Theo học thuyết tác chiến hiện đại, nhiều khả năng tên lửa hành trình sẽ là vũ khí đầu tiên được bên tấn công sử dụng. Vậy Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng? >> Hệ thống phòng không tầm thấp của Việt Nam trong tương lai Ngày nay, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên đất liền, tên lửa chiến dịch-chiến thuật đã trở thành vũ khí chủ lực trong các chiến dịch quân sự của bên tấn công. Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, khả năng tấn công phủ đầu từ xa, tên lửa hành trình là vũ khí tiêu biểu cho chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD. Tên lửa hành trình thực sự là một vũ khí rất khó “nhai” đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào, nó có khả năng bay men theo địa hình nên việc phát hiện từ xa rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là tên lửa hành trình không có điểm yếu. Tốc độ chậm, dễ bị gây nhiễu chính là 2 điểm yếu chí tử của nó. Ngoài việc gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng GPS làm cho tên lửa bị lệch mục tiêu, bắn hạ tên lửa bằng vũ khí phòng không cũng là một phương pháp rất hiệu quả để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Vấn đề đang được quan tâm là Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng. ZSU-23-4 Một trong những vũ khí có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình trong biên chế phòng không Việt Nam là pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4. ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu. Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét. Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới. Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình. Hệ thống phòng không tích hợp Palma Đây là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình mạnh nhất của Việt Nam. Hệ thống Palma được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào. Cận cảnh hệ thống phòng không tích hợp Palma trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU. Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả. "Lá chắn cuối cùng" AK-630 Một vũ khí khác cũng cực kỳ lợi hại trong việc tiêu diệt tên lửa hành trình là hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 , tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia , BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP. Chốt chặn cuối cùng AK-630 trang bị trên tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam. AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến Việt Nam trước tên lửa hành trình của đối phương. (Soha) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013
>> Vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình của Việt Nam
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
>> Sức mạnh tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn. >> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Các năm tiếp đó không có số liệu. Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B). Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958. Loại tên lửa đạn đạo mà Việt Nam nhận viện trợ là loại R-17 (Scud B). Nhưng R-17 chỉ là một thành phần trong cả hệ thống tên lửa mà nước ta nhận. Tên đầy đủ của hệ thống này là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus”. Đây là tên rất ít khi được biết đến trên các phương tiện truyền thông phương Tây, hầu như người ta chỉ gọi chung nó là Scud. Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân Tên lửa R-17 (Scud B) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02). Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m). >> Huyền thoại họ tên lửa SCUD (Kỳ 1) R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km. Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm. Đạn tên lửa R-17 (Scud B) được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu). Hiện nay, theo một số hình ảnh của báo Quân đội Nhân dân, R-17 (Scud B) cùng xe phóng được biên chế trong Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được bảo quản tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. |
Nhãn:
Scud-B,
tên lửa,
Tên lửa Scud,
Tên lửa Việt Nam
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013
>> Uy lực hệ thống tên lửa Pechora-2M Việt Nam mới nâng cấp
Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. >>Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam Hệ thống tên lửa S125-2TM Pechora-2M là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài chính liên quốc gia Nga – Belarus “Các hệ thống phòng thủ”. Tetraedr” là đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM. Tetraedr được thành lập ngày 26/4/2001 tại thủ đô Minsk của nước Cộng hòa Belarus, có trên 300 cán bộ, công nhân viên có học hàm học vị và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, thử nghiệm và vận hành các loại vũ khí trang bị kỹ thuật phòng không tiên tiến. Tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng Tetraedr đã tạo được uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu cải tiến, nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, trong đó có tổ hợp S-125-2TM. Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr bắt tay vào nghiên cứu phát triển từ tháng 12/2006 với tên gọi ban đầu là KO-125-2TM (КО là viết tắt của cụm từ Комплекс Оборудования/Tổ hợp Khí tài), trên cơ sở nâng cấp tính năng kỹ chiến thuật và khả năng cơ động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 “Pechora” và S-125M “Pechora-M”. Năm 2008, cấu hình gói nâng cấp theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr hoàn thành và đem giới thiệu cho các khách hàng sử dụng các tổ hợp S-125 và S-125M. Trong tên gọi S-125-2TM “Pechora-2TM”, chữ cái T là viết tắt của từ “Тетраэдр/Tetraedr” và chữ cái M là viết tắt của từ “Мобильный nghĩa là Cơ động” trong tiếng Nga. Theo nội dung gói nâng cấp tổ hợp S-125/S-125M theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM”, Tetraedr cung cấp cho khách hàng một số xe khí tài đồng bộ và các chi tiết linh kiện mới cho các tổ hợp cần nâng cấp, đồng thời cử chuyên gia lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và chuyển giao công nghệ nâng cấp tổ hợp ngay tại các cơ sở kỹ thuật ở đất nước khách hàng. Tháng 12/2008, Tetraedr đã tìm được khách hàng đầu tiên là nước Cộng hòa Azerbaijan với hợp đồng nâng cấp 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Neva-M” theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 do các chuyên gia Tetraedr trực tiếp nâng cấp 5 tổ hợp S-125M kết thúc vào tháng 4/2009, giai đoạn 2 do kỹ thuật viên Azerbaijan tham gia nâng cấp dưới sự hướng dẫn, giám sát và chuyển giao công nghệ từng bước của chuyên gia Tetraedr cho các tổ hợp còn lại. Trong 2 ngày 14 và 15/12/2009, kíp trắc thủ của bộ đội phòng không Azerbaijan đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” với việc hạ thành công bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1/ИВЦ-М1 chỉ bằng 1 đạn. Hiện nay, Tetraedr cùng với lực lượng phòng không Azerbaijan đã hoàn tất giai đoạn 2 nâng cấp cho các tổ hợp Neva-M còn lại. Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Dự kiến S-125-2TM Pechora-2TM sẽ được trang bị cho ít nhất 10 trung đoàn tên lửa phòng không (hiện có 8 trung đoàn đang sử dụng Pechora-2M gồm 213, 250, 257, 274, 276, 282, 284, 285). Đầu tháng 10/2010, các xe khí tài và linh kiện nâng cấp tổ hợp S-125M “Pechora-M” giai đoạn 1 của hợp đồng này đã được máy bay vận tải chuyển tới sân bay Nội Bài. Sau một thời gian triển khai công tác nâng cấp khí tài Pechora-2TM tại Nhà máy A31 Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, Tiểu đoàn 152 thuộc Trung đoàn tên lửa 250 là đơn vị đầu tiên của Quân chủng tiếp nhận bộ khí tài mới được nâng cấp. Từ ngày 26 tới 28/3/2011, Tiểu đoàn 152 cùng các chuyên gia Tetraedr, Nhà máy A31 và Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài tại trường bắn TB1. Trong đợt bắn này, kíp bắn đạn thật của tiểu đoàn 152 đã sử dụng bộ khí tài S-125-2TM bắn tổng cộng 6 đạn (1 đạn tiêu thụ ngày 26/3/2011 và 5 đạn tiêu thụ ngày 28/3/2011) diệt cả 6 mục tiêu bay, đạt kết quả diệt 100%. Đơn vị tên lửa thứ hai tiếp nhận tổ hợp S-125-2TM là Tiểu đoàn 122 thuộc Trung đoàn tên lửa 284. Trong đợt diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng PK-KQ tổ chức từ ngày 1 tới 5/12/2011 tại trường bắn TB1, Tiểu đoàn 122 cùng các chuyên gia kỹ thuật Tetraedr đã tiến hành bắn nghiệm thu thành công bộ khí tài S-125-2TM cùng với việc bắn biểu diễn bộ khí tài S-125-2TM của Tiểu đoàn 152. Trong quá trình hiện đại hóa, trong tổ hợp, các yếu tố cơ bản được thay thế hoàn toàn, được lắp hệ thống quang điện “Ngày – đêm” mới nhất và tổ hợp phòng thủ kỹ thuật vô tuyến điện để đối phó với các loại tên lửa chống ra đa. Thiết bị phóng với hai tên lửa lắp trên gầm xe tải do nhà máy xe máy kéo Minsk sản xuất. Sự hiện đại hóa nhằm đạt những mục tiêu chính: - Phục hồi tuổi thọ của hệ thống bằng cách thay thế và di chuyển các thiết bị cũ thành các thiết bị hiện đại hơn - Nâng cao khả năng chiến đấu của hệ thống qua việc mở rộng phạm vi tác chiến đối với các phương tiện tấn công đường không trong tình trạng nhiễu đơn giản và phức tạp - Nâng cao sự thuận tiện, rút gọn hình dạng bên ngoài và thời gian triển khai bảo dưỡng kỹ thuật của tổ hợp. Các phương án hiện đại hóa: - Tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống khỏi các dải nhiễu tích cực và thụ động - Áp dụng hệ thống quang điện truyền hình nhằm phát hiện và tự động theo dõi mục tiêu trong chế độ làm việc thụ động trong điều kiện ban ngày và ban đêm từ máy do xa laze - Mở rộng khu vực tác chiến bằng việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại trong việc xác định tọa độ và các thiết bị vạch tọa độ (UKV), tăng cường độ chính xác khi theo dõi các mục tiêu - Tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ và bay tầm thấp - Áp dụng chỗ làm việc mới cho trắc thủ và sĩ quan điều khiển , được thực hiện trên cơ sở các thiết bị hiện đại với dữ liệu trên bảng thông tin từ kênh vô tuyến và quang điện, thông tin về tham số di chuyển và loại mục tiêu, khu vực hoạt động hiệu quả của tên lửa đối với mục tiêu, sự chuẩn bị cho thiết bị phóng và các thông tin cần thiết khác - Cài đặt thiết bị tập luyện mô phỏng hiện đại hóa nhằm đào tạo trắc thủ - Bảo đảm sự kiểm soát ngầm với sự cung cấp thông tin về sự hư hỏng, trục trặc của tổ hợp, bảo gồm cả những phần tử có thể thay thế lẫn nhau (pin, modul) - Thay mới các thiết bị chính trên cơ sở các yếu tố và công nghệ mới. Sự thay thế bao gồm: cabin – 100%; trạm ăng ten – 80%; thiết bị phóng – 80% - Giảm số phụ tùng thay thế từ 8 đến 10 lần Hai phiên bản hiện đại hóa 1. Lắp trong ống phóng – với các phương tiện vận tải cho của thiết bị phóng, trạm ăng ten cùng các thiết bị cung cấp điện. 2. Dạng cơ động (không lắp trong ống phóng) – với sự lắp thiết bị phóng, trạm ra đa và cabin điều khiển trên khung gầm ô tô và các thiết bị cung cấp điện tự động Khi hiện đại hóa cabin điều khiển, các thiết bị cũ bị được thu hồi hoàn toàn. Các thiết bị hiện đại được tiếp nhận; sự biểu hiện và xử lý thông tin, các thiết bị kiểm soát, huấn luyện và chỉnh lý tài liệu trên cơ sở được sử dụng trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại. Trang bị mới gồm có: chỗ làm việc được tự động hóa của sĩ quan chỉ huy, sĩ quan điều khiển, trắc thủ , máy vi tính điều khiển và kiêm tra, thiết bị trao đổi thông tin, thiết bị ghi chép tham số, thiết bị tập luyện và các trang thiết bị khác. Thiết bị được lắp trong các ống phóng mới hoặc trên gầm xe tải. Cabin có thể có trang bị dành cho việc nâng tên lửa khi lắp trên gầm xe tải và tháo khi bố trí trên trận địa. Khi hiện đại hóa đài ra đa, các thiết bị cũ được thu hồi, tiếp nhận thiết bị máy ngắm vô tuyến quang điện mới. Trang bị mới, được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại và công nghệ rắn: thiết bị thu (bộ phận cao tần và máy tăng áp chính), hệ thống kháng nhiễu, hệ thống số chọn lọc mục tiêu di động (SDTs), thiết bị lập trình chỉ huy điều khiển tên lửa và các hệ thống tọa độ, máy phát điện đồng bộ, máy vi tính điều khiển và kiếm tra, nguồn điện và các trang thiết bị khác. Bộ cảm biến dẫn đường điều khiển mới được lắp đặt, máy ngắm vô tuyến quang điện hiện đại hơn, máy đo xa laze và các yếu tố mới điều khiển sự hoạt động của ăng ten và các thiết bị trao đổi thông tin với cabin. Trạm ăng ten UVH-2 được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bằng các thiết bị tiếp điện tự động và hệ thống chỉnh ngang tự động. Thiết bị dẫn động thủy lực thực hiện việc nâng và hạ các hệ thống ăng ten. Các ăng ten chống nhiễu và các hệ thống dẫn đường vệ tinh được lắp đặt trên hệ thống ăng ten. Khi hiện đại hóa thiết bị phóng đã lắp các thiết bị có độ tin cậy cao của hệ thống kiểm tra, điều khiển sự xuất phát, điều khiển sự truyền động, trao đổi thông tin với cabin UHK-2. Thiết bị phóng được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bởi các thiết bị tiếp điện tự động, thiết bị dẫn đường vệ tinh và hệ thống chỉnh ngang tự động. Việc nạp đạn cho thiết bị phóng được thực hiện bằng sự sử dụng xe vận tải tiếp đạn mới hoặc được hiện đại hóa PR-14-2M. Sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không 5V27D bao gồm sự hiện đại hóa động cơ kỳ thứ nhất, đầu đạn và ngòi nổ vô tuyến, bảo đạm mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả trên tầm xa cực đại – 32km, nâng cao xác suất bắn cháy mục tiêu. Độ cao của ngòi nổ vô tuyến trong chế độ làm việc thường đối với các mục tiêu bay thấp hạ xuống từ 60 đếm 20m. Khả năng bắn hạ mục tiêu trên không được tăng cường bằng việc gia tăng khối lượng thuốc nổ lên 1,6 lần và số mảnh vỡ lên 3,7 lần. ( Tổng hợp ) |
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
>> Huyền thoại họ tên lửa SCUD (Kỳ 1)
Trước khi nổi tiếng thế giới, Scud phải trải qua thời gian dài hoàn thiện. Đã có nhiều mẫu nghiên cứu của họ tên lửa này ít biết đến trong thời gian hơn 30 năm phát triển. >> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam Tên lửa đạn đạo đầu tiên do Liên Xô sản xuất, R-1 (Mỹ định danh là SS-1A) Trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo thế giới, Scud là cái tên không thể bỏ qua. Đây là là loại tên lửa đạn đạo được dùng trong chiến tranh nhiều hơn bất kỳ loại tên lửa nào khác. Đồng thời, Scud cũng là “bệ phóng” chương trình tên lửa của nhiều quốc gia trên thế giới. Lưu ý, Scud thực ra là cái tên do NATO đặt định danh tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-11 và R-17 do Liên Xô sản xuất. Dù vậy, cái tên Scud dường như được dùng rộng rãi hơn nhiều so với cái tên “khai sinh” của loại tên lửa này. Thế hệ đầu 'im hơi lặng tiếng' Trong tài liệu phương Tây, Scud là thiết kế bắt nguồn từ tên lửa đạn đạo của người Đức, V-2. Ý kiến này không hẳn sai, vì chương trình tên lửa Liên Xô và Mỹ đều bắt nguồn từ V-2. Nguồn gốc từ V-2 Sau khi đánh bại phát xít Đức, trong năm 1945, Liên Xô gửi một đội chuyên gia tới thu thập công nghệ tiên tiến của Đức, gồm tên lửa V-2. Khi đó, đây là một loại vũ khí có độ chính xác kém nhưng chính khả năng vươn xa cùng với sức công phá mạnh đã “hút hồn” cả Mỹ và Liên Xô. Tại Đức, các chuyên gia Liên Xô chỉ thu nhặt được một số chuyên viên kỹ thuật trong chương trình tên lửa V-2. Hầu hết những người cốt cán, như “cha đẻ” V-2 Von Braun được Mỹ "rước" đi từ trước. Các nhân viên người Đức được vào làm việc tại Viện nghiên cứu tên lửa NII-88 (OKB-1) dưới sự lãnh đạo của Đại tá Sergei Korolev - người sau này đã đặt nền móng quan trọng cho công cuộc chinh phục không gian vũ trụ của Liên Xô. Với những tài liệu được phục hồi cùng bộ phận rời tên lửa V-2, nhóm nghiên cứu Xô – Đức đã tái tạo các mẫu tên lửa V-2, đặt tên mới R-1 (tầm bắn 270km, lắp đầu đạn nặng 785kg). Trong 11 lần bắn thử nghiệm năm 1947-1948, tên lửa R-1 đánh trúng mục tiêu 5 lần, tỉ lệ này được cho có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, R-1 không bao giờ được đón nhận từ tướng lĩnh Quân đội Liên Xô do gặp vấn đề nhiên liệu động cơ (khó sản xuất, khó bảo quản) và độ chính xác kém (đây cũng là vấn đề đeo bám nhiều thế hệ Scud cho tới khi ngừng sản xuất). Điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học Liên Xô phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo dùng nhiên liệu mới có độ tin cậy tốt hơn. Một Scud ít tiếng tăm Tháng 12/1951, Phòng thiết kế OKB-1 Korolev khởi động chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật mới sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng (phòng thiết kế OKB-2 Isayev sản xuất). Ngày 18/4/1953, tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-11 (Mỹ định danh là SS-1B, NATO gọi là Scud A) được phóng thành công lần đầu tại trường bắn Kasputin Yar. R-11 có chiều dài 10,7m, đường kính thân 0,88m, khối lượng phóng 4,4 tấn. R-11 trang bị động cơ nhiên liệu lỏng S2.253 (thành phần nhiên liệu gồm axit nitric AK-20F chọn làm chất oxy hóa, nhiên liệu là dầu hỏa T-1, thành phần phóng là TG-02 Tonka – chất này tự bốc cháy khi tiếp xúc với axit nitric). R-11 có tầm bắn tối đa 180km, tải trọng 950kg. R-11 thiết kế 4 cánh lái Graphite ở loa phụt động cơ điều chỉnh hướng bay. Do hạn chế công nghệ thời kỳ này, R-11 vẫn dùng hệ dẫn đường quán tính lạc hậu, thiếu chính xác, bán kính lệch mục tiêu (CEP) tới 3.000m. Đạn tên lửa R-11 đặt trên khung bệ xe mang phóng 8U227 thiết kế trên khung gầm cơ sở xe bánh xích AT-T. Nhìn chung, R-11 vẫn bị coi là thiếu tin cậy, hết vấn đề nhiên liệu phóng lại tới độ chính xác tồi tệ. Đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng gần 1 tấn của tên lửa chưa “bù đắp” được độ kém chính xác. Tháng 8/1954, OKB-1 tiếp tục triển khai phát triển biến thể mang đầu đạn hạt nhân R-11M. Với đầu đạn hạt nhân, chỉ số CEP lớn có thể được bù đắp phần nào. Sở dĩ, từ thiết kế R-1 và R-11, Liên Xô không sử dụng đầu đạn hạt nhân vì chúng quá to và nặng với phương tiện mang phóng. Từ giữa những năm 1950, vũ khí hạt nhân ở mức hoàn thiện cao hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn nhưng sức công phá mạnh hơn. Vì vậy, việc mang nó vũ khí hạt nhân trên phương tiện mang phóng khả thi hơn. Tên lửa đạn đạo R-11M trên xe phóng bánh xích 8U28. Công việc thiết kế nhanh chóng hoàn thành và sản xuất các mẫu thử tại nhà máy No. 385 Zlatmst. Từ tháng 12/1955 tới đầu 1958, Liên Xô tiến hành 27 cuộc thử R-11M chia làm 3 giai đoạn, trong đó có một lần thử với đầu đạn hạt nhân. R-11M đạt tầm bắn tối đa 270km với đầu đạn thuốc nổ thông thường hoặc 150km với đầu đạn hạt nhân 50 kiloton. Đạn tên lửa R-11M đặt trên xe phóng 8U218 thiết kế trên khung gầm cơ sở xe pháo tự hành ISU-152. Ngày 1/4/1958, R-11M chính thức được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trước đó, tháng 11/1957, R-11M vinh dự xuất hiện trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường đỏ. Thời kỳ đầu, R-11/11M chủ yếu biên chế trong Lữ đoàn nằm dưới sự điều hành của Bộ Tổng Tham mưu và không bao giờ được xuất khẩu. Có thể nói, trong gần 30 năm phát triển, thế hệ R-11/11M chỉ là cái bóng, không đóng vai trò gì. Mọi vinh quang của dòng tên lửa này dồn cho thế hệ sau này là R-17. Tuy nhiên, với Quân đội Liên Xô, R-11/11M đã đem nền tảng vũ khí trên biển, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Nền tảng tên lửa phóng từ tàu ngầm Tham vọng chế tạo tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm của Liên Xô bắt đầu từ năm 1947 với dự định phát triển biến thể V-2 phóng từ tàu ngầm nhưng dự án không bao giờ được thực hiện. Tháng 1/1954, OKB-1 Korolev tái khởi động project Volna phát triển loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Thay vì nghiên cứu nền tảng mới, OKB-1 lựa chọn R-11M để cải tiến vì kích cỡ của nó phù hợp với không gian chật hẹp trên tàu ngầm. Một vấn đề khó khăn thực hiện project Volna, đó là phương thức phóng tên lửa từ tàu ngầm. Lý tưởng nhất, R-11M được phóng khi tàu ngầm dưới còn ở dưới mặt nước, như vậy nó đảm bảo tàu không lộ diện trước thiết bị trinh sát trên mặt biển. Nhưng điều này đặt ra thách thức lớn về công nghệ. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định hết được sự tương tác giữa tên lửa với môi trường nước sẽ như thế nào? Liệu tên lửa có bị áp lực nước nghiền nát? Động cơ tên lửa có thể đánh lửa dưới nước, nước có tràn vào trong động cơ?…. Hình họa mô phỏng phóng tên lửa đạn đạo R-11FM phóng từ tàu ngầm project 611AV lớp Zulu V. Cuối cùng, các nhà khoa học Liên Xô chọn giải phóng an toàn hơn, tên lửa đạn đạo được phóng khi tàu nổi. Cục thiết kế TsKB-34 phụ trách phát triển hệ thống phóng SM-49 để bắn tên lửa đạn đạo R-11FM (biến thể R-11M). Về nền tảng bệ phóng, TsKB-16 lựa chọn cải tiến tàu ngầm tấn công điện – diesel project 611 lớp Zulu mang hệ thống SM-49. Ngày 16/9/1955, trên biển Trắng, tàu ngầm project 611 bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11FM. Tiếp đó, 8 cuộc phóng khác lần lượt được thực hiện. Dù các cuộc phóng thành công đầy hứa hẹn nhưng nhìn chung R-11FM mắc nhiều khiếm khuyết. Ví dụ, nhiên liệu động cơ thuộc là loại lỏng, chỉ được bảo quản trong vòng 3 tháng. Đồng thời, nhiên liệu lỏng không đáng tin cậy, dễ cháy nổ. Bên cạnh đó, biến thể đất liền R-11M vốn dĩ có độ chính xác rất kém, R-11FM lại càng tồi tệ, bán kính lệch mục tiêu CEP tăng hơn gấp đôi, tới 7.000m. Cuối cùng, việc triển khai phóng R-11FM mất rất nhiều thời gian. Hải quân Liên Xô hoàn toàn không muốn chấp nhận một loại vũ khí thiếu tin cậy, kém chính xác trong biên chế. Nhưng, lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Quốc phòng quyết tâm ủng hộ Project Volna. Cuối cùng, Hải quân phải chấp nhận đưa vào R-11FM trang bị. Có tất cả 7 tàu ngầm project 611AV Zulu V được trang bị tên lửa R-11FM biên chế vào Hạm đội biển Bắc và Thái Bình Dương. Trong thời gian triển khai, có 77 tên lửa đạn đạo R-11FM được phóng trên biển, tỉ lệ thành công đạt 86%. Dù không được đánh giá cao nhưng, R-11FM đã đặt nền móng cho quá trình phát triển tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm sau này của Hải quân Liên Xô và Nga ngày nay. Tên gọi các loại vũ khí của Liên Xô luôn làm đau đầu người đọc, ngoài định danh do nhà sản xuất đặt, nó còn có tên định danh của Mỹ và NATO. Điều đó, làm cho các loại vũ khí của Liên Xô có quá nhiều tên gọi, tên lửa đạn đạo này là một trong những loại vũ khí như thế. Đối với R-11, người Nga định danh cho nó là R-11 Zemlya, Mỹ gọi riêng với tên SS-1B (SS-1A dành để chỉ R-1 và R-2) còn NATO gọi là Scud-A. Tương tự, thế hệ sau R-17 là cách người Nga gọi, Mỹ gọi riêng là SS-1C và NATO gọi là Scud-B. Dù có cái tên chính thức, nhưng có lẽ ngoài Nga thì nhiều quốc gia trên thế giới hầu hết quen gọi loại tên lửa này là Scud – một cách đơn giản nhất. |
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012
>> Việt Nam đã cải tiến tên lửa X-35 ?
Việt Nam sản xuất được cả một con tàu chiến hiện đại như TT400TP thì việc sản xuất quả tên lửa X-35 có gì là to tát? Không phải vậy! Tuy nó nhỏ thật, nhưng ảnh hưởng của nó mang tầm chiến lược. Tuy nó nhỏ, nhưng khi có nó, bắt buộc kế hoạch tác chiến của đối phương phải thay đổi. Tên lửa chống tàu X- 35 trên bờ. Điều đầu tiên, đương nhiên Việt Nam qua đó sẽ tự chủ được số lượng tên lửa. Khi có đủ tên lửa, Việt Nam chủ động triển khai thế trận phòng thủ phù hợp theo nhu cầu của chiến thuật. >> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến >> Tìm hiểu khinh hạm lớp Gepard Tất cả các hải đảo tiền tiêu là những bệ phóng tuyệt vời, ít tốn kém nhất và với đường lối, nghệ thuật chiến tranh nhân dân thì tên lửa diệt hạm X-35 thực sự là vũ khí tác chiến phi đối xứng hiệu quả. Tuy nhiên, do Nga chế tạo ra tên lửa X-35 là để đáp ứng chiến thuật tác chiến nào đó trong nghệ thuật quân sự Nga nên khi xuất khẩu thì tất nhiên, sẽ tồn tại một số vấn đề chưa đáp ứng với yêu cầu chiến thuật của Việt Nam. Chẳng hạn như: - Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, do đó buộc các phương tiện bay mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương. - Tốc độ bay của tên lửa tương đối thấp, do đó khả năng bị hỏa lực phòng không của tàu đối phương đánh chặn là tương đối cao. - Hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa… Đây là điều mà khi hợp tác sản xuất với Nga, Việt Nam không thể không tính đến và Việt Nam cũng đã có thừa kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nếu những điều này khi sản xuất mà được giải quyết thì chắc chắn khả năng phòng thủ hướng biển từ xa được nâng cao. Nội lực phòng thủ của đảo khi có sự xuất hiện của X-35 được tăng lên gấp bội. Địch không thể tiếp cận gần hơn khi tấn công trong tầm tiêu diệt của X-35, cho nên sẽ kéo theo một loạt điều bất lợi khi tác chiến. Sự lợi hại của X-35 không chỉ ở phòng thủ mà đây là một loại vũ khí phi đối xứng phi tiêu chuẩn, vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khi nó trong tay Việt Nam với hình thức tác chiến phi đối xứng kiểu Việt Nam. Tác chiến phi đối xứng (TCPĐX) là sử dụng cách đánh bất ngờ, nhằm tiêu hao lực lượng sinh lực của đối phương. Một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết định là xương sống cho TCPĐX là các hệ thống vũ khí phục vụ cho TCPĐX phải đảm bảo được các yêu cầu: Hỏa lực mạnh, chi phí thấp, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao trong bố trí tác chiến, trong vận chuyển và dễ dàng để ngụy trang nhằm tạo ra hiệu quả tác chiến tối ưu. TCPĐX, thuật ngữ này mới xuất hiện gần đây trong cuộc đối đầu bởi lực lượng khủng bố, phiến quân với lực lượng Mỹ và NATO. Về quy mô, tổ chức nó không tầm cỡ như chiến tranh du kích mặc dù nó có lối đánh giống với lối đánh du kích. Với Việt Nam thì TCPĐX là một thành tố trong nội hàm là chiến tranh du kích mà thôi. Bởi vậy, thay vì hình thức tác chiến phi đối xứng tồn tại biệt lập, đơn lẻ trong một cơ quan tổ chức chiến tranh lỏng lẻo thì ở Việt Nam nó được tồn tại trong một cuộc chiến tranh nhân dân có tổ chức cao (cấp Nhà nước) với nhiều hình thức tác chiến kể cả hiện đại, có sự hợp đồng tác chiến chặt chẽ với các lực lượng trên toàn chiến trường. Tên lửa diệt hạm X- 35 trong thùng container 20'. Phương án tác chiến phi đối xứng trong chiến tranh du kích hiện đại trên biển là bãi lầy nguy hiểm cho bất cứ con voi xâm lược nào nếu muốn sa lầy. Vì vậy, hậu quả mà tác chiến phi đối xứng gây ra cho đối phương cũng mang tầm vóc lớn hơn. Nó không chỉ tiêu hao sinh lực địch mà còn là một trong nhiều đòn tấn công góp phần làm thất bại một chiến dịch, một chiến lược tiến đến một cuộc chiến tranh do địch gây ra. Với chúng ta, hình thức tác chiến phi đối xứng này được phát triển lên một tầm cao mới theo bản sắc nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây là một thách thức nguy hiểm nữa mà bất kỳ quốc gia nào lăm le tấn công xâm lược Việt Nam phải tính tới. Không còn nghi ngờ gì nữa, tên lửa diệt hạm X-35 là loại vũ khí mang đầy đủ, trọn vẹn những tiêu chí mà hình thức tác chiến phi đối xứng đặt ra. Rõ ràng, Việt Nam có thể sản xuất ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn quả tên lửa X-35 nhưng khó có thể sản xuất được vài chiếc tàu khu trục hạm dạng Gepard 3.9, trong khi một vài quả X-35 trúng mục tiêu thì khu trục hạm hiện đại cỡ như Gepard 3.9 hay tương đương cũng sẽ phải yên nghỉ dưới đáy đại dương. Vậy thì quan tâm đến điều này chẳng có gì là ngạc nhiên. Với loại tên lửa diệt hạm X-35 mà Việt Nam tự chủ được số lượng, cải tiến nâng cao; với các loại vũ khí mà Việt Nam đang mua sắm chuẩn bị khác nữa, liệu Việt Nam có biến hình thức tác chiến phi đối xứng thành một bí kíp kinh điển cho các nước nghèo chống xâm lược hay không?. Qua 4 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc tiến hành liên tục ròng rã hơn 30 năm của Việt Nam với những thế lực hùng mạnh nhất trên thế giới, chắc lẽ cũng đã có nửa câu trả lời. |
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
>> 'Rồng lửa' giữ trời Việt Nam
Được mệnh danh là “rồng lửa”, tên lửa S-300PMU1 đang là loại vũ khí tối tân nhất canh giữ bầu trời quê hương. Những chú "rồng lửa" ấy hiện do nhiều sĩ quan Việt Nam còn rất trẻ điều khiển.
10h, đoàn tên lửa phòng không 64 (Đoàn phòng không Hà Nội) nhận lệnh báo động, ngay lập tức toàn đoàn chuyển sang cấp 1 - sẵn sàng chiến đấu.
Ở tất cả vị trí chiến đấu, các hệ thống ăngten, bệ phóng tên lửa tự hành từ từ dựng lên trời đầy kiêu hãnh, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1. Chỉ chưa đầy năm phút sau khi nhận lệnh, toàn bộ tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 đã triển khai xong và sẵn sàng phóng tên lửa đến mục tiêu. Không bỏ sót mục tiêu Tại sở chỉ huy trên không, radar phát hiện mọi độ cao 96L6E nhanh chóng phát hiện nhiều tốp mục tiêu đang bay vào khu vực bảo vệ của đoàn. Chỉ huy bắn - đoàn trưởng - thiếu tá Nguyễn Quốc Văn yêu cầu kíp đài radar khẩn trương thiết lập quỹ đạo đường bay, xác định chính xác số lượng kiểu loại, các tham số về phương vị, cự ly, độ cao và vận tốc của mục tiêu để chỉ thị đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa đánh đúng đối tượng. Đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 30N6E được ví là “siêu mắt thần”. Bởi đây là đài radar đa kênh - đa chức năng, sử dụng hệ thống ăngten mạng pha xung dopler hiện đại có khả năng phát hiện được các loại mục tiêu chế tạo theo công nghệ “tàng hình” (kể cả mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng tới 0,02m2), khả năng chống nhiễu tốt với tất cả các dạng nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực. Các bộ phận trong kíp chiến đấu căng mắt nhìn vào các màn hình và liên tục thao tác. Hàng chục màn hình lớn nhỏ hiển thị liên tục những tham số về tốc độ di chuyển, hướng đi của mục tiêu; về tình trạng sẵn sàng bắn hỏa lực của hệ thống vũ khí khí tài... Từ trái qua: xe bệ phóng tên lửa tự hành và xe gắp ống phóng bảo quản đạn - Ảnh: Nguyễn Quốc Văn Đến lúc này, tôi mới cảm nhận chân thực và đầy đủ hơn câu nói của đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn trước đó: “Khi sử dụng S-300PMU1, sĩ quan chỉ huy tác chiến không cầm súng như bộ binh, không lái máy bay như phi công. Chúng tôi chiến đấu qua hệ thống điều khiển, màn hình, các tín hiệu...”. Cùng lúc đó, ở sở chỉ huy mặt đất, kíp tiêu đồ quản lý vùng trời đang tập trung liên lạc bằng các tín hiệu morse dồn dập đổ về. Trước mặt họ là hai bảng mạng tình báo khu vực và tình báo hỏa lực rất lớn. Cũng thời điểm này trong sở chỉ huy trên không, các sĩ quan liên tục thao tác, báo cáo, nhận lệnh... trong khi nhân viên tiêu đồ đang tập trung đi đường bay theo thông báo của mạng tình báo radar khu vực. Các mục tiêu trên không nhanh chóng được phát hiện, bắt và bám sát từng milimet. “Mục tiêu đã được bám sát và xác định được đầy đủ các phần tử mục tiêu” - sĩ quan bắt và bám sát mục tiêu báo cáo. “Đoàn quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ném bom chiến lược bằng hai tên lửa” - chỉ huy bắn ra lệnh tiêu diệt mục tiêu. Sau khi xác định mục tiêu đã vào vùng phóng, sĩ quan phóng Nguyễn Thanh Nguyện nhấn nút điều khiển phóng hỏa lực. Hai quả tên lửa rời bệ phóng lao đi với vận tốc 1.900m/giây, tiêu diệt ngay mục tiêu trên không. Đó là một trong những tình huống tác chiến trên không giả định mà các cán bộ, chiến sĩ của đoàn tên lửa phòng không 64 thường xuyên huấn luyện. Vài nét về sư đoàn phòng không 361 Đoàn tên lửa phòng không 64 là một trong 13 đơn vị trực thuộc sư đoàn phòng không 361 (Đoàn phòng không Hà Nội). Sư đoàn 361 thành lập ngày 19-5-1965 với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà Nội. Trong chiến dịch 12 ngày đêm (tháng 12/1972), sư đoàn là lực lượng phòng không chủ lực bảo vệ Hà Nội, bắn rơi 29 máy bay (trong đó có 25 máy bay B52)! Ngày 15/1/1976, sư đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. “Rồng lửa” hiện đại Đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn cho biết: “Khi được tiếp nhận và sử dụng S-300PMU1, chúng tôi coi đây là vinh dự lớn và càng nhận thức rõ trách nhiệm sâu sắc của từng người đối với loại khí tài rất hiện đại mà đất nước đã tin tưởng giao cho mình”. S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch trong hiện tại và cả tương lai, các loại máy bay chiến lược, tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo trong tất cả khu vực hoạt động rộng lớn tới 1.600km2 (trong khi hệ thống tên lửa phòng không Patriot chỉ 300km2). Với xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, S-300PMU1 thật sự là ác mộng với đối phương khi tác chiến trên không bởi hỏa lực của nó được coi là mạnh nhất trong hệ thống tên lửa phòng không hiện đại thế giới. Tầm quan sát, phát hiện mục tiêu của tổ hợp này lên đến 300km và tiêu diệt trong cự ly 150km. Cùng một lúc, S-300PMU1 có khả năng bám sát và tiêu diệt sáu mục tiêu, điều khiển đến 12 tên lửa và quản lý tới 100 mục tiêu. S-300PMU1 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao lên đến 27.000m và thậm chí ở độ cao chỉ 10m. Ngay cả những mục tiêu vận tốc lên đến 10.000km/giờ cũng dễ dàng hóa thành con mồi