Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Nga đã bất ngờ tiếp cận, phóng "giả" (tên lửa) dọa tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ. >> Tiêm kích Su-35 bị chuyên gia Trung Quốc "dìm hàng" Ngày 15/11/2000, Quân đội Nga tiết lộ một thông tin gây sốc, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của họ đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản. Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới USS Kitty Hawk (CV-63) là một trong những “siêu hạm” và cũng là chiếc tàu sân bay phục vụ lâu nhất trong Quân đội Mỹ. Nó được hạ thủy năm 1961 và đã trải qua 3 lần đại tu vào năm 1977, 1982 và 1988. Ngoài ra, nó còn được bảo dưỡng trong một thời gian khá dài ở xưởng đóng tàu hải quân ở Philadenphia năm 1987. Kết quả của lần bảo dưỡng này đã kéo dài tuổi thọ của chiếc tàu này từ 30-50 năm. Tàu Kitty Hawk có lượng giãn nước toàn tải 82.000 tấn, dài 319m. Tàu sử dụng động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 61km/h. Có thể nói, trước khi nghỉ hưu năm 2009, Kitty Hawk được xem là “ông vua” về kích thước trong thế giới tàu sân bay thông thường. Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới USS Kitty Hawk. Trên tàu Kitty Hawk được trang bị 4 máy phóng thủy lực cùng 4 đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Tổng chiều rộng mặt sàn sân bay trên tàu là 76,8 m. Với thân hình đồ sộ, Kitty Hawk mang được tới 85 máy bay các loại (gồm 40 tiêm kích F/A-18E/F; 4 máy bay tấn công điện EA-6B; 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C…) và biên chế thủy thủ đoàn gần 6.000 người. Những kẻ đột nhập Su-27 là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng do hãng Sukhoi (Nga) sản xuất. Máy bay được tích hợp nhiều trang bị điện tử tối tân gồm radar tầm xa, tổ hợp ngắm quang – điện. Máy bay có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm các loại tên lửa không không tầm ngắn, tầm trung cùng bom và rocket. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 30 mm với 150 viên đạn dùng cho không chiến tầm cực gần. Còn Su-24MR là biến thể máy bay làm nhiệm vụ trinh sát của cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24. Trong thân Su-24MR được trang bị một thiết bị trinh sát BKP-1 cùng với các thiết bị chụp ảnh tự động AP-402M nằm ở hai bên thân và bụng máy bay. Sau khoang lái được gắn hệ thống trinh sát hồng ngoại. Với thiết kế hiện đại, Su-24MR có thể trực tiếp xử lý các tin tức thu được sau đó chuyển về trạm tình báo mặt đất. Su-24MR có một ưu điểm đặc biệt là khả năng duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, loại máy bay này cũng có thể mang theo tên lửa và tấn công các mục tiêu mặt đất từ độ cao 1.300m hoặc mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Với những khả năng này, từ khi chính thức biên chế trong không quân, Su-24MR đã được khối NATO đánh giá là một chiếc máy bay trinh sát nguy hiểm. Nhận thấy khả năng thâm nhập tầm thấp của Su-24MR, Quân đội Nga đã lên kế hoạch cho máy bay này “viếng thăm” tàu sân bay Mỹ với một chiếc Su-27 hộ tống. Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Không quân Nga. Theo tài liệu Quân đội Nga: những điều chưa biết, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ không quân của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 với nhiệm vụ đặc biệt: “Bất ngờ viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”. Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết. Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm. Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 chiếc máy bay Nga đã khiến người Mỹ một phen hú vía. Vì họ có tất cả các phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương từ xa nhưng đã trở thành mù lòa khi không hề phát hiện được 2 chiếc máy bay lạ đang di chuyển về phía mình. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013
>> Su-24MR - "Kẻ" làm giật mình tàu sân bay lớn nhất của Mỹ
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 2)
Chiến tranh thế giới thứ hai cùng với chiến tranh lạnh chứng kiến sự phát triển các loại vũ khí chống ngầm có tầm bắn xa, chính xác và uy lực hơn. Nổi bật là súng cối và rocket chống ngầm.
>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 1) Charles Frederick Goodeve - Cha đẻ của súng cối chống ngầm Hedgehog. Hệ thống súng cối chống ngầm Hedgehog gồm 24 khẩu bắn đạn lớn hơn cỡ nòng, mỗi nòng cối được nạp sẵn một quả đạn chống ngầm cỡ 183 mm chứa 14 kg thuốc nổ TNT. Khi hệ thống sonar (thường là loại ASDIC) phát hiện ra tầu ngầm đối phương; 24 quả đạn cối được phóng đồng loạt và sẽ rơi xuống biển, tạo thành vòng tròn đường kính 70 mét phía trên khu vực nghi có tầu ngầm với tầm bắn lên đến 230 - 250 mét. Chính vì những chiếc ống chứa thuốc phóng còn lại sau khi phóng đạn lông nhím nên hệ thống này được đặt tên là Hedgehog, tiếng Anh có nghĩa là “Con nhím”. Những thủy thủ có kinh nghiệm có thể nạp đạn lại cho hệ thống chỉ trong ba phút là có thể bắn loạt thứ hai. Hệ thống súng cối chống ngầm Hedgehog trên tầu chiến của Canada. So với các loại bom chìm, hệ thống súng cối chống ngầm thực sự là một cuộc cách mạng. Đầu tiên, do đạn của hệ thống này phát hỏa theo cơ chế chạm nổ nên thủy thủ có thể bắn Hedgehog mà không cần phải tính toán độ sâu của tầu ngầm. Thứ hai, bom chìm khi được sử dụng sẽ đồng thời phá hủy luôn hệ thống sonar phát tín hiệu cho dù có đánh trúng tầu ngầm hay không. Điều này sẽ tạo ra một khoảng thời gian “mù” lên đến 15 phút cho các tầu săn ngầm trước khi có thể thả xuống biển một hệ thống sonar khác, cho phép tầu ngầm dễ dàng bỏ chạy hoặc đánh trả. Những thủy thủ tầu ngầm U-boat có kinh nghiệm thậm chí có thể nhận biết được những biểu hiện trước khi thả bom chìm của tầu săn ngầm và tránh né hiệu quả bằng cách đổi hướng hoặc tăng tốc đột ngột. Còn những quả đạn Hedgehog sẽ không phát nổ khi đánh trượt tầu ngầm, do đó sau loạt đạn thứ nhất, thiết bị sonar vẫn có thể theo dõi tầu ngầm và dẫn đường cho loạt đạn tiếp theo. Ưu thế thứ ba của Hedgehog là khả năng hủy diệt của nó. Mặc dù đầu đạn chỉ chứa 14 kg thuốc nổ (rất nhỏ so với hàng trăm kg của bom chìm) nhưng nó vẫn có thể đánh hỏng tầu ngầm chỉ với quả đạn duy nhất do khoảng cách phát nổ quá gần. Nhờ những ưu thế của mình, ngay khi ra mắt Hedgehog đã mang lại thành tích chiến đấu đáng kinh ngạc. Xác suất tiêu diệt mục tiêu lớn nhất của nó lên đến 25% trong khi với loại bom chìm tốt nhất xác suất này cũng chỉ là 7%. Đạn chạm nổ của Hedgehog mang rất nhiều ưu điểm khi so sánh với bom chìm truyền thống Một loạt đạn của Hedgehog tạo thành một vòng tròn đường kính lên tới 70 mét, đem lại xác suất tiêu diệt mục tiêu cao gấp hơn ba lần so với bom chìm. Nhờ việc phát minh ra thứ vũ khí hiệu quả này, Charles Goodeve đã được tặng thưởng huân chương Order of British Empire và trở thành trợ lý riêng của đô đốc Wake Walker. Nối tiếp thành công của Hedgehog, các phiên bản tiếp theo của hệ thống này như MK.4 Squid phát triển năm 1944 gồm ba súng phóng sử dụng đầu đạn loại 90 kg; hệ thống MK NC10 Limbo sử dụng đạn 90 kg, có thể điều chỉnh được tầm bắn từ 300 - 1000 mét. Dựa trên nguyên lý của Hedgehog, các hệ thống chống ngầm tương tự cũng được sử dụng trong hải quân Liên Xô từ cuối những năm 1940 như MBU-200 và MBU-600. Súng cối chống ngầm Squid, phiên bản cải tiến hiện đại của Hedgehog. Rocket chống ngầm Dựa trên nguyên lý của Hedgehog, rocket chống ngầm đã ra đời sớm ngay sau đó, sử dụng động cơ tên lửa cho mỗi quả đạn thay vì phóng đi từ súng cối giúp vũ khí này có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn. Trong số các hệ thống rocket chống ngầm sớm nhất phải kể đến hệ thống Mousetrap (Bẫy chuột) của Mỹ được phát triển chỉ sau Hedgehog một năm, bao gồm từ bốn đến 8 quả đạn