Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Vinh Bắc Bộ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vinh Bắc Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vinh Bắc Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

>> 4 tàu sân bay Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam



Trong chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ đã huy động gần 20 tàu sân bay thay nhau làm nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch ném bom phá hoại miền Bắc.



http://nghiadx.blogspot.com

USS-Enterprise trong chiến tranh Việt Nam. Dòng chữ E=mc2 ám chỉ tàu sân bay này chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Chiến tranh Việt Nam được xem là nơi tập trung nhiều tàu chiến của Mỹ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, 20 tàu sân bay thay nhau làm nhiệm vụ trực chiến.

Vào những lúc cao điểm của các chiến dịch leo thang đánh phá miền Bắc, ngoài khơi vịnh Bắc Bộ có tới 4 tàu sân bay đẳng cấp của Mỹ thay nhau thực hiện các cuộc không kích với cường độ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong số các tàu sân bay đã tham chiến tại chiến trường Việt Nam có 4 tàu sân bay thực hiện nhiệm vụ lâu nhất, thực hiện nhiều cuộc không kích nhất đó là các tàu sân bay USS-Enterprise (CVN-65), USS Coral Sea (CV-43), USS-Oriskany (CV-34), USS-Midway (CV-41).

Đây đều là những tàu sân bay đẳng cấp nhất thời đó, nhất là tàu sân bay USS-Enterprise. Đến nay, ngoại trừ tàu sân bay lớp Nimizt không có tàu sân bay nào trên thế giới có thể so sánh được với tàu sân bay USS-Enterprise.

USS-Enterprise (CVN-65)

USS-Enterprise (CVN-65) lớp Kitty Hawk đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ tham gia vào một cuộc chiến tranh thực tế.

Tàu được đưa vào biên chế trong Hải quân Mỹ vào ngày 25/11/1961, tại thời điểm đó, USS-Enterprise (CVN-65) được xem là tàu sân bay số 1 thế giới thời kỳ đó. Đây là nền tảng cho sự ra đời của các siêu tàu sân bay lớp Nimizt.


Tàu sân bay USS-Enterprise có khả năng mang 90 máy bay các loại trong đó có 70 máy bay chiến đấu cánh cố định. USS-Enterprise tham chiến tại chiến trường Việt Nam vào tháng 11/1965, ngay ngày đầu tiên tham chiến, tàu sân bay này đã thực hiện 125 phi vụ tấn công, ném hơn 151 tấn bom đạn vào các căn cứ của quân giải phóng gần khu vực Biên Hòa.

Trong quá trình tham chiến tại Việt Nam, tàu sân bay này gặp phải một tai nạn khá lớn. Một quả tên lửa MK-32 Zuni gắn trên chiếc F-4 Phantom chuẩn bị thực hiện không kích miền Bắc Việt Nam đã bị phát nổ gần khu vực nhà ăn.

Vụ nổ đã thiêu rụi 15 chiếc máy bay, 27 người thiệt mạng và 314 người bị thương, thiệt hại gây ra cho boong tàu khá lớn. Tàu buộc phải kéo đến Trân Châu Cảng để tiến hành sửa chữa, đầu tháng 3/1969 tàu sân bay USS-Enterprise tiếp tục trở lại vịnh Bắc Bộ và tham gia vào các chiến dịch phá hoại miền Bắc

Đến 30/7/1971, tàu sân bay USS-Enterprise đã thực hiện tổng cộng hơn 2001 phi vụ không kích trong các chiến dịch theo lang đánh phá miền Bắc, cũng như thực hiện các phi vụ hỗ trợ cho lực lượng mặt đất của thủy quân lục chiến Mỹ trên chiến trường miền Nam.

Đến cuối năm 1972, tàu sân bay này lại được huy động tham gia chiến dịch Linebacker-II (Điện Biên Phủ trên không).

Những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, tàu sân bay này tiếp tục được huy động tham gia hỗ trợ cho cuộc di tản khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4/1975.

USS-Midway (CV-41)

USS-Midway (CV-41) lớp Midway, là tàu sân bay của Mỹ tham chiến sớm nhất tại chiến trường Việt Nam.

Tháng 3/1965, tàu sân bay USS-Midway được lệnh rời cảng Alameda đến Việt Nam, tháng 4/1965, tàu sân bay này chính thức tham gia vào sự kiện vịnh Bắc Bộ.


http://nghiadx.blogspot.com


Một chiếc A-6 đang cất cánh làm nhiệm vụ ném bom miền Bắc Việt Nam từ tàu sân bay của Mỹ.


Một chiếc F-4B Phantom do Trung tá Batson cất cánh từ tàu sân bay này đã bắn rơi một chiếc MiG-17 của Việt Nam đây được xem là chiến thắng đầu tiên trước máy bay chiến đấu Mig tại chiến trường Việt Nam.

Năm 1969, tàu sân bay USS-Midway quay trở lại cảng Alameda để tiến hành công tác bảo trì và hiện đại hóa. Tháng 4/1971, tàu sân bay này tiếp tục quay trở lại chiến trường Việt Nam.

Trong suốt quá trình tham chiến tại Việt Nam, bay USS-Midway đã thực hiện tổng cộng 11.900 phi vụ tấn công trên khắp Việt Nam. Ngoài việc triển khai máy bay chiến đấu, tàu sân bay này còn tham gia vào các hoạt động rải mìn tại các khu vực cửa biển tại miền Bắc Việt Nam.

Cuối tháng 4/1975, tàu sân bay này tiếp tục được huy động tham gia các hoạt động hỗ trợ di tản khỏi Sài Gòn. Tàu sân bay USS-Midway chính thức ngưng hoạt động vào ngày 11/4/1992.

USS-Oriskany (CV-34)

Tàu sân bay USS-Oriskany thuộc lớp Essex, cũng là một trong những tàu sân bay tham chiến sớm nhất tại chiến trường Việt Nam. USS-Oriskany tham gia các chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam ngay sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1965.

Tháng 4/1965, tàu sân bay này đến Việt Nam cùng với số lính thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đến Việt Nam. Nhiệm vụ ban đầu của tàu sân bay này là tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho quân lực VNCH đối phó với các hoạt động gia tăng của lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tàu sân bay USS-Oriskany đã thực hiện tổng cộng 12.000 phi vụ không kích trên khắp Việt Nam, với hơn 9.100 tấn bom đạn được ném xuống đất nước ta.

Tàu sân bay USS-Oriskany được đặc biệt chú ý bởi sự kiện trung tá phi công Jonh McCain bị bắn hạ khi lái một chiếc A-4 Skyhawk thực hiện nhiệm vụ ném bom trên bầu trời Hà Nội năm 1967. Ông bị bắt làm tù binh và được trả tự do vào năm 1973 sau hiệp định Paris. Hiện nay ông là một trong những thượng nghị sỹ có uy tín tại Thượng viện Mỹ và có thiện chí với Việt Nam.

Trong quá trình tham gia chiến tranh Viêt Nam, tàu sân bay USS-Oriskany cũng gặp phải sự cố phát nổ vũ khí tương tự như tàu sân bay USS-Enterprise. Vụ nỗ làm 44 người thiệt mạng trong số đó có rất nhiều phi công vừa thực hiện cuộc tấn công ném bom miền Bắc vài giờ trước đó.

Ngày 17/5/2006, tàu sân bay USS-Oriskany bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển Florida để tạo dãy san hô nhân tạo, một trong những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc khôi phục các rặng san hô đang ngày một chết dần.



Tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam(Nguồn Youtube)
USS Coral Sea (CV 43)

Tàu sân bay USS Coral Sea (CV 43) thuộc lớp Midway, tàu sân bay này chính thức tham chiến tại chiến trường Việt Nam vào tháng 2/1965. Tàu sân bay này đã chứng minh được khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết xấu.

Cuộc không kích đầu tiên của các máy bay trên tàu sân bay này diễn ra gần thành phố Đồng Hới, Quảng Bình trong chiến dịch trả đũa cho cuộc tấn công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào khu vực đóng quân của Mỹ ở Pleiku.

Ngày 2/3/1965, tàu sân bay USS Coral Sea chính thức mở màn chiến dịch Sấm Rền đánh phá ác liệt các mục tiêu tại miền Bắc Việt Nam. Với sự xuất hiện của máy bay cường kích F-105 Thunderchiefs (Thần Sấm), và biến thể F-105G Wild Weasels “Chồn hoang” đã thực hiện các cuộc không kích với cường độ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhằm bảo vệ cho phi đội ném bom trước các hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam. Không quân Mỹ đã sử dụng chiến thuật SEAD (áp chế phòng không không quân đối phương,) trong chiến tranh hiện đại với sự xuất hiện của F-105G và tên lửa chống radar AGM-45 Shrike tại chiến trường Việt Nam. Từ đó đến này SEAD trở thành một nhiệm vụ chủ đạo trong bất kỳ chiến dịch không kích nào.

Trong chiến dịch Sấm Rền kéo dài từ 2/3/1965-1/11/1968, chỉ tính riêng Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã thực hiện tổng cộng 152.399 phi vụ tấn công. Tổng số bom đạn mà Mỹ ném xuống trong chiến dịch này lên đến 643.000 tấn, nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tổng cộng có gần 900 máy bay của Mỹ bị bắn hạ trong chiến dịch.


Kể từ sau chiến dịch Sấm Rền, tàu sân bay USS Coral Sea còn quay trở lại nhận nhiệm vụ tại chiến trường Việt Nam thêm 7 lần nữa. Chỉ tính riêng năm 1972, tàu sân bay này đã thực hiện tới 4.833 phi vụ tấn công trên khắp Việt Nam.

Cuối tháng 4/1975, tàu sân bay này tiếp tục tham gia hỗ trợ cuộc di tản khỏi Sài Gòn, ngày 26/4/1990, tàu sân bay USS Coral Sea chính thức ngưng hoạt động. Trung Quốc từng tìm cách để mua lại tàu sân bay này, tuy nhiên Tòa án Liên bang Mỹ đã ra lệnh cấm bán tất cả các tàu sân bay ngưng sử dụng ra nước ngoài. Tàu sân bay USS Coral Sea chính thức bị đánh chìm vào 8/9/2000.

Trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam, quân và dân Việt Nam không chỉ phải đối đầu với lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ với hơn nữa triệu thủy quân lục chiến trên chiến trường miền Nam, cùng với hơn 1 triệu binh lính của quân lực VNCH mà còn phải đối đầu với áp lực rất lớn đến từ 20 tàu sân bay đẳng cấp của Mỹ ngoài khơi vịnh Bắc Bộ thay nhau thực hiện các chiến dịch đánh phá ác liệt miền Bắc Việt Nam. Song với tinh thần quả cảm, không hề nao núng quân và dân Việt Nam đã chiến đấu một cách ngoan cường, bẻ gãy sức mạnh quân sự khổng lồ của Mỹ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris rút quân về nước.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang