Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Nhật, Mỹ đánh giá thấp tàu sân bay Trung Quốc



Tàu sân bay của Trung Quốc gần tiếp cận tới giai đoạn bố trí nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay!

Tạp chí Ngoại giao của Nhật Bản ngày 5/5 đã đăng tải bài báo “Tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu”, theo đó tàu sân bay này gần tiếp cận tới giai đoạn hoạt động nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Ngoài ra, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện tại và tương lai, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tác chiến điện tử đối mặt với nhiều hạn chế.

Theo báo cáo của phó chủ tịch hiệp hội vì hoà bình quốc tế của Mỹ Douglas H. Paal, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tàu sân bay Varyga được mua từ Ukraine (*) và đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ đóng tàu quân sự của nước này.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh của tàu sân bay phải trang bị cho con tàu này những máy bay chiến đấu tối tân và phải huấn luyện có bài bản một đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có những khả năng này. Chưa tính những chi phí và nguồn nhân lực rất lớn, những quy hoạch chi tiết và hỗ trợ hậu cần cần thiết cho tàu sân bay hiện đại, Trung Quốc còn thiếu một số phần cứng quan trọng.


Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai và tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc là hai khái niệm khác nhau.


Để bảo đảm cho việc hoạt động thực tế và chiến đấu dài ngày trên biển, Hải quân Trung Quốc cần phát triển, xây dựng và triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng cho tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu điện tử. Nếu không có những yếu tố này thì tàu sân bay và tiêm kích J-15 của Trung Quốc vẫn chỉ “nằm trên bản thiết kế” và chỉ để ứng dụng vào việc huấn luyện.

Nhìn vào tình hình ở Nga, tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" (Admiral Kuznetsov) của Hải quân Nga ("anh em” với tàu Thi Lang). Sau khi hoạt động thử nghiệm từ năm 1996, chỉ có thể sử dụng và huấn luyện (không đến 10 lần), trong đó, không có lần nào hoạt động được vài tháng. Quan trọng hơn, nó đã không bao giờ được tham chiến. Ngược lại, 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hoạt động quá 1/3 tuổi thọ 50 năm của nó và tất cả đều được sử dụng vào các hoạt động chiến đấu thực tế.

Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga có quá nhiều vấn đề cần phải bàn tới đó là: vốn trợ cấp của Hải quân Nga là không cố định dẫn đến việc các loại máy móc nhanh chóng bị hỏng và việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng không được thực hiện một cách bài bản.

Đồng thời, lực lượng không quân mất đi tính thực tế, chỉ có khoảng 12 máy bay chiến đấu Su-33 và trang bị một số lượng nhỏ radar, trực thăng cùng với các thiết bị sonar. Admiral Kuznetsov đã không thể chống lại mối đe dọa thực sự của đối phương từ trên không.


Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị trên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc.


Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ và Pháp được trang bị các loại thiết bị hiện đại ngay sau khi hoàn thành. Họ có đơn vị không quân được đào tạo bài bản và khả năng chiến đấu ổn định.

Trên tàu được biên chế hai loại hình máy bay chính và được bổ sung thêm máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, E/A-6B hoặc máy bay điện tử E/A-18G Growler để ngăn chặn đối phương từ trên không.

Các máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ và Pháp cũng được trang bị các vòi tiếp nhiên liệu trên không để có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Máy bay chiến đấu Su -33 của Nga cũng có tính năng tương tự, nhưng các phi công của Nga vẫn chưa được đào tạo để có thể thực hiện được thao tác này thuần thục.

Báo cáo chỉ ra: Do thiếu các điều kiện về lực lượng không quân và tàu sân bay như Mỹ, Pháp nên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc và tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga phải đối mặt với rất nhiều hạn chế.

Các máy bay chiến đấu không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không dẫn tới việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như chỉ có thể dựa vào radar và hệ thống hướng dẫn của tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ rất dễ “thất thủ” trước các cuộc tấn công của đối phương.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn cho biết, tất nhiên là Trung Quốc cũng nhận ra các hạn chế của mình đồng thời sẽ tìm mọi biện pháp khắc phục những hạn chế này. Chính phủ Bắc Kinh đã mua hệ thống radar của Nga đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm 8 lần. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay trực thăng này để làm “bước đệm” nhằm nâng cao khả năng kiểm soát khống chế trên không.


Theo kế hoạch vào tháng 7 tàu Thi Lang sẽ đưa vào phục vụ nhưng Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể đưa nó vào chiến đấu.


Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard, cho rằng tàu sân bay Thi Lang chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, phát triển, diễn tập thì con tàu mới có thể đi vào hoạt động chính thức.

Tổng biên tập Chang của Tạp chí Kanwa cho rằng: "Sau khi chạy thử trên biển, Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar và các loại vũ khí, trong đó có máy bay tác chiến J-15".

Chuyên gia John Pike của trang mạng phân tích quân sự Global Security thì nhận định với Asia Times rằng, chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ông Pike lập luận: "Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì".

Chuyên gia Oliver Brauner tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan. "Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị", ông nói.

(*) Dự án đóng tàu Varyag bắt đầu năm 1985 nhưng bị dừng lại vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, công trình đã hoàn tất hơn 60% và Nga giao Varyag cho Ukraine. Sau đó, con tàu này không được bảo trì, nhiều phần bị tháo dỡ như bánh lái và hệ thống vận hành, theo trang tin Asia Times.

Đến năm 1998, Ukraine bán đấu giá Varyag và một công ty ở Hongkong đã bỏ ra 20 triệu USD để mua con tàu này với ý định biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, Macau không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Varyag.

Năm 2005, tàu được đưa đến cảng Đại Liên, cũng là nơi đóng trụ sở của Học viện Quân sự quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tại đây vào năm 2008, nhóm binh sĩ đầu tiên bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tác chiến cho tàu sân bay, theo Asia Times.

Từ 2009 đến nay, Bắc Kinh không ngừng học hỏi các kỹ thuật về tàu sân bay để “tái chế” lại con tàu này thành tàu sân bay mang thương hiệu Trung Quốc và được đặt tên là “Thi Lang”.

Theo kế hoạch tháng 7/2011, tàu sân bay có lượng giãn nước 60.000 tấn này sẽ được hạ thuỷ và việc trang bị các loại máy bay chiến đấu cho con tàu này cũng sắp hoàn thành. Cuối tháng 4/2011 máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã “lộ diện”.

Trong vài tuần qua, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể nhanh chóng bố trí tàu sân bay điều này thể hiện rằng Trung Quốc là một “cường quốc” về tốc độ cải tạo.


[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Mỹ đột kích chỉ huy Al-Qaeda



Phi cơ không người lái của Mỹ hôm qua tấn công nhằm tiêu diệt một chỉ huy cao cấp của Al-Qaeda tại Yemen nhưng bất thành, chỉ ít ngày sau vụ biệt kích bắn chết trùm tổ chức khủng bố này là Bin Laden.





Anwar al-Awlaki đang chỉ huy chi nhánh của al Qaeda trên bán đảo Ảrập. Ảnh: AP.


BBC dẫn lời Bộ Quốc phòng Yemen cho biết, máy bay Mỹ bắn tên lửa vào một chiếc xe hơi chở hai người đàn ông tại tỉnh Shabwa. Giới chức Mỹ thì tiết lộ với kênh truyền hình CBS rằng mục đích của vụ oanh kích là tiêu diệt Anwar al-Awlaki, một trong những thủ lĩnh có ảnh hưởng nhất trong Al-Qaeda.

Nhưng cảnh sát Yemen xác định al-Awlaki không ngồi trong chiếc xe. Hai người đàn ông thiệt mạng vì tên lửa bắn là anh em ruột và đều là chỉ huy cấp trung của mạng lưới Al-Qaeda. Các nguồn tin khác cho biết, máy bay không người lái bắn 3 tên lửa vào chiếc xe của al-Awlaki ngày 5/5, nhưng không trúng. Sau đó ông ta đổi xe cho hai anh em và họ đã bị giết trong cuộc tấn công hôm qua.

Hồi tháng 5/2010, máy bay Mỹ từng bắn vài quả tên lửa vào một xe hơi vì tưởng al-Awlaki ngồi trong đó, song người thiệt mạng là một phái viên của tổng thống Yemen. Tháng 9 cùng năm, Ngoại trưởng Yemen tuyên bố những vụ tấn công bằng phi cơ không người lái của Mỹ sẽ không được phép thực hiện nữa.

Anwar al-Awlaki sinh tại Mỹ là một giáo sĩ cấp tiến người Yemen được coi là "gian ác" hơn cả trùm khủng bố Osama bin Laden mới bị tiêu diệt. Hiện ông ta đứng đầu chi nhánh Al-Qaeda trên bán đảo Ảrập và là chi nhánh thực hiện nhiều vụ khủng bố nhất của Al-Qaeda.

Trước đó vài ngày, biệt kích Mỹ đã âm thầm từ Afghanistan sang đột kích khu nhà tại thị trấn Abbottabad của Pakistan, tiêu diệt Osama bin Laden, mà không thông báo cho giới chức nước chủ nhà. Sau đó Mỹ đưa xác Bin Laden ra biển Ảrập để thuỷ táng và không cho công bố các bức ảnh liên quan. Vụ đột kích đang gây chia rẽ mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Pakistan.


[BDV news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> 'Người thừa kế' số 1 của Bin Laden (kỳ cuối)



Trong tương lai không xa, al-Awlaki có thể sẽ trở thành tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới trong thời kỳ "Hậu bin Laden".



Kỳ cuối: Biểu tượng mới của cái khủng bố thời kỳ hậu bin Laden
Biến người Mỹ thành chiến binh cực đoan
Gần 3 năm trước, al-Awlaki chính thức tuyên bố đã gia nhập al-Qaeda và chỉ sau một thời gian ngắn, đã trở thành lãnh đạo chi nhánh cảu tổ chức tại bán đảo Arab.

Vai trò chính của al-Awlaki là tuyển dụng các thành viên mới cho mạng lưới al-Qaeda, đặc biệt là những thành viên thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh.

al-Awlaki đã truyền bá tư tưởng cực đoan cho một số phần tử, đặc biệt là người Mỹ, và xúi giục họ thực hiện những cuộc khủng bố ngay trong nước hoặc tham gia vào các mạng lưới khủng bố nước ngoài.

Một trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất có liên quan đến al-Awlaki là vụ nổ súng tại Fort Hood vào ngày 5/11/2009 khiến 13 người thiệt mạng và 32 người bị thương.

Kẻ trực tiếp gây ra vụ thảm sát này là Nidal Malik Hasan, một bác sỹ tâm thần và là Thiếu tá Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, các điều tra viên xác định al-Awlaki mới là kẻ chủ mưu thực sự. Bởi trước khi xảy ra vụ khủng bố, al-Awlaki đã trao đổi với Hasan qua email hàng chục lần để chuẩn bị cho kế hoạch này.



Nidal Malik Hasan (phải), kẻ đã thực hiện vụ nổ súng Fort Hood, là một trong những môn đệ của Anwar al-Awlaki. Ảnh: AP.


Sau sự kiện trên, al-Awlaki tiết lộ đã gặp Hasan vào năm 2001 khi còn làm thầy tế tại nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah, Virginia, Mỹ. al-Awlaki gọi Hasan là một trong những môn đệ của mình và ngợi ca người này là người anh hùng của thế giới Hồi giáo.

CIA cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy al-Awlaki ã từng tiếp xúc và có nhiều ảnh hưởng với Faisal Shahzad, một người Pakistan gốc Mỹ. Nhiều khả năng, chính al-Awlaki đã xúi giục Shadzad tiến hành vụ đánh bom xăng tại Quảng trường Thời đại, nhưng âm mưu này đã không thành công.

Sharif Mobley, một công dân Mỹ bị bắt tại Yemen vì những cáo buộc có liên quan đến al-Qaeda, cũng khai nhận rằng thường xuyên trao đổi với al-Awlaki qua email và chịu nhiều tác động từ tư tưởng cực đoan của ông ta.

Khi người Mỹ nhận ra những thủ đoạn của al-Awlaki thì cũng đã không còn kịp nữa, bởi quá trình “nội địa hóa” các tín đồ Hồi giáo trên đất Mỹ đã diễn ra tương đối rộng. Lúc này đây, đã tới lúc chính quyền của ông Barack Obama phải hành động.

Lệnh tiêu diệt của Washington
Nước Mỹ đã đưa ra tuyên bố”Anwar al-Awlaki là tên trùm khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”, tất cả tài sản của ông ta tại Mỹ bị phong tỏa và những ai có dính líu tới al-Awlaki đều bị điều tra nghiêm ngặt.

Chỉ ít ngày sau, hai gói bưu phẩm bị nghi ngờ có bom đã được gửi tới Chicago từ Yemen thay cho lời thách thức của al-Awlaki dành cho người Mỹ.

Trước những nguy cơ về một vụ 11/9 mới, ông Barack Obama đã ủy quyền cho CIA tìm và tiêu diệt al-Awlaki. Mặc dù vậy, quyết định này đã khiến cho một số cơ quan luật pháp nước ngoài cảm thấy bất bình vì người Mỹ dường như đang đi quá quyền hạn của mình.


Thế giới vẫn chưa thể mừng vui sau cái chết của Osama bin Laden, bởi lẽ vẫn còn đó những kẻ như al-Awlaki sẵn sàng kế tục sự nghiệp của hắn. Ảnh: AP.


Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của Anwar al-Awlaki, vẫn nhất mực tin tưởng rằng con trai mình không phải là khủng bố như cáo buộc của Mỹ. Ông quyết định kiện chính quyền của ông Obama vì đã đưa con trai mình vào danh sách những người bị tuyên án tử hình mà không qua xét xử.

Tuy nhiên, đơn kiện của ông đã bị bác bỏ vào ngày 7/12/2010 bởi lý do tổng thống Mỹ có quyền tuyên án một công dân Mỹ mà không cần thông qua bất kì thủ tục pháp lý nào mà chỉ cần dựa vào khẳng định người đó là một thành phần khủng bố.

Tháng 1/2011, các nhà chức trách Yemen đã xét xử vắng mặt al-Awlaki vì những cáo buộc có liên quan đến nhiều cuộc tấn công vũ lực với người nước ngoài và gây ra cái chết của một nhân viên bảo vệ người Pháp ở một công ty khai thác dầu. Kết thúc phiên tòa, al-Awlaki bị kết án 10 năm tù giam.

Hiện tại, al-Awlaki bị nghi ngờ là đang lẩn trốn tại miền núi của Shabwa và Marib, dưới sự bảo hộ của bộ tộc hùng mạnh Awalik sinh sống. Bộ tộc này từng tuyên bố sẽ không bao giờ hợp tác với Mỹ để sát hại Anwar al-Awlaki.

Rõ ràng, hiểm họa khủng bố vẫn còn bao trùm trên toàn thế giới kể cả khi Osama bin Laden đã chết. Bởi lẽ, ông trùm khủng bố có thể chết nhưng giấc mơ “Thánh chiến” vẫn còn đó và những người "kế tục" như al-Awlaki.

Với một người từng sống và hiểu rõ về phương Tây, trong tương lai không xa, al-Awlaki còn thể nguy hiểm hơn.

[BDV news]


>> 'Lá chắn' tên lửa của châu Âu kiểu Nga



Trung tướng Oleg Ostapenko đã trình bày đề nghị mới của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu trong tương lai.



Nga và NATO đã đồng ý hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào tháng 12/2010.

Tuy nhiên, NATO muốn thiết lập hai hệ thống riêng rẽ trong khi mong muốn của Nga là xây dựng một hệ thống liên hợp với khả năng phối hợp tác chiến toàn diện.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cùng với các chuyên gia NATO phát thảo ra “kiến trúc cơ bản” của hệ thống này. Thiết kế sẽ là tập hợp của các ý tưởng và sự chọn lựa kỹ càng những vị trí bố trí radar, tên lửa đánh chặn và trung tâm điều khiển, xử lý dữ liệu”, ông Ostapenko nói trong cuộc họp báo với tờ Nhật Báo Izvestia.



Hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong vài năm trở lại đây.


Theo ông Ostapenko, việc xây dựng hệ thống chung bao gồm nhiều bộ phận nhỏ cấu thành sẽ hợp lý và kinh tế hơn cả. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đánh chặn và phá hủy tên lửa trong những khu vực được giao.

Nga sẵn sàng xây dựng “lá chắn tên lửa” tại khu vực Đông Âu, biển Đen, biển Barents và Baltic. Thêm nữa, Nga muốn mọi hoạt động triển khai tên lửa đều phải được phối hợp bởi một trung tâm chỉ huy và hệ thống sự lý dữ liệu duy nhất.

“Để đảm bảo sự tin cậy và trao đổi thông tin minh bạch, Việc xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu hoạt động song song với trung tâm chỉ huy hoạt động phóng tên lửa là vô cùng cần thiết”, tướng Ostapenko cho biết.

Ngoài ra, một điều kiện của phía Nga đề ra là các chuyên gia của nước này phải được tham gia vào công tác điều hành hai trung tâm đầu nãocủa hệ thống. Nhiệm kỳ điều hành sẽ được luân phiên giữa các quốc gia thành viên.

[BDV news]


>> Yếu tố ngoại trong việc hiện đại hóa Hải quân Ấn Độ



Ấn Độ đang hợp tác với Nga, Đức, Hàn Quốc nhằm hiện đại hóa hải quân, cân bằng sức mạnh trên biển với Trung Quốc.



Nhờ Nga cải tạo tàu sân bay
Để chuẩn bị điều hành tàu sân bay Gorshkov sẽ được Nga bàn giao vào năm 2012, Hải quân Ấn Độ vừa cử một đoàn 150 người gồm kỹ thuật viên, quản lý và thủ thủ sang Nga để thực tập. Ấn Độ đã chi cho Nga 67,5 triệu USD cho việc huấn luyện thủy thủ của tàu này. Dự kiến có khoảng 1.500 thủ thủy sẽ làm việc trên tàu sân bay Gorshkov.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, năm 2004, Nga và Ấn Độ ký một thỏa thuận, theo đó, Nga sẽ sửa chữa và bàn giao con tàu Gorshkov với giá 974 triệu USD cho nước này, nhưng sau đó phía Nga yêu cầu trả thêm. Công việc sửa chữa bị trì hoãn cho đến khi hai bên thỏa thuận một giá mới là 2,33 tỷ USD.



Tàu sân bay Gorshkov, và sắp tới chính thức mang tên INS Vikramaditya.


Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt hàng trị giá 526 triệu USD để mua 16 máy bay MiG-29K. Phía Nga đã bắt đầu chuyển giao vào năm 2010 và đang được đỗ gần bờ biển Goa. Dự kiến những chiếc máy bay này sẽ được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay do Nga cải tiến, sau khi đổi tên là INS Vikramaditya. Hiện Ấn Độ có một tàu sân bay là INS Viraat, và đang đóng mới một tàu khác là Tàu phòng không (Air Defense Ship) dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2014.

Nhờ Đức nâng cấp tàu ngầm
Do công việc đóng tàu ngầm theo thiết kế của Pháp bị chậm. Ấn Độ quay lại quyết định cách đây 11 năm, nhờ Đức nâng cấp 4 tàu ngầm cho hải quân. (*)

Dự kiến, New Delhi phải chi phí khoảng 500 triệu USD để nâng cấp 4 tàu ngầm lớp T-1500 của hãng HDW, trong đó, có trang bị thêm hệ thống điều khiển vũ khí, kết nối dữ liệu, ngư lôi và tên lửa mới.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ muốn những tàu ngầm của Đức được nâng cấp tại các xưởng ở Ấn Độ với sự trợ giúp kỹ thuật từ công ty HDW.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 14 chiếc tàu ngầm còn sử dụng được so với 21 chiếc trong những năm 1980. Trong khi đó, đội tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ngày một tăng nhanh về số lượng.

Ngoài khó khăn về việc đóng tàu Scorpene, hải quân còn gặp phải sự chậm trễ trong việc mua thêm các tàu ngầm có động cơ AIP. Ấn Độ dự kiến sẽ mời các công ty sản xuất tàu ngầm tham gia đấu thầu vào dự án điểm, còn gọi là Dự án 751) trong vòng 3 tháng tới.

Các tàu ngầm lớp T-1500 được đóng theo một thỏa thuận ký năm 1983, trị giá 89 triệu USD. Các xưởng đóng tàu của công ty HDW ở Đức đã đóng 2 tàu, mỗi tàu mất 56 tháng, hai tàu khác họ thuê bên ngoài đóng, một cái mất 96 tháng và cái kia mất116 tháng.

Cuối thập niên 1980, New Delhi đã từng HDW vào "sổ đen" vì có tin đồn xảy ra tham nhũng trong khi ký hợp đồng. Lệnh cấm sau đó được hủy bỏ sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

Thuê Hàn quốc đóng tàu quét mìn
Ấn Độ sẽ gửi đơn hàng tới một xưởng đóng tàu Hàn Quốc để đóng 8 tàu quét mìn cho hải quân, nhằm nâng cấp đội tàu hiện tại thành các tàu đặc chủng trong lĩnh vực này.


Tàu quét mìn lớp Pondicherry.


Bộ quốc phòng Ấn Độ đã "chấm" Công ty Kangnam có trụ sở tại Pusan vì có đơn chào thấp nhất và có đủ khả năng về kỹ thuật để thực thi hợp đồng sau khi công ty Intermarine của Italy bị loại cùng với một số công ty khác. Tuy giá cuối cùng chưa được tiết lộ, nhưng rất có thể là giá đóng mỗi tàu vào khoảng 670 triệu USD.

Là một bên đóng tàu quét mìn (MCMV), Kanganam sẽ được yêu cầu đóng mới 2 chiếc đầu tiên. Sau đó Công ty đóng tàu Goa (Ấn Độ) sẽ được phép ủy quyền đóng 6 tàu quét mìn còn lại theo phương thức chuyển giao công nghệ.


Hai căn cứ hải quân chính của Ấn Độ.


Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có một đội tàu quét mìn gồm 12 chiếc lớp Pondicherry/Karwar được phân chia đều cho hai khu vực Tư lệnh hải quân phía Tây có căn cứ tại Mumbai và Tư lệnh phía Đông có căn cứ tại Visakhapatnam.

Các tàu quyét mìn lớp Pondicherry/Karwar, được đóng vào những năm 1970 và 1980 hiện sắp hết hạn sử dụng và cần được thay thế trong thập niên này.

Công ty Kangnam sẽ bàn giao cho hải quân Ấn Độ hai tàu đầu tiên trước năm 2016, còn công Công ty đóng tàu Goa sẽ hoàn thành hợp đồng của mình trước năm 2018.

Hải quân Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua thêm 2 tàu quét mìn đang sử dụng lớp Osprey của Mỹ, được Hải quân Mỹ bán sau khi được Quốc hội Mỹ cho phép giao thương với “các nước thân thiện.” Tháng 4/2005 Ấn Độ tỏ ý muốn mua lại hai tàu quét mìn này của Mỹ nhưng phải tới năm 2010 chính quyền Obama mới có câu trả lời chính thức.

(*) Năm 2000, Hải quân Ấn Độ đã phải hoãn việc nâng cấp tàu ngầm T-1500 và quyết định mua các tàu ngầm Scorpene. Những tàu ngầm này đã không được sửa chữa trong mấy năm qua.

Các tàu ngầm theo thiết kế của Pháp giờ đây được đặt trong kế hoạch hoặc đang được hãng Mazagon Docks (MDL) có trụ sở ở Mumbai chế tạo theo giấy phép, đã bị chậm hơn kế hoạch ít nhất là 3 năm.

Theo một hợp đồng ký năm 2005 với Pháp có trị giá 3,9 tỷ USD, việc đóng mới 3 tàu ngầm Scorpenes dự kiến được tiến hành vào các thời điểm: chiếc thứ nhất vào tháng 12/2006; chiếc thứ 2 vào tháng 12/2007 và chiếc thứ 3 vào tháng 8/2008.

Theo hợp đồng, mỗi năm MDL sẽ giao cho phía Ấn Độ 1 tàu, bắt đầu từ năm 2012. Nhưng giờ đây chiếc tàu thứ nhất sẽ được bàn giao vào năm 2015.

[BDV news]


>> Xu hướng tiến công tầm xa của Mỹ



Không quân Mỹ đang phát triển về chất và lượng nhằm thực hiện các đòn tiến công tầm xa trong thời gian vỏn vẹn 10 phút.



Không quân Mỹ (USAF) đã đề ra các kế hoạch xây dựng lực lượng tiến công chiến lược tầm xa có đủ khả năng:

+ Giành quyền chủ động, là lực lượng tham chiến đầu tiên;

+ Lựa chọn mục tiêu kỹ, tiến công có trọng điểm;

+ Đảm trách nhiều loại hình tiến công;

+ Chi viện hỏa lực cho lực lượng mặt đất.

Mục đích là đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiện đại, ứng phó với mọi mối đe doạ đến an ninh quốc gia và đảm bảo khả năng tiến công mục tiêu di động và mục tiêu kiên cố dưới mặt đất, rút ngắn thời gian chu kỳ bình quân tiến công và tiêu diệt mục tiêu hiện nay từ 45 phút xuống trong vòng 10 phút, đặc biệt là các mục tiêu quan trọng có tính nhạy cảm mạnh về thời gian của đối phương,




Minh họa nguyên lý làm việc của Radar khẩu độ tổng hợp.



Máy bay tấn công không người lái X-45.


Phát triển phương tiện tiến công tầm xa
USAF sẽ đẩy mạnh phát triển nhiều loại phương tiện tiến công tầm xa, nâng cao khả năng sống sót và uy lực tiến công, với những biện pháp chủ yếu sau:

Nâng cấp máy bay tiến công:

Các máy bay tiến công sẽ được trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu di động, máy tính thế hệ mới và hệ thống điều khiển hoả lực.

Trong năm 2011, công tác nâng cấp radar và hệ thống vũ khí mới sẽ hoàn thành, nâng cao hơn nữa độ chính xác và tốc độ tiến công của máy bay.

Dự kiến, đến năm 2015, khả năng tình báo, giám sát và trinh sát của máy bay Mỹ sẽ được cải thiện toàn diện, trở thành phương tiện tác chiến tích hợp tình báo, trinh sát và tiến công thành một thể thống nhất.

Phát triển máy bay tiến công tầm xa mới:

Loại máy bay mới này là một bộ phận của kế hoạch phát triển lực lượng tiến công tầm xa, tới 2.700km, có thể mang hơn 30 quả bom đường kính nhỏ (SDB) được dẫn đường chính xác; USAF dự kiến sẽ đưa vào trang bị 150 chiếc.

Ngoài ra, Mỹ còn có ý định phát triển máy bay chiến đấu liên quân không người lái (J-UCAV) trên cơ sở của máy bay chiến đấu không người lái X-45, X-47.

Máy bay J-UCAV hãng Boeing sẽ được dùng cho các nhiệm vụ tiến công như chế áp phòng không đối phương (SEAD), tác chiến điện tử và các chiến dịch liên hợp. Đây là sự kết hợp các chương trình trước đây do DARPA, USAF, Boeing, Hải quân Mỹ, Northrop Grumman tiến hành.

Phát triển máy bay vũ trụ ngoài tầng khí quyển

Máy bay vũ trụ có tốc độ phản ứng nhanh, có thể tiến công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất sau khi nhận lệnh 2 giờ, vì thế USAF luôn chú trọng phát triển máy bay vũ trụ.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, USAF đang thực hiện chương trình Triển khai và tung phóng sức mạnh từ đất Mỹ - FALCON (Force Application and Launch from Continental United States).


Minh hoạt phương tiện bay của chương trình FALCON.


Phát triển hệ thống trinh sát, giám sát, giành và giữ vững ưu thế thông tin trên chiến trường

Tập trung phát triển hệ thống trinh sát vệ tinh hình ảnh, vệ tinh của USAF sẽ phát triển theo hướng tiểu hình hóa, ứng dụng kỹ thật đa tần và siêu cao tần, có thể thám sát được mục tiêu di động trên mặt đất.

Vệ tinh hình ảnh thế hệ thứ 6 là vệ tinh hình ảnh radar Lacrosse, trên vệ tinh có lắp radar khẩu độ tổng hợp SAR có độ phân giải 0,3-1 m, có thể trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.


Bản thiết kế Radar Lacrosse.


Để thích ứng với nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố, xu thế phát triển trong tương lai của vệ tinh USAF là:

Phát triển vệ tinh radar vũ trụ nhằm phát hiện và theo dõi mục tiêu di động trên mặt đất có tốc độ 4-100 km/h, trong phạm vi toàn cầu, cả ngày lẫn đêm.

USAF có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD để phát triển loại vệ tinh này, đến năm 2021 bố trí các radar vũ trụ cải tiến, cuối cùng bố trí 8-12 vệ tinh này trên vũ trụ, để giám sát toàn cầu.

Phát triển vệ tinh trinh sát hình ảnh đa tần và siêu cao tần chủ yếu dùng để thám sát mục tiêu được ngụy trang, trên mặt đất, bao gồm vũ khí sát thương hàng loạt (vũ khí hạt nhân, sinh học, và hóa học).

USAF cho biết, trong 5 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát đa tần và trong 10 năm tới sẽ nghiên cứu chế tạo thành công vệ tinh trinh sát siêu cao tần, kế hoạch đến trước năm 2024 bố trí vệ tinh giám sát siêu cao tần.

Phát triển “vệ tinh công nghệ thế kỷ 21”: USAF cho biết loại vệ tinh này là “vệ tinh mini” hoặc “vệ tinh ảo”. Trên mỗi vệ tinh được lắp một máy thu kép ổn định hình ảnh, không những có thể thu được tín hiệu phản hồi do nó tự phát ra mà còn có thể thu được tín hiệu từ các vệ tinh mini khác, để có được độ phân giải cao.

Tăng cường năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát, cải thiện năng lực tiến công tức thời

Năng lực thông tin liên lạc chỉ huy kiểm soát mạnh hay yếu quyết định trực tiếp đến năng lực tiến công tức thời. Để nâng cao hơn năng lực này, USAF sẽ chú trọng tăng cường xây dựng năng lực thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát.

Cải tạo đường link dữ liệu L-16 cho tất cả các máy bay chiến đấu chủ yếu: Đường truyền dữ liệu L-16 là thiết bị quan trọng thực hiện kết nối giữa các nguồn thông tin, trung tâm chỉ huy, kiểm soát, máy bay và tên lửa, là phương thức quan trọng để cải thiện năng lực tiến công tức thì. Để nâng cao năng lực này trong tương lai, Mỹ sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi sử dụng đường truyền dữ liệu này.


Máy bay trinh sát điện tử RC-135.



Bên trong máy bay RC-135.


Phát triển “máy bay chỉ huy kiểm soát có nhiều thiết bị cảm biến” E-10: Loại máy bay này sẽ trở thành máy bay chỉ huy kiểm soát thế hệ sau, tích hợp được tính năng của các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm E-3, JSTAR E-8 và máy bay trinh sát điện tử RC-135.

Theo ý tưởng của USAF, ngoài những tính năng trên, E-10 còn có khả năng chỉ huy, kiểm soát máy bay không người lái, phối hợp với radar trên vũ trụ và hệ thống tình báo, trinh sát giám sát.


Tên lửa không đối đất JASSM AGM-158.



Bom đường kính nhỏ SDB.



Bom xuyên hạng nặng EGBU-28.


Đẩy nhanh phát triển các hệ thống vũ khí hàng không, cải thiện hiệu quả tiến công Hệ thống vũ khí trên máy bay là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả tác chiến nên được USAF hết sức coi trọng. Tư duy cơ bản là phát triển theo hướng độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm bắn xa, tác chiến trong mọi thời tiết và tiểu hình hóa, cụ thể:

Phát triển tên lửa hành trình không-đối-đất tàng hình tầm xa, tăng cường năng lực đột kích tầm xa. Tên lửa hành trình mà USAF phát triển chủ yếu là JASSM AGM-158.

Cải tiến vũ khí có điều khiển chính xác bằng vệ tinh, nâng cao khả năng chống nhiễu. Hiện nay, USAF chủ yếu sử dụng 2 biện pháp là cải tạo thiết bị chống nhiễu và lắp thêm hệ dẫn dự bị.

Phát triển vệ tinh dẫn đường thế hệ mới: USAF đang phát triển vệ tinh dẫn đường kiểu GPS III có tính năng ưu việt hơn là Pathfinder, có khả năng chống nhiễu cao gấp 100 lần, dự kiến đến năm 2014 sẽ vào sử dụng.

Phát triển bom đường kính nhỏ (SDB), tăng số lượng bom trên máy bay. Trọng lượng của bom SDB là 125kg, nhưng uy lực có thể bằng, thậm chí còn vượt cả bom JDAM có trọng lượng 908kg; dự kiến trang bị cho các loại máy bay chiến đấu thông thường F-15E, F-16, máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và máy bay không người lái, trở thành vũ khí có điều khiển chính xác chủ yếu của USAF trong tương lai.

Phát triển bom xuyên có điều khiển chính xác hạng nặng EGBU-28, nâng cao năng lực tiến công mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất. Do đối thủ tác chiến ngày càng chú trọng phòng vệ các công trình trọng yếu như sở chỉ huy kiểm soát ngầm dưới đất nên USAF phát triển loại bom xuyên hạng nặng EGBU-28 để tiến công hủy diệt công sự kiên cố của đối phương.

[BDV news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> 'Người thừa kế' số 1 của Bin Laden (kỳ 2)



Với cách nói chuyện có sức truyền đạt và thông thạo tiếng Anh, Anwar al-Awlaki đã thu hút được rất nhiều thành phần khủng bố cấp tiến.



Kỳ 2: Osama bin Laden trên internet 


Kẻ núp bóng trong vụ khủng bố 11/9

Năm 1996, Anwar al-Awlaki trở thành thầy tế ở nhà thờ Hồi giáo Masjid Ar-Ribat al-Islami tại thành phố San Diego. Trong 4 năm làm việc ở đây, al-Awlaki đã có gặp gỡ với Khalid al-Midhar và Nawaf al-Hazmi, 2 tên không tặc trong vụ khủng bố 11/9.

Trong giai đoạn này, al-Awlaki cũng bắt đầu bị FBI để ý đến do nghi ngờ một tổ chức từ thiện màal-Awlaki làm phó chủ tịch có hoạt động “cung cấp tài chính cho các lực lượng khủng bố”. al-Awlaki còn bị tình nghi là có tiếp xúc với Ziyad Khaleel, một thành viên khác của al-Qaeda và Sheikh Omar Abdel Rahman, kẻ từng dính líu tới vụ đánh bom nổi tiếng ở New York. Tuy nhiên, al-Awlaki vẫn bình an vô sự do FBI không có chứng cứ rõ ràng.

Đầu năm 2001, al-Awlaki chuyển tới nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah ở Falls Church, Virginia. Tại đây, al-Awlaki đã gặp tên không tặc thứ ba, Hani Hanjour.




Anwar al-Awlaki được cho là một trong những kẻ đứng sau vụ khủng bố 11/9. Ảnh: AFP


Sau vụ khủng bố 11/9, al-Awlaki đã bị cơ quan điều tra đặc biệt của Mỹ thẩm vấn 4 lần vì bị tình nghi đứng sau cuộc tấn công này, đồng thơi đưa ra những cứ về việc ông ta từng tiếp xúc với 3 tên không tặc Khalid al-Midhar, Nawaf al-Hazmi và Hani Hanjour.

Tuy nhiên, với sự khéo léo của mình, cuối cùng al-Awlaki đã buộc 11/9 Commission (Ủy ban đặc biệt điều tra vụ 11/9) phải thừa nhận rằng những cuộc gặp gỡ đó chỉ là ngẫu nhiên.

Cũng trong thời gian này, al-Awlaki bày tỏ quan điểm phản đối cuộc tấn công 11/9; so sánh vụ khủng bố này với những cuộc thảm sát thường dân trong Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất và vụ tàn sát người Palestine ở Israel.

Trở về quê hương và bộc lộ bản chất

Năm 2002, al-Awlaki rời nước Mỹ. Ban đầu, al-Awlaki ta sang Anh trong vài tháng để phổ biến các bài giảng cho thanh niên Hồi giáo qua các đĩa CD. Tuy nhiên, do không thể hoạt động độc lập lâu dài nên al-Awlaki đã trở về Yemen.

Với sự giúp đỡ của cha mình, al-Awlaki trở thành giảng viên tại ĐH Sana'a. Trong thời kỳ giảng dạy tại đây, al-Awlaki đã tiếp xúc nhiều với Abdul-Majid al-Zindani, một kẻ mà chính phủ Mỹ đã mô tả là “tên khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”.

Tháng 8/2006, al-Awlaki bị bắt giam 18 tháng do can thiệp vào một cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc và dính líu tới vụ bắt cóc một tùy viên quân sự Mỹ. al-Awlaki đổ lỗi cho Mỹ khi cho rằng chính Washington gây sức ép để buộc chính quyền Yemen phải làm như vậy.

Kể từ khi được trả tự do, al-Awlaki đã công khai ủng hộ sử dụng bạo lực để chống lại ảnh hưởng của phương Tây lên các quốc gia Hồi giáo. Ông ta cho rằng: “Mỹ không thể và sẽ mãi không thể dành chiến thắng. Không gì có thể cản trở phong trào Thánh chiến trên toàn thế giới.”

Truyền bá tư tưởng khủng bố trên thế giới mạng
FBI có lẽ sẽ rất hối hận khi đã không phát hiện ra bản chất của al-Awlaki trong thời kỳ còn ở nước Mỹ.

Sau khi rời bỏ nước Mỹ, al-Awlaki vẫn tạo được sức ảnh hưởng lớn đến các tín đồ Hồi giáo ở đây thông qua những tư tưởng được truyền bá trên website cá nhân.


Facebook cũng là một phương tiện để al-Awlaki truyền bá tư tưởng khủng bố. Ảnh: The Week.


Ngoài website, al-Awlaki còn sử dụng facebook và đĩa CD để tuyên truyền những bài giảng của mình, cả bằng tiếng Arab và tiếng Anh.

Trong số những tài liệu của al-Awlaki, có tài liệu “44 cách để hỗ trợ Thánh chiến” thu hút được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ. Bộ tài liệu này đã được tìm thấy trong máy tính của nhiều chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Canada, Anh và Mỹ.

Không dừng lại ở đó, al-Awlaki cũng sử dụng Youtube làm công cụ kêu gọi “Thánh chiến”. Cho tới khi bị dỡ bỏ hàng loạt vào ngày 3/11/2010, hàng trăm video của ông ta đã có tổng cộng 3,5 triệu lượt xem, một con số kỉ lục!

Một lợi thế của al-Awlaki so với chính trùm khủng bố Osama bin Laden là việc ông ta nói tiếng Anh rất tốt. Do vậy, ông ta dễ truyền bá những thông điệp của mình đến với những tín đồ Hồi giáo thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh hơn.

al-Awlaki cũng có một lợi thế trong cuộc chiến chống lại nước Mỹ đó là việc đã sống ở quốc gia này hơn 20 năm và hiểu rất rõ tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nơi đây.

Với phong cách dẫn dắt vấn đề tài tình khi nói chuyện, cộng thêm khả năng phân tích, lý luận chặt chẽ, ông ta đã không mấy khó khăn để thu hục những tín đồ Hồi giáo ở Mỹ và biến họ thành những tên khủng bổ nguy hiểm.

[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Tranh cãi quanh lễ tang của Bin Laden



Một nghi thức tang lễ theo truyền thống Hồi giáo đã được tổ chức trên biển Arab dành cho Osama Bin Laden.



Tang lễ được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson, 24 giờ đồng hồ sau khi thi thể của Bin Laden được tìm thấy và xác nhận sau một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết “ Tang lễ diễn ra lúc 1h10 và kết thúc vào lúc 2h (giờ địa phương)”.

Tang lễ của Bin Laden diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống của người Hồi giáo, thi thể của Bin Laden được tắm rửa sạch sẽ và đặt trong một chiếc quan tài màu trắng rất nặng.

Quan chức nọ cho biết thêm: “Thi thể của Bin Laden được đặt trong quan tài, một sỹ quan quân đội đọc bài diễn văn đã được dịch ra tiếng Arab bởi một người bản xứ”.

Sau khi kết thúc bài diễn văn, quan tài chứa thi thể của Bin Laden được thả xuống biển và chìm xuống đáy đại dương.

Theo quan điểm của Lầu Năm Góc, các trùm khủng bố sau khi chết đều được chôn cất trên biển.




Tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


Các quan chức của CIA và Lầu Năm Góc đảm bảo rằng thi thể được tìm thấy chính là của Osama Bin Laden. Việc phân tích và so sánh hình ảnh cho ra kết quả 95%, một đại diện của CIA cho biết.

Việc phân tích DNA cũng cho kết quả 100% trùng khớp với DNA của các thành viên trong gia đình Bin Laden.

Ngoài ra, một quan chức khác của CIA cho biết thêm, cái chết của Bin Laden đã được xác nhận bởi vợ của ông ta, khi lực lượng đặc nhiệm đang tiến hành cuộc tấn công vào cở sở trú ẩn của Bin Laden.

Theo một số nhà phân tích, việc tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên biển và quan tài của ông ta được dìm xuống đáy biển nhằm tránh chiến hữu của ông ta tiến hành các hoạt động chống phá.

Phải chăng, tang lễ được tổ chức theo nghi lễ Hồi giáo là một ân huệ cuối cùng mà Lầu Năm Góc dành cho kẻ một thời từng sát cánh cùng CIA trong các hoạt động chống phá Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh.

Tại sao bin Laden lại được mai tang ngoài biển?
Theo New York Times, ngay từ khi bắt đầu ra lệnh tấn công vào nơi trú ẩn của Osama bin Laden thì các quan chức Nhà Trắng đã quyết định sẽ chôn xác của trùm khủng bố ngoài biển nếu giết được.

Lý do là vì Nhà Trắng sợ rằng nếu tiến hành mai táng tại đất liền thì mộ của Bin Laden có thể trở thành điện thờ hay địa điểm hành hương của những tín đồ Hồi giáo cực đoan. Akbar Ahmed, giáo sư chuyên nghiên cứu về đạo Hồi tại đại học Mỹ cho biết: “Trong văn hóa đạo Hồi thì hệ thống điện thờ được xem là hết sức linh thiêng. Lịch sử Hồi giáo đã cho thấy các điện thờ có thể trở thành nơi thu hút sự giận dữ. Điện thờ chính là nơi đặt nền tảng cho các lãnh tụ tôn giáo gây dựng quyền lực. Nên nếu Osama bin Laden được chôn cất tại Pakistan thì những kẻ cuồng tín có thể coi đó như một địa điểm hành hương, đặc biệt là những kẻ không được giáo dục. Và như thế ‘huyền thoại’ về bin Laden vẫn sẽ được tiếp tục".

Tuy vậy, giáo sư Ahmed cũng cho rằng việc an táng bin Laden ở một địa điểm bí mật ngoài biển cũng có thể làm gia tăng sự giận giữ, cũng như tiếp tục gây nên tranh cãi rằng đúng là bin Laden đã chết hay chưa. “Ai cũng muốn tận mắt nhìn thấy xác của bin Laden. Nếu như những việc này được thực hiện trong bóng tối thì điều đó càng làm dấy lên những câu hỏi.

”Điều đó cũng đã lý giải tại sao các quan chức chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh rằng bin Laden dù được hải táng, nhưng tuân theo đúng các nghi lễ của đạo Hồi. Việc an táng được thực hiện theo đúng giới luật nghiêm nhặt của đạo Hồi,” John O.Brennan, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của Mỹ nói, đồng thời cho biết thêm các quan chức Mỹ đã tham khảo rất nhiều từ các chuyên gia về đạo Hồi.

Ông Brennan cũng tiết lộ rằng các quan chức Mỹ cũng đã liên hệ với một quốc gia giấu tên để chôn cất bin Laden, song quốc gia đó đã từ chối. Trong khi đó, theo luật Hồi giáo thì xác chết cần phải được mai táng trong vòng 24 giờ sau khi qua đời. Thế nên việc hải táng là giải pháp hợp lý nhất.

Ông Brennan cho biết CIA đã so sánh mẫu ADN của bin Laden với mẫu ADN của rất nhiều thành viên trong gia đình của y, qua đó xác định “100%” rằng kẻ bị giết đúng là trùm khủng bố. Ngoài ra, các đặc vụ CIA cũng tiến hành so sánh xác chết với các tấm ảnh đã biết về bin Laden căn cứ qua giải phẫu và nhân tướng học. “Chúng tôi hiểu rằng công chúng sẽ đòi hỏi được nhìn thấy xác bin Laden, nhưng chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả của mình”, Brennan cho biết.

Ông Brennen cũng nói rằng các quan chức Nhà Trắng vẫn chưa quyết định có công bố hình ảnh xác của bin Laden hay không, bởi họ sợ rằng những hình ảnh đó có thể sẽ thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ từ thế giới Hồi giáo cũng như phong trào jihad.

Học giả Hồi giáo lên án việc Bin Laden bị hải táng
Các học giả Hồi giáo ngày 2/5 cho rằng việc Bin Laden bị hải táng đã vi phạm truyền thống của người Hồi giáo và điều này có thể kích động thêm những lời kêu gọi phiến quân tiến hành các vụ tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.

Ông Ahmed al-Tayeb, một thủ lĩnh Hồi giáo của nhà thờ al-Azhar ở Cairo cho biết việc hải táng Bin Laden đã đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp Hồi giáo, các giá trị tôn giáo và quy tắc nhân đạo.

Một giáo sỹ tại Lebanon, ông Omar Bakri Mohammed, nói: "Người Mỹ muốn làm nhục người Hồi giáo thông qua việc hải táng, tôi không cho rằng điều này nằm trong lợi ích của chính quyền Mỹ."

Một giáo sỹ Hồi giáo nổi tiếng của Dubai Mohammed al-Qubaisi cho hay: "Họ có thể nói họ an táng ông ấy ở biển nhưng không thể nói họ đã làm theo phong tục của người Hồi giáo. "Ông cho biết, nếu gia đình Bin Laden không muốn ông ấy, điều này rất bình thường trong đạo Hồi, họ có thể đào một cái huyệt ở bất cứ đâu, kể cả ở ngoài đảo xa. Hải táng là được phép với người Hồi giáo trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng trường hợp này không nằm trong số những hoàn cảnh đặc biệt đó.


[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>>'Người thừa kế' của Bin Laden



Anwar al-Awlaki, đồng thời là một học giả Hồi giáo ở Yemen được truyền thông phương Tây giới thiệu là một trùm khủng bố toàn cầu.



Kỳ 1: "Trùm khủng bố" sinh ra trong lòng nước Mỹ
CIA đã phải dùng đến cụm từ “kẻ thù nguy hiểm nhất với nước Mỹ hiện nay” khi nhắc đến Anwar al-Awlaki.

Người cha danh giá
Anwar al-Awlaki là người Mỹ gốc Yemen, sinh ngày 22/04/1971 tại Las Cruces, New Mexico, trong một gia đình tri thức.

Cha Anwar al-Awlaki, Nasser al-Awlaki, là một nghiên cứu sinh Yemen đến Mỹ do đạt được học bổng Fulbright. Năm 1971, ông Nasser bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại ĐH New Mexico.

Bốn năm sau, ông được cấp bằng Tiến sỹ của ĐH Nebraska và tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở ĐH Minnesota cho tới năm 1977.

Đến năm 1978, ông đưa cả gia đình trở về quê hương Yemen. Năm ấy, Anwar al-Awlaki đã được 7 tuổi.




Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện vào tháng 02/2010. Ảnh: CNN.


Sau khi trở về quê hương, ông Nasser tham gia giảng dạy ở ĐH Sana'a. Đây là một trong những ngôi trường lớn nhất Yemen, được thành lập vào năm 1970 ở thủ đô Sana'a.

Hiện tại, ĐH Sana’a có tới 14.000 sinh viên, có nhiều phần tử cực đoan theo học ở đây như John Walker Lindh, có biệt danh “American Taliban”.

Ở quê nhà, ông Nasser thăng tiến rất nhanh và trở thành hiệu trưởng của ĐH Sana’a vào năm 2001. Ông còn nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong 2 năm, và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Yemen trong 4 năm.

"Trùm khủng bố" sinh trưởng ở Mỹ
Sinh ra ở Mỹ, sống ở đó tới năm 7 tuổi và có giọng Mỹ rất đặc trưng nhưng điều làm al-Awlaki tự hào lại là dòng máu Yemen chảy trong huyết quản. Trở về quê hương vào năm 1978, thời niên thiếu của al-Awlaki gắn liền với những bài giảng của kinh Koran và giáo lý đạo Hồi.

Có xuất thân danh giá nên al-Awlaki không phải quan tâm tới việc mưu toan cho cuộc sống như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa. Anwar al-Awlaki theo học trường Azal Modern và hưởng thụ những chế độ đãi ngộ giáo dục tốt nhất.

Trong thời gian này, al-Awlaki dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đạo Hồi. Năm 1991, al-Awlaki ta trở lại Mỹ để theo học chương trình kỹ sư xây dựng tại ĐH Colorado, bằng học bổng của Chính phủ Yemen và sử dụng visa dành cho sinh viên nước ngoài (dù có quốc tịch kép: Yemen và Mỹ).

Nếu sử dụng quốc tịch Mỹ khi đăng ký các chương trình giáo dục tại đây thì al-Awlaki sẽ được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hơn nhưng al-Awlaki ta kiên quyết không sử dụng ưu thế này.

Các nhà phân tích suy diện hành động này cho thấy al-Awlaki ý thức rất rõ về gốc gác Yemen, đạo Hồi của mình và có ý Mỹ.


Sinh ra ở nước Mỹ nhưng Anwar al-Awlaki luôn tự hào về gốc gác Yemen của mình. Ảnh: Telegraph.


Ban đầu, al-Awlaki miễn cưỡng theo học ở nước Mỹ chỉ để làm vừa ý cha mình, nhưng chính chuyến trở lại nước Mỹ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của al-Awlaki sau này.

Trong thời gian học đại học, bằng tài hùng biện và sức thu hút mạnh mẽ, al-Awlaki nhanh chóng dành được sự tín nhiệm từ nhiều sinh viên đến từ thế giới Hồi giáo học tại Mỹ. Thậm chí, al-Awlaki được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo (MSA) ở Mỹ.

Anwar al-Awlaki và những lãnh đạo của MSA luôn tránh đụng chạm đến các vấn đề chính trị, thay vào đó họ quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi hình ảnh tiêu cực của thế giới Hồi giáo trong mắt người Mỹ.

Tuy nhiên, trên cương vị chủ tịch MSA, al-Awlaki đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần cực đoan và những tư tưởng cực đoan dần định hình trong suy nghĩ của ông ta.

Mùa hè năm 1993, al-Awlaki đã tới Afghanistan và tham gia một khóa đào tạo với các thành viên lực lượng “thánh chiến” Mujahedin, những người từng chiến đấu với quân đội Liên Xô trong giai đoạn 1979-1988.

Chính thời gian này, ngay trong lòng nước Mỹ, một con người đang cố gắng kết nối thế giới Hồi giáo với phương Tây lại được "vun đắp" tư tưởng cực đoan, được "nhào nặn" trở thành "trùm khủng bố", người "kế tục" Binladen, theo cách gọi của phương Tây. Chính Anwar al-Awlaki luôn tự hào mỗi khi nhắc khoảng thời gian này trong cuộc đời mình.


[BDV news]


>> 333 tỷ USD được Mỹ chi để đóng tàu chiến



Hải quân Mỹ dự định đầu tư 333 tỷ USD trong 20 năm tới chỉ để đóng thêm tàu chiến trong bối cảnh chi phí đóng tàu tăng nhanh.



Quan chức cấp cao phụ trách mua sắm vũ khí trong hải quân Mỹ là Sean Stackley cho biết, chi phí trung bình để đóng tàu giai đoạn 2022-2031 sẽ là 17,5 tỷ USD một năm. Trong giai đoạn 2012-2021, con số này là 15,8 tỷ USD. Do chi phí đóng tàu tăng, số tàu chiến được đóng mới mỗi năm sẽ giảm

Một yếu tố khác làm giảm số tàu chiến mới được đóng là Mỹ dồn tiền để đóng tàu ngầm hạt nhân mới, thay thế các tàu hạt nhân lớp Ohio hiện tại.

Như vậy, số tàu được đóng mới sẽ giảm, từ mức 12 chiếc năm 2015 xuống 7 hoặc 8 chiếc từ năm 2024.




Mỹ đầu tư 333 tỷ USD chỉ để đóng thêm tàu chiến


Việc thay thế tàu hạt nhân lớp Ohio rất tốn kém (hiện ở mức 5,4 tỷ USD một chiếc). Do đó, dù có tiết kiệm, giảm chi phí thay thế xuống mức 4,9 tỷ USD một chiếc thì việc thay thế 12 tàu lớp Ohio vẫn rất lớn, là gánh nặng cho chương trình đóng tàu mới.

Bên cạnh đó, hải quân Mỹ còn có kế hoạc nâng cấp các tàu sân bay bằng tàu lớp Ford, hiện đại hóa tàu tuần duyên, tàu đổ bộ, tàu khu trục và tàu tiếp dầu…

Tàu ngầm lớp Ohio bắt đầu “nghỉ hưu” từ năm 2027 và tàu đầu tiên thay thế Ohio sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2029.


[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> 1/2 dân số Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự



Một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (25/4), cho thấy, gần một nửa người dân Australia tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự trong 20 năm tới và đa số cho rằng Canberra đang cho phép quá nhiều đầu tư của Trung Quốc.

Cuộc thăm dò tiến hành trên 1.002 người Australia, do Viện chính sách quốc tế Lowy, thực hiện cho thấy 44% người Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quốc phòng tiềm tàng.



Quân đội Trung Quốc


Trong số những người được hỏi, 87% trả lời Trung Quốc sẽ trở thành đe dọa quân sự bởi Australia sẽ bị cuốn vào bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc khi là liên minh của Mỹ.

Được công bố ngay khi Thủ tướng Australia Julia Gillard có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị lãnh đạo, cuộc khảo sát còn cho thấy 75% người dân Australia nghĩ rằng sự phát triển của Trung Quốc tốt cho Australia tuy nhiên 57% cho rằng hiện có quá nhiều đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ.

Nhà nghiên cứu Fergus Hanson thuộc Viện Lowy cho hay, 58% cũng tin rằng Canberra không gây sức ép đủ đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, mặc dù con số này có giảm so với 66% kết quả thăm dò năm ngoái.

Số người cho rằng Australia nên tham gia cùng các quốc gia khác hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tụt xuống từ 55% của năm ngoái xuống 50%.

52% ủng hộ Australia gia nhập một liên minh bảo vệ Hàn Quốc nếu bị Triều Tiên tấn công.

“Và nếu Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Australia, can thiệp ủng hộ Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc, 56% cho rằng họ đồng tình với việc điều lực lượng Australia tới giúp đỡ Hàn Quốc”, Hanson nói.

Bà Gillard cũng cam kết hối thúc Trung Quốc giúp “thuần hóa” Triều Tiên và xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của bà, bắt đầu vào chiều hôm nay.

Michael Wesley, Giám đốc Viện Lowy, cho hay kết quả trên phản ánh sự phức tạp trong quan hệ của Australia với Trung Quốc, quốc gia mà thương mại thường niên song phương với Australia đạt 50,6 tỉ đô la Mỹ.

“Kết quả cho thấy mức độ khó khăn như thế nào đối với bà Gillard trong việc cân bằng các yêu cầu kinh tế trong mối quan hệ với những lo ngại của công chúng Australia về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự và những quan niệm tiêu cực về đầu tư của Trung Quốc tại Australia”, Wesley nói.


[Lenta news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?



Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.

Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc.

Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì.

Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”.




Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD)


Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định.

Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng.

Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị…

Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á.

Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil.

Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này.



Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ.

Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị.

Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.

Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.


[Xinhua news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ phát triển trí tuệ nhân tạo cho UAV



Không quân Mỹ đang phát triển một phần mềm mới giúp UAV có khả năng tư duy như được điều khiển bởi một phi công thực thụ.

Phần mềm mới có tên là Get Closer. Giám đốc điều hành của chương trình phát triển phần mềm mới cố gắng đưa trí tuệ nhân tạo vào công việc điều khiển UAV, giúp phương tiện này có thể tư duy như con người.

Chương trình phát triển dựa trên các thuật toán dạng tìm kiếm và so sánh cho phép UAV có thể dự đoán đường bay của máy bay khác, giúp tránh tình huống tại nạn giữa máy bay không người lái và các máy bay có người lái.

Nếu chiếc UAV có thể dự đoán được hành động của viên phi công trên máy bay, nó có thể thiết lập quỹ đạo bay khác để tránh va chạm.



Các UAV tương lai sẽ có khả năng tư duy và xử lý các tình huống như phi công thực thụ.


Điều đó cũng tương tự như chúng ta đang chuẩn bị rẽ vào đường cao tốc, bên cạnh là hai chiếc SUV đang chạy. Chắc chắn lúc đó bạn cần phải suy nghĩ và phán đoán để có thể vào làn đường một cách hợp lý nhất, nhà khoa học Dick Stottler của công ty Stottler Henke Associates, giải thích.

Công ty đã nhận được một khoản kinh phí trị giá 100.000 USD để phát triển thí điểm hệ thống phân tích ý định, xác định mô hình các hành vi trong thực tế và dự báo tình huống như: cất cánh, cơ động, tiếp đất, tích hợp thông tin từ kiểm soát không lưu, tình trạng của các đường băng, dự báo các mối nguy hiểm.

Các thuật toán được giới thiệu là thông minh tới mức giúp UAV nhận định về một máy bay bị hư hỏng, hoặc một máy bay đang trong tình huống khó khăn, dự đoán các hành vi có thể đi chệch khỏi các mô hình tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, Dick Stottler thừa nhận, các thuật toán sẽ không nhận định được các hành vi sai trái. Hiện tại, chương trình đang xây dựng ở mức độ để tránh va chạm, chưa phát triển cho các mục đích khác trong chiến đấu.


[BDV news]


>> Mỹ điều 'thần chết' giám sát Trung Quốc



Các UAV MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator được điều từ Iraq và Afghanistan tới châu Á - Thái Bình Dương để giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, Trung Quốc.

Kế hoạch tăng cường số máy bay không người lái đến khu vực này nhằm đảm bảo khả năng giám sát trên không của Hải quân Mỹ đang đồn trú tại khu vực.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các UAV này sẽ được rút từ chiến trường Iraq và Afghanistan, Pakistan để thực hiện nhiệm vụ trên.



Hiện tại, chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc UAV được điều động đến khu vực châu Á.


Lầu Năm Góc đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới UAV trên toàn thế giới tăng cường thêm 33 chiếc RQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và 32 chiếc MQ-9 Reaper (Thần chết), cùng với đội ngũ nhân viên hỗ trợ lên đến 12.000 người, kế hoạch này tiêu tốn khoản ngân sách lên đến 5 tỷ USD.

Đơn giá cho mỗi chiếc RQ-1 Predator khoảng 5 triệu USD, còn MQ-9 Reaper khoảng 10,5 triệu USD. Các UAV này có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, với tốc độ tối đa khoảng 740km/h.

Ngoài chức năng giám sát, cung cấp thông tin tình báo, các UAV này còn được vũ trang các tên lửa không đối đất chính xác, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tình huống khẩn cấp. Dự kiến số UAV được điều động tới đây sẽ đóng quân tại các căn cứ ở Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản.

Năm 2010, Mỹ đã điều động máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ trên đảo Guam. Cùng với các UAV giám sát toàn cầu RQ-4, MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator sẽ nâng cao năng lực giám sát các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc điều động thêm các UAV đến khu vực này, Mỹ đang muốn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự, đặc biệt là các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Góc nhìn về vấn đề Libya từ châu Phi



Libya sẽ đi đâu về đâu? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị quân sự tại đây? Đó là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Ngày 19/3/2011, Pháp, Anh, Mỹ mở màn cuộc không kích chống lại quân đội của Tổng thống Gaddafi theo Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới tin rằng, hành động can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ, cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, sẽ cho kết quả ngược lại.

Động cơ nào của hành động quân sự?

Một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây có mục đích khác đằng sau việc thực thi vùng cấm bay để bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Abdullatif Haj Hussein, một nhà phân tích chính trị người Sudan nói với Tân Hoa Xã rằng, thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.

“Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Lượng dầu mỏ của Libya chiếm 2/3 nhu cầu của các quốc gia đang tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”, Ông Hussien đã nói.

Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và Nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.



Vùng cấm bay chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.


Abdul-Rahim al-Sunny một nhà phân tích trị người Sudan khác cho biết: “Mục tiêu đằng sau sự can thiệp quân sự tại Libya là chia nước này thành hai miền phía Đông và phía Tây và đưa đất nước này trở lại thời kỳ đã tồn tại dưới sự cai trị của vua Al –Sanousi”

Ông Abdul-Rahim al-Sunny cho biết thêm: “Một khía cạnh nữa giải thích cho động cơ can thiệp quân sự vào Libya là để bán vũ khí, thúc đẩy chính phủ các nước trên tiếp tục rót vốn cho các chương trình phát triển vũ khí. Đó là lợi ích cốt lõi của phương Tây, họ sẽ kéo dài cuộc chiến tại Libya càng lâu càng tốt, và dường như họ không quan tâm đến việc lật đổ ông Gaddafi. Tôi tin rằng, các nước phương Tây lọ ngại người Hồi Giáo sẽ kiểm soát Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ”

Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của dầu mỏ tại Libya không nằm ở số lượng mà ở chất lượng của dầu mỏ tại đây. Hiện tại, Libya đang sản xuất 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong những năm tới. Năm 2010, các công ty dầu mỏ tại Libya phát hiện ra hơn 24 mỏ dầu mới.

Liên minh châu Phi và nhiều quốc gia trên thế giới phản đối sự can thiệp quân sự để giải quyết tình hình tại Libya. Can thiệp quân sự làm chiến sự trở nên phức tạp hơn, kéo dài và đó sẽ tạo ra một cuộc khủng khoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nghị quyết 1973 ra đời nhằm bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chiều hướng ngược lại, vùng cấm bay được lập ra để bảo vệ thường dân tại các khu vực do lực lượng nỗi dậy kiểm soát, nhưng lại gây hại cho thường dân tại các khu vực do quân đội chính phủ kiểm soát.

Với lực lượng nỗi dậy, thiếu vũ khí hạng nặng, binh sĩ không có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng, họ không thể dành chiến thắng nếu không có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Anh, Pháp, Italy đã điều động cố vấn quân sự đến Libya hỗ trợ cho lực lượng nỗi dậy. Điều đó càng khẳng định họ đang muốn chia Libya thành hai miền, phía Tây do Tổng thống Gaddafi quản lý và phía Đông do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia TNC đại diện cho lực lượng nỗi dậy kiểm soát.

Cần lưu ý rằng, phía Đông là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Libya.

Liên minh châu Phi AU tin rằng, một giải pháp chính trị là chìa khóa cho cuộc xung đột tại Libya. Chủ tịch AU cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi tin rằng, tình hình tại Libya chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị”. Tuy vậy, Bruce Jones, Giám đốc của Trung tâm hợp tác quốc tế ĐH New York cho biết, vẫn chưa thấy các hoạt động xúc tiến cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa đôi bên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tin rằng, bất kỳ giải pháp chính trị nào cần phải được kiểm soát bởi chính người dân Libya. Họ chứ không phải ai khác mới chính là những người có quyền quyết định về vận mệnh của đất nước mình. Thực tế cho thấy rằng, phương Tây đã không thành công trong việc tái thiết Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.


[BDV news]


>> Trung Quốc phát triển máy bay như 'gà đẻ trứng'



Phát triển quá nhiều mẫu máy bay chiến đấu trong cùng một thời gian, liệu Trung Quốc có thu được một kết quả khả quan?

Trung Quốc có thể đã âm thầm thử nghiệm mẫu tiêm kích J-18 Red Eagle có khả năng cất hạ cánh ngắn, thẳng đứng.

Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã có sự bàn tán xôn xao về thực hư của vấn đề này. Thực lực của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là không rõ ràng và rất khó để minh chứng qua những gì được thể hiện trên internet.

Sự xuất hiện của mẫu tiêm kích thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi đầu tháng 1/2011 đã gây cho giới quân sự phương Tây nhiều điều ngạc nhiên.

Bây giờ lại xuất hiện các tin đồn về sự xuất hiện của tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng J-18.

Theo báo cáo của tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.



Trung Quốc đang ầm thầm phát triển một mẫu tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ?


Máy bay được cho là có hình dáng tương tự như máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đang băn khoăn, nếu cấu hình khí động học của máy bay J-18 tương tự như tiêm kích trên hạm Su-33 thì nó sẽ cất hạ cánh trên đường băng ngắn như thế nào?

Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.

Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định: “Với tham vọng to lớn của Quân đội Trung Quốc (PLA) đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”.

Có rất nhiều chương trình phát triển các mẫu tiêm kích khác nhau được giới thiệu trong giới blogger và các trang mạng Trung Quốc.

Bao gồm mẫu tiêm kích J-16 được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển, được giới thiệu là phiên bản tiêm kích tấn công tàng hình của J-11B.

Đây là một mẫu tiêm kích đa chức năng, với radar quét mảng pha điện tử chủ động được sản xuất trong nước, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong khoang, được cho là sẽ xuất hiện trong mùa hè 2011.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng dự định thử nghiệm một mẫu tiêm kích trên hạm J-15, sao chép từ mẫu nghiên cứu T-10 của Su-33. J-15 được cho là đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2009.

Chưa hết, các trang mạng của Trung Quốc còn cung cấp các báo cáo sơ bộ về sự phát triển của một số mẫu khác như J-17 và J-19.

Trong đó J-17 là một mẫu máy bay chiến đấu tầm xa và ném bom, tương tự như loại tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga. Còn J-19 là một mẫu tiêm kích đa chức năng hạng nặng dựa trên mẫu tiêm kích J-11B.


Hình ảnh đồ họa về tiêm kích tàng hình J-16.


Thời gian qua, Trung Quốc là nơi xuất hiện của nhiều mẫu máy bay chiến đấu nhất thế giới. Tuy nhiên, tất cả đều ở trong tình trạng thực hư lẫn lộn, ngoại trừ J-20 đã tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm được công bố trong đó có cả đoạn băng video ghi hình quá trình cất hạ cánh các mẫu máy bay còn lại vẫn chỉ là tin đồn.

Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn án binh bất động trước những lời bàn tán về các chương trình phát triển máy bay chiến đấu của họ.

Nếu Trung Quốc có nhiều chương trình phát triển máy bay chiến đấu đúng như các trang mạng đã đưa tin. Các nhà phân tích nhận định rằng, sẽ rất khó để tạo ra một mẫu máy bay chất lượng.

Hiện tại, các nước có ngành công nghiệp hàng không vững chắc như Mỹ và Nga cũng chỉ theo đuổi các chương trình phát triển mẫu máy bay rất hạn chế (Mỹ với F-35, Nga với PAK FA T-50).

Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân, PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.

Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới nhiều chương trình phát triển máy bay lớn như vậy. Và chất lượng của các mẫu thiết kế này sẽ như thế nào?


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang