Các nhà thiết kế T-90MS đã tính toán kỹ lưỡng và bảo vệ xe bằng "tầng tầng, lớp lớp" các phương án an toàn nhất.
Bố trí các lớp giáp kiểu mới
Ở phía trước tháp pháo và 2 bên sườn phía sau T-90MS được tăng cường khả năng bảo vệ bằng giáp Relikt thế hệ mới, thay thế giáp phản ứng nổ Kontakt-5, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ cho xe tăng trước đạn chống tăng sử dụng thanh xuyên dưới cỡ và đầu đạn nổ lõm bắn tới từ mọi góc độ. Hầu hết các vị trí trọng yếu của xe tăng đều được lắp giáp thế hệ mới này. Đặc biệt, vị trí phía trước mũi thân xe, giáp phản ứng nổ được bố trí dày hơn. Ngoài ra, phía sau tháp pháo và 2 bên sườn sau của thân xe được trang bị giáp lồng thép để nâng cao khả năng phòng thủ trước đạn và tên lửa chống tăng của đối phương. Giáp Relikt thế hệ mới bố trí 2 bên tháp pháo xe tăng T-90MS. Giáp Relikt ở phía trước tháp pháo xe tăng T-90MS. T-90MS còn được trang bị giáp lưới ở giữa lớp giáp lồng và tháp pháo nhằm ngăn cản hiệu quả các mối đe doạ của xe tăng, nhất là đối với đạn chống tăng phản lực trong trường hợp giáp lồng bị phá hủy. Lớp giáp lồng ở ngoài cùng và một hộp giáp lưới bố trí phía sau tháp pháo để chống lại đạn bắn từ súng chống tăng phản lực. Bố trí các bộ phận giáp bảo vệ trên T-90MS: 1. Module giáp bảo vệ phần thân xe chính diện phía trước. 2. Module giáp bảo vệ tháp pháo phía trước. 3. Module bảo vệ 2 bên sườn xe. 4. Module bảo vệ 2 bên tháp pháo. 5. Giáp lồng thép để bảo vệ động cơ và phía sau tháp pháo trước vũ khí trống tăng. Tất cả các module giáp bảo vệ trên đều có thể tháo lắp. Khoang chứa đạn an toàn Nếu điểm yếu chết người của các dòng xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang đạn thì ở T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4-5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chưa các loại đạn khác nhau. Trong trường hợp hộp đạn phụ không mang theo đạn thì nó sẽ được lấp đầy bằng các chất có khả năng dập lửa. Bố trí đạn pháo ở hộp đạn phụ bên ngoài của xe tăng T-90MS. Việc sắp xếp các viên đạn ở trong các ngăn chứa đạn cũng đã được tính toán rất kỹ lưỡng. 10 viên đạn pháo ở ngăn giữa được xếp theo chiều dọc, nằm trong các ống thép theo kiểu tổ ong, 2 ngăn chứa đạn còn lại ở 2 bên, mỗi ngăn sếp được 5 viên đạn với đầu quay ra ngoài tháp pháo. Việc bố trí này nhằm giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ, khi đó, luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo. Hộp đạn phụ gồm 3 ngăn chứa đạn phía sau tháp pháo của xe tăng T-90MS. Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo. Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong. Ngăn giữa chứa được 10 viên đạn đặt thẳng đứng và hai ngăn hai bên, mỗi ngăn chứa được 5 viên đạn đặt nằm ngang. Bộ Quốc Phòng Nga yêu cầu xe tăng mới sẽ phải mang được cơ số ít nhất là 40 viên đạn pháo, đây cũng là lý do để T-90MS được trang bị thêm hộp đạn phụ. Tuy nhiên, việc lấy đạn từ từ hộp đạn phụ sẽ được làm thủ công tại các điểm dừng chân trên chiến trường. Cơ số đạn mà T-90MS mang được ít nhất là 42 viên, trong đó 20 viên được bố trí ở hộp đạn phụ và 22 viên đạn sẵn sàng chiến đấu. Hệ thống bảo vệ chủ động Hình mô phỏng hệ thống bảo vệ chủ động trên xe tăng T-90MS. Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90MS tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có. Cụ thể, 4 cảm biến lắp ngoài xe kiểm soát toàn bộ vùng không gian 360 độ xung quanh, phát hiện và ra lệnh tấn công phá hủy tên lửa hướng về xe tăng. Trong đó, 2 cảm biến được bố trí ở phía trước 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 90 độ. Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung không gian 135 độ. Các cảm biến này có kích thước nhỏ hơn so với cảm biến được trang bị cho xe tăng T-90 trước đó. Xe tăng T-90MS phóng lựu đạn khói. T-90 thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương. Ở biến thể tiêu chuẩn T-90, việc gây nhiễu quang - hồng ngoại do tổ hợp Shtora đảm nhận, còn ở T-90MS, thiết bị tương tự chưa được xác định. Ngoài ra, hệ thống các ống phóng lựu đạn khói truyền thống cũng được lắp đặt ở hai bên tháp pháo của T-90MS, nhằm tạo khói mù bảo vệ xe. |
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
>> Áo giáp của tank T-90MS
Nhãn:
Giáp Relikt,
Lục quân Nga,
T-90 tank,
Tank T-90MS,
Xe tăng Nga
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét