việc mua tàu Mistral chắc chắn sẽ tăng cường tiềm lực quân sự cốt lõi của Nga.

Mistral là một thiết kế của Pháp khá thông dụng. Nó kết hợp các tình năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại.

Dự kiến, tàu Mistral sẽ được lắp ráp tại Brest với khoảng 20 - 40% các bộ phận được sản xuất bởi các nhà thầu Nga. Cũng nằm trong nội dung thỏa thuận mua bán giữa Nga và Pháp lần này Moscow đã có giấy phép xây dựng 2 tàu nội địa tương tự trong tương lai.

Vai trò của Mistral trong Hải quân Nga

Hai chiếc tàu Mistral đầu tiên sẽ được giao cho Hạm đội Thái Bình Dương – Hạm đội đang được phát triển thành lực lượng mạnh nhất của Hải quân Nga và cũng là bộ phận quan trọng của Bộ tư lệnh Chiến dịch Chiến lược Miền Đông thành lập năm 2010.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga chịu trách nhiệm về vũ khí, trong những năm tới hệ thống thông tin chiến đấu SENIT-9 mới là nhu cầu cần thiết chứ không phải là khả năng chiến đấu.

Tàu Mistral sẽ hoạt động như một tàu dẫn dường cho các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời kiểm soát hoạt động của các tàu nổi, tàu ngầm, phòng thủ ven biển từ Vladivostok đến Chukotka.

Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra thông tin chi tiết về việc triển khai chiến thuật và nhiệm vụ cụ thể của các tàu Mistral. Không có gì bất ngờ khi những chiếc tàu này sẽ bảo vệ quần đảo Nam Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản.

Năm 2010, ông Medvedev đến thăm quần đảo Nam Kuril và đã rất sửng sốt khi phát hiện ra lực lượng Nga tại khu vực này vẫn đang vận hành những thiết bị cũ kĩ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt quần đảo Kuril, tàu Mistral còn bảo vệ các cơ sở hạ tầng dầu khí, tuần tra các tuyến đường thương mại, phòng chống các hoạt động cướp biển và khủng bố, tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực biển tiềm ẩn nguy cơ núi lửa phun trào và sóng thần.

Nga sẽ không sử dụng Mistral để mở rộng tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi vùng Viễn Đông. Dấu hiệu của sự khôi phục hải quân Nga không phải là sự thách thức đối với Mỹ. Trong thực tế, Nga đã tạm ngưng vận hành các tàu tuần dương hạng nặng hay những “sát thủ tàu sân bay” chuyên biệt.

Triển khai tàu Mistral ở Thái Bình Dương còn nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Kể từ thời Gorbachev, Nga đã cẩn trọng tránh không nhắc tới Trung Quốc như một kẻ thù quân sự tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ hiếm hoi.

Năm 2009, Tham mưu trưởng Quân đội Nga khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đã nói: “Nếu chúng ta nói về phía Đông, ngay sau đó có thể là một đội quân hàng triệu người chiến đấu với những cách tiếp cận truyền thống ”.

Cuộc tập trận Vostok của Nga hồi tháng 6/2011 chính là một phản ứng cho những mối đe dọa từ phía Đông chưa được gọi tên đích xác. Đây là sự kiện quân sự lớn nhất của Nga kể từ năm 1991 đến nay.

Nga không thể cạnh tranh với Trung Quốc về lực lượng mặt đất thông thường. Nga sẽ dựa vào tiềm lực vũ khí hạt nhân và hải quân mạnh mẽ để đối phó với mối đe dọa tiềm năng Bắc Kinh ở vùng Siberia và vùng Viễn Đông.

[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga



Ra đời sớm nhất trong các hạm đội thuộc Hải quân Nga, với trang thiết bị vũ khí ngày càng hiện đại, Hạm đội Thái Bình Dương được coi là lực lượng cơ động chiến lược.


Lực lượng này sẽ giúp Moskva duy trì lợi ích và tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á – Thái Bình Dương.

Ngày 21/5/1731, Thượng viện Nga quyết định thành lập đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk với nhiệm vụ ban đầu là bảo vệ bờ biển, hải đảo và thám hiểm ở vùng Viễn Đông. Đây chính là tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh ngày nay.

Vươn dài ảnh hưởng

Căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Dù chủ yếu đứng chân trên địa bàn châu Á – Thái Bình Dương, nhưng có thể nói nhiệm vụ của Hạm đội Thái Bình Dương được xác định rõ ràng trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược luôn ở tình trạng sẵn sàng cho hành động răn đe.
Thứ 2, bảo vệ các khu kinh tế và trung tâm công nghiệp, chặn đứng những hoạt động phi pháp.
Thứ 3, đảm bảo an toàn giao thông hàng hải.
Thứ 4, triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của Chính phủ trên các vùng biển thế giới như tham gia tập trận chung quốc tế, gìn giữ hòa bình...

Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng ngân sách 650 tỷ USD vừa được Moskva công bố tháng 3 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương được nhận tới ¼ ngân sách mua sắm trang thiết bị.

Theo đánh giá của giới phân tích, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là muốn chứng tỏ rằng họ vẫn có lợi ích quốc gia ở những khu vực địa chiến lược thuộc châu Á – Thái Bình Dương.



Hải quân Nga tập trận ở Thái Bình Dương.


Thực tế cho thấy: Hạm đội Thái Bình Dương được đặc biệt quan tâm để vươn dài tầm ảnh hưởng của Moskva không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà trên toàn cầu. Vì thế, tính đến tháng 5/2010, hạm đội này đã được biên chế các đội tàu hiện đại và hùng mạnh nhất: 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược, 5 tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, 8 tầu ngầm thông thường (trong đó có 6 tầu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636), 1 tầu tuần dương mang tên lửa điều khiển Varyag, 2 tầu tuần dương, 8 tầu khu trục lớn, 7 tầu tên lửa nhỏ và 32 tầu chiến hoạt động gần bờ...

Ngày 27/3, hãng tin RIA còn loan báo rằng: tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov của Hạm đội phương Bắc năm 2013 có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Không quân hải quân trong biên chế của hạm đội Thái Bình Dương có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142 Bear F, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 May và máy bay IL-38. Phòng không trên bờ là những tên lửa S-300P hiện đại.

Những “quả đấm thép"

Với khả năng bí mật và triển khai nhanh chóng, tấn công mạnh mẽ và bất ngờ từ dưới đại dương đến các mục tiêu trên biển và đất liền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đội tầu ngầm nguyên tử được coi là “quả đấm” thép của hạm đội.

Chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hệ thống định vị sonar cực mạnh và vũ khí có độ chính xác cao. Đội tàu này liên tục có mặt ở những vùng biển khác nhau trên đại dương, sẵn sàng tác chiến ngay lập tức như một mũi chủ công chiến lược.



Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk.



Trong số đó, tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2 thuộc dự án 667BDR Kalmar.

Được đưa vào biên chế trong hạm đội từ năm 1979, với thủy thủ đoàn 130 người, tàu Petropavlovlovsk có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý/giờ trên mặt nước và 24 hải lý/giờ dưới nước, với độ sâu tối đa 560m và liên tục trong 90 ngày.

Vũ khí cơ bản trên tàu là 16 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn, 16 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M.

Còn tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở những vùng biển nước nông. Loại tàu ngầm, chuẩn bị được biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, này được ví như “sát thủ vô hình” dưới biển, bởi nó là một trong những loại tàu ngầm diesel êm nhất thế giới. Nó có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần trước khi bị đối phương phát hiện.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch biên chế tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất Bulava. Sau lần phóng thử thành công thứ 15 gần đây, Bulava đã được quyết định sản xuất hàng loạt.

Biểu tượng sức mạnh

Trong lực lượng tàu mặt nước hùng hậu của Hạm đội TBD đáng gờm nhất là kỳ hạm Varyag mang tên lửa có điều khiển. Được coi là biểu tượng sức mạnh trên mặt biển không chỉ của hạm đội mà còn cả hải quân Nga, Varyag bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương năm 2008.



Kỳ hạm Varyag.



Với tư cách là chiến hạm hạng nhất, tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo NTAO) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Các tham số về mục tiêu trong hành trình bay được hiệu chỉnh thông qua việc kết nối dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không những thế, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F với số lượng lên đến 64 quả. Hệ thống tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở 40km.

Ngoài ra còn có một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác.
Hải quân Nga là một trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới với hơn 140.000 quân nhân và 600 tàu chiến. Chiến lược mới của Hải quân Nga là tập trung ngân sách cho việc mua sắm trang bị theo hướng loại bỏ các tàu mặt nước quá cũ, tăng cường khả năng chiến đấu của các tàu tuần dương hạng nặng chạy bằng động cơ hạt nhân mang tên lửa chiến lược (TARKR), tàu ngầm chiến lược...

[BDV news]


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> 'Bức màn sắt' bên bờ biển của Nga



Tổ hợp tên lửa bờ biển “Vũ hội-E” do Phòng thiết kế chế tạo máy (Moscow) sản xuất theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga.


Mục đích Hải quân Nga đặt hàng chế tạo “Vũ hội-E” là để thay tổ hợp tên lửa bờ biển đã quá lạc hậu “Rubez” đang biên chế.

Từ khi ra đời, “Vũ hội-E” đã trải qua nhiều các cuộc thử nghiệm thành công, đặc biệt cuộc thử nghiệm quốc gia vào tháng 9/2004.

Theo một số nguồn tin, tổ hợp này đã được đưa vào trang bị cho hải quân Nga năm 2008.


"Vũ hội-E" thử nghiệm trên chiến trường năm 2004


“Vũ hội-E” dùng để kiểm soát lãnh hải và các vùng eo biển, bảo vệ các căn cứ hải quân, các công trình và cơ sở hạ tầng ven bờ, bảo vệ các khu vực ven biển trước sự xâm nhập từ hướng biển của đối phương.

Tổ hợp bảo đảm khả năng sử dụng trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp ban ngày lẫn ban đêm, tự động dẫn hướng sau khi phóng, đặc biệt trong điều kiện bị đối phương chế áp hoả lực và sử dụng các phương tiện chế áp vô tuyến điện.



Mô hình "Vũ hội-E" tại Triển lãm năm 2009


Tổ hợp tên lửa bờ biển “Vũ hội-E” là hệ thống cơ động, được bố trí trên cơ sở khung xe MAZ 7930, tương tự khung xe của hệ thống tên lửa phòng không S-300P.

Hệ thống gồm 2 sở chỉ huy điều khiển và liên lạc cơ động, 4 bệ phóng tự hành, các tên lửa đối hạm loại Kh-35E (3М-24E) được lắp đặt trong container vận chuyển – phóng.

Sở chỉ huy bảo đảm trinh sát mục tiêu, chỉ thị mục tiêu và phân bố tối ưu giữa các bệ phóng.

Các kênh xử lý tín hiệu radar chủ động và thụ động của tổ hợp cho phép thực hiện chiến phát hiện mục tiêu một cách linh hoạt, trong đó có cả các mục tiêu bí mật.

Ngoài ra, nó còn có thể bí mật sục sạo, phân loại và bám các mục tiêu mặt nước ngay cả trong điều kiện nhiễu chủ động và thụ động.



Xe vận chuyển - phóng


Bệ phóng và xe vận chuyển - phóng có thể được bố trí ở trận địa bí mật ở cự ly cách xa bờ biển.

Vị trí chiến đấu của tổ hợp dù bố trí cách xa bờ biển và có thể bị bị nhiễu bởi các chướng ngại vật tự nhiên hoặc nhân tạo trên hướng bắn nhưng tổ hợp vẫn không bị hạn chế và giảm khả năng.

Tên lửa có thể bắn riêng lẻ hoặc theo loạt từ bất kỳ bệ phóng nào. Tổ hợp có khả năng nhận các thông tin tác chiến từ các sở chỉ huy khác và các phương tiện trinh sát, chỉ thị mục tiêu bên ngoài.

