Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Chiến dịch vùng Vịnh và cái giá phải trả của Hải quân Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

>> Chiến dịch vùng Vịnh và cái giá phải trả của Hải quân Mỹ


Mỹ đã đưa đến vùng Vịnh các trực thăng và tàu quét lôi trang bị tàu tuần tra không người lái Seafox giữa lúc căng thẳng với Iran ngày càng leo thang.

Động thái này sẽ giúp Hải quân Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp chống thủy lôi, sẵn sàng mở rộng các tuyến đường trên khắp eo biển Hormuz, nơi có các tuyến đường thủy quan trọng của Iran.

"Chúng tôi đang đưa bốn tàu quét lôi tới khu vực đó”, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh hải quân Mỹ nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện trong một buổi điều trần ngân sách Hải quân. "Chúng tôi muốn cải thiện khả năng dò tìm thủy lôi"

Phát biểu với các phóng viên sau phiên điều trần, Greenert từ chối cho biết khi nào tàu và trực thăng sẽ tới khu vực vùng Vịnh. "Đó là một chiến dịch", ông nói.


http://nghiadx.blogspot.com


Nhưng ông lưu ý rằng các tàu quét lôi sẽ làm cho cuộc hành quân từ căn cứ ở San Diego tới Bahrain trở nên chậm hơn.

Hải quân sẽ đưa các tàu quét lôi này đến vùng Vịnh bằng các tàu khu trục hạng nặng với tốc độ lớn nhất chỉ vào khoảng 14 hải lý.

Tàu khu trục hạng nặng khá chậm, đồng nghĩa với khả năng sẽ mất một tuần trước khi tàu có thể tới được Bahrain.

Ông Greenert tỏ ra lưỡng lự khi được hỏi động thái trên có phải nhằm chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch đặc biệt hay không.

"Tôi sẽ không xem nó như là một sự tăng cường lực lượng quân sự," ông nói. "Bạn nên gọi nó là một chiến dịch quân sự."

Ban đầu, Đô đóc Greenert cho biết, thủy thủ của tàu sẽ không được luân chuyển như các tàu khác trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Pioneer


Bốn tàu quét lôi đã được đưa vào Hạm đội thứ năm tại Bahrain theo sự sắp xếp trước chiến dịch quân sự. Các tàu còn lại sẽ được sử dụng quanh năm, trong khi các thuỷ thủ sẽ được luân chuyển trong khoảng thời gian 6 tháng từ căn cứ Hải quân ở San Diego.

Các nguồn tin Hải quân cho biết, bốn tàu rời căn cứ ở San Diego và có thể đến Bahrain trong vài tuần tới là Sentry, Devastator, Pioneer và Warrior.

Tại vùng vịnh Ả Rập, chúng sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với bốn tàu hiện đang có mặt ở đó là Scout, Gladiator, Ardent và Dextrous. Còn lại ở San Diego sẽ chỉ có hai tàu, Champion và Chief.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Scout


Các tàu quét lôi có trọng tải 1.379 tấn, thủy thủ đoàn 84 người, sử dụng hệ thống SLQ-48 để xác định và phá hủy trận địa thuỷ lôi của đối phương.

Tuy nhiên, hệ thống đã lỗi thời trong những năm gần đây. Hải quân đã xây dựng kế hoạch để sử dụng chiến hạm tuần duyên mới (LCS - Littoral Combat Ship).

Tuy nhiên, các hệ thống mới vẫn còn đang phát triển, nên Hải quân đã cố gắng giữ lại SLQ-48S hoạt động trong khả năng có thể.

Do sự giảm sút hiệu quả chiến đấu, cơ quan chỉ huy giám sát khu vực vùng Vịnh Ả Rập đã phải đưa ra một yêu cầu cấp thiết để tăng cường khả năng của các hệ thống chống thủy lôi.

Sự lựa chọn là tàu tuần tra không người lái SeaFox của hãng Atlas Elektronik và Ultra Electronics, hiện cũng đang được sử dụng trên tất cả các tàu quét lôi của Hải quân Hoàng gia Anh .

Hải quân Anh cũng đang duy trì các tàu thả thủy lôi ở một số khu vực thuộc vùng Vịnh, nơi chúng thường xuyên tiến hành hoạt động với các tàu Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng MH-53E Sea Dragon


Hải quân Mỹ sẽ mua 3 tàu Seafox để trang bị cho các tàu quét lôi, và nâng cấp 6 Seafox để sử dụng cùng với các máy bay trực thăng “Rồng biển” MH-53E Sea Dragon.

Theo dự kiến, chúng sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới.

Hải quân đã không cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến việc bổ sung các máy bay trực thăng đến Bahrain, kể cả hai phi đội trực thăng quét lôi HM-14 và HM-15 tại căn cứ Hải quân lớn nhất thế giới Norfolk.

Hải quân Mỹ đã xem xét kế hoạch tiếp tục hỗ trợ hệ thống chống thủy lôi hoạt động xung quanh eo biển Bahrain trong phạm vi 400 dặm.

Hải quân đã tân trang lại tàu Ponce - một tàu đổ bộ đã ngừng hoạt động để sử dụng nó như một phương tiện đặc biệt hỗ trợ cho các hệ thống chống thủy lôi.

Kế hoạch của chiến dịch quân sự này đã được đưa ra từ giữa năm 2010. Cựu tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Gary Roughead cho biết từ đầu năm 2011 việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh Ả-rập chỉ duy trì trong vòng hai năm, nhưng hiện tại cho thấy Hải quân Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

"Chúng tôi có thể duy trì nó đến hết năm nay và các năm tiếp theo," ông nói với các phóng viên. "Nhưng có một cái giá phải trả cho điều đó", ông cảnh báo.

"Điều gì sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh? Chính là chi phí bảo trì và huấn luyện nếu bạn muốn duy trì nó. Đó là một cuộc tranh luận không có hồi kết ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang