Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp. Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý cho phòng không tầm thấp đến trung của các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Việt Nam. Hệ thống S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) vốn là hệ thống tên lửa đối không được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhằm bổ sung cho tên lửa đối không SA-2. Hệ thống tầm bắn hiệu quả từ 3,5-30km, tầm cao hiệu quả từ 100-18000 m, được trang bị đầu đạn phân mảnh với hơn 4.500 mảnh nhỏ. SA-3 được điều khiển dựa vào radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu P-15 Flat Face, tầm hoạt động 250km, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 tầm hoạt động 110km, radar đo độ cao PRV-11, với độ cao tối đa đo được là 32km. SA-3 được trang bị bệ phóng bán cố định với 4 tên lửa/bệ, tuy nhiên, hệ thống có thời gian triển khai và thu hồi khá chậm khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Pechora -2M được trang bị trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao. Ảnh: Ausairpower Bước vào thập niên 1980, SA-3 trở nên lạc hậu và không còn đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại. Hệ thống radar với máy tính điều khiển analogue dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, bên cạnh đó, bệ phóng bán cố định trở thành thành mồi ngon cho tên lửa đối phương. Tại Nga, SA-3 đã được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại khác như SA-11, S-300PMU1/2, S-400… Tuy nhiên, đây vẫn là hệ thống tên lửa đối không chủ lực của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ai Cập, Việt Nam, Ấn Độ, Syria, Triều Tiên, Cuba và Iraq. Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower Sự lựa chọn hợp lý Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp. So với các biến thể trước đó, Pechora-2M, biến thể nâng cấp mạnh nhất, đã khắc phục được gần hết các nhược điểm cố hữu, nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu hệ thống, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Trong điều kiện ngân sách quốc phòng Việt Nam còn eo hẹp, việc lựa chọn gói nâng cấp Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý trong việc đảm bảo khả năng phòng không của đất nước trong tình hình mới. Theo công bố, gói nâng cấp Pechora lên chuẩn Pechora-2M có kinh phí dự kiến là 150 triệu USD. Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower Đặc điểm kỹ chiến thuật của Pechora-2M Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương. Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỹ thuật số và bổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%. Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao. Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực. Radar SNR-125 Low Blow nâng cấp cung cấp kênh dẫn hướng tân công 2 mục tiêu cùng lúc Ảnh:Ausairpower Ở Pechora-2M, buồng chỉ huy được trang bị màn hình LCD đa chức năng thay cho các đồng hồ số của biến thể cũ, hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu như độ cao, tốc độ, góc phương vị, tọa độ mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí. Khả năng gắn kết giữa các khẩu đội được nâng cao nhờ hệ thống liên lạc vệ tinh mới. Một khẩu đội Pechora-2M được trang bị 8 xe phóng có khả năng quản lý 16 mục tiêu trên không. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự trước cuộc tấn công đường không của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và cả máy bay tàng hình. Cùng với hệ thống chiến đấu, Nga còn cung cấp hệ thống mô phỏng đào tạo cho phép kíp trắc thủ thực hiện các bài tập mô phỏng không chiến từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, giảm thời gian sử dụng trực tiếp đến thiết bị, qua đó hạn chế các hỏng hóc trong quá trình huấn luyện, nâng cao tuổi thọ cho hệ thống. |
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét