Thoắt ẩn hiện trên chiến trường, độ chính xác ngày càng tăng, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai vẫn là nỗi ám ảnh thường trực của máy bay tầm thấp và trực thăng. Kỳ 1: Mũi tên tầm nhiệt Từ Strela-2 đến các biến thể Igla, những cái tên nổi tiếng là bằng chứng sống động về tính năng vượt trội và uy lực của tên lửa vác vai Nga, nhất là khi chúng được thử thách qua thực chiến và tiếp tục quá trình hiện đại hóa đầy tham vọng. Trên chiến trường, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tầm thấp của đối phương là một trong những nguy cơ đe dọa bộ binh và các lực lượng khác dưới mặt đất. Vì thế, tên lửa đất đối không vác vai biên chế theo đội hình được coi là giải pháp hữu hiệu cho bài toán bảo đảm an toàn sinh mạng người lính. Đây cũng chính là cách tiếp cận của Liên Xô và Nga ngày nay khi phát triển các thế hệ tên lửa vác vai. Đứa con cưng Được nghiên cứu từ năm 1959, bắn thử năm 1966 và chính thức đưa vào trang bị năm 1968, Strela-2 (Mỹ gọi là SA-7) là một trong những tên lửa vác vai tầm thấp đầu tiên trên thế giới. Ngay sau đó, SA-7 đã chứng tỏ những tính năng ưu việt của mình, như linh hoạt khi tác chiến với một người bắn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao, cơ động và dễ triển khai… Dài 1,4m, đường kính 70mm, SA-7 chỉ nặng 9,7kg với tầm bắn 500 - 5500m. áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, SA-7 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay hoặc sức nóng của động cơ trực thăng để tiêu diệt mục tiêu. SA-7 tỏ ra rất hữu hiệu khi đối phó với mục tiêu bay thấp như máy bay bổ nhào ném bom, máy bay vận tải và trực thăng. SA-7 khai hỏa. Đầu dò của SA-7 được gắn một bộ lọc để tránh “bẫy” pháo sáng mà máy bay đối phương bắn ra. Hệ thống nhận diện bạn - thù có thể được gắn trên mũ của người bắn, trong khi hệ thống cảnh báo sớm gồm một ăng-ten thụ động và tai nghe có chức năng đưa ra những thông tin sớm về hướng của máy bay địch. Nhưng SA-7 vẫn có những “gót chân Achiles” dễ bị vô hiệu hóa. Chỉ đánh theo kiểu bám đuôi, SA-7 có thể “lạc lối” khi đối phương sử dụng các biện pháp như tấm chắn nhiệt, che chắn cửa xả nhiệt, tung “hỏa mù”… Khắc phục hạn chế của SA-7 “đời đầu”, biến thể SA-7B đã chính thức trở thành vũ khí phòng không tầm thấp tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô vào năm 1971. Với những cải tiến đáng kể, đặc biệt là hệ thống làm lạnh đầu dò hồng ngoại nhằm tăng độ nhạy của đầu tự dẫn, “đứa con cưng” SA-7B có thể tránh được những “bẫy” cảm nhiệt mà máy bay đối phương phóng ra. SA-7B được xuất khẩu hoặc bán quyền sản xuất cho nhiều nước trên khắp thế giới, từ Trung Đông cho tới châu Phi, Á, Mỹ… Làn khói xanh kinh hoàng Khi đến Việt Nam, SA-7 được biết đến với tên gọi A-72 đã lập nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. A-72 với làn khói xanh đặc trưng bất thần xuất hiện từ mặt đất, ở bất cứ nơi đâu, đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với phi công Mỹ và quân đội Sài Gòn thời bấy giờ. Tính năng cơ động và triển khai đơn giản của A-72 cộng với cách đánh sáng tạo mang dấu ấn của bộ đội Việt Nam đã biến A-72 trở thành huyền thoại với hiệu suất chiến đấu đáng nể. “Ra mắt” lần đầu năm 1972 trên chiến trường Bình Trị Thiên, A-72 khiến không quân đối phương nơm nớp lo sợ. Chỉ tính riêng tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, A-72 đã bắn rơi tại chỗ 136 trực thăng và máy bay các loại như OV-10, A-37, F-5, A-6, C-130… của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Theo thống kê của trang Arms-expo.ru, từ ngày 28/4 - 14/7/1972, Mỹ đã mất 14 máy bay và 10 trực thăng vào “tay” A-72. Phi công địch dường như không thể quên được nỗi ám ảnh mà A-72 tạo ra. Được coi là “sát thủ” trực thăng, những quả tên lửa tầm nhiệt A-72 nhanh như “luồng điện” phát ra từ rừng núi trùng trùng điệp điệp, phóng thẳng vào máy bay đối phương, khiến địch luôn phải căng ra đề phòng. Trong những chiến công vang dội phải kể đến xạ thủ Nguyễn Văn Thoa thuộc lực lượng phòng không – không quân. Với tên lửa vác vai A-72, linh hoạt và cơ động, một mình anh đã bắn rơi 13 máy bay địch. Tháng 4/1975, chỉ bằng một phát đạn A-72, xạ thủ Lê Đại Cương đã bắn rơi tại chỗ một phản lực F-5E khi nó bổ nhào ném bom. Tầm cao mới Không dừng lại ở đó, thập niên 1980, Nga quyết định chế tạo Igla-1 (Mỹ gọi là SA-18). SA-18 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm gần, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bắn đón trực diện và bám đuổi trong tầm nhìn bằng mắt thường, bất chấp nhiễu nhiệt tự nhiên hay từ các thiết bị gây nhiễu. Chưa hài lòng, các nhà sản xuất lại tiếp tục cải biến SA-18 nhằm nâng cao khả năng tự vệ của tên lửa mang vác trước các loại nhiễu nhiệt, tầm xa của đạn bắn đón, và nâng cao khả năng ứng dụng trong những điều kiện tác chiến mới, tạo ra biến thể ưu việt hơn. SA-18. Hàng loạt các vấn đề kĩ thuật còn tồn tại đều đã được giải quyết, như cơ chế chọn mục tiêu trong trường hợp có bẫy nhiệt giả, độ cảm ứng của đầu dẫn tên lửa 9M39 tăng lên 2 lần, giúp tăng cường độ chính xác cần thiết trong truy tìm mục tiêu. Tuy nhiên, khi trục đầu tự dẫn tên lửa và hướng mặt trời tạo ra một góc nhỏ hơn 20 độ, tên lửa mất khả năng truy tìm mục tiêu. Đây cũng chính là yếu điểm phổ biến, không chỉ của tên lửa Nga mà còn của cả những hệ thống phòng không mang vác khác trên thế giới. Tên lửa vác vai SA-24 (Igla-S). Là biến thể hoàn thiện của “dòng” Igla, Igla-S (Mỹ gọi là SA-24) được đánh giá là hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất hiện nay với tầm bắn 6km. Được áp dụng hàng loạt giải pháp về kỹ thuật, SA-24 có khả năng tác chiến đối với máy bay có người lái và tên lửa hành trình. Số lượng mảnh vỡ tạo ra khi phát nổ phần chiến đấu cùng ngòi nổ laser làm tăng hiệu suất chiến đấu của tên lửa. Đầu tự dẫn gồm 2 máy thu quang phổ với những dải tần khác nhau cho phép lựa chọn mục tiêu nhiệt. Lần đầu tiên một tên lửa loại này được trang bị đầu cảm biến laser để truy tìm mục tiêu, tạo điều kiện cho phần chiến đấu phát nổ khi bay qua mục tiêu. |
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
>> Uy lực từ bờ vai (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét