Thời kỳ hoàng kim, giới hàng không Liên Xô đã cho ra đời hàng chục ý tưởng siêu việt, nhưng đaphần vẫn chỉ là các dự án nằm trên giấy. Năm 1952, nhà toán học Robert Lyudvigovich Bartini thuộc Viện nghiên cứu hàng không Siberia đã cho ra đời bản thiết kế dự án thủy phi cơ mang mật danh T-203. Là một nhà toán học thiên tài, ông Bartini đã cho ra đời một bản thiết kế với hình dáng khí động học "có một không hai". Năm 1955, ông nộp bản vẽ thiết kế của mình cho các quan chức quân đội, bản thiết kế thủy phi cơ ném bom chiến lược siêu âm tầm trung mang tên A-55. Theo thiết kế, thủy phi cơ A-55 có thể được tiếp nhiên liệu trên biển từ các tàu ngầm gần bờ biển của đối phương. Thủy phi cơ A-55 có cấu hình khí động học rất đặc biệt, toàn bộ máy bay trông như một mũi tên. Cánh của thủy phi cơ xuôi rất sát về phía sau, cánh đuôi ổn định nằm ngay trên cánh chính. Bản vẽ thiết kế ban đầu của A-55/57, bản vẽ này thể hiện một quan điểm thiết kế hoàn toàn mới. A-55 dự định sử dụng 4 động cơ phản lực nằm giữa khoảng trống của hai cánh đuôi ổn định, cửa hút gió được bố trí phía trên để phù hợp với điều kiện hoạt động trên biển. Được đầu tư nhiều tâm huyết, nhưng A-55 không được giới lãnh đạo quốc phòng Liên Xô chấp nhận. Năm 1957, nhóm thiết kế của Bartini tiếp tục sửa đổi A-55 thành đề án A-57. Ở đó, cánh chính được thiết kế dài và xuôi hơn, rìa cánh được kéo dài về phía trước nhiều hơn, thân máy bay được mở rộng hơn. A-57 có các cánh đuôi ổn định thấp hơn và xuôi về phía sau nhiều hơn. Bản vẽ sửa đổi của A-57 vào năm 1957, thân máy bay được mở rộng hơn. Điểm khác với A-55, A-57 được bổ sung cũng có thể cất cánh từ đường băng thông thường bằng cách thêm các bánh xe rời. Khi máy bay đạt tốc độ cần thiết để cất cánh, các bánh xe sẽ được tách ra. A-57 được thiết kế với tốc độ tối đa là 2.500km/giờ, trần bay khoảng từ 18-23km, phạm vi hoạt động khoảng 15.000km. Thủy phi cơ A-57 có trọng lượng cất cánh khoảng 250 tấn. Phi hành đoàn của A-57 có 3 người, khoang máy bay được thiết kế với phòng ngủ và nhà vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu cho nhiệm vụ tầm xa. Thủy phi cơ A-57 được thiết kế là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phần phía trên động cơ có các giá treo gắn tên lửa hành trình. Khoang bom của máy bay được thiết kế đặc biệt với hệ thống ổn định nhiệt độ để có thể mang theo bom nhiệt hạch trọng lượng 3.000kg. Nếu xảy ra một cuộc chiến với Mỹ, A-57 có thể được sử dụng như một quân bài chiến lược. Khi đó, A-57 sẽ được các tàu chiến kéo đến gần bờ biển đối phương. Từ đây, thủy phi cơ này sẽ cất cánh và đánh đòn chiến lược với lực lượng mặt đất của Mỹ. Khả năng hạ cánh trên biển cho phép A-57 nhanh chóng tái nạp nhiên liệu, vũ khí và trở lại tham chiến. Dù bản thiết kế đã được thông qua, tuy nhiên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các quan chức quân đội cho rằng bản thiết kế của A-57 so với công nghệ lúc đó là thiếu thực tế, độ rủi ro tương đối cao. Kết quả, siêu thủy phi cơ A-55, A-57 mãi mãi nằm trên giấy tờ và chưa bao giờ được triển khai. Nhiều ý kiến của các chuyên gia nhận định rằng, nếu dự án được thông qua, có thể Liên Xô sẽ tạo ra được một cuộc cách mạng lớn trong thiết kế chế tạo máy bay. Bản thân các bản vẽ khí động học của A-55, A-57 thể hiện một phong cách thiết kế táo bạo, một lối đi hoàn toàn mới lạ, song cũng chính vì tính quá đột phá và không giống ai, dự án A-55, A-57 đã bị “chết” ngay trên giấy. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn liên xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn liên xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
>> A-55 và A-57 - Siêu thủy phi cơ bí mật của Liên Xô
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
>> Tình báo Nga hậu KGB
KGB vốn là một lực lượng tình báo lừng danh thế giới của Liên Xô trước đây với những điệp viên thượng hạng và những phi vụ động trời tưởng như đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng, việc cách đây chưa lâu Mỹ bắt giữ và trục xuất 10 điệp viên của Nga dưới những tấm vỏ bọc đa dạng và khó phát hiện cho thấy, lực lượng tình báo Nga hậu KGB vẫn rất đặc biệt. Dưới thời Liên Xô cũ, KGB luôn là một lực lượng đáng nể đầy bí hiểm. KGB có quy mô hoạt động rất rộng với mạng lưới các điệp viên nằm vùng trong hầu hết các lĩnh vực có thể làm vỏ bọc. Các phi vụ do KGB thực hiện ở khắp nơi luôn rất ấn tượng và luôn gây những bất ngờ lớn trong làng tình báo thế giới. Thế nhưng, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, sức mạnh của KGB đã không còn nữa. Trong chiến tranh Lạnh, KGB kiểm soát tất cả các hoạt động tình báo của nước này cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, KGB đã có những thành công vượt trội so với các cơ quan tình báo và chính trị của Mỹ và các nước châu Âu. Cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga Giáo sư Andrei Soldatov, Tổng biên tập một trang web chính trị của Nga và tác giả cuốn “The New Nobility: The restoration of Russia‘s Security State and the enduring legacy of the KGB”. (Sự phục hồi của cơ quan an ninh Nga và di sản của KGB), cho rằng vào năm 1991, Boris Yeltsin – vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga đã quyết định phá vỡ tổ chức KGB bằng cách chia KGB thành nhiều đơn vị an ninh nhỏ. Ông Yeltsin cũng quyết định thành lập hai cơ quan tình báo riêng biệt: SVR để kiểm soát hoạt động tình báo ở nước ngoài và FSB - cơ quan phản gián nội vụ có thẩm quyền cao nhất chuyên trách các vấn đề tình báo trong nước. Kế thừa sức mạnh Khi Liên Xô không còn, nghĩa là KGB cũng sẽ không tồn tại. Bởi thế, các quan chức hàng đầu KGB đã chuyển sang một số công việc khác, một số người thì ra nước ngoài, một số người lại viết sách và bán những hồi ức của mình. Trong khi đó, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) mới được thành lập cũng không còn đủ hấp dẫn để thu hút những người muốn làm việc ở đây như trước. Theo giáo sư Andrei Soldatov, trước đây, nhân viên của KGB có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như được hưởng các đặc quyền đặc lợi khác bởi tổ chức này thực sự có quyền lực rộng khắp. Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình hoàn toàn đổi khác bởi người dân cho rằng lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và nó khiến FSB bắt đầu thiếu nhân viên. Hơn nữa, cơ quan này cũng bị mất đi một số ảnh hưởng trong chính trường Nga. Mặc dù mục đích của Boris Yeltsin trước đây là cố gắng kiểm soát KGB bằng cách chia nhỏ KGB và sau đó kích thích sự cạnh tranh giữa các tổ chức này nhưng cựu Tổng thống Vladimir Putin, vốn là một trung tá KGB trước đây, lại mong muốn củng cố FSB và đưa nó trở thành cơ quan an ninh quan trọng nhất nước Nga. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các tổ chức an ninh nhỏ hoàn toàn bị xóa bỏ. Vào tháng 7/2010, Thủ tướng Nga Putin đã chào mừng sự hồi sinh của cơ quan tình báo Nga sau khi nó bị chống phá rất mạnh mẽ vào những năm 1990. Ngày nay, FSB đã thực sự trở nên vững mạnh với khả năng khôi phục hoạt động, phân tích cũng như chiến đấu không hổ danh là lực lượng kế cận KGB. Sau năm 1991, trong suy nghĩ của phương Tây, có thể họ cho rằng chiến tranh Lạnh đã kết thúc và lực lượng một thời đã làm họ mất ăn mất ngủ KGB cũng sẽ tự nhiên tan rã. Thế nhưng, phải chăng quan điểm ấy quá ngây thơ trước những cách thức hoạt động mới của tình báo Nga bởi ngay sau đó, lực lượng SVR và FSB được thành lập. Từ đây, từ “kẻ thù” trong phương châm hoạt động của KGB trước đây đã được chuyển thành một từ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại cụ thể hơn, đó là các “mục tiêu”. Những mục tiêu mới Một điều thú vị mà Sergei - một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của KGB và SVR, nhận thấy là với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ có thể đã trở nên rất kiêu ngạo và có phần lơ đãng khi được họ tự nhiên không còn đối thủ. Sergei cho rằng đây chính lại là cơ hội tốt cho Nga bởi chỉ với giá của một bữa ăn ngon ở New York, nhiều điệp viên của họ đã có thể moi được thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ. Ví dụ, khi Canada mua một hạm đội tàu ngầm của Mỹ, Sergei có thể thuyết phục được một quan chức cao cấp trong chính phủ Canada cung cấp tất cả các số liệu kỹ thuật mà các công ty Mỹ bàn giao cho Canada để bán tàu ngầm. Như vậy, chỉ sau một đêm, Nga có thể biết được công năng của tàu ngầm Mỹ. Điều này rất khó thực hiện được trong thời kỳ KGB tồn tại và chiến tranh Lạnh đang nóng. Tuy nhiên, khó khăn mà Sergei nêu ra về những thay đổi trong hoạt động tình báo Nga cũng là việc khó khăn nhất trong quy trình điều hành mạng lưới gián điệp. Đó là cách thức trả lương cho điệp viên. Sau khi nước Nga được thành lập, SVR đã đưa vào quy định cách thức trả lương điệp viên. Ví dụ, nếu họ có điệp viên ở Nga, họ chỉ hỏi điệp viên đó đang làm công việc gì, nếu câu trả lời là ‘tôi đang làm kinh doanh bao bì’ hoặc bất cứ ngành gì, tình báo Nga sẽ yêu cầu công ty của họ ở Mátxcơva, một bình phong cho SVR, sẽ thuê hoặc trả lương cho điệp viên với tư cách một cố vấn. Trên thực tế, khoản tiền thanh toán là cho các thông tin gián điệp nhưng dưới lớp vỏ bọc một hợp đồng hợp pháp. Cơ quan tình báo Nga hiện muốn thăm dò hai loại tin tức. Thứ nhất là tin tức tình báo về khoa học công nghệ quân sự. Thành công lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của KGB là việc họ lấy được kế hoạch chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau đó Nga đã chế tạo thành công mô hình bom nguyên tử đầu tiên giống hệt của Mỹ. Tình báo Nga đã hoàn thành khoảng gần 1.000 nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo khoa học và công nghệ, phần lớn nguồn thông tin này liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Loại tin tức tình báo thứ hai là những thông tin về kinh tế thương mại. Một ví dụ điển hình cho điều này là vụ hơn 10 điệp viên Nga mới bị Mỹ trục xuất về nước. Những người này đã vượt qua các khâu kiểm tra để trở thành người Mỹ thực thụ với những vỏ bọc thật bất ngờ để họ thuận tiện hoạt động tình báo. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào cho thấy thông tin những người được gọi là điệp viên này thu thập có hữu ích hay không. Các phi vụ gây tranh cãi Trong giới tình báo Nga có hai vụ đầu độc nổi tiếng nhất. Vụ thứ nhất xảy ra từ hồi Chiến tranh Lạnh, một người đàn ông bị đâm bằng mũi kim có tẩm thuốc độc được gắn lên đầu một chiếc ô. Đó là một viên thuốc nhỏ có lớp sáp bọc ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể làm tan lớp sáp, chất độc ricin được giải phóng và người điệp viên này sẽ chết. Vụ thứ hai chính là trường hợp của Litvinenko ở Luân Đôn. Điệp viên này bị đầu độc bằng chất plutonium. Tất nhiên theo tin đồn, kẻ chủ mưu vụ đầu độc là FSB nhưng sự thực thế nào, vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Một vụ nữa gần đây cũng được đồn thổi và thêu dệt lên nhiều giả thuyết khi nữ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya bị cho là đã bị đầu độc trong ngôi nhà cô từng sống ở Mátxcơva. Chính nhà báo này đã có các cuộc điều tra và ghi chép lại được nhiều thông tin liên quan đến lực lượng quân đội Nga tại Chesnia và cũng chính nhà báo này đã vào Nhà hát Mátxcơva, nơi phiến quân đã bắt giữ hàng trăm con tin trong một vụ bắt giữ con tin ở Nga. FSB đã lấy lại gần như mọi quyền lực và sức mạnh trước đây, giống như KGB trong thời Liên Xô. Có người đã ví rằng FSB phần nào giống như chim phượng hoàng, một con phượng hoàng chưa bao giờ chết và đã hồi sinh trở lại. [Bee news] |
Nhãn:
Boris Yeltsin,
chiến tranh lạnh,
Cục Tình báo đối ngoại Nga,
FSB,
KGB,
liên xô,
Moscow,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Tổng thống Vladimir Putin
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
>> Nhật, Mỹ đánh giá thấp tàu sân bay Trung Quốc
Tàu sân bay của Trung Quốc gần tiếp cận tới giai đoạn bố trí nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Tạp chí Ngoại giao của Nhật Bản ngày 5/5 đã đăng tải bài báo “Tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu”, theo đó tàu sân bay này gần tiếp cận tới giai đoạn hoạt động nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Ngoài ra, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện tại và tương lai, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tác chiến điện tử đối mặt với nhiều hạn chế. Theo báo cáo của phó chủ tịch hiệp hội vì hoà bình quốc tế của Mỹ Douglas H. Paal, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tàu sân bay Varyga được mua từ Ukraine (*) và đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ đóng tàu quân sự của nước này. Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh của tàu sân bay phải trang bị cho con tàu này những máy bay chiến đấu tối tân và phải huấn luyện có bài bản một đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có những khả năng này. Chưa tính những chi phí và nguồn nhân lực rất lớn, những quy hoạch chi tiết và hỗ trợ hậu cần cần thiết cho tàu sân bay hiện đại, Trung Quốc còn thiếu một số phần cứng quan trọng. Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai và tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc là hai khái niệm khác nhau. Để bảo đảm cho việc hoạt động thực tế và chiến đấu dài ngày trên biển, Hải quân Trung Quốc cần phát triển, xây dựng và triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng cho tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu điện tử. Nếu không có những yếu tố này thì tàu sân bay và tiêm kích J-15 của Trung Quốc vẫn chỉ “nằm trên bản thiết kế” và chỉ để ứng dụng vào việc huấn luyện. Nhìn vào tình hình ở Nga, tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" (Admiral Kuznetsov) của Hải quân Nga ("anh em” với tàu Thi Lang). Sau khi hoạt động thử nghiệm từ năm 1996, chỉ có thể sử dụng và huấn luyện (không đến 10 lần), trong đó, không có lần nào hoạt động được vài tháng. Quan trọng hơn, nó đã không bao giờ được tham chiến. Ngược lại, 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hoạt động quá 1/3 tuổi thọ 50 năm của nó và tất cả đều được sử dụng vào các hoạt động chiến đấu thực tế. Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga có quá nhiều vấn đề cần phải bàn tới đó là: vốn trợ cấp của Hải quân Nga là không cố định dẫn đến việc các loại máy móc nhanh chóng bị hỏng và việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng không được thực hiện một cách bài bản. Đồng thời, lực lượng không quân mất đi tính thực tế, chỉ có khoảng 12 máy bay chiến đấu Su-33 và trang bị một số lượng nhỏ radar, trực thăng cùng với các thiết bị sonar. Admiral Kuznetsov đã không thể chống lại mối đe dọa thực sự của đối phương từ trên không. Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị trên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc. Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ và Pháp được trang bị các loại thiết bị hiện đại ngay sau khi hoàn thành. Họ có đơn vị không quân được đào tạo bài bản và khả năng chiến đấu ổn định. Trên tàu được biên chế hai loại hình máy bay chính và được bổ sung thêm máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, E/A-6B hoặc máy bay điện tử E/A-18G Growler để ngăn chặn đối phương từ trên không. Các máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ và Pháp cũng được trang bị các vòi tiếp nhiên liệu trên không để có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Máy bay chiến đấu Su -33 của Nga cũng có tính năng tương tự, nhưng các phi công của Nga vẫn chưa được đào tạo để có thể thực hiện được thao tác này thuần thục. Báo cáo chỉ ra: Do thiếu các điều kiện về lực lượng không quân và tàu sân bay như Mỹ, Pháp nên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc và tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga phải đối mặt với rất nhiều hạn chế. Các máy bay chiến đấu không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không dẫn tới việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như chỉ có thể dựa vào radar và hệ thống hướng dẫn của tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ rất dễ “thất thủ” trước các cuộc tấn công của đối phương. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn cho biết, tất nhiên là Trung Quốc cũng nhận ra các hạn chế của mình đồng thời sẽ tìm mọi biện pháp khắc phục những hạn chế này. Chính phủ Bắc Kinh đã mua hệ thống radar của Nga đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm 8 lần. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay trực thăng này để làm “bước đệm” nhằm nâng cao khả năng kiểm soát khống chế trên không. Theo kế hoạch vào tháng 7 tàu Thi Lang sẽ đưa vào phục vụ nhưng Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể đưa nó vào chiến đấu. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard, cho rằng tàu sân bay Thi Lang chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, phát triển, diễn tập thì con tàu mới có thể đi vào hoạt động chính thức. Tổng biên tập Chang của Tạp chí Kanwa cho rằng: "Sau khi chạy thử trên biển, Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar và các loại vũ khí, trong đó có máy bay tác chiến J-15". Chuyên gia John Pike của trang mạng phân tích quân sự Global Security thì nhận định với Asia Times rằng, chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ông Pike lập luận: "Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì". Chuyên gia Oliver Brauner tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan. "Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị", ông nói. (*) Dự án đóng tàu Varyag bắt đầu năm 1985 nhưng bị dừng lại vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, công trình đã hoàn tất hơn 60% và Nga giao Varyag cho Ukraine. Sau đó, con tàu này không được bảo trì, nhiều phần bị tháo dỡ như bánh lái và hệ thống vận hành, theo trang tin Asia Times. Đến năm 1998, Ukraine bán đấu giá Varyag và một công ty ở Hongkong đã bỏ ra 20 triệu USD để mua con tàu này với ý định biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, Macau không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Varyag. Năm 2005, tàu được đưa đến cảng Đại Liên, cũng là nơi đóng trụ sở của Học viện Quân sự quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tại đây vào năm 2008, nhóm binh sĩ đầu tiên bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tác chiến cho tàu sân bay, theo Asia Times. Từ 2009 đến nay, Bắc Kinh không ngừng học hỏi các kỹ thuật về tàu sân bay để “tái chế” lại con tàu này thành tàu sân bay mang thương hiệu Trung Quốc và được đặt tên là “Thi Lang”. Theo kế hoạch tháng 7/2011, tàu sân bay có lượng giãn nước 60.000 tấn này sẽ được hạ thuỷ và việc trang bị các loại máy bay chiến đấu cho con tàu này cũng sắp hoàn thành. Cuối tháng 4/2011 máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã “lộ diện”. Trong vài tuần qua, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể nhanh chóng bố trí tàu sân bay điều này thể hiện rằng Trung Quốc là một “cường quốc” về tốc độ cải tạo. [BDV news] |
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011
>> Tình báo Nga hết phép
Các phương pháp của Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR không còn phù hợp với các nhiệm vụ của nó.
Hồ sơ vụ án đại tá Poteyev bán đứng cho Mỹ 10 tình báo viên Nga đã được chuyển sang tòa án Hôm 3.5, hồ sơ vụ án cựu đại tá SVR Aleksandr Poteyev, người được coi là thủ phạm gây ra sự đổ vợ của nhóm tình báo Nga hoạt động ở Mỹ, đã được chuyển sang tòa án, Trung tâm quan hệ xã hội của FSB Liên bang Nga cho hay. Poteyev bị buộc tội theo điều 275 và mục 1 của điều 338 bộ luật hình sự Liên bang Nga (tiết lộ bí mật nhà nước và đào ngũ). Mức án cao nhất cho các điều này là 20 năm tù. Tháng 7.2010, 10 người Nga bị tình nghi làm gián điệp cho Nga đã bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Tất cả những người này đã có nguy cơ bị truy cứu hình sự và tịch thu tài sản vì tội gián điệp và rửa tiền. Tuy nhiên, cả 10 tình báo viên Nga đã tránh được sự trừng phạt vì được Mỹ đánh đổi với 4 người đang chịu án ở Nga vì tội làm gián điệp cho nước ngoài. Nguyên nhân chính thức gây ra sự đổ vỡ của các tình báo viên Nga là có phản bội. Theo phóng đoán của các cơ quan đặc vụ Nga, người đã “bán đứng” các tình báo viên này chính là Aleksandr Poteyev. Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR, vốn mới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập vào tháng 10.2010, hiện vẫn là cơ quan đặc vụ duy nhất của Nga chưa bị cải tổ sau khi tiếp nhận vào tháng 12.1991 quy chế cơ quan kế thừa Tổng cục I - KGB Liên Xô. Tuy nhiên, các nhiệm vụ hiện nay đặt ra cho cơ quan tình báo đối ngoại Nga trái ngược hẳn với những nhiệm vụ mà chính phủ Liên Xô từng đặt ra cho các cơ quan đặc vụ Liên Xô. Chính sự không phù hợp của các phương pháp và cơ cấu đã có 60 năm nay với những nhiệm vụ hôm nay đã dẫn SVR tới hàng loạt những đổ vỡ mới đây, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực tính báo, Andrei Soldatov nhận định. Ông cho rằng, mặc dù cố gắng xây dựng, quảng bá trên báo chí hình ảnh “tự do”, SVR vẫn rất gắn bó với các truyền thống thời Liên Xô. Chuyện còn đi đến mức khôi hài là trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm vào tháng 12.2010, ban lãnh đạo SVR đã khánh thành bảng tưởng niệm Kim Philby, người mà nói cho chặt chẽ là chẳng có liên quan gì với tình báo đối ngoại Liên Xô. *** - Tờ Svpressa (SP): Đây là phát biểu bất ngờ. Kim Philby được các độc giả của chúng tôi biết đến từ thời ngồi ghế nhà trường chính là với tư cách điệp viên của Liên Xô … - Andrei Soldatov (AS): Ông ấy là điệp viên của tình báo Quốc tế Cộng sản, cũng giống như các thành viên còn lại của “Bộ năm Cambridge”. Toàn bộ các thành viên của nhóm này là những chiến sĩ cộng sản kiên định và hoạt động vì sự thắng lợi của các lý tưởng cộng sản trên toàn thế giới. Những nhiệm vụ, kể cả những nhiệm vụ được chính phủ Nga chính thức đặt ra cho các cơ quan đặc vụ hơi khác điều đó, đúng không? - SP: Nhân đây nói về các nhiệm vụ. Vậy thì chức năng của tình báo đối ngoại ở Liên bang Nga là gì khi mà Nga trong học thuyết quân sự của mình không hề nêu tên một cường quốc hiện tại nào là kẻ địch tiềm tàng? - AS: Các nhiệm vụ này được ông Vladimir Putin xác định vào năm 2007 khi ông ấy là Tổng thống Nga tiến cử ông Mikhail Fradkov vào vị trí Giám đốc SVR. Ngoài đấu tranh chống khủng bố quốc tế, các nỗ lực của tình báo đối ngoại, theo ông Putin, “cần phải tập trung vào bảo đảm cho tiềm lực công nghiệp và quốc phòng của đất nước. Tình báo đối ngoại phải có khả năng đánh giá kịp thời và thích đáng những thay đổi cục diện kinh tế quốc tế, tính toán những hậu quả của chúng đối với kinh tế đất nước và tất nhiên là cần phải bảo vệ tích cực hơn các lợi ích kinh tế của các công ty của chúng ta ở nước ngoài”. - SP: Nghĩa là SVR chuyển thành cơ quan tình báo công nghiệp à? - AS: Không nên hiểu hẹp như thế. Ngoài tình báo kinh tế, tổ hợp nhiệm vụ này còn bao gồm, chẳng hạn, bảo đảm cho các doanh nhân Nga các điều kiện thuận lợi trong các thương vụ quốc tế. Và chính ở đây, chúng ta cũng vấp phải những mâu thuẫn giữa chức năng hiện thời của SVR với những phương thức còn tồn tại mà cơ quan này kế thừa. Nói một cách đơn giản, ông Fradkov và đội của mình đang cố giải quyết những nhiệm vụ mới bằng những phương pháp cũ, điều này tất yếu dẫn tới những vụ đổ vỡ tai tiếng giống như vụ đổ vỡ của nhóm Mikhail Vlasenkov, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên nữ nhân vật nổi bật nhất là Anna Chapman. 7 trong 10 điệp viên bị Mỹ bắt vào tháng 6.2010 là các tình báo viên bất hợp pháp được ‘đánh’ vào nước Mỹ từ nhiều năm trước và hóa ra là trong suốt những năm đó đã nằm dưới sự giám sát của các cơ quan đặc vụ Mỹ vốn chỉ chờ lý do để ra tay một lần là tóm gọn cả lưới. Thật khó nghĩ ra cách nào tốt hơn để chứng minh tính không hiệu quả của chiến thuật dựa vào các điệp viên bất hợp pháp trong hoạt động của tình báo hiện đại. - SP: Nhưng tại sao các lưới tình báo bất hợp pháp vốn từng hoạt động hiệu quả như thế thời Liên Xô bỗng mất hết tác dụng? - AS: Hiệu quả của các tình báo viên bất hợp pháp là huyền thoại mà ban lãnh đạo tình báo đối ngoại của cả Liên Xô và Nga cố ý nuôi dưỡng. Trong những năm 1940-1950, các tình báo viên bất hợp pháp Xô-viết chỉ cố lặp lại thành công của tình báo Quốc tế Cộng sản mà nền tảng cán bộ của nó là những người Anh, người Mỹ, người Đức… thật sự, hoạt động vì động cơ lý tưởng và thường là không có lợi lộc gì cho bản thân. Khi Quốc tế Cộng sản bị giải thể, còn Liên Xô dù là trên lời nói từ bỏ việc “xuất khẩu cách mạng” và bành trướng tư tưởng cộng sản, tình báo Liên Xô đã bắt đầu đi theo con đường chậm chạp và tốn kém của việc cài cắm kéo dài trong nhiều năm các điệp viên Nga trước đó đã được huấn luyện nhiều năm không kém và tốn kém. Thậm chí chẳng có ai hỏi ngân sách Nga đã và đến nay đang tốn kém bao nhiêu để duy trì các mạng lưới cồng kềnh như thế. Mà hiệu quả của chúng trong mọi trường hợp tỏ ra là rất đáng ngờ. Thậm chí để chứng tỏ hiệu quả, người ta nêu ra cả bản thân sự tồn tại của nó. Trong khi đó, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì cả sự cần thiết điều chỉnh nhiệm vụ của tình báo đối ngoại Nga về các điệp viên bất hợp pháp cũng biến mất. Làm gì phải mất nhiều năm huấn luyện một sĩ quan Nga đóng vai một doanh nhân Canada đang lobby cho một thương vụ của các tập đoàn Nga và Anh, sau đó chật vật cài cắm anh ta và chẳng biết phải mất bao nhiêu tiền và thời gian cho việc duy trì điệp viên ở trạng thái “nằm vùng” khi mà sẽ đơn giản (và rẻ tiền!) hơn nhiều là thỏa thuận với một doanh nhân Canada thật sự vốn sẵn lòng lobby cho các lợi ích của Nga mà bản thân không bị thiệt thòi? - SP: Thế còn nhiệm vụ khác - đấu tranh chống khủng bố quốc tế - đặt ra cho SVR thì sao? - AS: Sẽ khó nói hơn về những thành tựu của các cơ quan đặc vụ của chúng ta trên lĩnh vực này, bởi lẽ người ta sẽ chỉ biết đến các hành động của tình báo qua những thất bại của nó. Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng có thể nhớ lại ít ra là biến cố năm 2003, thời gian mở đầu chiến tranh Mỹ-Iraq. Khi tiến vào Baghdad, người Mỹ đã phát hiện được những bằng chứng cho thấy các điệp viên của các cơ quan đặc vụ của Saddam Hussein đã được SVR đào tạo. Việc chúng ta đào tạo các điệp viên thậm chí chẳng phải là tồi tệ mà tồi tệ là ở chỗ việc đào tạo đã không được chấm dứt cho đến thời điểm cuối khi mà rõ ràng là thứ nhất, Mỹ chắc chắn sẽ đánh Iraq, hai là Saddam sẽ bại trận. Trong khi đó, SVR đã chẳng tiên liệu được cả vấn đề nọ, cũng như vấn đề kia, có nghĩa là rõ ràng không có sự dự báo dài hạn cần thiết cho mọi cơ quan tình báo. Lãnh đạo SVR đã không rút ra bài học gì từ những vụ đổ vỡ năm 2003 và 2010, không có ai thậm chí bị kỷ luật dù là mang tính hình thức. Mà điều đó có nghĩa là cần phải thừa nhận rằng, sắp tới, chờ đợi tình báo đối ngoại Nga sẽ là những đổ vỡ mới.
[BDV news]
|
Nhãn:
Aleksandr Poteyev,
Bộ Quốc phòng Nga,
Cục Tình báo đối ngoại Nga,
Kim Philby,
liên xô,
Putin,
Quốc tế Cộng sản,
Russia,
Tình báo Nga,
Tờ Svpressa
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011
>> 'Gia sản' của Osama bin Laden
Sau đây là hình ảnh Osama bin Laden, nhân vật lịch sử dám chống lại 2 siêu cường thế giới là Liên Xô và Mỹ, cũng là người gây nhiều tranh cãi về vai trò của mình trên thế giới.
Osama bin Laden, tên đầy đủ là Osama bin Mohammed bin Awad bin Laden, là một tín đồ Hồi giáo chính thống và là người sáng lập tổ chức vũ trang al-Qaeda. Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ông ta được thế giới biết đến như là trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới với hàng loạt vụ tấn công trên toàn thế giới, tiêu biểu là cuộc tấn công nước Mỹ ngày 11/09/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Osama bin Laden sinh ngày 10/3/1957, là con thứ 17 trong 52 người con của tỷ phú Mohamed bin Laden. Ngay từ thời còn trẻ, Osama bin Laden đã chịu ảnh hưởng nặng của quan điểm Hồi giáo cực đoan và luôn có tư tưởng bài xích phương Tây. Năm 1979, khi Liên Xô tấn công Afghanistan, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống vương giả ở quê hương để tham gia lực lượng “thánh chiến” Mujahideen. Từ đây, cuộc đời ông ta rẽ sang một con đường khác, trở thành tên trùm khủng bố quốc tế khét tiếng nhất thế giới suốt hàng chục năm qua. Hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh tư liệu về cuộc đời của Osama bin Laden do hãng thông tấn BBC (Anh) cung cấp: Cuối năm 1979, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa ở quê nhà để tới Afghanistan, tham gia vào lực lượng “thánh chiến” Mujahideen chống lại quân đội Liên Xô. Đây là cuộc chiến đầu tiên trong cuộc đời trùm khủng bố khét tiếng này. Osama bin Laden đã cùng chiến hữu trong lực lượng Mujahideen chiến đấu đến cùng với Liên Xô và đã dành thắng lợi sau 10 năm. Sau cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan, mối hận thù của ông ta chuyển từ Liên Xô sang Mỹ, khi Washington đưa 300.000 lính Mỹ (gồm cả nữ giới) tới đóng quân tại Arab Saudi, một trong hai thánh địa của người Hồi giáo. Đối với Bin Laden, hành động đó của nước Mỹ là một sự phỉ báng đối với thế giới Hồi giáo. Trong những năm 1990, Osama bin Laden đã tham gia tổ chức hàng loạt cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới. Tiêu biểu trong đó là vụ đánh bom ở Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York năm 1993; vụ đánh bom bằng xe hơi tại thủ phủ Riyadh (Arab) năm 1995; vụ đánh bom bằng xe tải vào một doanh trại ở Arab khiến 19 lính Mỹ thiệt mạng vào năm 1996; và những cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998. Năm 2001, cả thế giới đều biết Osama bin Laden là tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới khi tổ chức cuộc tấn công vào New York và Lầu Năm Góc vào ngày 11/9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này cũng là lời tuyên chiến chính thức của Bin Laden dành cho các nước phương Tây. Dù lực lượng vũ trang Mỹ đã tiến đánh Afghanistan ngay từ cuối năm 2001, nhưng Bin Laden vẫn trốn thoát thành công qua biên giới Pakistan và lẩn trốn trong gần 10 năm. Ở các nước Hồi giáo như Pakistan, nhiều người ủng hộ Osama bin Laden và xem ông là người chiến sỹ anh hùng dám chiến đấu chống lại Mỹ và Israel. Nhưng đối với các nước phương Tây, Osama bin Laden là đại diện cho cái ác, là tên khủng bố đã vấy máu hàng nghìn sinh linh vô tội. Dù phải chạy trốn suốt 10 năm qua, nhưng Osama bin Laden vẫn thường xuất hiện thông qua những đoạn tin nhắn âm thanh hoặc các video để kêu gọi chống lại Mỹ và các đồng minh. Những thông tin đầy bất ngờ về cái chết của Osama bin Laden vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố đã dẫn tới những cuộc mít-tinh ăn mừng tự phát ngay ở bên ngoài Nhà Trắng và New York, Mỹ. Các dấu mốc trong cuộc đời Bin Laden (Theo TTXVN, AFP).
[BDV news]
|
Nhãn:
Arab Saudi,
bbc,
Chính phủ Mỹ,
Cộng hòa Hồi giáo,
liên xô,
Liên Xô – Afghanistan,
Lực lượng Mujahideen,
Osama bin Laden,
Tanzania,
Trùm khủng bố
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
>> SuperJet 100: Kỷ nguyên mới của hàng không Nga
Các máy bay vận tải hành khách của Nga luôn được biết đến là kém tiện nghi và có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp.
Là quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới trong những năm chiến tranh lạnh, máy bay của Liên Xô (Nga ngày nay) chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong số các phương tiện vận tải hàng không dân dụng thế giới. Tuy nhiên, các máy bay vận tải hành khách của Nga nhanh chóng tụt hậu. Đặc biệt, sau khi Liên Xô sụp đổ, sự khủng hoảng kinh tế nhanh chóng kéo theo sự xuống cấp của nền công nghiệp hàng không Nga. SuperJet 100 là niềm hy vọng để lấy lại hình ảnh các máy bay vận tải hành khách của Nga. Dù các máy bay của Nga thường có các đặc tính bay ưu việt, khả năng hoạt động tốt trên những đường băng không tiêu chuẩn nhưng vẫn thường xuyên bị đánh giá là kém tiện nghi và đặc biệt là có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp theo tiêu chuẩn hiện đại. Tu-134, Tu-154 được liệt vào danh sách những máy bay có tỷ lệ tại nạn hàng không hàng đầu thế giới. Do đó, máy bay vận tải hành khách Nga nhanh chóng rớt hạng và không thể cạnh tranh được với Airbus và Boeing trên thị trường xuất khẩu. Danh sách các hãng hàng không dân dụng sử dụng các máy bay của Nga ngày một giảm dần, thậm chí chính phủ Ba Lan còn ra sắc lệnh cấm sử dụng Tu-154 trong các chuyến bay của quan chức chính phủ. Tìm lại ánh hào quang Không thể để mất đi hình ảnh của một quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới. Tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất của Nga Sukhoi đã quyết định đầu tư sản xuất một loại máy bay vận tải hành khách mới mang tên SuperJet 100. Để khắc phục sự kém tiện nghi và hiện đại của các thế hệ máy bay trước, Tập đoàn Sukhoi đã mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển SuperJet 100. SuperJet 100 sẽ mở ra kỹ nguyên mới cho hàng không dân dụng của Nga. Cải thiện độ tiện nghi, tăng cường và nâng cao các chỉ số về an toàn bay là mục tiêu mà SuperJet 100 đang hướng tới. Đây là loại máy bay vận tải hành khách đầu tiên của Nga được thiết kế để đạt tất cả các tiêu chuẩn của hàng không dân dụng phương Tây. Sukhoi đặt mục tiêu thiết kế SuperJet 100 thành loại máy bay vừa hiện đại vừa có chi phí phải chăng. Thiết kế khí động học của máy bay đạt được khả năng tăng tốc tối ưu với mức tiêu hao nhiên liệu. Động cơ PowerJet SaM146 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, hoạt động êm và tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ này được sản xuất bởi liên doanh giữa Snecma của Pháp và NPO Saturn của Nga. Động cơ SaM146 đã được được giấy chứng nhận của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) về tiếng ồn khi hoạt động và tiêu chuẩn khí thải an toàn cho môi trường. Buồng lái được thiết kế khá rộng, tạo sự thoải mái, giảm bớt áp lực cho phi công trong các chuyến bay. Buồng lái SuperJet 100 được trang bị các hệ thống điện tử rất hiện đại (ảnh Ria Novosti). SuperJet 100 được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại, thiết kế theo dạng mô đun mở, có mức độ tự động hóa cao. Điều này cho phép phi hành đoàn kiểm soát chuyến bay một cách đầy đủ nhất. Đồng thời cũng giảm thời gian và chi phí cho công tác bảo trì hệ thống. SuperJet 100 được trang bị hệ thống Fly-by-wire hoàn toàn mới, tăng cường khả năng kiểm soát chuyến bay trong mọi tình huống. Để tăng sự tiện nghi, khoang hành khách được thiết kế rộng rãi hơn, nội thất được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại. Nội thất của SuperJet 100 đạt được tất cả các tiêu chuẩn của phương Tây. Lối đi giữa hai hàng ghế được mở rộng đến 51cm, ghế ngồi rộng 46,5cm, tạo sự thoải mái cho hành khách, khoang hành lý phía trên cũng được mở rộng hơn. Toàn bộ nội thất, hệ thống oxy của máy bay được cung cấp bởi B/E AEROSPACE của Mỹ. SuperJet 100 là loại máy bay vận tải hành khách tầm khu vực,với sức chứa 98 hành khách hạng phổ thông, 86 hành khách kết hợp hạng thương gia và hạng phổ thông. Ngày 21/4/2011, SuperJet 100 đã có chuyến bay thương mại đầu tiên, chuyến bay mang số hiệu SN 95007 của hãng hàng không Armavia mang theo 90 hành khách từ sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moscow đến sân bay quốc tế Zvartnots, Armenia. Chuyến bay này đã mở ra một kỹ nguyên mới cho máy bay vận tải hành khách của Nga. Rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã chào đón nồng nhiệt sự xuất hiện của SuperJet 100, hiện tại, đơn hàng của SuperJet 100 đã đạt đến con số 189 chiếc. Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền. Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.
[VietnamDefence news]
|
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
>> "Đo" sức mạnh của chiến hạm Nga sắp sang thăm Việt Nam
Ngày 7/5 tới, chiến hạm săn ngầm của Nga mang tên Đô đốc Vinogradov sẽ tới Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm 6 ngày tới Việt Nam. Đây được coi là một trong những sát thủ tiêu diệt tàu ngầm đáng sợ nhất hiện có trong trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương.
Dự án 1155 và chiến hạm săn ngầm cỡ lớn lớp Udaloy Chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov thuộc Dự án 1155 của Liên Xô cũ. Con tàu này được sản xuất trong loạt chiến hạm thuộc lớp khu trục săn ngầm Udaloy, gồm Udaloy I và II nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân Xô Viết. Theo kế hoạch ban đầu, Liên Xô muốn chế tạo 15 chiếc khu trục săn ngầm. Tuy nhiên, tất cả chỉ có 13 chiếc được hoàn thành, trong đó có 1 chiếc thuộc lớp Udaloy II. Trong số 13 chiếc, hiện chỉ còn 8 chiếc phục vụ trong Hải quân Nga. Bắt đầu từ những năm 1970, Liên Xô phát triển học thuyết phát triển các loại tàu mặt nước đặc dụng nhằm chiếm lĩnh ưu thế trên biển và đại dương. Giới lãnh đạo Liên Xô cho rằng cần phải chế tạo những con tàu cỡ lớn và có khả năng chiến đấu đa dạng. Khi đó, 2 phương án đã được đề xuất là Dự án tàu khu trục 956 và Dự án tàu khu trục săn ngầm 1155. Dự án tàu khu trục săn ngầm 1155 sau đó đã cho ra đời các chiến hạm lớp Udaloy I và II. Các phiên bản Udaloy được cho là tương đương với tàu khu trục lớp Spruance của Mỹ. Udaloy được thiết kế dựa trên nguyên mẫu lớp Krivak và nhấn mạnh tính năng săn ngầm hơn khả năng đối hạm và phòng không. Với trọng tải lớn và tầm hoạt động xa, Đô đốc Vinogradov giúp Hải quân Nga giữ được vẫn duy trì được các lợi ích tại khu vực