Số lượng tên lửa khi bắn loạt có thể lên tới 32 quả. Nhờ vậy, 1 loạt bắn có khả năng bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ trước sự tấn công tổng lực của các đội tàu, lực lượng đổ bộ bờ biển của đối phương.


Tên lửa Kh-35E có thể bắn riêng lẻ hoặc theo loạt từ bất kỳ bệ phóng nào

Xe vận chuyển – phóng thuộc thành phần của tổ hợp cho phép tiến hành các bắn loạt tiếp theo chỉ trong khoảng thời gian từ 30-40 phút.

Hệ thống điều khiển các phương tiện tác chiến của tổ hợp thực hiện nhiệm vụ nhờ việc sử dụng các phương pháp truyền tất cả các loại thông tin bằng kỹ thuật số, sử dụng hệ thống liên lạc tự động, xử lý thông tin, bảo mật thông tin.

Tổ hợp được trang bị thiết bị nhìn đêm, thiết bị dẫn đường, thiết bị kết nối trắc địa và định hướng. Nhờ vậy, tổ hợp luôn bảo đảm thay đổi một cách nhanh chóng vị trí phóng sau khi hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến, cũng như tiến hành cơ động đến vùng tác chiến mới. Thời gian triển khai tổ hợp đến vị trí mới 10 phút.

Hệ thống phòng thủ bờ biển “Vũ hội-E” với nòng cốt là tên lửa đối hạm đa năng Kh-35E (3M-24E) nếu được tích hợp trên các tàu tuần tiễu hoạt động gần bờ và các phương tiện đường không có khả năng bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật - chiến dịch trong khi lại tiết kiệm tối thiểu về mặt kinh tế.

Hiện nay, “Vũ hội-E” đã được sản xuất hàng loạt, có nhiều tiềm năng cải tiến và bổ sung phát triển đạt hiệu quả hơn.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật

Cự ly tiêu diệt: đến 120km
Cự ly bố trí cách bờ biển: 10km
Số lượng tên lửa bố trí trong mỗi bệ phóng tự hành và xe vận chuyển phóng: 8 quả
Thời gian bắn loạt mới: không quá 3 giây
Vận tốc cơ động tối đa: 60 km/h (đường nhựa), 20 km/h (đường lầy lội)
Trọng lượng tên lửa: 620kg
Tổng số cơ số đạn tác chiến: đến 64 tên lửa
Nguồn nhiên liệu dữ trữ hành trình: không ít hơn 850 lít

[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Tàu hộ tống tàng hình Soobrazitelny của Hải quân Nga




Nga vừa ra mắt chiếc tàu hộ tống Soobrazitelny, thuộc lớp Steregushchy (project 20380) tại St. Peterburg.


Nga vừa ra mắt chiếc tàu hộ tống Soobrazitelny, phiên bản mới nhất của lớp Steregushchy (dự án 20380) tại Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế diễn ra tại St. Peterburg từ 29/6 cho đến 3/7/2011.

Tàu hộ tống thuộc project 20380 có khả năng tiêu diệt tàu nổi, tàu ngầm và máy bay của địch, đồng thời thực hiện pháo kích hỗ trợ cho các nhiệm vụ đổ bộ.

Nhờ ứng dụng công nghệ tàng hình trong thiết kế, tàu có thể hấp thụ sóng radar, giảm tín hiệu âm thanh, từ trường... giảm tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.

Nga có kế hoạch sở hữu tới 30 tàu lớp này để bảo vệ khu vực bờ biển cũng như các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ và khí đốt, đặc biệt tại biển Đen và Baltic.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án 20380 đã được đưa biên chế trong hạm đội Baltic của Nga vào tháng 10/2008.

Mỗi tàu hộ tống loại này có lượng giãn nước là 2.000 tấn, tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, và thủy thủ đoàn bao gồm 100 người.



Tàu hộ tống lớp Steregushchy tại St. Peterburg


Có khoảng 300 công ty đến từ 25 quốc gia khác nhau sẽ tham gia Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế (IMDS-2011) lần thứ 5.

Trong số các sản phẩm được giới thiệu tại triển lãm có 15 tàu chiến của hải quân Nga và 3 tàu chiến nước ngoài: khinh hạm FGS Hamburg của Đức, khinh hạm HMS Van Amstel của Hà Lan và khinh hạm USS Carr của hải quân Mỹ.

Chương trình triển lãm trên sẽ có các màn trình diễn bắn đạn pháo từ 10 tàu chiến và có màn biểu diễn của các phi đội tiêm kích, trực thăng và phương tiện bay không người lái (UAV).

[BDV news]


>> Nga bất ngờ tuyên bố sẽ đóng tàu sân bay




Bắt đầu từ năm 2016, Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) Nga sẽ khởi động chương trình thiết kế và đóng tàu sân bay cho Hải quân Nga.


Thông tin trên được Tổng Giám đốc OSK, ông Roman Trotsenko khẳng định trước các phóng viên của Hãng tin Interfax. Đây là thông báo mới nhất trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố của quan chức Nga trước đó.

Trước đây, Phó Thủ tướng Nga Sergay Ivanov cho biết, trong chương trình chế tạo mua sắm vũ khí giai đoạn 2011-2012 không có kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay. Với tổng ngân sách quốc gia gần 20 tỷ rúp, Nga sẽ chú trọng vào quá trình đẩy nhanh sản xuất các loại tàu ngầm.

Cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov tuyên bố, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay.



“Đô đốc Kuznetsov” - Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga


Tháng 12/2010, các hãng thông tấn của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, hiện nay Nga soạn thảo các tài liệu kỹ thuật – thiết kế để đến năm 2012 sẽ bắt đầu đóng 4 tàu sân bay mới.

Thông tin về việc Nga đang tiến hành thiết kế tàu sân bay mới xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, tiến độ thiết kế đang trong giai đoạn nào vẫn chưa được công bố.

Trong trang bị của Hải quân Nga hiện nay chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất “Đô đốc Kuznetsov” được đóng theo dự án 1143.5 “Krechet” vào năm 1985. Tàu sân bay này thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, được trang bị 12 trực thăng Ka-27 và 33 máy bay tiêm kích Su-33.


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Azerbaijan lần đầu phô diễn sức mạnh của tổ hợp S-300PMU-2




Tại lễ diễu binh quân sự ở Baku diễn ra hôm 26/6 vào Ngày Lực lượng Vũ trang cũng như kỷ niệm 20 năm ngày độc lập của nước cộng hòa Azerbaijan, lần đầu tiên những tổ hợp tên lửa hiện đại S-300PMU-2 mua của Nga được phô diễn sức mạnh, hãng tin APA cho hay.

Theo Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga (TsAMTO), việc Nga cung cấp nhanh như vậy tổ hợp S-300PMU-2 cho Azerbaijan vì chúng đã có sẵn trong Lực lượng Vũ trang Nga, hoặc là đây là những hệ thống mới vốn được sản xuất để cung cấp cho Iran. Trong trường hợp sản xuất những tổ hợp này theo tiến độ bình thường thì việc cung cấp cho Azerbaijan (tính theo thời gian sản xuất) thì có thể được thực hiện sớm nhất vào năm 2012-2013.



Theo những thông tin không chính thức, hợp đồng cung cấp 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 đã được ký kết vào tháng 8/2010.

Ngoài S-300, tham gia cuộc diễu binh này, riêng lực lượng không quân của Azerbaijan đã điều động 35 máy bay trực thăng, 22 phản lực cơ chiến đấu cũng nhưng máy bay ném bom để tham gia màn biểu dương lực lượng.

Theo nguồn tin không chính thức, hợp đồng cung cấp cho Azerbaijan 24 trực thăng Mi-35M đã được ký vào năm 2010.

Nếu thông báo của hãng tin APA phù hợp với thực tế, có thể cho rằng lô trực thăng đầu tiên Mi-35M được cung cấp từ kho vũ khí có sẵn của Bộ Quốc phòng Nga. Tiến độ cung cấp Mi-35M cho Azerbaijan (tính theo ngày ký hợp đồng và thời gian sản xuất) – năm 2012-2014.

Đáng lưu ý trong buổi diễu binh quân sự là lời phát biểu của Tổng thống Azebaijan Ilham Aliyev. Trong bài diễn văn của mình, ông đã nêu bật tiềm năng và sức mạnh của quân đội nước này, đồng thời tuyên bố “nếu năm 2003, ngân sách quốc phòng của nước này là 160 triệu USD thì trong năm 2010 – 2,150 tỷ USD, và trong năm nay, con số này sẽ đạt 3,3 tỷ USD”.

Theo Tổng thống Ilham Aliyev, “ngân sách quốc phòng hiện nay của Azebaijan cao hơn 50% tổng ngân sách quốc gia Armenia”.

Tổng thống Ilham Aliyev cho biết đây là cuộc duyệt binh thứ 3 kể từ khi Azerbaijan tuyên bố độc lập vào đầu những năm 1990. Trước đó, vào năm 1992 và 2008, quân đội Azerbaijan cũng đã tổ chức hai cuộc diễu binh lớn nhưng quy mô không bằng lần này. Theo báo chí quốc tế, đây là cuộc diễn binh quân sự lớn nhất, hoàng tráng nhất trong lịch sử.

[Vitinfo news]


Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

>> Nga, Pháp nối lại đàm phán mua tàu đổ bộ Mistral



Nga và Pháp vừa ký một nghị định thư ngày 10/6 về việc Nga mua tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral của Pháp.


Hãng thông tấn Rian của Nga dẫn lời một nguồn tin thân cận cho biết Nga và Pháp vừa ký một nghị định thư ngày 10/6 về việc Nga mua tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral của Pháp. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là hợp đồng chính thức giữa 2 bên.

Theo Rian, 2 chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên trong hợp đồng giữa Nga và Pháp được Pháp đóng với giá 1,7 tỷ USD.

Theo đó, tàu đổ bộ lớp Mistral được đóng ở Pháp sẽ trang bị hệ thống thông tin chiến thuật hải quân SENIT-9 theo tiêu chuẩn của NATO và hệ thống chỉ huy hạm đội SIC-21. Tuy nhiên, Pháp vẫn chưa đồng ý bán cho Nga giấy phép sản xuất hệ thống SENIT-9 cũng như SIC-21.



Nga tiến gần đến tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp.


Trước đó, chính phủ Nga phải thay thế toàn bộ đội ngũ đàm phán của mình với Pháp trong tháng 5 và bắt đầu việc đàm phán lại từ đầu.

Các chuyên gia tin rằng, các vấn đề nảy sinh trong quá trình đàm phán về hợp đồng gây tranh cãi này chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc thỏa hiệp giữa 2 chính phủ.

Tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral dài 199m, lượng giãn nước hơn 21.000 tấn. Mistral có khả năng chở 450 – 900 lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 70 xe thiết giáp, 16 trực thăng hạng trung hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí.



[BDV news]



Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Putin, Medvedev và một nước Nga thực sự hùng mạnh!





Tổng thống Nga Medvedev và Thủ tướng Putin

Người ta đồn đoán và lo sợ về cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra hiện nay ở nước Nga khi xuất hiện những tuyên bố bất đồng của "Bội đôi quyền lực nhất Putin - Medvedev". Điều này chưa hẳn đã xấu. Có đấu tranh sẽ có phát triển. Vấn đề ở chỗ, bất đồng giữa 2 người quyền lực nhất nước Nga sẽ là tốt nếu xuất phát đầu tiên từ lợi ích sống còn của quốc gia Nga, nhân dân Nga; nhưng sẽ là khôn lường nếu một trong 2 người đặt mục tiêu cá nhân lên sau lợi ích đất nước!

Putin và Medvedev - Sự khác biệt là tất yếu!

Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Nhưng sự khác biệt về quan điểm giữa cựu luật sư Medvedev, 43 tuổi và cựu điệp viên KGB Putin, 56 tuổi, là rất tất yếu và rõ ràng. Trong thời gian làm Tổng thống từ năm 2000 tới 2008, ông Putin đã biến Kremlin thành trung tâm của đời sống Nga, với việc Nga tái khẳng định vị thế trên trường quốc tế nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Không một vấn đề lớn nào có thể được quyết định mà không có ý kiến của Tổng thống.


Medvedev bắt đầu với một quan điểm khác biệt. “Một hệ thống nơi mọi thứ được quyết định tại Kremlin không phải là lý tưởng” - ông từng nói vậy với các thống đốc tỉnh, rõ ràng là tương phản với phong cách tập trung quyền lực của Putin. Ngôn từ dân túy của Putin đã giúp ông giành được sự yêu mến của những công dân Nga bình thường, còn phong cách luật sư của Medvedev lại mang đến những ngôn từ đầy chất quy phạm pháp luật.

Trái ngược với Putin, người thường bị xúc cảm chi phối khi chống lại các phần tử ly khai Chechnya hoặc những quan chức có tham vọng về chính trị, ông Medvedev có vẻ thực dụng hơn trong các quyết định.

"Họ là những đối tác tốt, chia sẻ các quan điểm về tương lai của Nga song có một sự khác biệt lớn về kinh nghiệm, phong cách và quan điểm liên quan tới cách quản lý", một quan chức Nga nhận định sau khi được hỏi về những tin đồn gần đây về sự rạn nứt giữa ông Medvedev và Putin.

Khi Vladimir Putin nói về việc khôi phục sự vĩ đại của nước Nga, ông đã nêu ra một tầm nhìn sâu sắc trong thế kỷ 20 về việc sử dụng sức mạnh nhà nước, khả năng quân sự và sự dồi dào dầu lửa để khiến thế giới phải tôn trọng.

Còn học trò của ông, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, lại nói về việc xây dựng "một thành phố đổi mới" ở ngoại ô Skolkovo của Moscow, nơi nhà nước sẽ để những khối óc giỏi nhất của quốc gia tự do theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của "nền kinh tế tri thức" trong thế kỷ 21.

Tầm nhìn của Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi thứ mà ông gọi là sự phụ thuộc "nhục nhã" vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ.

Cả Putin lẫn Medvedev đều tin rằng nhà nước có thể giải quyết các vấn đề của Nga - nhưng trong khi Putin xem bộ máy hành chính của Nga hiện nay như nguồn sức mạnh của ông, thì Medvedev xem nó như trở ngại (nạn tham nhũng) cho việc tạo ra một nền kinh tế hậu dầu lửa.

Kể từ khi nhậm chức đến nay (7/5/2008), Tổng thống Nga luôn coi chống quan liêu và tham nhũng là ưu tiên hàng đầu. Việc thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Phủ Tổng thống là minh chứng rõ nhất cho nhận xét kể trên.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh hoàn thiện mọi hoạt động trong Bộ Nội vụ (24/12/2009). Dư luận coi đây là quyết định quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quan liêu và tham nhũng đang diễn ra khá phổ biến ở Nga hiện nay.

Theo sắc lệnh ký ngày 24/12/2009, khoảng 20% nhân viên cảnh sát và 2 bộ phận trong Bộ Nội vụ phải "bị xóa sổ" - hàng ngàn cảnh sát sẽ nghỉ hưu bởi lực lượng này đã và đang bị chỉ trích vì tham nhũng, lạm quyền và liên quan tới tội phạm. Việc cắt giảm khoảng 50% nhân viên đang làm việc tại Bộ Nội vụ - từ 19.970 người xuống còn 10.000 người, Tổng thống Dmitry Medvedev hy vọng sẽ cải thiện và nâng cao đời sống của những nhân viên còn lại.

Từ đó, cuộc thanh lọc lực lượng cảnh sát diễn ra rất mạnh mẽ, quyết định cách chức nhân viên Bộ Nội vụ được ký “đều đặn”. Cuộc thay đổi nhân sự lớn nhất trong lịch sử Bộ Nội vụ kể từ đầu năm 1990 đã diễn ra khi ngày 18/2/2010, Tổng thống Nga đã ký quyết định cách chức 17 tướng, trong đó có 2 thứ trưởng Nội vụ; sau đó, ngày 25/2, Tổng thống đã ký sắc lệnh cách chức 7 viên tướng của Bộ Nội vụ; ngày 21/3, một sắc lệnh cách chức 6 viên tướng mang hàm Thiếu tướng của Bộ Nội vụ cũng được TT Nga ký trong khuôn khổ cuộc sát hạch để thực hiện chương trình cải tổ lực lượng Công an thành Cảnh sát Nga; sau đó ngày 01/4, có thêm 3 trung tướng, 8 thiếu tướng và 2 đại tá của Bộ Nội vụ bị cách chức; ngày 11/4, 4 thiếu tướng cảnh sát bị sa thải.

Mâu thuẫn mang tên Quyền lực

Việc xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt giữa ông Medvedev và ông Putin là điều rất không bình thường bởi suốt thời gian qua, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu nước Nga được đánh giá là rất gắn bó, thân thiết. Người ta luôn thấy hình ảnh Tổng thống và Thủ tướng Nga phối hợp ăn ý trong các hoạt động chính trị và vui vẻ, thân thiết trong các hoạt động cuộc sống bình thường. Mối quan hệ gắn bó này được xây dựng và củng cố từ khi ông Putin còn là Tổng thống Nga và ông Medvedev còn là một chính khách đuợc ít người biết đến.

Vào ngày 18/4, Thủ tướng Nga Vladimir Putin lên án Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra những nghị quyết về Libya là "sai lầm" và nói rằng " nó giống như một cuộc thánh chiến thời trung cổ." Một vài giờ sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ trích về những sự biểu hiện của một "cuộc thánh chiến" tại Libya, và gọi chúng là "không thể chấp nhận được". Từ đây, những đồn đoán về sự chia rẽ trong quan hệ “bộ đôi quyền lực” của sứ xử Bạch Dương đã xuất hiện.

Điều này càng thể hiện rõ hơn khi Thủ tướng Putin đã kêu gọi thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga để mở rộng thành phần cử tri ủng hộ cho đảng hồi giữa tháng 5/2011. Trong khi Putin tuyên bố Tổng thống Medvedev đã ủng hộ ý tưởng trên. Nhưng sau đó ông Medvedev không đưa ra sự ủng hộ, mà chỉ khẳng định rằng ông “đã hiểu các động cơ” sau động thái trên. Ông chỉ tuyên bố: “Tôi hiểu những động cơ của một đảng muốn duy trì sự ảnh hưởng trên khắp quốc gia. Một khối liên minh như vậy là hợp với luật pháp và hợp lý theo luật bầu cử”. Theo các chuyên gia, sáng kiến thành lập Mặt trận Dân tộc toàn nước Nga của ông Putin đang phá vỡ thế cân bằng trong "Bộ đôi Putin-Medvedev" và giảm bớt không gian chính trị của đương kim Tổng thống Dmitry Medvedev.

Diễn biến mới trên đang làm dấy lên những đồn đoán cho rằng, sắp có một cuộc đua gay cấn, kịch tính và nóng bỏng giữa ông Medvedev và ông Putin. Nhiều người tỏ ra rất thích thú với viễn cảnh này, bởi nó hứa hẹn sẽ là một trong những cuộc bầu cử hấp dẫn nhất thế giới.

Medvedev thực dụng vì một nước Nga hùng mạnh?

Không dễ gì để Medvedev có thể làm được những gì mình muốn trong suốt 3 năm qua. Nước Nga đang trải qua một thời kỳ khó khăn nghiêm trọng về kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10%, tỷ lệ lạm phát là 15%, thị trường chứng khoán Nga gần như sụp đổ, đồng ruple mất giá thảm hại và giá dầu lửa, nguồn thu chính của Nga, thì giảm tới 300%... Tất cả những khó khăn này đã khiến ông Medvedev không thể thực thi được kế hoạch cải tổ nước Nga mà nhờ nó ông đã thắng cử. Song xét trên nhiều khía cạnh, ông đã thay đổi được khá nhiều hình ảnh của nước Nga trong thế kỷ mới. Đó chính là một nước Nga cởi mở hơn và tự do hơn.

Trên sân khấu chính trị quốc tế, nhiều kế hoạch ông đưa ra như kế hoạch an ninh mới cho châu Âu và kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã bị coi là "mơ mộng" nhưng cái mà ông đã làm được lớn nhất sau chiến thắng ở cuộc chiến tại Nam Ossetia chính là xác lập lại một vị trí mới cho nước Nga trong thời kỳ mới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trong suốt một thời kỳ dài chìm ngập trong khó khăn kinh tế, nước Nga đã phải lặng lẽ chứng kiến phương Tây tìm cách lấn lướt ở Đông Âu, can thiệp vào sự bất ổn ở khu vực láng giềng thân cận của Nga và làm hao mòn vị trí đối trọng mà Liên Xô từng có trong một thế giới có xu hướng đơn cực hóa.

"Medvedev rất cần cơ sở quyền lực của chính ông và giờ ông phải giành được những người ủng hộ ở mọi ngóc ngách", Alexei Mukhin thuộc Trung tâm thông tin chính trị nhận định.

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, tuy tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã giảm đi ít nhiều, xuống còn 53% trong tháng 3/2011 nhưng ông vẫn là chính khách được người dân Nga yêu mến nhất. Đây là vị trí mà Thủ tướng Putin đã chiếm giữ liên tục trong nhiều năm nay. Vì vậy, nói về sự ủng hộ, có vẻ Thủ tướng Putin đang vượt qua Tổng thống Medvedev.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tình hình trong nước không thuận lợi cho Medvedev, ông đang suy nghĩ và tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài nhất là trong quan hệ với Mỹ, Phương Tây. Sau một thời gian dài chỉ trích hành động can thiệp quân sự của Phương Tây vào Libya, cuối cùng tại Hội nghị G8 diễn ra tại Pháp tuần trước, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bất ngờ tuyên bố “chính quyền của Tổng thống Gaddafi đã mất tính hợp pháp” và Nga có kế hoạch giúp ông này ra đi. Theo giới chuyên gia, lý do mà Tổng thống Nga thay đổi quan điểm là vì những lợi ích riêng của mình tại quốc gia Bắc Phi này, cũng như Nga không muốn tương lai của Libya chỉ do một mình Phương Tây quyết định. Và để tránh nguy cơ này, Nga đành phải nhảy vào. Bằng động thái này, Medvedev đã “ghi điểm” trong mắt Phương Tây. Mỹ coi việc Nga thay đổi quan điểm về Libya là một thắng lợi về ngoại giao. Việc Nga cuối cùng vẫn đứng về phía phương Tây trong vấn đề ở Libya chứng tỏ chính sách cài đặt lại quan hệ Nga-Mỹ dù tiến triển chậm nhưng rất vững chắc và "sự tốt đẹp trong quan hệ với Mỹ" có vai trò quan trọng đối với việc hiện đại hóa nền kinh tế Nga – chiến lược mà Tổng thống Medvedev đang theo đuổi.

Có một thực tế ai cũng nhận ra rằng, nước Nga hiện nay không thể hiện đại hóa - thậm chí là tồn tại - nếu thiếu đầu tư nước ngoài, thiếu kiều hối, thiếu công nghệ hiện đại mà những thứ này có được từ đâu - chỉ có thể là từ Phương Tây. Như vậy, việc Medvedev thân Phương Tây hơn Putin xem ra là điều cần cho nước Nga hiện nay. Nhưng thân ra sao, ở mức độ nào để nước Nga vừa phát triển đúng hướng vừa không quá phụ thuộc là điều cần phải bàn. Cách mà Medvedev đang làm có mang liệu hiệu quả đúng như mong muốn hay không? Liệu có "rủi ro" nào đang rình rập nước Nga ở phía trước hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải xác đáng.