rocket khối lượng 29 kg với đầu đạn nặng 15 kg được bắn đi từ các ray phóng. Tuy nhiên, tầm bắn hiệu quả của Mousetrap cũng chỉ trong khoảng 280 mét, không khá hơn là mấy so với hệ thống Hedgehog nguyên bản. Mousetrap của hải quân Hoa Kỳ chính là hệ thống rocket chống ngầm đầu tiên trên thế giới. Các phiên bản rocket chống ngầm sau thế chiến thứ hai được sử dụng rộng rãi trong hải quân Mỹ và các nước thuộc khối NATO có tên chung là ASROC (Anti Submarine ROCket). Hệ thống này được phát triển từ những năm 1960 gồm các ống phóng rocket cỡ 422 mm có thể phóng nhiều loại rocket chống ngầm khác nhau, kể cả loại ngư lôi hoặc rocket mang đầu đạn hạt nhân 10 Kiloton W-44 với tầm bắn 22 km. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đây là vũ khí cơ bản để đối phó với lực lượng tầu ngầm chiến lược hùng hậu của hải quân Liên Xô. Hệ thống ASROC trang bị trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk của Mỹ. Sự phát triển rocket chống ngầm hiện đại không thể không kể đến các hệ thống RBU-2500, RBU-1000, RBU-6000 và RBU-12000 của hải quân Liên Xô. Ra đời sớm nhất trong series này là hệ thống RBU-2500 (Smerch-1) được trang bị trên hộ tống hạm lớp Petya từ năm 1957. Hệ thống này gồm hai hàng, 16 ống phóng rocket, đạn được nạp bằng tay với tầm bắn hơn hẳn hệ thống Hedgehog nguyên bản, lên đến 2.500 mét. Không những thế, với sonar chủ động Pegas 24 kHz, RBU-2500 có độ chính xác cao và là hệ thống chống ngầm cực kỳ hiệu quả trong thời đại của nó. Hiện nay, tuy không còn được sản xuất nhưng hệ thống rocket chống ngầm RBU-2500 vẫn đang được sử dụng trong lực lượng hải quân một số nước như Ấn Độ, Syria và Việt Nam. Rocket chống ngầm RBU-2500 trang bị trên tầu chiến lớp Petya-III. Hộ vệ hạm lớp Petya đang bắn thử rocket chống ngầm RBU-2500. Hệ thống RBU-1000 và RBU-6000 là những hệ thống được phát triển từ giữa thập niên 60 của thế kỷ trước (Số hiệu 1000, 6000 ở đây dựa trên tầm bắn của vũ khí tính bằng mét) hiện là loại rocket chống ngầm phổ biến nhất trong hải quân Nga hiện nay. Đạn rocket cỡ 300 mm (RBU-1000) hay 213 mm (RBU-6000) được phóng đi có thể được điểm hỏa do va chạm hay xuống đến độ sâu nhất định. Sau khi bắn hết một loạt đạn từ bốn đến 12 rocket, đạn rocket được nạp lại hoàn toàn tự động nhờ cơ cấu nạp phía dưới boong tầu. Những loại rocket chống ngầm này có thể tấn công được cả tàu ngầm ở độ sâu tới 450 mét. Hiện nay, phiên bản cải tiến của RBU-6000 là RPK-8 sử dụng đạn rocket 90R có đầu dò tự dẫn có khả năng tự động bám đuổi và tấn công tầu ngầm ở độ sâu tới 1000 mét với xác suất đánh trúng lên tới 80%. Đầu nổ lõm 19,5 kg của rocket 90R cho phép nó có khả năng đánh thủng cả hai lớp thân của những tầu ngầm hiện đại nhất. Hiện tại hệ thống RBU-6000 được sử dụng rất rộng rãi ở các nước khối Vacsava cũ và một số nước khác như Algeria, Cuba, Indonesia và Việt Nam. Rocket chống ngầm RBU-6000 được trang bị trên khu trục hạm lớp Neutrasimiy của Nga. Xu thế hiện nay rocket chống ngầm được sử dụng là một trong những thành phần của các hệ thống chống ngầm và chống ngư lôi; trong đó phải kể đến rocket RBU-12000 được sử dụng trong hệ thống Udav-1 của Nga trang bị trên tầu sân bay Kuznetsov hoặc hệ thống VL-ASROC của hải quân Mỹ có khả năng chống cả tầu ngầm và ngư lôi với tầm bắn xa và xác suất bắn trúng cực kỳ cao. |
Nhãn:
Ấn Độ,
Hải quân Nga,
hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk,
harles Frederick Goodeve,
Hệ thống ASROC,
khối Vacsava,
liên xô,
Mỹ,
Syria,
viet nam,
Vũ khí diệt tầu ngầm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)