Giới quân sự Nga và thế giới từng kỳ vọng chứng kiến sự xuất hiện của “siêu tăng” T-95 tuy nhiên mong muốn này có thể không bao giờ thành hiện thực.
Tháng 12/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popotkin thông báo: Quân đội Nga sẽ chấm dứt tài trợ cho dự án phát triển loại tăng chiến đấu chủ lực mới được biết đến với tên gọi T-95. Tuyên bố trên làm thất vọng toàn bộ giới quân sự Nga và thế giới. Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi, tại sao một dự án được ấp ủ gần hai thập kỷ qua bỗng dưng chấm dứt một cách khó hiểu. Trước đó, từng có những tin đồn loại “siêu tăng” này đã hoàn tất giai đoạn phát triển cuối cùng. Chiếc xe tăng đang trùm bạt này được cho là chở mẫu nghiên cứu của T-95. Nguồn gốc và kỳ vọng về T-95 Dự án phát triển T-95 được gọi là Objekt 775, được manh nha phát triển từ thời Liên Xô. Ban đầu, mẫu tăng mới này dự định đưa và sử dụng trong những năm 1995. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến dòng vốn tài trợ cho dự án bị cắt đứt, dự án rơi vào tình trạng không xác định thời hạn. Vào những năm 2000, Lục quân Nga đối mặt với tình trạng khủng hoảng xe tăng nghiêm trọng. Objekt 775 hay 195 được khởi động trở lại, cùng với đó là sự xuất hiện của giải pháp tạm thời T-90. Theo dự kiến, sự xuất hiện của T-95 cùng với T-90 và những biến thể nâng cấp của T-80MU2 sẽ là nòng cốt cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Dự kiến, T-95 sẽ trải qua thử nghiệm và trang bị cho quân đội vào năm 2010. Hình ảnh thực sự về T-95 vẫn chưa xuất hiện bao giờ. Theo một số thông tin rò rỉ từ giới quân sự Nga, T-95 là mẫu thiết kế với nhiều tính năng vượt trội so với các loại tăng hiện có. Tháp pháo được trang bị pháo với cỡ nòng lên đến 135mm (thậm chí, có thể là 152mm), tích hợp khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo, tháp pháo được điều khiển từ xa với cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động. Được thiết kế theo kiểu phương Tây, tháp pháo có khả năng bảo vệ kíp xe trong trường hợp khối đạn dược bị kích nổ. Giá xe thấp hơn tiêu chuẩn để tăng khả năng tàng hình, hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, dựa trên cơ chế tự động hóa cao. T-95 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu các loại đạn chống tăng hiện đại, cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động tối ưu. T-95 được cho là có khối lượng đến 50 tấn, trang bị động cơ 1.800 mã lực, tốc độ tối đa lên đến 75km/giờ, kíp xe 3 người. Ở bên trong, buồng lái được thiết kế phù hợp với công thái học, tạo sự thoải mái cho kíp xe. Giới quân sự Nga tự hào cho rằng T-95 sẽ là một loại “siêu tăng” không có đối thủ. Tuy nhiên, “siêu tăng” sẽ không bao giờ xuất hiện, hoặc nếu có sẽ là một mẫu thiết kế khác với mong đợi về T-95. Nguyên nhân hủy bỏ dự án Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: Ý tưởng về T-95 hay Objekt 775/195 ra đời hơn 2 thập kỷ. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại. Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn. Xe tăng dù hiện đại đến mấy cũng rất khó có cơ hội sống sót trước những loại trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống tăng như AH-64D Apache. Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không. Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế. Nếu biên chế T-95 trong Quân đội Nga cũng không thay đổi thực tế này. Khi đó, chế tạo hàng loạt T-95 sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90. Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2. Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
>> 'Siêu tăng' T-95 bị chết yểu?
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Nga,
Chiến tranh Thế giới,
Giới quân sự Nga,
liên xô,
Lục quân Mỹ,
Lục quân Nga,
Objekt 775,
Siêu tăng,
T-95 tank,
tank,
Trực thăng AH-64D Apache Longbow
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
>> Những hung thần đáng sợ trên bầu trời
Fokker, A6M Zero, B – 29 hay nhiều cái tên khác chính là những cái tên gây nên nỗi khiếp sợ trên bầu trời trong những chiến trường lớn trên toàn thế giới.
Dưới sự giúp đỡ của một số chuyên gia hàng không và các cựu phi công chiến đấu, Popular Mechanics tổng kết lịch sử những chiếc máy bay sử chiến đấu. Dưới đây là danh sách 6 chiếc máy bay “tử thần” nhất trong suốt 100 năm qua, dựa trên sự thống trị bầu trời của loại máy bay trong thời kỳ nó còn hoạt động: Fokker Eindecker Những hình ảnh tư liệu về chiếc Fokker phục vụ quân đội Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu sau khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên khoảng một thập kỷ. Kể từ đó, công nghệ hàng không đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc. Các kỹ sư trên khắp thế giới cùng nhau sáng tạo và thiết kế nên những chiếc máy bay có khả năng hoạt động lâu dài và cơ động. Nhà nghiên cứu lịch sử hàng không Walter Boyne nhận xét: “Vào thời điểm đó, sự bổ sung, cải tiến mới liên tiếp xuất hiện. Chẳng có một chiếc máy bay nào có thể giữ vai trò thống trị trong thời gian dài”. Thế nhưng, trong suốt 8 tháng cuối năm 1915, máy bay Fokker Eindecker của Không quân Đức đã hoành hành trên bầu trời châu Âu. Nhiều nhà sử học gọi giai đoạn này là “Tai họa Fokker”. Boyne nói, chiếc máy bay mới và khủng khiếp của quân Đức đã gây ra cả sự sợ hãi lẫn căm phẫn đối với những chính phủ phe Hiệp ước. Điểm vượt trội của Fokker là việc đồng bộ hóa súng máy và cánh quạt trước. Cha đẻ của Eindecker là nhà thiết kế người Đức, Anthony Fokker; tên ông được đặt cho sản phẩm của mình. Anthony đã tìm cách đồng bộ bánh răng của cánh quạt và súng máy, giúp hỏa lực được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc không kích hơn mà không ảnh hưởng tới hoạt động bay. Trước đó, hầu hết các loại máy bay chiến đâu đều bố trí súng máy ở bên sườn do đó, phi công không thể bắn qua cánh quạt hoặc thân máy bay. Chính điều kỳ lạ này đã gây sốc cho những phi công Pháp và Anh. Ngoài ra, Fokker còn gây nỗi sợ hãi về mặt tâm lý cho lực lượng dưới mặt đất. Bên cạnh việc phải đối mặt với xạ thủ, khí độc và pháo binh, lực lượng dưới mặt đất còn phải lo lắng với cái chết đến từ trên không. Nhờ hoạt động tình báo, Pháp và Anh đã có được bản vẽ của Eindecker, thiết kế giúp thay đổi quan điểm về máy bay quân sự. Boyne nhận xét, Fokker chính là sự khởi đầu cho những chiếc máy bay giết người. Thời kỳ đầu, Fokker chỉ được trang bị động cơ Oberursel U-1 100 mã lực. Trang bị kỹ thuật: Phi hành đoàn : 1người Dài : 7,30 m; Sải cánh : 10,04 m; Cao : 2,49 m Trọng lượng không tải : 399 kg; Tối đa khi cất cánh : 610 kg Động cơ : 01 động cơ cánh quạt 09 xi-lanh Oberursel U-1 có 100 mã lực. Tốc độ : 150 km/giờ; Trần bay: 3.600 m; Tầm hoạt động : 360 km Hỏa lực : 01 súng máy 7,92mm MG.08. Bay lần đầu : tháng 12/1915; Số lượng sản xuất : 249 chiếc. A6M Zero A6M Zero chính là con bài chủ lực trong giai đoạn đầu Thế chiến II của Nhật. Theo John Parshall, tác giả cuốn Thanh kiếm vỡ: Câu chuyện chưa kể về trận chiến Midway, vào thời điểm bắt đầu nổ ra Thế chiến II, Hải quân Đế quốc Nhật đã vượt trội hơn nhiều so với Mỹ nhờ khai thác hiệu quả sức tàn phá hủy diệt của những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và thủy phi cơ. Parshall cho biết, sức mạnh thật sự của Hải quân Nhật nằm ở những chiến đấu cơ Zero do Mitshibishi sản xuất. Sức mạnh của Zero chính là sự cơ động. Các nhà thiết kế Nhật Bản đã đánh đổi thiết kế tiêu chuẩn như thùng xăng, vỏ bảo vệ để tạo nên mẫu máy bay cơ động, giảm khả năng trúng đạn. Với Zero quân đội Nhật Bản sử dụng những phi công lão luyện nhất để khai thác những lợi thế triệt để sự cơ động khiến phi công của quân Đồng Minh phải học cách phản ứng thật nhanh với những chiếc Zero trong các cuộc hỗn chiến trên không. Khả năng ưu việt nhất của Zero là tính cơ động cực cao. Điều không may cho Hải quân Nhật là chiến tranh kéo dài, tiến bộ của công nghệ không cho phép bất kỳ loại máy bay nào mãi là ông hoàng trên bầu trời. Các phi công của phe Đồng Minh vạch ra cách đối phó với Zero bằng cách dụ phi công Nhật không chiến ở độ cao 6,7 km, khiến khả năng cơ động của những chiếc Zero giảm sút đáng kể, thay vào đó là sự vượt trội của những chiếc máy bay động cơ mạnh của Mỹ. Người Mỹ không chỉ tạo ra những chiếc máy bay tốt hơn mà còn chế tạo với số lượng nhiều hơn. Trong khi đó, quân đội Nhật không đáp ứng được khả năng sản xuất để cạnh tranh. Nhất là, trong sản xuất các bộ phận của Zero đều được làm thủ công. Chính những sự thay đổi này đã đem đến những chiến thắng cho quân đội Mỹ trong trận Biển San Hô, trận Midway và trận đánh tại quần đảo Solomon. Nhật Bản sử dụng những chiếc phi cơ Zero đến tận năm 1945. Khi đó, nó trở nên lỗi thời so với chiến đấu cơ mới như Spitfires, Hurricanes của Không quân Anh; P-51 và P-38 của Mỹ. Tuy nhiên, Parshall cho rằng, không thể phủ nhận tầm quan trọng và khả năng hủy diệt của những phi cơ Zero vào thời kỳ hoàng kim của nó. Hình ảnh một chiếc A6M Zero xuất phát từ một tàu sân bay của Nhật. Trang bị kỹ thuật: Phi hành đoàn : 1 người Dài : 9,06 m; Sải cánh : 12,0 m; Cao : 3,05 m Trọng lượng không tải : 1.680 kg; Tối đa khi cất cánh : 2.410 kg. Động cơ : 01 động cơ cánh quạt Nakajima Sakae 12 có 950 mã lực. Tốc độ : 533 km/giờ; Trần bay: 10.000 m; Tầm hoạt động : 3.105 km. Hỏa lực : 2 súng máy 7,7mm; 2 pháo 20mm; 2 bom 60kg, hoặc 2 bom 250kg gắn cố định khi tấn công cảm tử (kamikaze). Bay lần đầu : 1/4/1939; Số lượng sản xuất : 11.000 chiếc. Pháo đài bay B-29 B-29 thực sự là pháo đài bay với khả năng mang tới 6 tấn vũ khí. Thời kỳ Chiến tranh thế giới lần I và giai đoạn đầu Thế Chiến II, những chiếc máy bay chiến đấu là nỗi sợ hãi với bất kỳ lực lượng nào, nhưng so với giai đoạn sau, chiến đấu cơ chỉ là một ván bài nhỏ. Đó là bình minh của những chiếc máy bay thả bom, kẻ phá hoại khủng khiếp từ bầu trời. Có thể kể đến những cái tên như: Ju-87 và Ju-88 của Không quân Đức, những chiếc Avro Lancaster với khả năng thả bom hằng đêm trên đất Đức hoặc những chiếc B-17, B-24 của Mỹ có khả năng thả bom suốt ngày. Tuy nhiên, những kẻ hủy diệt này không thể sánh được với B-29, chiếc máy bay thả bom tầm xa đầu tiên của Mỹ. Trong những trận dội bom, B-29 đi theo đội hình 20 chiếc. B – 29 là sản phẩm của hãng hàng không Boeing, tham gia Thế chiến II khá muộn. Chiếc máy bay ném bom này bắt đầu tham gia chiến đấu vào năm 1944, là một phần của chiến dịch Matterhorn. Theo đó, B- 29 sẽ tiến hành oanh tạc bom lên Nhật Bản với điểm xuất phát từ căn cứ đặt tại Trung Quốc. Mỗi pháo đài bay có thể mang tới 6 tấn bom và dội bom khi bay với đội hình có tới 20 chiếc trong một trận càn quét. Theo thống kê, con số thiệt hại về người do những trận mưa bom mà B-29 dội xuống những thành phố như Tokyo, Yokohama lớn hơn nhiều tổn thất về người do vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 và thành phố Nagasaki ngày 9/8/1945. Tính đến cuối năm 1945, pháo đài bay B – 29 đã giết hại hàng trăm nghìn người. Pháo đài bay B – 29 tiếp tục phục vụ trong chiến tranh Triều Tiên và không thường xuyên cho đến năm 1960, khi dần bị thay thế bởi những loại máy bay ném bom mới hơn. Boyne nhận xét, chính khả năng vận chuyển tầm xa và mang vũ khí hạt nhân của B-29 đã mở ra con đường phát triển rực rỡ của dòng máy bay ném bom chiến lược, đặc biệt trong Chiến tranh lạnh. B-29 là tiền đề phát triển cho các loại máy bay thả bom trong Chiến tranh lạnh Trang bị kỹ thuật: Phi hành đoàn : 11 người Dài : 30,17 m; Sải cánh : 43,05 m; Cao : 8,46 m Trọng lượng không tải : 33.800 kg; Tối đa khi cất cánh : 60.560 kg Động cơ : 4 động cơ cánh quạt Wright R-3350-23/23A công suất 2.200 mã lực mỗi chiếc. Tốc độ : 574 km/giờ; Trần bay: 10.200 m; Tầm hoạt động : 9.380 km Hỏa lực : 12 súng máy 12,7mm M2 Browning điều khiển tự động ở các pháo tháp; 1 pháo 20mm M2 ở đuôi; 9.000 kg bom, có thể mang 2 bom 10.000kg T-14 Earthquake. Bay lần đầu : 21/9/1942; Số lượng sản xuất : 3.970 chiếc.
[BDV news]
|
Nhãn:
A6M Zero,
B-29,
Chiến tranh Thế giới,
Chiến tranh Triều Tiên,
Fokker Eindecker,
Hải quân Nhật,
Hung thần,
Không quân Đức,
Phe đồng minh,
Tai họa Fokker
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
>> Kịch bản chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4
Một số kịch bản của cuộc chiến giả định Nga-Nhật lần thứ 4.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) >> Xem Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông. Kịch bản 1: Một chiến dịch ngắn cục bộ: Nhật Bản bất ngờ tấn công (họ sẽ không cảnh báo trước như năm 1904 và1941, họ đã gây bất ngờ ở Port Arthur đối với Nga và ở Trân Châu Cảng đối với Mỹ) vào các căn cứ của hạm đội Nga ở Vladivostok và Petropavlovsk. Đồng thời hủy diệt sư đoàn 18 từ trên không và từ biển (có thể là cả Sakhalin), sau đó là chiến dịch đổ bộ, Nga mất quần đảo Kurils và có thể cả Sakhalin. Nếu muốn chiếm Sakhalin, họ sẽ chiếm được. Họ sẽ cố gắng tiêu diệt phần lớn các hạm tàu và hạ tầng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, với sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng thế giới, họ sẽ yêu cầu đình chiến, trả lại Sakhalin, khi đã giải quyết được vấn đề lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Kurils). Quân đội Nga thậm chí sẽ chưa kịp “tỉnh ngủ” hẳn thì chiến tranh đã kết thúc. Đây là phương án nhiều khả năng nhất. Quân đội Nhật hoàn toàn có đủ lực lượng để làm việc đó. Nếu như không chấp nhận hòa bình, Liên bang Nga sẽ phải khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn bị các phương tiện đổ bộ, hơn nữa phải tạo ra ưu thế gấp 2-3 lần so với Hải quân và Không quân Nhật, nếu không thì không thể giành lại các hòn đảo Kurils. Đó là việc không phải trong một năm và những tổn thất lớn, bởi vì, trong những năm đó, Tokyo sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ trên các hòn đảo. Còn cộng đồng thế giới sẽ tìm mọi cách lên án các hoạt động chuẩn bị xâm lược của người Nga. Kịch bản 2: Cuộc chiến tranh quy mô lớn: Đây là kịch bản ít khả năng nhất, Tokyo không sẵn sàng cho nó, nhưng về nguyên tắc có thể chuẩn bị trong mấy năm nếu như Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vẫn sẽ han gỉ và già cỗi đi, Không quân và Lục quân Nga ở chiến trường Viễn Đông không được tăng cường. Kế hoạch “Đại Nhật Bản” cho đến tận dãy Ural vẫn chưa có ai hủy bỏ. Chẳng hạn, sau tầm 5-8 năm nữa, Nhật Bản tấn công bất ngờ, chớp nhoáng chiếm giữ quần đảo Kurils và Sakhalin, đánh tan lực lượng còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đổ bộ các sư đoàn đổ bộ lên vùng Primorie và Kamchatka. Moskva không dám sử dụng thị uy vũ khí hạt nhân mà tung vào trận các đơn vị từ Siberia, Ural và phần châu Âu của Nga, tất cả các đơn vị không đến liền nhau mà thành từng phần. Kết quả là Nhật Bản chịu những tổn thất, chiếm được Viễn Đông, nhưng không đủ lực để tiến thêm. Trung Quốc thì đe dọa tấn công từ hướng Nam để đòi phần của mình, Mỹ cũng muốn có phần của mình là Chukotka và Kamchatka. Tokyo sẽ buộc phải chấp nhận và nhượng bộ các đại cường. Moskva chỉ có thể chiến thắng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần một vài cuộc tấn công vào quân đội đối phương hoặc là quân sự hóa khu vực Viễn Đông. Lập trường của Mỹ Ủng hộ tinh thần cho đồng minh Nhật, bí mật “yêu cầu” Moskva không sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ sẽ không đích thân đánh nhau, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn và Nga bại trận, họ sẽ đòi phần của mình. Họ sẽ đề nghị được làm trung gian và đề nghị “hòa giải” và giao quần đảo Kurils cho Tokyo. Trung Quốc Lên án cuộc xâm lược của Tokyo, nhưng sẽ không can dự vào, trường trường hợp Nhật Bản toàn thắng, họ sẽ đòi phần của mình bằng cách đe dọa chiến tranh. Trung Quốc có thể thừa cơ chiếm đóng Mông Cổ, một phần Trung Á. Nga phải làm gì để ngăn chặn các kịch bản đó ? - Tìm mọi cách tăng cường quân đội, trong đó có Hạm đội Thái Bình Dương, Không quân và Lục quân. - Về ngoại giao, tuyên bố rõ ràng sẽ không bao giờ nhượng bộ những gì là của mình và trong trường hợp xảy ra chiến tranh và không có đủ lực lượng thông thường, Nga sẽ giáng trả bằng mọi phương tiện có trong tay, bởi vì “người Nga sẽ không đầu hàng”. - Bắt đầu chương trình quy mô lớn phát triển vùng Viễn Đông, khuyến khích di cư phần dân cư thừa ở phần châu Âu của Nga và các chương trình phát triển dân số bản địa (khuyến khích các gia đình có từ 3-5 con trở lên). - Cố gắng kết thân với Nhật, giành lấy vị trí đồng minh của họ mà Mỹ đang nắm giữ bằng cách đề xuất các chương trình hợp tác chinh phục vũ trụ, cùng phát triển các dự án công nghiệp, khoa học, nước Nga thì rộng lớn nên các nguồn đầu tư của Nhật Bản có nhiều chỗ để dùng. Đưa xung lực sống mới vào Nhật Bản, cùng nhau tiến vào tương lai. |
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011
>> Vũ khí 'diệt tầu ngầm' qua các thời kỳ (kỳ 1)
Tầu ngầm chiến đấu từng là cơn ác mộng của mọi hạm đội hùng mạnh nhất trên thế giới, ngay từ khi ra đời. Việc phát triển các loại vũ khí để chống lại hiểm họa tầu ngầm vốn là việc làm tất yếu của mọi chuyên gia quân sự.
Những chiếc tầu ngầm chiến đấu đầu tiên (U-boat) của Đức là cơn ác mộng của các hạm đội đồng minh trong thế chiến thứ nhất Những câu hỏi đầu tiên về vũ khí chống ngầm đã được đặt ra. Liệu vũ khí gì có thể tiêu diệt được những chiếc tầu ngầm Đức dài 70 mét, dãn nước 1.500 tấn, có tốc độ tối đa tới 28,3 km/h, tầm hoạt động 20.300 km, trang bị 19 ngư lôi, hai khẩu pháo 150 mm với 1.000 viên đạn và hoàn toàn “vô hình”? Bom chìm - Vũ khí chống ngầm đầu tiên của loài người Bom chìm (Depth Charge) là thứ đầu tiên các chuyên gia quân sự có thể nghĩ đến để đối đầu với tầu ngầm. Về kết cấu, bom chìm rất đơn giản, nó chỉ là một thùng chứa thuốc nổ mạnh, được đặt một cơ cấu thủy lực cho phép quả bom này tự phát nổ ở một độ sâu nhất định. Độ sâu của tầu ngầm sẽ được xác định bằng một hệ thống các dây tín hiệu được thả xuống dưới. Những sợi dây tín hiệu này được gọi là ASDIC - hệ thống săn tìm và phát hiện tầu ngầm của quân đội đồng minh. Những quả bom chìm đầu tiên được chế tạo vào năm 1915 rất đơn giản, chỉ gồm một thùng thuốc nổ cùng một cơ cấu giúp nó nổ ở độ sâu nhất định. Khi có tầu ngầm, nó sẽ làm mất tín hiệu của hệ thống ASDIC đặt tại độ sâu của nó đi qua, do đó các tầu nổi phía trên sẽ xác định được độ sâu và vị trí tầu ngầm. Khi tầu ngầm bị phát hiện, các quả bom chìm sẽ được đặt chế độ nổ, sau đó lăn xuống bằng tay, hay bằng các cơ cấu phóng thô sơ. Cơ cấu thủy lực sẽ cho phép bom chìm có thể nổ ở độ sâu tối đa lên tới 170 mét. NBom chìm nằm trên bệ phóng. Mặc dù vậy, bom chìm không phát huy mấy hiệu quả do thường được thả "hú họa" trên diện rộng. Trong khi với vỏ thép dày, tầu ngầm của Đức khi đó, không hề hấn gì nếu bom chìm nổ cách tầu ngầm trên 5m. Trong suốt giai đoạn, từ năm 1915 - 1917, bom chìm chỉ phá hủy được 9 chiếc tầu ngầm U-boat trong số hơn 300 tầu ngầm của Đức. Một số cải tiến về hệ thống dò tìm bằng từ trường cùng việc nâng cấp thiết bị phóng mới cho bom chìm, vũ khí này đã có bước cải tiến đáng kể khi đánh chìm được thêm 21 chiếc tầu ngầm U-boat nữa. Nhiều tầu ngầm Đức trúng bom chìm, phải nổi lên mặt nước để làm mồi cho các cỡ súng từ tầu chiến đã đợi sẵn trên mặt biển, hay đơn giản là các tầu chiến khổng lồ chỉ cần chạy qua là có thể kết liễu chiếc tầu ngầm xấu số. Một chiếc tầu săn ngầm đang rải bom chìm Trong quá trình tồn tại và phát triển, người ta đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng cho bom chìm, từ tăng khối lượng đến hàng tấn cho đến cả những ý tưởng như sử dụng đầu đạn hạt nhân cho vào bom, nhằm hủy diệt cả hạm đội tầu ngầm. Nhờ tính hiệu quả nhất định và sự bế tắc trong chiến thuật chống ngầm, bom chìm vẫn là vũ khí chống ngầm duy nhất của các tầu nổi cho đến năm 1942, khi ngư lôi tự dẫn và rocket chống ngầm dần phát triển để thay thế nó. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)