[BDV news] Tupolev là Viện thiết kế hàng không quân sự hàng đầu của Nga, đã chế tạo nhiều máy bay ném bom chủ lực còn hoạt động tới nay.
Andrei Tupolev là một trong những nhà thiết kế chế tạo máy bay vĩ đại nhất thế kỷ 20, Viện thiết kế mang tên ông là một trong những hãng chế tạo máy bay quân sự quan trọng nhất của Nga. Từ những năm đầu thành lập cho đến nay, Tupolev đã cho ra đời hàng trăm mẫu thiết kế, trong đó có những “pháo đài bay” chiến đấu đã và đang phục vụ trong Lực lượng không quân Nga. Dưới đây là một số máy bay ném bom của Quân đội Nga do Tupolev chế tạo: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 Những đầu năm nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Tupolev được giao nhiệm vụ thiết kế một máy bay ném bom bốn động cơ Tu-4. Vào giữa năm 1945, hãng đã đưa ra bản phác thảo mô hình máy bay Tu-4. Khi đó, Tu-4 được chế tạo dựa trên mẫu B-29 của Mỹ (thực tế là sự sao chép phiên bản B-29, Tu-4 còn có tên gọi khác là B-4). Tuy nhiên, để sao chép được B-29 phải có một công nghệ và thiết bị tiên tiến. Sau này, các nhà thiết kế của Liên Xô đã phải đi theo con đường của riêng mình và việc chế tạo thành công máy bay Tu-4 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của hãng Tupolev. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 có trọng lượng khoảng 32 tấn, phi hành đoàn gồm 11 người. Máy bay được trang bị 10 khẩu B-20E và NS-23, trọng lượng bom mang theo có thể lên tới 6 tấn, phạm vi hoạt động 5.100 km, vận tốc tối đa đạt 558 km/h với trần bay thực tế khoảng 11km. Máy bay ném bom tầm trung Tu-16 Vào năm 1954, hãng Tupolev đã tiếp tục chứng minh khả năng phát triển máy bay ném bom của mình bằng việc chế tạo 9 máy bay ném bom tầm trung Tu-16. Đây là loại máy bay có thể mang các loại tên lửa Їvozduh, cho phép tấn công cả mục tiêu cố định và di chuyển. Máy bay được trang bị 2 hai tên lửa hành trình COP-1 và được trang bị hệ thống tên lửa K-10. Đến năm 1959, Tu-16 tiếp tục được cải tiến bằng việc trang bị một hệ thống radar mới. Biên chế phi hành đoàn gồm 7 người, máy bay có chiều dài 34,8 m, chiều cao 4,10 m. Trọng lượng của máy bay là 37,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 79 tấn, tốc độ tối đa đạt được 1.050 km/h. Phạm vi hoạt động là 5.925 km, trần bay thực tế 15km. Hiện nay Tu-16 vẫn được sử dụng trong các đơn vị chiến đấu của Không quân Nga Máy bay ném bom siêu âm tầm trung Tu-22M Backfire Máy bay Tu-22M Blackfire là loại máy bay ném bom tầm trung của Nga, được phát triển dựa trên phiên bản Tu -22 trước đó. Những mẫu máy bay đầu tiên được trang bị cho lưc lượng Không quân và Hải quân Nga. Năm 1978, loại máy bay này được chuyển sang cho Lực lượng không quân ném bom hạng nặng 185 tại Poltava và cùng tham gia nhiệm vụ tại Afghanistan. Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M. Tu-22M Backfire vẫn được cho là máy bay ném bom quan trọng nhất trong lực lượng Không quân tầm xa của Nga, máy bay được trang bị động cơ mạnh hơn và được lắp đặt thêm nhiều loại vũ khí, phi hành đoàn gồm 4 người. Tu-22M Blackfire có chiều dài 39,6 m, chiều cao 10,8 m, trọng lượng máy bay là 54 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 130 tấn. Máy bay được trang bị hai động cơ Samara NK-25, vận tốc tối đa có thể lên tới 2.000 km/h, phạm vi hoạt động là 1.850km. Tu-22M Blackfire được trang bị một pháo 23mm và tên lửa Kh-22 (AS-4 Kitchen), thêm vào đó là 6 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Kh-15 (AS-16 kickback), tên lửa chống radar Kh-15P; Kh-31A/P (AS-17 Krypton) và tên lửa Kh-35 (AS-20 Kayak). Trọng lượng bom Tu-22 M có thể mang lên đến 3 tấn. Hiện, có khoảng 80 chiếc Tu-22 M nằm trong biên chế các lực lượng Hải quân trực thuộc Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương (trong đó chủ yếu là Tu-22M3). Sắp tới, Tu-22M2 và Tu-22M3 có thể được nâng cấp lên chuẩn Tu-245, với trang bị một radar mới và hệ thống tên lửa mới. Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear phục vụ quân đội Liên Xô từ năm 1956, cho đến nay phiên bản này vẫn là máy bay ném bom chủ lực của Không quân Nga. Hiện Nga có kế hoạch trang bị thêm tên lửa hành trình Kh-101 và tên lửa Kh-SD không đối đất trên Tu-95, để tăng cường khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao. Phi hành đoàn của Tu-95 gồm 7 người, máy bay có chiều dài 49,13 m. Trọng lượng của máy bay 91,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 185 tấn. Tu-95 sử dụng 4 động cơ KKBM (Kuznetsov) NK-12MA, vận tốc độ tối đa lên tới 925 km/h, máy bay có thể bay ở độ cao 12 km, bán kinh hoạt động là 6.400 km, vũ khí trang bị mang theo bao gồm 2 khẩu pháo 23 mm, 6 tên lửa tên lửa hành trình tấn công tầm xa Kh-55 (AS-15 Kent-A) hoặc Kh-55SM (AS-15 Kent-B), tên lửa đối hạm Kh-35(AS-20 Kayak). Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack Tu-160 Blackjack là máy bay ném bom thế hệ tiên tiến nhất của Nga, cũng là máy bay ném bom hạng nặng tiên tiến nhất của Nga, có chuyến bay đầu tiên vào năm 1981. Năm 1987 có 19 chiếc máy bay được chuyển giao Trung đoàn không quân ném bom hạng nặng tại Priluki. Máy bay được trang bị radar địa hình và radar tấn công. Đầu năm 2001, Nga đã cải tiến Tu-160 bằng việc trang bị thêm tên lửa hành trình. Tu-160 Blackjack hiện được cho là máy bay ném bom của hạng nặng lớn nhất thế giới. Biên chế phi hành đoàn gồm 4 phi công, máy bay có chiều dài 54,1 m, sải cánh rộng 35,6 mm, chiều cao của Tu-160 là 13,1 m. Trọng lượng máy bay 118 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn. Máy bay đựoc trang bị 4 động cơ SSPE Trud NK-321, Tu-160 có thể đạt vận tốc độ tối đa 2.220 km/h, trần bay tối đa lên tới 15,5 km. Máy bay được trang bị 12 tên lửa Kh-55 (AS-15 Kent-A) và tên lửa hành trình Kh-55SM (AS-15 Kent-B) .Đặc biệt, Tu-160 còn được trang bị 12 tên lửa Kh-15P (AS-16 kickback). |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu-95 Bear. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tu-95 Bear. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)