Trên thực tế, mọi mối quan hệ dù gắn bó, thân thiết đến mấy cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng đâu đó. Và mối quan hệ của ông Putin và Medvedev cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi hai ông này có sự khác biệt về thế hệ, tính cách, quan điểm. Những người yêu mến ông Putin và ông Medvedev hầu hết tin rằng, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này vẫn tốt đẹp và họ sẽ quyết định vấn đề tranh cử vì lợi ích sống còn của nước Nga như họ vẫn thường tuyên bố chứ không vì lợi ích cá nhân khi nắm trong tay quyền lực cao nhất của một nước.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> Venezuela nhận lô vũ khí lớn từ Nga



35 chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 cùng hàng loạt trang bị vũ khí hạng nặng khác đã được chuyển giao cho Venezuela.


Theo đó, ngày 25/5/2011, một chiếc tàu hàng lớn của Nga đã hoàn thành việc bàn giao lô vũ khí lớn cho Venezuela tại cảng Puerto Cabello. Sau đó toàn bộ lô vũ khí này đã được chuyển đến khu vực Fuerte Paramakay.

Trong lô hàng vũ khí lớn này đáng chú ý có 35 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1, phiên bản xuất khẩu của T-72B.



Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 (Ảnh minh họa)


T-72B1 được trang bị pháo chính 125mm nòng trơn loại 2A46, súng máy đồng trục PKT 7,62mm, súng phòng không NSVT 12,7mm.

Tuy nhiên, T-72B1 xuất khẩu cho Venezuela không có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.

T-72B1 được trang bị giáp composite, chủ yếu ở phần nóc xe, phía trước và 2 bên hông tháp pháo. Ngoài ra có thể gắn thêm giáp phản ứng nổ ERA để tăng độ bảo vệ cho xe.

Ngoài 35 chiếc T-72B1, Venezuela còn nhận từ Nga các loại vũ khí bộ binh hạng nặng sau:

-16 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, được trang bị pháo 100mm loại 2A70, pháo đồng trục 30mm 2A72, cùng 3 súng máy 7,62mm, nhiều khả năng BMP-3 của Venezuela không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Arena.



Xe chiến đấu bộ binh BMP-3.


- 32 chiếc xe chiến đấu bộ binh BTR-80A, loại bánh hơi 8*8, được trang bị pháo 30mm loại 2A72, súng máy đồng trục PKT 7.62mm.

- 21 hệ thống pháo phản lực bắn loại 9K51 BM-21 Grad, biến thể này có khả năng đạt tầm bắn 40km.

- xe chỉ huy và quan trắc chiến trường cho các đơn vị pháo binh 1V152, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80A.

- 13 lựu pháo tự hành 2S23 120mm, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80. Tầm bắn tối đa đạt 12,8km,

2S23 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau, bắn đạn xuyên giáp với khả năng thâm nhập từ 600-650mm thép tấm ở cự ly 1000 mét. Bắn đạn có điều khiển bằng laser, tầm bắn 9km với xác xuất trúng đích từ 80-90%.



Lựu pháo tự hành 2S23 120mm. Ảnh: Military Today?


- 24 cối tự hành 2S12 Sani 120mm, được trang bị trên khung gầm xe GAZ-66, có tầm bắn tối thiểu là 500m, tối đa là 7,1km.

- Pháo phòng không tự hành ZSU-23-2 23mm, có trang bị radar dẫn hướng, tầm bắn hiệu quả khoảng 5km.

Bên cạnh các hệ thống vũ khí còn có một số xe tải 4,5 tấn loại Ural 43206, xe tải 6 tấn loại Ural 4320.

Tổng giá trị đơn hàng vũ khí này có giá trị lên đến 2,2 tỷ USD, hợp đồng mua bán này được thực hiện bằng một khoản vay ưu đãi mà Nga dành cho Venezuela.
[BDV news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> UAV Searcher II dành riêng cho thị trường Nga



Công ty Israel Aerospace Industries (Israel) đã công bố những hình ảnh đầu tiên về UAV Searcher II sản xuất riêng cho Bộ Quốc phòng Nga.


Flightglobal cho hay, việc lắp ráp các UAV Searcher II và BirdEye-400 đang được tiến hành, chẳng bao lâu nữa Israel sẽ chuyển giao sản phẩm cho bên đặt hàng (Nga).

Hiện nay, các thông số cũng như các đặc tính chi tiết về chiếc UAV mà Nga đặt hàng sản xuất vẫn chưa được tiết lộ.
Việc sản xuất và cung cấp các UAV Searcher II được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 400 triệu USD được hai bên ký năm 2010.

Theo điều kiện của hợp đồng, Nga sẽ nhận được các UAV Searcher II kèm theo tất cả các phụ kiện đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng nước này.

Theo số liệu của Flightglobal, sau khi nhận lô hàng UAV Searcher II đầu tiên, phía Nga sẽ đặt hàng mua thêm các phương tiện bay không người lái của Israel.



UAV Searcher II của Israel sản xuất riêng cho Nga

Ngày 13/10/2010, theo thông báo, Tập đoàn Oboronprom (Nga) đã ký hợp đồng với Công ty Israel Aerospace Industries mua các thành phần để lắp ráp UAV.

Các phương tiện thông tin đại chúng Israel đánh giá tổng giá trị hợp đồng này vào khoảng 300 triệu USD.

Theo kế hoạch của Nga, các UAV sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh tại Nhà máy trực thăng Kazan.

Tháng 4/2009, Nga đã mua của Israel 12 UAV BirdEye-400, I-View Mk150 và Searcher II trị giá 53 triệu USD.

Sau đó, Nga còn ký hợp đồng mua 36 chiếc UAV với trị giá hợp đồng lên tới 100 triệu USD. Vào tháng 4/2010, Nga mua thêm của Israel 15 UAV nữa.

Đặc điểm Searcher II

Searcher II, biến thể cải tiến của UAV Searcher, là UAV trinh sát chiến thuật do Công ty IAI Malat UAV Division sản xuất. Trong biên chế của Không quân Israel, UAV Searcher II có mật danh là Meyromit II.

Lần đầu tiên Searcher II được “trình làng” trong cuộc triển lãm tại Singapore vào tháng 2/1998. Searcher II được trang bị động cơ piston UEL AR 68-1000 công suất 83 mã lực với cánh quạt đẩy 3 cánh.



UAV Searcher II của Israel.

Nhiệm vụ chính của Searcher II là trinh sát chiến trường. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để kiểm soát các hoạt động tác chiến, chỉ thị mục tiêu và có thể đóng vai trò tấn công.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Searcher II được trang bị tổ hợp MOSP TV/FLIR giúp theo dõi mục tiêu bằng hình ảnh truyền hình thời gian thực hoặc hình ảnh ở các bước sóng hồng ngoại. Ngoài ra, Searcher II còn được lắp đặt thêm camera màu CCD.

UAV này có thể cất cánh tại một khu đất trống không cần chuẩn bị trước, với sự hỗ trợ của máy phóng khí nén hoặc máy gia tốc phản lực.

Loại UAV này được các lực lượng vũ trang Israel đưa vào trang bị tháng 6/1998 và được cung cấp cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Đài Loan, Thái Lan, Sri Lanka và Singapore. Tính đến nay, Israel đã xuất khẩu tất cả hơn 100 UAV.
[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Đặc nhiệm Nga suýt thủ tiêu Saakashvili



Gần 3 năm trước, toán đặc nhiệm của tình báo quân sự GRU và trung đoàn đặc nhiệm Bộ đội đổ bộ đường không Nga (VDV) đã chờ sẵn ở ngoại ô Tbilisi chỉ chờ lệnh là ra tay bắt giữ Tổng thống Gruzia, ông Mikhail Saakashvili

Bắt sống hoặc thủ tiêu

Chúng tôi đã có thông tin về vị trí, thời gian và lực lượng bảo vệ của “mục tiêu”. Nhiệm vụ đặt ra là tùy khả năng bắt giữ đối tượng hoặc tiêu diệt. Đồng thời phải tiến hành đánh lạc hướng để không có những chứng cớ trực tiếp về sự dính líu của Quân đội Nga vào vụ việc, một sĩ quan thuộc toán đặc nhiệm VDV tiết lộ.

Lính đặc nhiệm Nga đã sẵn sàng hành động ở ngay "trái tim" của Gruzia.

Các toán đặc nhiệm được bố trí trong các ngôi nhà dân ở ngoại ô thủ đô Gruzia. Các sĩ quan của GRU (Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga) được phối thuộc cho lực lượng đặc nhiệm liên tục theo dõi sự di chuyển của Tổng thống Gruzia bằng các phương tiện kỹ thuật.

Vào phút cuối cùng, khi tất cả đã sẵn sàng để các toán đặc nhiệm lên đường tới địa điểm tiến hành chiến dịch thì Moskva gửi tới lệnh hủy bỏ chiến dịch.

Các toán đặc nhiệm bí mật rời khỏi thành phố, quay về các địa điểm đóng quân tạm thời. Lực lượng của GRU quay về Nam Ossetia, đặc nhiệm VDV trở về căn cứ ở Gudautu, Abkhazia.

Lý lịch của ông Mikhail Saakashvili được cho là có nhiều khoảng tối khó hiểu.


Các toán đặc nhiệm Nga không phải là lực lượng duy nhất sẵn sàng tiến vào Tbilisi. Trong các đội hình chiến đấu của bộ đội xe tăng và lục quân Nga, các sĩ quan lúc đó đã nói toạc ra rằng, điểm dừng chân tiếp theo là thủ đô Tbilisi.

Các đoàn xe tăng đỗ chỉ cách Thủ đô Gruzia 3 giờ hành quân. Các bản đồ Tbilisi đã được phân phát, tiến hành huấn thị thêm và hiệp đồng chiến đấu giữa các kíp xe tăng.

Mối liên hệ với KGB?

Vì sao Moskva đã không dám đi đến cùng để lật đổ ông Saakashvili?

Ở đây, cần trở lại đôi chút quá khứ của Tổng thống Gruzia. Trong tiểu sử của ông ta có không ít những khúc quanh và khoảng trống bí ẩn.

Do Saakashvili không thể trụ lại Tbilisi, người cậu ruột là Timur Alasanya liền tìm cách đưa cháu vào học Đại học Quan hệ quốc tế, thuộc Đại học tổng hợp Kiev mang tên Т. Shevchenko, lò đào tạo chủ yếu các phiên dịch cao cấp cho Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương.

Hai bộ này chịu sự giám sát chặt chẽ của 2 tổng cục của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB phụ trách tình báo đối ngoại và an ninh nội địa - phản gián.

Không rõ, cơ quan nào đỡ đầu cho Mikhail Saakashvili. Chỉ biết, ông ta đã phục vụ 2 năm trong Bộ đội biên phòng KGB và rời quân ngũ với quân hàm binh nhất. Giống như ông cậu T. Alasanya, Mikhail ban đầu làm việc ở Bộ Ngoại giao Gruzia (thuộc Liên Xô), sau đó là ở trụ sở Liên Hợp Quốc.

Lúc đó, Moskva đã chán ngán Tổng thống Gruzia lúc đó là E. Shevardnadze, đồng thời cũng không thể tha thứ Shevardnadze vì tội làm tan vỡ Liên Xô. Vì thế, họ quyết định thay thế ông ta, vấn đề chỉ còn là ứng cử viên là ai. Cuối cùng, Saakashvili trẻ trung đã được lựa chọn.

Saakashvili dường như là “quân mình”, đồng thời cũng đã học ở Mỹ và Pháp. Vì thế, phương Tây cũng “OK” ứng cử viên này.

Ngoài ra, ông cậu của Saakashvili cũng lao vào vận động rất ráo riết cho cháu thông qua các quan hệ rất cao cấp trong Bộ Ngoại giao Nga. Thế là Mikhail bước lên ngai vàng.

Cuối cùng, Nga đã quyết định không xuống tay trừ khử ông Saakashvili trong cuộc chiến tháng 8/2008. Người ta cho rằng, các tổng thống Nga và Mỹ đã móc ngoặc thỏa hiệp với nhau về vấn đề này.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang