Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình. Từ năm 1932, Thái Lan đã có Cục Hải quân trong Bộ Quốc phòng. 65 năm sau, họ trở thành nước đầu tiên trong khu vực sở hữu tàu sân bay. Người Thái không quên Vịnh Thái Lan từng là chiến trường nóng bỏng trong đại chiến thế giới 2. Sự kiện Không quân Nhật Bản đã đánh chìm tuần dương hạm Anh vào ngày 10/2/1941 luôn nhắc nhở Thái Lan phải xây dựng Hải quân tương xứng. "Niềm vinh quang của Vương triều Chakri" Sau nhiều năm chờ đợi, tháng 8/1997, tàu sân bay A. Chakri Naruebet, do hãng Badaneron của Tây Ban Nha đóng, đã được biên chế trong lực lượng Hải quân Thái Lan với số hiệu 911. Việc này đánh dấu mốc Thái Lan chính thức trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á, thứ 2 châu Á (sau Ấn Độ), và thứ 9 trên thế giới sở hữu tàu sân bay. Tàu sân bay Chakri Naruebet lướt sóng cùng 2 tàu hộ tống. Với lượng giãn nước khi đầy tải lên tới 11.480 tấn, có đường băng dài 174,6m, rộng 27,5m, vũ khí chính của tàu là 15 máy bay (9 máy bay cánh cố định cất cánh đường băng ngắn AV-8S Harrier, 6 trực thăng S-70B Sea Hawk). Vũ khí khác là hệ thống tên lửa phòng không Mk41 LCHR với tên lửa Sea Sparrow, 3 ống phóng tên lửa Mistral, 4 bệ pháo 6 nòng 20mm Vuncan, 2 bệ pháo 30mm… Thủy thủ đoàn trên tàu Naruebet gồm 455 quân nhân hải quân, 146 quân nhân không quân hải quân. Từ khi được biên chế, Naruebet đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự và dân sự. Đặc biệt ưu tiên hải quân Để lực lượng trên nhanh chóng tiếp quản, làm chủ và vận hành tàu Naruebet, Hải quân Thái Lan phải trải qua quá trình phát triển lâu dài, tính từ năm 1932 khi Bộ Quốc phòng nước này thành lập Cục Hải quân với quân số 2.000 người với con số không ngừng tăng. Đến năm 1939, có tới 10.000 quân nhân phục vụ cho Hải quân Thái Lan. Những năm 1950-1960, Thái Lan có 27 hải đội, hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ, quân số chiếm 22% quân đội. Cuối năm 1971, Hải quân Thái Lan có 25.000 người, trong đó, có lực lượng hải quân đánh bộ biên chế thành 2 trung đoàn. Giữa những năm 1980, Thái Lan thực hiện chương trình mua sắm vũ khí được coi là “lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử”. Giai đoạn 1983-1986, Hải quân nước này nhận được hàng chục máy bay tiêm kích, trực thăng chống ngầm, một số tàu khu trục, đổ bộ, quét mìn, tuần duyên. Đến năm 1990, trong số 220 tàu của Hải quân Thái Lan có đến 129 tàu chiến đấu. Chiến đấu cơ lên thẳng cánh cố định Harrier. Trên tàu sân bay Chakri Naruebet có 9 chiến đấu cơ loại này túc trực. Bên cạnh hoạt động mua sắm, ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan cũng thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực hải quân như nghiên cứu, cải tiến thành công các tên lửa hải đối hải Harpoon, Sea Sparrow, Exocet, thủy lôi Stinger, đóng tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, tàu đổ bộ cỡ trung và nhỏ, đặc biệt tàu đổ bộ xe tăng 3.000 tấn... Giai đoạn 1991 đến nay, cứ 3-5 năm, Hải quân Thái Lan lần lượt thay vũ khí phù hợp với chiến tranh công nghệ cao. Đặt trong bối cảnh Thái Lan tiến hành giảm quy mô lực lượng vũ trang, có thể thấy hải quân nước này nhận được đãi ngộ và ưu tiên đặc biệt. “Từ ven bờ ra đại dương" Đến nay, Hải quân Thái Lan có chính thức 63.000 quân nhân, chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hạm đội tác chiến (3 hải đội và 10 đội tàu phục vụ, hoạt động trên 3 vùng hải quân, 3 ban chỉ huy trên sông), Bộ tư lệnh Hải quân đánh bộ (1 sư đoàn, 1 trung đoàn độc lập, lực lượng đặc biệt…), Bộ Tư lệnh Phòng không và Bảo vệ bờ biển (3 trung đoàn), Bộ chỉ huy Không quân Hải quân (1 sư đoàn, 1 trung đoàn độc lập, 1 trung đoàn tác chiến điện tử…), Bộ tư lệnh Cảnh sát biển (2 tiểu đoàn dù, 22 đại đội cảnh sát đặc biệt, 70 đại đội cảnh sát biên phòng). Theo kế hoạch quốc phòng 10 năm của Thái Lan, từ 2009-2018, hải quân nước này sẽ thực hiện chương trình “từ ven bờ ra đại dương”. Để làm điều đó, Thái Lan sẽ phát triển binh chủng tàu ngầm (vốn bị trì hoãn do cuộc khủng hoảng kinh tế 1997), đồng thời tiếp tục đầu tư mua sắm tàu khu trục, hộ tống. Tàu sân bay Chakri Naruebet (trên) song hành cùng tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ. Dựa vào tiềm lực của mình, Thái Lan chủ trương tự đóng các chiến hạm và tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Với 3 cơ sở công nghiệp quốc phòng: Nhà máy đóng tàu Hoàng gia RTN (có khả năng đóng các pháo hạm, nâng cấp vũ khí nhập ngoại, nghiên cứu đóng tàu ngầm cỡ nhỏ), Ital – Thái Marine (đóng tàu đổ bộ cỡ trung, có thể đóng chiến hạm mang tên lửa có lượng giãn nước 1.000 tấn), Nhà máy Bankok (đóng tàu trinh sát, tàu nghiên cứu biển, tàu đổ bộ nhỏ), Thái Lan hy vọng sẽ vừa trang bị cho hải quân đồng thời, tìm đường xuất khẩu chiến hạm ra thị trường vũ khí thế giới. Để chuẩn bị “ra biển lớn”, Thái Lan còn cho nâng cấp các căn cứ hải quân như Bangkok, Shongkhla, Phanga, Phuket và Mataphut… Trong đó, trọng tâm là căn cứ Satahip cho phép tàu quân sự trên 10.000 tấn ra vào thuận lợi, cùng các căn cứ khác. Bên cạnh đó, Hải quân nước này tiếp tục hoàn thiện cơ cấu chỉ huy và chất lượng quân đội, bổ sung học thuyết quân sự phù hợp với tình hình mới, chú trọng hệ thống kiểm tra, thông tin liên lạc, tăng cường huấn luyện diễn tập với 1 bên và nhiều bên. Hiện nay, Hải quân Thái Lan có 190 tàu các loại, trong đó, tàu chiến đấu mặt nước là 20 (1 tàu sân bay, 10 tàu hộ vệ, 8 tàu tên lửa, 9 tàu hộ tống), 90 tàu tuần tiễu trên biển và ven bờ, 20 tàu quét mìn, 40 tàu và phương tiện đổ bộ (có 6 tàu độ bộ xe tăng LST), 15 tàu phục vụ. Lực lượng Không quân Hải quân Thái Lan có 110 chiếc (15 chiếc trực chiến trên tàu sân bay, 95 chiếc còn lại trú tại các căn cứ ven bờ) Hải quân đánh bộ Thái Lan có 60 xe thiết giáp chở quân, 50 pháo 155mm và 105mm, 30 bệ tên lửa chống tăng… Cảnh sát biển Thái Lan có 140 tàu xuồng (20 tàu ven bờ, 3 tàu xa bờ, 30 xuồng ven biển và 85 xuồng trên sông). [BBCVietnamese news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vương triều Chakri. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vương triều Chakri. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
>> Hải quân Thái Lan: Nước đầu tiên có sân bay ở Đông Nam Á
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)