Thái Bình Dương Hiện nay, 8 chiếc khu trục săn ngầm cỡ lớn thuộc lớp Udaloy còn trong trang bị Hải quân Nga gồm các tàu: Phó Đô đốc Kulakov (Hạm đội Biển Bắc, đang trong quá trình đại tu); Nguyên soái Shaposhnikov (Hạm đội Thái Bình Dương); Severomorsk (Hạm đội Thái Bình Dương); Đô đốc Levchenko (Hạm đội Biển Bắc); Đô đốc Kharlamov (Hạm đội Biển Bắc); Đô đốc Panterleyev (Hạm đội Thái Bình Dương); Đô đốc Chabanenko (chiến hạm duy nhất thuộc lớp Udaloy II được nâng cấp từ Udaloy I vào năm 1999 và thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc) và cuối cùng là Đô đốc Vinogradov (Hạm đội Thái Bình Dương). “Số đo” chung của Đô đốc Vinogradov Chiến hạm Đô đốc Vinogradov được phương Tây liệt vào loại tàu khu trục có trang bị tên lửa. Tàu được khởi công xây dựng vào 5/2/1986 tại nhà máy đóng tàu Yaltar ở Leningrad. Năm 1987 tàu được hạ thủy để tiếp tục hoàn thiện và đến năm 1989, tàu chính thức được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Hiện nay, Đô đốc Vinogradov thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Tàu từng tham gia các hoạt động quân sự tại Vùng Vịnh vào các năm 1990, 1993 và hiện đang tham gia sứ mạng chống cướp biển trên vịnh Aden. Chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov (572) tại căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương Tàu Đô đốc Vinogradov có chiều dài 163 m, rộng 19 m và cao 7,8 m. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 6.840 tấn và lượng giãn nước tối đa lên tới 7.480 tấn. Số lượng thủy thủ trên tàu hiện là 293 người. Với tốc độ tối đa đạt 29,5 hải lý/giờ, Đô đốc Vinogradov có tầm hoạt động trên 6.500 km nên có thể vươn ra các khu vực biển và đại dương cách xa nước Nga. Hệ thống điện tử đồ sộ Các loại radar thông thường trên tàu bao gồm: radar tìm kiếm trên không MR-760MA Fregat-MA/Top plate-3D, radar tìm kiếm trên không và trên biển MR-320M Topaz-V/Strut Pair. Các thiết bị điều khiển hỏa lực gồm: hệ thống Lesorub-5, 2 radar kiểm soát bắn MR-360 Podkat/Cross Sword dành cho SA-N-9. Hệ thống điện tử đồ sộ biến chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov trở thành kẻ đáng sợ săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm Để hỗ trợ săn tìm tàu ngầm, Udaloy lắp đặt một loạt thiết bị định vị gồm: bộ thiết bị định vị thủy âm MGK-355 Polinom với định vị thủy âm đặt ở mũi tàu Orion/Horse Jaw Bow và định vị Horse Tail. Ngoài ra, Udaloy còn trang bị hệ thống giàn phóng mồi bẫy PK-2. PK-2 gồm các ống phóng mồi bẫy, rocket mồi bẫy và radar điều khiển. Vũ khí săn ngầm cực mạnh Tổ hợp tên lửa SS-N-14 được dùng cho cả hai nhiệm vụ săn ngầm và đối hạm. Tên lửa thiết kế dựa trên tên lửa SS-N-9 (hay còn gọi là P-120 Malakhit), đạn tên lửa SS-N-14 có trọng lượng gần 4 tấn và dài 7,2m. Tên lửa SS-N-14 trang bị một động cơ đẩy nhiên liệu rắn, mang được các loại đầu đạn khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ đảm nhiệm. Các ống phóng tên lửa SS-N-4 được bố trí ngay sau 2 pháo hạm AK-100 Khi sử dụng săn ngầm, SS-N-14 mang ngư lôi săn ngầm hoặc bom phá tàu ngầm. Trong giai đoạn hành trình, nó bay cách mặt biển 400m. Sau khi xác định được cự ly khoảng cách mục tiêu, tên lửa “nhả” ngư lôi hoặc bom phá để tấn công tàu ngầm. Tầm bắn trong tác chiến săn ngầm từ 5-50km. Còn khi dùng chống hạm, tên lửa mang đầu đạn nặng 185kg, bay cách mặt biển 15m. Tầm bắn khoảng 10-50km. Tên lửa SS-N-14 được điều khiển theo phương thức dẫn đường vô tuyến. Tốc độ tối đa đạt được trong hành trình bay là Mach 0,95. Giống như các “anh em” thuộc lớp Udaloy, Đô đốc Vinogradov được trang 8 tên lửa SS-N-14, luôn gây ra nỗi kinh hoàng cho tàu ngầm đối phương mỗi khi xuất hiện. Ngoài ra, tàu còn được trang bị giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000 do Liên Xô phát triển từ năm 1960. RBU-6000 thiết kế với 12 ống phóng cỡ 213mm, đạn rocket không điều khiển RGB-60 và hệ thống kiểm soát bắn Burya. Thông thường một loạt bắn của RBU-6000 từ 1, 2, 4, 8 hoặc 12 quả cùng lúc. Sau khi bắn hết nó được nạp từng viên đạn thông qua thiết bị nạp đạn tự động 60UP. Kho đạn dữ trữ chứa khoảng 72 tới 96 quả đạn Rocket. Giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000 Đạn RGB-6000 mang đầu đạn nặng 25kg, có tầm bắn từ 350m tới 5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tới 500m. Trên tàu còn có 2 cụm phóng lôi RPK-2 Viyuga (hay còn gọi là SS-N-15) 533mm. Sẵn sàng đối đầu mối đe dọa trên không Tuy tính năng chính Đô đốc Vinogradov là săn ngầm, nhưng nó cũng được trang bị các loại tên lửa và pháo pháo phòng không để đối phó với các mối đe dọa từ trên không. Hỏa lực phòng không của tàu gồm tổ hợp tên lửa đối không SA-N-9 “bàn tay sắt” (Nga gọi là 3K95 Kinzhal) phát triển dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành Tor. Đạn tên lửa SA-N-9 chứa trong 4 mô đun ống phóng thẳng đứng, mỗi một mô đun chứa 8 quả tên lửa trong “tư thế sẵn sàng bắn” bố trí ngay mũi tàu. Tổng cộng, tàu có 64 quả tên lửa SA-N-9 được dẫn đường bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực đa kênh 3R95 gồm hai loại radar khác nhau kết hợp. Tầm bắn hiệu quả của SA-N-9 từ 1,5-2 km, trần bay 5m – 6.000m. 4 ống phóng thẳng đứng tên lửa SA-N-9 bố trí ngay mũi tàu Phía trước mũi tàu còn được bố trí 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần Ak-630 sáu nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 5.000 viên/phút. Ak-630 có thể tiếp nhận thông tin từ hệ thống kiểm soát 3R95 của SA-N-9. Phía trước tàu còn bố trí 2 pháo hạm cỡ AK-100 dùng để tiêu diệt tàu thuyền cỡ nhỏ hoặc tấn công các mục tiêu ven bờ. Trực thăng săn ngầm K-27 hạ cánh xuống sân đỗ trên boong tàu Đáng chú ý trên Đô đốc Vinogradov là boong phía sau có đủ thể chứa 2 trực thăng săn ngầm Ka-27. Mỗi chiếc K-27 mang một ngư lôi hoặc 36 phao âm phát hiện tàu ngầm RGB-NM và RGB-NM-1.
[BDV news]
|
Nhãn:
Chiến hạm Đô đốc Vinogradov,
Chiến hạm săn ngầm,
Đà Nẵng,
Hải quân Nga,
Hạm đội Thái Bình Dương,
Leningrad,
liên xô,
Tàu khu trục lớp Spruance,
Tên lửa SS-N-4
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
>> 'Siêu tăng' T-95 bị chết yểu?
Giới quân sự Nga và thế giới từng kỳ vọng chứng kiến sự xuất hiện của “siêu tăng” T-95 tuy nhiên mong muốn này có thể không bao giờ thành hiện thực.
Tháng 12/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popotkin thông báo: Quân đội Nga sẽ chấm dứt tài trợ cho dự án phát triển loại tăng chiến đấu chủ lực mới được biết đến với tên gọi T-95. Tuyên bố trên làm thất vọng toàn bộ giới quân sự Nga và thế giới. Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi, tại sao một dự án được ấp ủ gần hai thập kỷ qua bỗng dưng chấm dứt một cách khó hiểu. Trước đó, từng có những tin đồn loại “siêu tăng” này đã hoàn tất giai đoạn phát triển cuối cùng. Chiếc xe tăng đang trùm bạt này được cho là chở mẫu nghiên cứu của T-95. Nguồn gốc và kỳ vọng về T-95 Dự án phát triển T-95 được gọi là Objekt 775, được manh nha phát triển từ thời Liên Xô. Ban đầu, mẫu tăng mới này dự định đưa và sử dụng trong những năm 1995. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến dòng vốn tài trợ cho dự án bị cắt đứt, dự án rơi vào tình trạng không xác định thời hạn. Vào những năm 2000, Lục quân Nga đối mặt với tình trạng khủng hoảng xe tăng nghiêm trọng. Objekt 775 hay 195 được khởi động trở lại, cùng với đó là sự xuất hiện của giải pháp tạm thời T-90. Theo dự kiến, sự xuất hiện của T-95 cùng với T-90 và những biến thể nâng cấp của T-80MU2 sẽ là nòng cốt cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Dự kiến, T-95 sẽ trải qua thử nghiệm và trang bị cho quân đội vào năm 2010. Hình ảnh thực sự về T-95 vẫn chưa xuất hiện bao giờ. Theo một số thông tin rò rỉ từ giới quân sự Nga, T-95 là mẫu thiết kế với nhiều tính năng vượt trội so với các loại tăng hiện có. Tháp pháo được trang bị pháo với cỡ nòng lên đến 135mm (thậm chí, có thể là 152mm), tích hợp khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo, tháp pháo được điều khiển từ xa với cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động. Được thiết kế theo kiểu phương Tây, tháp pháo có khả năng bảo vệ kíp xe trong trường hợp khối đạn dược bị kích nổ. Giá xe thấp hơn tiêu chuẩn để tăng khả năng tàng hình, hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, dựa trên cơ chế tự động hóa cao. T-95 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu các loại đạn chống tăng hiện đại, cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động tối ưu. T-95 được cho là có khối lượng đến 50 tấn, trang bị động cơ 1.800 mã lực, tốc độ tối đa lên đến 75km/giờ, kíp xe 3 người. Ở bên trong, buồng lái được thiết kế phù hợp với công thái học, tạo sự thoải mái cho kíp xe. Giới quân sự Nga tự hào cho rằng T-95 sẽ là một loại “siêu tăng” không có đối thủ. Tuy nhiên, “siêu tăng” sẽ không bao giờ xuất hiện, hoặc nếu có sẽ là một mẫu thiết kế khác với mong đợi về T-95. Nguyên nhân hủy bỏ dự án Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: Ý tưởng về T-95 hay Objekt 775/195 ra đời hơn 2 thập kỷ. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại. Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn. Xe tăng dù hiện đại đến mấy cũng rất khó có cơ hội sống sót trước những loại trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống tăng như AH-64D Apache. Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không. Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế. Nếu biên chế T-95 trong Quân đội Nga cũng không thay đổi thực tế này. Khi đó, chế tạo hàng loạt T-95 sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90. Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2. Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Nga,
Chiến tranh Thế giới,
Giới quân sự Nga,
liên xô,
Lục quân Mỹ,
Lục quân Nga,
Objekt 775,
Siêu tăng,
T-95 tank,
tank,
Trực thăng AH-64D Apache Longbow
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
>> Tàu chiến Nga thăm Đà Nẵng
Đây là các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa hoàn tất chiến dịch hộ tống các tàu hàng của Nga tại khu vực Sừng châu Phi trở về.
Interfax trích lời người phát ngôn của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đại úy Roman Martov: “Hiện biên đội tàu hải quân Nga đang có mặt ở Ấn Độ Dương, khu vực biển Laccadive gần Ấn Độ. Trên đường trở về, biên đội tàu này sẽ thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 7.5”. Tờ Sự thật Moskva cũng dẫn lời Đại úy Roman Martov cho biết: “Biên đội tàu sẽ ghé thăm và làm việc tại Đà Nẵng từ ngày 7-12.5. Tại Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ tham dự các sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng (9.5) trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại”. Chiến hạm Đô đốc Vinogradov là tàu săn ngầm cỡ lớn lớp Projekt 1155 của Liên Xô, được đóng từ năm 1987 và đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương từ ngày 1.5.1989. Tàu có chiều dài 163 m, chiều rộng 19 m, chiều cao 7,8 m và có lượng giãn nước 7.480 tấn. Tàu có thủy thủ đoàn 293 người, được trang bị ngư lôi Rastrub, hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal và mang theo 2 trực thăng Ka-27. Mới đây, Nga tuyên bố sẽ chi hơn 150 tỷ USD cho việc hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương trong 10 năm tới. Giới chuyên gia cho rằng, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là vì Moskva muốn cho Trung Quốc thấy Nga vẫn có lợi ích ở các vùng chiến lược ở châu Á.
[Vietnamdefence news]
|
Nhãn:
Biển Laccadive,
Chiến hạm Đô đốc Vinogradov,
Hải quân Nga,
Hạm đội Thái Bình Dương,
liên xô,
Moskva,
Ngư lôi Rastrub,
tàu khu trục,
Tàu săn ngầm
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ
Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.
Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ. Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga. So sánh hai tàu sân bay Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn. Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc. Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng. Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác. Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M. Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản. Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga. Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp. So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn. Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc. Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan. Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW. Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước. Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này. Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai. Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng. Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động. Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K. Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm. “Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.
[BDV news]
|
Nhãn:
Ấn Độ,
Châu Á,
Hải quân Ấn Độ,
Hải quân Trung Quốc,
J-15,
liên xô,
Mig-29K,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov,
Tàu sân bay Varyag,
trung quốc
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
>> Kalinin K-7 - 'siêu pháo đài bay của Liên Xô
Ngành công nghiệp hàng không Liên Xô luôn đặt niềm tin vào những cỗ máy khổng lồ.
"Siêu pháo đài bay" Kalinin K-7 (đặt theo tên một lãnh tụ cách mạng Liên Xô) được chế tạo vào những năm 1930 là một minh chứng. Người Nga vẫn đang giữ kỷ lục về máy bay lớn nhất thế giới hiện nay: người khổng lồ Antonov An-225 có chiều dài sải cánh lớn hơn cả Airbus A380. Tuy nhiên, hai ngã khổng lồ của thế giới hiện đại vẫn thật nhỏ bé nếu so sánh với pháo đài bay Kalinin K-7 mà Liên Xô từng phát triển từ những năm 1930. Mô hình tái hiện trên máy tính của Kalinin K-7. Với sải cánh lên tới 132,5 m, K-7 là một gã khổng lồ ngay cả với những cỗ máy chuyên trở hành khách lớn nhất hiện nay như Boeing 747 (sải cánh dài 68,5 m). Đây là mẫu máy bay không vận - ném bom hạng nặng mà Quân đội Liên Xô từng nghiên cứu thử nghiệm. K-7 là máy bay không vận đa nhiệm chuyên chở người cho tới các máy bay quân sự. Điểm đặc biệt, hành khách và hàng hóa được bố trí tại hai cánh của máy bay. Theo thiết kế, K-7 mang được 128 hành khách trên cánh của mình. Ngoài ra, thân máy bay còn có 16 phòng sang trọng dành cho khách hạng sang. Boeing 747 chuyên trở tàu con thoi cũng "chưa là gì" so với kích cỡ của K-7. Biến thể quân sự của K-7 được coi là một “pháo đài bay” ra đời sớm hơn B-17 của Mỹ tới 10 năm. Máy bay được trang bị 12 ụ súng, trong đó có những bộ phận tiếp đạn được điện khí hóa, công nghệ hiện đại vào thời gian đó. Mang được 16 tấn bom, 112 lính dù và 8,5 tấn thiết bị nhảy dù, Kalinin K-7 là một cơn ác mộng cho bất cứ kẻ thù nào của Liên Xô vào những năm 1930. Ngoài ra, nhiều tài liệu cho thấy sự tồn tại của biến thể K-7 nâng cấp, có kích thước lớn gấp 2,5 lần máy bay thử nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, các còn tài liệu kỹ thuật không có các con số cụ thể. Mẫu thử nghiệm của K-7 cất cánh thành công với trọng lượng chuyên chở là 38 tấn nhưng bị rơi vào năm 1933. Sau đó, Liên Xô không tiếp tục tiến hành chế tạo loại máy bay này. Hình ảnh thật về mẫu thử nghiệm K-7: Bản vẽ thiết kế của "siêu pháo đài bay" do Không quân Liên Xô chế tạo. Mẫu hình K-7 dựng lại trên máy vi tính:
[BDV news]
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)