dưới hỏa lực của S-300MPU1. Thời gian phản ứng của S-300PMU1 được coi là số 1 hiện nay. Khi đang hành quân, tổ hợp cơ động này có khả năng chuyển sang chế độ sẵn sàng chiến đấu chỉ trong thời gian nhỏ hơn 5 phút (con số này với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng Patriot của Mỹ là 30 phút). Và chỉ mất 40 giây để S-300PMU1 chuyển sang chế độ chiến đấu từ chế độ trực ban. Toàn bộ hệ thống của đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa đa kênh, đa chức năng 30N6E được đặt trên xe đặc chủng có thể leo dốc 30O, vượt hào 2,5m, lội nước 1,3m, quãng đường hành quân liên tục 500km. Đặc biệt khi xe hỏng một bánh cho phép treo bánh và tiếp tục hành quân tới vị trí bảo dưỡng đến 40km. radar phát hiện mọi độ cao 96L6E thông minh có các hệ thống thăng bằng tự động. Xe bệ phóng tự hành có khả năng bảo dưỡng đạn tên lửa tại chỗ, có thể mang đạn đi khi hành quân và thời gian di dời chỉ trong 5 phút (với các loại hệ thống phòng không cũ phải mất 60-90 phút!). Mỗi xe bệ phóng tự hành gồm một chỉ huy và một lái xe kiêm trắc thủ. Thế nên ngay cả “tài xế” của đoàn tên lửa phòng không 64 cũng được đào tạo bài bản ở Nga và tham gia một số khóa huấn luyện khi về nước. Bên trong phòng điều khiển của sở chỉ huy trên không, tức đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 30N6E - Ảnh: Nguyễn Quốc Văn Sức trẻ điều khiển “rồng lửa” Đến đoàn tên lửa phòng không 64 lần đầu tiên sẽ rất ngạc nhiên khi luôn bắt gặp những gương mặt rất trẻ từ chỉ huy đến sĩ quan. Họ - những con người làm chủ được một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, đôi mắt luôn bừng lên sự tự tin, vững chãi khi trao đổi với các chuyên gia người Nga. Dù mới chỉ mang quân hàm thiếu tá, anh Nguyễn Quốc Văn đã được tin tưởng giao trọng trách đoàn trưởng. Năm 2009, chàng sĩ quan người Hà Nội có gương mặt rất thư sinh này khi đang là tham mưu trưởng của đoàn đã được cấp trên cho đi đào tạo lớp chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật - chiến dịch tại Học viện Phòng không - không quân. Tháng 9-2011, khi về đoàn tên lửa phòng không 64, Quốc Văn đã bắt đầu chỉ huy buổi diễn tập bắn đạn thật có sự tham gia của S-300PMU1. Phó đoàn trưởng - tham mưu trưởng Nguyễn Trần Luyện cũng mang quân hàm thiếu tá và 35 tuổi. Đó là chưa kể đội ngũ sĩ quan rất nhiều người thuộc thế hệ 8X, người trẻ nhất mới 24 tuổi. Còn chiến sĩ đa số thuộc thế hệ 9X! Từ tháng 7/2005, đoàn tên lửa 64 bắt đầu tiếp nhận toàn bộ vũ khí khí tài của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 cơ động từ cảng Hải Phòng về. Sau hai lớp tập huấn do chuyên gia người Nga trực tiếp giảng dạy trong 120 ngày, các cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã nắm vững tất cả thao tác sử dụng tổ hợp vũ khí tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay trong thực hành chuẩn bị chiến đấu và cả bảo dưỡng kỹ thuật. Tham mưu trưởng Nguyễn Trần Luyện cho biết: “Từ tháng 10/2006, chúng tôi đã có thể tự huấn luyện chuyển loại toàn bộ cho sĩ quan trẻ”. “Không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều cảm thấy rất vinh dự khi được làm việc với loại khí tài hiện đại nhất quân chủng và là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại thế giới” - sĩ quan phóng Nguyễn Thanh Nguyện 26 tuổi chia sẻ. Tất cả đều đạt điểm giỏi Đoàn tên lửa phòng không 64 ra đời ngày 20/9/2005 nhưng trước đó, từ tháng 10-2004 đã diễn ra cuộc tuyển chọn trong toàn sư đoàn phòng không 361 để chọn ra 46 người chuẩn bị tham gia học chuyển loại tên lửa S-300PMU1. Sau hai tháng huấn luyện chuyển loại ở Kim Bài (Hà Nội), tháng 1-2005 họ lên đường sang Nga tham gia một khóa học chuyển loại vũ khí khí tài mới kéo dài sáu tháng. Thiếu tá Lương Đình Thi - một trong những người từng được cử sang Nga học chuyển loại - cho biết: “Ngoài thời gian tám giờ học một ngày, chúng tôi luôn tận dụng hỏi chuyên gia ngay sau giờ học. Dù chỉ tranh thủ được khoảng 10 phút vì chuyên gia rất bận nhưng đó thật sự là những giây phút rất đáng quý. Tối về anh em còn thức đêm đọc nghiên cứu tài liệu, xem lại những phần chưa hiểu trao đổi với nhau...”. Kết thúc khóa học, 46 học viên đã tham gia diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn Ka-pútrin-iar của Bộ Quốc phòng Nga. Những cán bộ, sĩ quan trẻ Việt Nam đã làm các thầy người Nga thán phục với kết quả diệt mục tiêu, đạt điểm giỏi và đảm bảo an toàn tuyệt đối. |
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012
>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam
Scud là một serie các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa này. Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không chỉ những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Sô viết. Thỉnh thoảng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Hoa Kỳ, Scud được dùng để gọi bất kỳ một tên lửa đạn đạo của bất kỳ một quốc gia nào không phải phương Tây.
Phát triển thời Sô Viết
Thuật ngữ Scud được sử dụng lần đầu tiên trong tên hiệu NATO SS-1b Scud-A, để chỉ loại tên lửa đạn đạo R-11. Tên lửa R-1 trước đó được NATO đặt tên hiệu SS-1 Scunner, nhưng là một bản thiết kế khác hẳn, hầu như copy trực tiếp từ loại V-2 của Đức. R-11 cũng sử dụng kỹ thuật học được từ V-2, nhưng có một thiết kế mới, nhỏ hơn và có hình dáng khác biệt so với V-2 và R-1. R-11 được Makeyev OKB thiết kế và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1957. Cải tiến mang tính cách mạng nhất của R-11 là động cơ, do A.M. Isaev thiết kế. Đơn giản hơn rất nhiều so với thiết kế nhiều buồng của V-2, và sử dụng một van đổi hướng chống dao động để ngăn chặn chugging, nó là nguyên mẫu đầu tiên của những động cơ lớn hơn được sử dụng trong các tên lửa vũ trụ Nga sau này. Cấu tạo Scud-B Các biến thể phát triển thêm là R-300 Elbrus / SS-1c Scud-B năm 1961 và SS-1d Scud-C băn 1965, cả hai đều có thể mang hoặc đầu nổ quy ước có sức nổ cao, hoặc một đầu đạn hạt nhân 5 tới 80 kiloton, hay một đầu đạn hóa học (VX nén). Biến thể SS-1e Scud-D được phát triển trong thập niên 1980 có thể mang đầu đạn quy ước có sức nổ mạnh, một đầu đạn fuel-air, 40 runway-penetrator sub-munition, hay 100 × 5 kg quả bom chống cá nhân nhỏ. Tất cả các mẫu đều dài 11.25 mét (ngoại trừ Scud-A ngắn hơn 1 mét) và có đường kính 0.88 mét. Chúng được đẩy bằng một động cơ duy nhất sử dụng nhiên liệu kerosene và nitric acid với Scud-A, hay UDMH và RFNA (tiếng Nga SG-02 Tonka 250) với các mẫu khác. Tác chiến Tên lửa Scud (và cả các biến thể của nó) là một trong số ít các tên lửa đạn đạo đã được sử dụng trong chiến tranh thực tế, chỉ đứng thứ hai sau loại V2 về số lượng sử dụng (SS-21 là loại tên lửa đạn đạo duy nhất khác được sử dụng "trong chiến tranh"). Libya đã trả đũa các vụ tấn công không quân của Hoa Kỳ (Chiến dịch El Dorado Canyon) năm 1986 bằng cách bắn nhiều tên lửa Scud vào một trạm đồn trú bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ tại hòn đảo Lampedusa thuộc Italia lân cận. Các tên lửa Scud cũng đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột gồm với bên sử dụng gồm cả Liên bang Xô viết và các lực lượng cộng sản Afghanistan tại nước này, Iran và Iraq chống lại nhau trong cái gọi là "Cuộc chiến tranh của các thành phố" trong thời Chiến tranh Iran-Iraq. Tên lửa Scud cũng được người Iraq sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh chống lại các mục tiêu của Israel và liên quân tại Ả rập Saudi. Hơn mười tên lửa Scuds đã được bắn từ Afghanistan vào các mục tiêu tại Pakistan năm 1988. Một số lượng nhỏ tên lửa Scud cũng được sử dụng trong cuộc nội chiến năm 1994 tại Yemen và bởi các lực lượng Nga tại Chechnya năm 1996 những năm sau đó. Các quốc gia sở hữu tên lửa Scud-B Các nước sở hữu hoặc từng sở hữu tên lửa Scud-B gồm: Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Georgia, Kazakhstan, Iran, Iraq, Libya, Ba Lan, Slovakia, Turkmenistan, Ukraina, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Việt Nam, Yemen và Nam Tư. Cộng hòa Dân chủ Congo và Ai Cập đã đặt mua thêm các tên lửa Scud-C thêm vào số Scud-B họ đã có. Syria đã muốn đặt hàng loại Scud-D, và tên lửa Al Hussein của Iraq cũng có tầm bắn tương tự Scud-D. Bắc Triều Tiên cũng có các tên lửa Scud sau các cuộc thử nghiệm tên lửa năm 2006. Số lượng Scud của VN khoảng 50 quả, mua của Bắc Triều Tiên cùng 2 em tàu ngầm "Ông già gân" giá 100 mil USD. Nhược điểm là độ chính xác kém (khoảng 500m) và Vẹt nhà mình đã cải tiến tầm bắn lên được 500km Thông số kỹ thuật: Xuất xứ: Nga Loại: SRBM Chiều dài: 11.25 m Đường kính: 0.88 m Tồng trọng lượng: 5900 kg Lượng chất nổ: Một đầu nổ, 985 kg Đầu nổ: Nuclear 5-70 kT, HE, chemical Động cơ đẩy: Single-stage liquid Tầm hoạt động: 300 km Sản xuất: 1962 Dưới đây là một số hình ảnh về tên lửa Scud-B của Việt Nam được đăng trên báo và các trang mạng Trung Quốc : |
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
>> Việt Nam chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp
Các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ, Tổng cục CNQP đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm. Lịch sử phát triển Đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều loại tên lửa từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược. Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ... Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội ta. Việc chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp sẽ là một bước đệm quan trọng để có thể tiến tới tự sản xuất và sửa chữa được một số loại tên lửa phòng không cho quân đội. Ảnh minh họa. Quá trình nghiên cứu, các tác giả đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa 9X195; bộ tài liệu kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm; dây chuyền chế thử thỏi nhiên liệu 9X195... Sản phẩm của đề tài có thể sử dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, đào tạo, chế tạo thử nghiệm nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và ứng dụng để sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp quy mô phòng thí nghiệm, nhằm phục vụ cho trang bị, thay thế một số thỏi nhiên liệu của động cơ hành trình tên lửa đang có trong trang bị, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện chế tạo loạt các thỏi nhiên liệu 9X195 thời gian tới. |
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam
Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp. Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý cho phòng không tầm thấp đến trung của các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Việt Nam. Hệ thống S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) vốn là hệ thống tên lửa đối không được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhằm bổ sung cho tên lửa đối không SA-2. Hệ thống tầm bắn hiệu quả từ 3,5-30km, tầm cao hiệu quả từ 100-18000 m, được trang bị đầu đạn phân mảnh với hơn 4.500 mảnh nhỏ. SA-3 được điều khiển dựa vào radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu P-15 Flat Face, tầm hoạt động 250km, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 tầm hoạt động 110km, radar đo độ cao PRV-11, với độ cao tối đa đo được là 32km. SA-3 được trang bị bệ phóng bán cố định với 4 tên lửa/bệ, tuy nhiên, hệ thống có thời gian triển khai và thu hồi khá chậm khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Pechora -2M được trang bị trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao. Ảnh: Ausairpower Bước vào thập niên 1980, SA-3 trở nên lạc hậu và không còn đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại. Hệ thống radar với máy tính điều khiển analogue dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, bên cạnh đó, bệ phóng bán cố định trở thành thành mồi ngon cho tên lửa đối phương. Tại Nga, SA-3 đã được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại khác như SA-11, S-300PMU1/2, S-400… Tuy nhiên, đây vẫn là hệ thống tên lửa đối không chủ lực của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ai Cập, Việt Nam, Ấn Độ, Syria, Triều Tiên, Cuba và Iraq. Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower Sự lựa chọn hợp lý Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp. So với các biến thể trước đó, Pechora-2M, biến thể nâng cấp mạnh nhất, đã khắc phục được gần hết các nhược điểm cố hữu, nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu hệ thống, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Trong điều kiện ngân sách quốc phòng Việt Nam còn eo hẹp, việc lựa chọn gói nâng cấp Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý trong việc đảm bảo khả năng phòng không của đất nước trong tình hình mới. Theo công bố, gói nâng cấp Pechora lên chuẩn Pechora-2M có kinh phí dự kiến là 150 triệu USD. Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower Đặc điểm kỹ chiến thuật của Pechora-2M Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương. Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỹ thuật số và bổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%. Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao. Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực. Radar SNR-125 Low Blow nâng cấp cung cấp kênh dẫn hướng tân công 2 mục tiêu cùng lúc Ảnh:Ausairpower Ở Pechora-2M, buồng chỉ huy được trang bị màn hình LCD đa chức năng thay cho các đồng hồ số của biến thể cũ, hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu như độ cao, tốc độ, góc phương vị, tọa độ mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí. Khả năng gắn kết giữa các khẩu đội được nâng cao nhờ hệ thống liên lạc vệ tinh mới. Một khẩu đội Pechora-2M được trang bị 8 xe phóng có khả năng quản lý 16 mục tiêu trên không. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự trước cuộc tấn công đường không của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và cả máy bay tàng hình. Cùng với hệ thống chiến đấu, Nga còn cung cấp hệ thống mô phỏng đào tạo cho phép kíp trắc thủ thực hiện các bài tập mô phỏng không chiến từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, giảm thời gian sử dụng trực tiếp đến thiết bị, qua đó hạn chế các hỏng hóc trong quá trình huấn luyện, nâng cao tuổi thọ cho hệ thống. |
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011
>> 'Rồng lửa' từ mặt đất (kỳ 1)
Đặc trưng nổi bật của chiến tranh hiện đại là vai trò lấn lướt của lực lượng tiến công đường không, đòi hỏi các hệ thống tên lửa phòng không phải liên tục được cải tiến và hoàn thiện để chủ động ngăn chặn “sấm sét”. Kỳ 1: Huyền thoại SAM-2 Là tên lửa phòng không có hiệu suất chiến đấu cao nhất từ trước tới nay, S-75 Dvina (còn gọi là SAM-2) liên tục nối dài bảng vàng thành tích để trở thành huyền thoại khi “hạ gục” Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. SAM-2 là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar 3 tác dụng. Năm 1960, SAM-2 trở nên nổi tiếng khi lần đầu tiên bắn rơi máy bay do thám U-2, niềm tự hào của Không quân Mỹ vào thời điểm đó, ở độ cao 20km thuộc không phận Liên Xô. “Hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” Chương trình máy bay ném bom tầm xa có thể mang vũ khí hạt nhân của Mỹ vào thập niên 1950 với B-47, B-52 khiến giới lãnh đạo Liên Xô lúc ấy không thể không quan ngại. Năm 1953, Liên Xô bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa phòng không đất đối không SAM để thay thế pháo cao xạ từ Thế chiến 2 giờ không thể “chạm” tới B-47, B-52. Nhiệm vụ của chương trình là phát triển tên lửa có khả năng bắn hạ các loại máy bay ném bom tầm cao mà không có tính năng né tránh vũ khí của đối phương. Với tiêu chí đó, SAM không cần đổi hướng liên tục, chỉ cần tốc độ và có khả năng vô hiệu hóa những biện pháp chống tên lửa của máy bay địch. SAM-2 lần đầu tiên “trình làng” trong lễ duyệt binh nhân ngày Quốc tế Lao động ở Moskva năm 1957. SAM-2 khai hỏa. SAM-2 sử dụng radar cảnh báo sớm Spoon Rest với tầm hoạt động 275km. Radar này cung cấp thông tin sớm về máy bay địch và chuyển về radar thu nhận Fan Song. Với tầm hoạt động 65km, Fan Song có nhiệm vụ xác định vị trí, cao độ và tốc độ của máy bay địch. Tên lửa dùng trong hệ thống SAM-2 là V-750 hai tầng, tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn, tầng động cơ chính sử dụng nhiên liệu lỏng để duy trì quỹ đạo bay. Với tầm bắn khoảng 45km và độ cao lên đến 27km, được dẫn đường bằng tín hiệu radio, V-750 có thể hạ gục “pháo đài bay” B-52 bất cứ lúc nào. Đầu đạn của SAM-2 là loại phân mảnh, nặng 195kg, chứa lượng thuốc nổ tương đương 200kg TNT và tốc độ bay đạt Mach 3. Cách mục tiêu 60m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích hoạt và đầu đạn tự nổ. Khi đó, máy bay đối phương cùng lúc chịu sức ép cực mạnh của sóng xung kích và sức nóng ngàn độ của quả cầu lửa 12 nghìn mảnh đạn “bung” ra. Điểm yếu của SAM-2 là nhiên liệu lỏng ở tầng 2, gồm 2 chất riêng biệt, rất độc hại và thường xuyên phải thay thế. Ngoài ra, radar Fan Song và Spoon cũng rất dễ bị vô hiệu hoá khi bị gây nhiễu mạnh. Hệ thống SAM-2 được tổ chức theo cơ cấu trung đoàn với 3-4 tiểu đoàn hỏa lực và một tiểu đoàn kỹ thuật. Mỗi tiểu đoàn hỏa lực có 6 bệ phóng và 6 tên lửa thường trực, các radar sục sạo mục tiêu, radar ngắm bắn và radar điều khiển (kết hợp radar cảnh giới của trung đoàn)... SAM-2 bắt đầu được triển khai ở Liên Xô từ năm 1957 và kết thúc vào giữa thập niên 1960 với khoảng 1.000 trận địa. Ngoài Liên Xô, SAM-2 cũng được triển khai ở Đông Âu như “chiếc ô” bảo vệ bầu trời cho tất cả các thành viên khối Warsaw. Sau này, SAM-2 được bán, hoặc viện trợ cho các nước như Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Ai Cập, Syria và cuối cùng là Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, bảng thành tích của SAM-2 được ghi nhận với những cái tên “tế thần”: 2 chiếc U-2 của Mỹ (bị bắn rơi ở Liên Xô và Cuba) và nhiều máy bay trinh sát RB-57 của Đài Loan (bị Trung Quốc bắn rơi). Sức mạnh thần kỳ của "SAM Việt Nam" Ngay trận đầu ra quân (24/7/1965), Tiểu đoàn 63 và 64 (Trung đoàn 236 - một trong hai trung đoàn SAM đầu tiên của QĐNDVN) đã bắn rơi 2 chiếc F-4C trên bầu trời Hà Tây, mở màn những chiến công vang dội của quân dân ta, và đẩy Không lực Mỹ lâm vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử. Đ ể khống chế sức mạnh thần kỳ của SAM-2 và trí lực của quân đội ta, Mỹ đã nghiên cứu SAM-2 thu được từ cuộc chiến 6 ngày giữa Ai Cập-Syria với Israel ở bán đảo Sinai. Sau đó, Mỹ đã chế ra máy phát nhiễu ALQ-71 nhằm vô hiệu hoá khả năng dẫn đường của radar, nhằm biến SAM-2 trở thành “trò chơi” của B.52. SAM-2 đã góp phần lập nên một Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Thế nhưng, sức sáng tạo Việt không chấp nhận lùi bước. Sau một số lần phóng tên lửa không trúng đích, hoặc không điều khiển được, các kỹ sư Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô nhận định: radar bị gây nhiễu. Khi dùng biện pháp thu sóng cộng chụp ảnh, chúng ta đã phát hiện ra dải tần số, cường độ của loại nhiễu này, và khắc phục bằng phương pháp “át nhiễu” với việc nâng công suất sóng radar lên gấp 3 lần, đủ sức vượt qua cường độ nhiễu không chỉ của ALQ-71, mà cả những loại có công suất lớn hơn như ALQ-101, ALQ-107. Từ 1965-1972, hệ thống radar của SAM-2 đã được cải tiến 4 lần với 40 nội dung kỹ thuật để bắt kịp cuộc chiến tranh điện tử của Không quân Mỹ. Đánh theo cách đánh của Việt Nam, ta đã sử dụng yếu tố bất ngờ, phục kích và lập ra các trận địa SAM-2 giả để đánh lừa Không quân Mỹ… Với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và sức sáng tạo của cả dân tộc, chúng ta đã biến “những cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông” mà phi công Mỹ vẫn được rao giảng thành nỗi khiếp đảm một thời. Trong 8 năm (1965-1972), các đơn vị tên lửa SAM-2 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh 3.542 trận, bắn rơi 788 máy bay Mỹ, trong đó có 43 máy bay B-52. Việt Nam trở thành nước duy nhất trên thế giới sử dụng tên lửa SAM-2 tiêu diệt máy bay B-52 với một hiệu suất đáng nể 7,1 tên lửa/B-52. Tạp chí “Không quân Mỹ” từng cay đắng thừa nhận: “B-52 đã được tung ra với số lượng lớn chưa từng có, để cuối cùng Tổng thống phải chấp nhận một kết cục bi thảm chưa từng thấy!" |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)