Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Xe tăng Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe tăng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe tăng Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

>> Tính cách mạng trong dự án siêu tăng Armata


Nga sẽ ra mắt xe tăng mới Armata vào năm 2013 và sẽ sử dụng làm "nền tảng" để phát triển tất cả các phương tiện chiến đấu khác cho quân đội.

Thông tin trên nằm trong báo cáo của Bộ Trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và CEO nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod Oleg Sienko gửi Thủ tướng Vladimir Putin.i Việc đưa vào sản xuất loạt và cung cấp cho các lực lượng quân đội Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2015.

Theo ông Sienko, Uralvagonzavod và các chuyên gia quân đội đang chạy thử nghiệm các module và bộ phận chính của xe tăng chủ lực mới, nhưng chi tiết khác về các bộ phận của xe tăng không được tiết lộ.

Tính đến nay, Bộ Quốc phòng Nga đã ký một hợp đồng với Uralvagonzavod để hiện đại hóa 170 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 với trị giá hơn 6 tỷ rup.


http://nghiadx.blogspot.com
T-90MS, bước đệm tiến tới Armata.


Nói về dự án chế tạo xe tăng mới, Đại tá Viktor Murakhovsky, Tổng Biên tập tạp chí Arsenal đã đánh giá cao MBT Armata tương lai, ông cho rằng, kíp xe sẽ hoàn toàn tách biệt với khoang đạn và khoang nhiên liệu, điều này sẽ giúp họ có khả năng sống còn cao hơn trên chiến trường, đây cũng là một ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng đối với xe tăng mới.

Sự đổi mới khác biệt của dự án là lần đầu tiên trong lịch sử các lực lượng vũ trang Nga, thay vì tồn tại nhiều trường phái thiết kế, Nga sẽ dựa vào một nguyên mẫu Armata để chế tạo các loại xe tăng, thiết giáp khác như xe tăng hạng nặng, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng hạng nhẹ, xe cứu kéo, xe phá mìn và xe bắc cầu... Điều này sẽ tiết kiệm kinh phí của chính phủ và nâng cao khả năng linh động.

Ý tưởng của việc thống nhất cùng phát triển các phương tiện chiến đấu tương lai đều dựa trên một nền tảng cơ bản đã được Biên tập viên của tờ Báo quân sự độc lập, ông Viktor Litovkin đánh giá cao, bởi tất cả ba loại xe tăng trước đó được Liên Xô phát triển là T-64, T-72 và T-80 đều có những đặc điểm giống nhau, nhưng các bộ phận thiết bị lại không thể thay thế cho nhau. Điều này đã gây tốn kém nhiều cho Bộ Quốc phòng cũng như nhà sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Dựa trên nguyên mẫu xe tăng Armata, Nga sẽ phát triển hàng loạt các biến thể phương tiện chiến đấu khác nhau cho quân đội.


Ông Litovkin tin rằng, trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ có thể tiến đến một nền tảng bánh xe chiến đấu đa năng, như cả xe bánh xích và xe bánh hơi đang được quân đội phát triển.

Xe tăng Armata sẽ vẫn sử dụng pháo chính cỡ nòng 125 mm nhưng tháp pháo được điều khiển từ xa và sử dụng hệ thống tự động nạp đạn với cơ số đạn 32 viên.

Ngoài ra, Armata sẽ kết hợp tất cả những công nghệ tiên tiến từ các dự án khác như Object 195, Black Eagle và xe tăng hiện đại hóa T-90MS.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

>> Áo giáp của tank T-90MS



Các nhà thiết kế T-90MS đã tính toán kỹ lưỡng và bảo vệ xe bằng "tầng tầng, lớp lớp" các phương án an toàn nhất.

Bố trí các lớp giáp kiểu mới

Ở phía trước tháp pháo và 2 bên sườn phía sau T-90MS được tăng cường khả năng bảo vệ bằng giáp Relikt thế hệ mới, thay thế giáp phản ứng nổ Kontakt-5, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ cho xe tăng trước đạn chống tăng sử dụng thanh xuyên dưới cỡ và đầu đạn nổ lõm bắn tới từ mọi góc độ.

Hầu hết các vị trí trọng yếu của xe tăng đều được lắp giáp thế hệ mới này. Đặc biệt, vị trí phía trước mũi thân xe, giáp phản ứng nổ được bố trí dày hơn.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo và 2 bên sườn sau của thân xe được trang bị giáp lồng thép để nâng cao khả năng phòng thủ trước đạn và tên lửa chống tăng của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp Relikt thế hệ mới bố trí 2 bên tháp pháo xe tăng T-90MS.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp Relikt ở phía trước tháp pháo xe tăng T-90MS.


T-90MS còn được trang bị giáp lưới ở giữa lớp giáp lồng và tháp pháo nhằm ngăn cản hiệu quả các mối đe doạ của xe tăng, nhất là đối với đạn chống tăng phản lực trong trường hợp giáp lồng bị phá hủy.

http://nghiadx.blogspot.com
Lớp giáp lồng ở ngoài cùng và một hộp giáp lưới bố trí phía sau tháp pháo để chống lại đạn bắn từ súng chống tăng phản lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí các bộ phận giáp bảo vệ trên T-90MS:


1. Module giáp bảo vệ phần thân xe chính diện phía trước.

2. Module giáp bảo vệ tháp pháo phía trước.

3. Module bảo vệ 2 bên sườn xe.

4. Module bảo vệ 2 bên tháp pháo.

5. Giáp lồng thép để bảo vệ động cơ và phía sau tháp pháo trước vũ khí trống tăng. Tất cả các module giáp bảo vệ trên đều có thể tháo lắp.

Khoang chứa đạn an toàn

Nếu điểm yếu chết người của các dòng xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang đạn thì ở T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4-5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chưa các loại đạn khác nhau.

Trong trường hợp hộp đạn phụ không mang theo đạn thì nó sẽ được lấp đầy bằng các chất có khả năng dập lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí đạn pháo ở hộp đạn phụ bên ngoài của xe tăng T-90MS.


Việc sắp xếp các viên đạn ở trong các ngăn chứa đạn cũng đã được tính toán rất kỹ lưỡng.

10 viên đạn pháo ở ngăn giữa được xếp theo chiều dọc, nằm trong các ống thép theo kiểu tổ ong, 2 ngăn chứa đạn còn lại ở 2 bên, mỗi ngăn sếp được 5 viên đạn với đầu quay ra ngoài tháp pháo.

Việc bố trí này nhằm giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ, khi đó, luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo.

http://nghiadx.blogspot.com
Hộp đạn phụ gồm 3 ngăn chứa đạn phía sau tháp pháo của xe tăng T-90MS.


Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo.

Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong.

Ngăn giữa chứa được 10 viên đạn đặt thẳng đứng và hai ngăn hai bên, mỗi ngăn chứa được 5 viên đạn đặt nằm ngang.

Bộ Quốc Phòng Nga yêu cầu xe tăng mới sẽ phải mang được cơ số ít nhất là 40 viên đạn pháo, đây cũng là lý do để T-90MS được trang bị thêm hộp đạn phụ.

Tuy nhiên, việc lấy đạn từ từ hộp đạn phụ sẽ được làm thủ công tại các điểm dừng chân trên chiến trường. Cơ số đạn mà T-90MS mang được ít nhất là 42 viên, trong đó 20 viên được bố trí ở hộp đạn phụ và 22 viên đạn sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống bảo vệ chủ động

http://nghiadx.blogspot.com
Hình mô phỏng hệ thống bảo vệ chủ động trên xe tăng T-90MS.


Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90MS tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.

Cụ thể, 4 cảm biến lắp ngoài xe kiểm soát toàn bộ vùng không gian 360 độ xung quanh, phát hiện và ra lệnh tấn công phá hủy tên lửa hướng về xe tăng.

Trong đó, 2 cảm biến được bố trí ở phía trước 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 90 độ. Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung không gian 135 độ. Các cảm biến này có kích thước nhỏ hơn so với cảm biến được trang bị cho xe tăng T-90 trước đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-90MS phóng lựu đạn khói.


http://nghiadx.blogspot.com
T-90 thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.


Ở biến thể tiêu chuẩn T-90, việc gây nhiễu quang - hồng ngoại do tổ hợp Shtora đảm nhận, còn ở T-90MS, thiết bị tương tự chưa được xác định.

Ngoài ra, hệ thống các ống phóng lựu đạn khói truyền thống cũng được lắp đặt ở hai bên tháp pháo của T-90MS, nhằm tạo khói mù bảo vệ xe.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Quân đội Nga vẫn nói không với T-90



Dù kết cấu xe tăng T-90S mới có nhiều cải tiến đáng kể và thủ tướng Putin đã vào hẳn tháp pháo trải nghiệm. Nhưng BQP Nga vẫn từ chối việc mua xe tăng này.

"T-90S vẫn là xe tăng kiểu cũ"

Quân nhân chủ chốt của đất nước – Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Nikolai Makarov giải thích đó là do xe chưa thật hoàn thiện. “Xe còn nhiều cái chưa hoàn chỉnh, cần phải khắc phục”. Tuy nhiên ông từ chối không nói rõ ông không ưa điều gì cụ thể trên chiếc xe này", Ông Nikolai Makarov nói.

Ông này cũng khen ngợi tháp pháo mới mà Thủ tướng Putin đã vào thăm. Tổng tham mưu trưởng nói: “Tháp pháo T–90 làm chúng tôi rất nể trọng, nó không hề thua kém các tháp pháo hàng đầu tương tự trên thế giới, mà nhiều chỉ tiêu còn vượt xa so với nước ngoài”, song ông vẫn không cho biết gì cụ thể hơn.

Hôm 9/9, Thủ tướng Vladimir Putin đã thăm triển lãm Russian Expo Arms 2011 ở Nizhny Tagil, đích thân xem xét phương án cải tiến nâng cấp T–90 được gọi là T–90S.

Như báo Izvestia đã đưa tin, trong tháp pháo mới đạn được để trong khoang riêng có vách bọc thép ngăn với kíp xe và có pháo mạnh hơn. Các cải tiến này là để tăng tính hấp dẫn của T– 90 đối với giới quân sự Nga nhưng đã không đạt được như vậy.

Vì các đòi hỏi đối với T–90 mà nhà sản xuất là Tập đoàn Khoa học – Sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ) thiếu chút nữa đã bất hoà với Bộ Quốc phòng.

Giới quân sự đã nhiều lần "kết tội" UVZ là giá cả không tương xứng với chất lượng xe tăng, cho rằng giá bị nâng lên quá cao, mà chất lượng thì thấp.

Kết quả, Bộ Quốc phòng hoàn toàn từ chối đặt hàng. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố là Bộ này chỉ mua xe hoàn toàn mới, và cho đến khi chưa sản xuất ra xe đó sẽ không mua bất cứ xe tăng kiểu cũ nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù có sự "hậu thuẫn" của Thủ tướng Putin, nhưng Uralvagonzavod vẫn thất bại trong việc bán T-90 cho chính Quân đội Nga.


Triển vọng ở thị trường xuất khẩu

Tuy nhiên, vẫn có tin tốt lành. Tại triển lãm đã có thông tin là T–90S đã nhận được chứng chỉ xuất khẩu – văn bản cho phép bán xe tăng ra nước ngoài.

Theo chuyên gia về xe tăng, Tổng biên tập tạp chí Arsenal, ông Victor Murakhovski thì đã có thoả thuận sơ bộ về bán xe tăng T–90 cho Uganda, Tanzania, Kazakhstan và Azerbaijan. Hãng còn đàm phán với các khách hàng truyền thống mua vũ khí Nga là Algeria, Ấn Độ, Venezuela là những nước có thể đặt mua hàng chục xe.

Murakhovski nhấn mạnh: “Thậm chí Syria và Libya, nơi đang thay đổi chính quyền, cũng có thể mua T– 90S, triển vọng xuất khẩu sang các nước này hoàn toàn sáng sủa”.

Về phần mình chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko lưu ý, do những tuyên bố thiếu thận trọng của giới quân sự Nga về chất lượng của trang bị kỹ thuật do Nga sản xuất mà Bangladesh và Myamar đã từ chối mua T-90S. Tuy nhiên, ông Makiyenko tin là sẽ không có sự bỏ đi hàng loạt của khách hàng do mâu thuẫn giữa Bộ Quốc phòng Nga và UVZ.

Ông Makiyenko giải thích với từ Izvestia: “Tất cả các nước có trình độ đều tự tính toán và khi lựa chọn vũ khí trang bị họ không theo các tuyên bố của các chính trị gia hoặc giới quân sự mà dựa vào chất lượng của chúng, điều có thể thấy rõ khi thử nghiệm.

Thêm vào đó cần nhớ là các nước có yêu cầu khác nhau đối với trình độ của trang bị vũ khí. Ví dụ đối với Algeria hoặc Ấn Độ thì tính năng của T– 90S đáp ứng hoàn toàn, bởi vì ai cũng biết là ở các nước đó khó tìm các chiến sĩ xe tăng được huấn luyện hơn ở Nga nhiều”.

Một trong những ưu thế xuất khẩu của T–90 vẫn là giá cả. Ngay biến thể đã cải tiến nâng cấp của xe tăng này vẫn rẻ hơn các biến thể mới nhất của xe tăng Mỹ Abrams và xe tăng Đức Leopard.

Trong khí xe tăng Nga đã cải tiến không thua kém các xe này về mức độ bảo vệ và vượt trội về hoả lực vì được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng pháo.



Clip demo T-90MS tank



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang