Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tầu ngầm U-boat

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tầu ngầm U-boat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tầu ngầm U-boat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

>> Vũ khí 'diệt tầu ngầm' qua các thời kỳ (kỳ 1)



Tầu ngầm chiến đấu từng là cơn ác mộng của mọi hạm đội hùng mạnh nhất trên thế giới, ngay từ khi ra đời. Việc phát triển các loại vũ khí để chống lại hiểm họa tầu ngầm vốn là việc làm tất yếu của mọi chuyên gia quân sự.

>> Vũ khí 'diệt tầu ngầm' qua các thời kỳ (kỳ 2)

Tháng 6/1914, trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra hai tháng, Percy Scott, đô đốc Anh gửi thư cho hai tòa soạn báo lớn trong nước. Lá thư thứ nhất, ông viết: “...cũng như ô tô đang thay thế dần những chiếc xe ngựa trên khắp mọi nẻo đường, tầu ngầm sẽ là phương tiện sớm thay thế các thiết giáp hạm trên chiến trường ngoài biển...”. Lá thư còn lại có nội dung: “...tầu ngầm và không quân sẽ là một cuộc cách mạng trong chiến lược hàng hải; không một hạm đội nào có thể thoát khỏi sự săn đuổi của không quân và những chiếc tầu ngầm có thể tung những đòn trí mạng một cách bất ngờ ngay giữa ban ngày...”.

Thế nhưng, những lá thư của Scott chỉ nhận được sự chế nhạo của công chúng, các đô đốc khác cũng như cả chính phủ Anh, những người này cho rằng, lý thuyết của ông đơn giản chỉ là “một giấc mơ ngu ngốc”.

Tuy nhiên, ngày 5/9/1914, người Đức đã chứng thực lời nói của Percy Scott khi chiếc tầu ngầm U-21 của nước này đánh chìm tuần dương hạm “Pathfinder” của Anh với một quả ngư lôi duy nhất; chỉ có 9 trong số 268 thủy thủ trên tầu sống sót! Khi đó, Hải quân Anh nhìn thấy bóng đen của tử thần ẩn nấp dưới biển sâu nhưng không thể làm gì nó.



Những chiếc tầu ngầm chiến đấu đầu tiên (U-boat) của Đức là cơn ác mộng của các hạm đội đồng minh trong thế chiến thứ nhất

Những câu hỏi đầu tiên về vũ khí chống ngầm đã được đặt ra. Liệu vũ khí gì có thể tiêu diệt được những chiếc tầu ngầm Đức dài 70 mét, dãn nước 1.500 tấn, có tốc độ tối đa tới 28,3 km/h, tầm hoạt động 20.300 km, trang bị 19 ngư lôi, hai khẩu pháo 150 mm với 1.000 viên đạn và hoàn toàn “vô hình”?

Bom chìm - Vũ khí chống ngầm đầu tiên của loài người
Bom chìm (Depth Charge) là thứ đầu tiên các chuyên gia quân sự có thể nghĩ đến để đối đầu với tầu ngầm. Về kết cấu, bom chìm rất đơn giản, nó chỉ là một thùng chứa thuốc nổ mạnh, được đặt một cơ cấu thủy lực cho phép quả bom này tự phát nổ ở một độ sâu nhất định.

Độ sâu của tầu ngầm sẽ được xác định bằng một hệ thống các dây tín hiệu được thả xuống dưới. Những sợi dây tín hiệu này được gọi là ASDIC - hệ thống săn tìm và phát hiện tầu ngầm của quân đội đồng minh.


Những quả bom chìm đầu tiên được chế tạo vào năm 1915 rất đơn giản, chỉ gồm một thùng thuốc nổ cùng một cơ cấu giúp nó nổ ở độ sâu nhất định.

Khi có tầu ngầm, nó sẽ làm mất tín hiệu của hệ thống ASDIC đặt tại độ sâu của nó đi qua, do đó các tầu nổi phía trên sẽ xác định được độ sâu và vị trí tầu ngầm. Khi tầu ngầm bị phát hiện, các quả bom chìm sẽ được đặt chế độ nổ, sau đó lăn xuống bằng tay, hay bằng các cơ cấu phóng thô sơ.

Cơ cấu thủy lực sẽ cho phép bom chìm có thể nổ ở độ sâu tối đa lên tới 170 mét.


NBom chìm nằm trên bệ phóng.

Mặc dù vậy, bom chìm không phát huy mấy hiệu quả do thường được thả "hú họa" trên diện rộng. Trong khi với vỏ thép dày, tầu ngầm của Đức khi đó, không hề hấn gì nếu bom chìm nổ cách tầu ngầm trên 5m. Trong suốt giai đoạn, từ năm 1915 - 1917, bom chìm chỉ phá hủy được 9 chiếc tầu ngầm U-boat trong số hơn 300 tầu ngầm của Đức.

Một số cải tiến về hệ thống dò tìm bằng từ trường cùng việc nâng cấp thiết bị phóng mới cho bom chìm, vũ khí này đã có bước cải tiến đáng kể khi đánh chìm được thêm 21 chiếc tầu ngầm U-boat nữa.

Nhiều tầu ngầm Đức trúng bom chìm, phải nổi lên mặt nước để làm mồi cho các cỡ súng từ tầu chiến đã đợi sẵn trên mặt biển, hay đơn giản là các tầu chiến khổng lồ chỉ cần chạy qua là có thể kết liễu chiếc tầu ngầm xấu số.


Một chiếc tầu săn ngầm đang rải bom chìm

Trong quá trình tồn tại và phát triển, người ta đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng cho bom chìm, từ tăng khối lượng đến hàng tấn cho đến cả những ý tưởng như sử dụng đầu đạn hạt nhân cho vào bom, nhằm hủy diệt cả hạm đội tầu ngầm.

Nhờ tính hiệu quả nhất định và sự bế tắc trong chiến thuật chống ngầm, bom chìm vẫn là vũ khí chống ngầm duy nhất của các tầu nổi cho đến năm 1942, khi ngư lôi tự dẫn và rocket chống ngầm dần phát triển để thay thế nó.

(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang