Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

>> Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc


Mới đây, Trung Quốc đã công bố ngân sách quốc phòng năm 2012 là 106,4 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2011. Dư luận tỏ ra quan ngại khi lần đầu tiên, ngân sách quốc phòng Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD.

Trung Quốc sử dụng khoản ngân sách khổng lồ này như thế nào, chuyên gia Richard A.Bitzinger đến từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam - Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore đã có bài viết đánh giá vấn đề này.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Richard A.Bitzinger.
Kỳ 1: Gia tăng sức mạnh cứng

Bằng việc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng hàng năm ở mức 2 con số, đồng thời dành phần lớn cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) và mua sắm trang thiết bị, rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách có

được sức mạnh cứng (quân sự) tương xứng với sức mạnh mềm về văn hóa, ngoại giao và kinh tế. Lần đầu tiên, ngân sách quốc phòng Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Đó là chưa kể những khoản chi tiêu khác có thể có, “ngốn” hàng tỷ USD mỗi năm. Trên thế giới, ngoài Mỹ và Trung Quốc, không một quốc gia nào có ngân sách quốc phòng đạt đến ngưỡng 3 con số theo đơn vị tính bằng tỷ USD.

Tăng trung bình 13%/năm

Năm 2007, Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nước chi cho ngân sách quốc phòng nhất tại châu Á. Năm 2008, Trung Quốc lại tiếp tục “vượt mặt” Anh. Theo số liệu mới công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình thế giới (IPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), ngân sách quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc gấp 2 lần tổng ngân sách quốc phòng của 3 nước: Vương quốc Anh, Pháp và Nga. Trong khi đó, con số này gấp hơn 3 lần tổng ngân sách quốc phòng của tất cả các nước Đông Nam Á, và gấp gần 3 lần so với Ấn Độ - một đối thủ đang nổi lên của Trung Quốc tại châu Á.

Trung Quốc cũng là nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn tăng chi tiêu dành cho quốc phòng ở mức 2 con số gần như là hàng năm (có tính đến mức lạm phát) kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong 15 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình 13%/năm. Như vậy, tính từ năm 1997 đến nay, chi tiêu quốc phòng của nước này đã tăng… 500%.

Vấn đề đặt ra là, số tiền đó đi đâu? Rõ ràng, trong suốt 15 năm qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã được chi rất thoáng. Tuy nhiên, những khoản ngân sách tăng thêm rồi sẽ đổ vào đâu? Đó là điều mà nhiều người quan tâm. Giới chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng, số tiền vượt trội trong ngân sách được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của quân nhân, chẳng hạn như nâng lương, phụ cấp, xây mới doanh trại…

“Bánh” ngân sách được chia thế nào?

Tuy nhiên, lý giải này cũng chưa thỏa đáng. Hơn một thế kỉ qua, Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc luôn khẳng định rằng: khoảng 1/3 ngân sách được chi cho binh lính, 1/3 cho các hoạt động quân sự, và 1/3 còn lại được dung vào hoạt động R&D, mua sắm vũ khí trang thiết bị. Tỷ lệ phân bổ ngân sách này được giữ vững từ những năm 1990. Điều này đồng nghĩa với việc, bất kì một sự gia tăng nào về ngân sách quốc phòng cũng sẽ phải tuân thủ theo tỷ lệ chia như trên.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 bay thử nghiệm.


Có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc tập trung ưu tiên vào hoạt động R&D và mua bán trang thiết bị quân sự. Ví dụ như năm 2007, Trung Quốc đã dành khoảng 25,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với gần 3 tỷ USD theo tỷ giá lúc bấy giờ). Trong khi đó, hầu hết các nước phương Tây chỉ dành khoảng 20% tổng ngân sách quốc phòng cho trang thiết bị quân sự. Nếu tỉ lệ 1/3 được giữ nguyên, thì số tiền mà PLA chi cho hoạt động R&D và mua sắm vũ khí trong năm 2012 vào khoảng 35 tỷ USD.

Ngân sách mà Trung Quốc dành để đầu tư vào trang thiết bị quân sự đã tăng hơn 10 lần trong 15 năm qua. Mức tăng này là 6 lần trong thời kỳ lạm phát. Mức tăng này đã cho phép quân đội Trung Quốc hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự và vũ khí hiện có (như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 J-10, máy bay Su-27, các loại tàu chiến, tàu khu trục, một vài loại tàu ngầm và tàu ngầm hạt nhân).

Dấy lên mối lo ngại

Có thể ngân sách dành cho các hoạt động R&D trong năm 2012 sẽ tăng đột biến. Giả sử Trung Quốc cũng dành khoảng 5% tổng ngân sách quốc phòng cho hoạt động này, tương tự như hầu hết các nước lớn ở Tây Âu, thì số tiền đã lên đến khoảng 6 tỷ USD, hoặc thậm chí là hơn. Số tiền này sẽ được dùng để phát triển các hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu các công nghệ mới.

Thực tế cho thấy, hiện Trung Quốc đang được hưởng lợi từ chính sách đầu tư mạnh và đúng hướng vào công tác nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí và công nghệ mới. Đó là các dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20, tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu hai thân lớp Houbei…

Ngoài nỗ lực củng cố sức mạnh quốc phòng để khẳng định vị thế cường quốc, hiển nhiên là Trung Quốc cũng có ý định tranh thủ điều này để thúc đẩy những lợi ích quốc gia. Đó là những vấn đề ở Biển Đông; bảo vệ những tuyến đường biển có vị trí chiến lược cung cấp năng lượng và trao đổi mậu dịch; gia tăng áp lực đối với Đài Loan để hòn đảo này không dám tuyên bố độc lập và cuối cùng là chấp nhận thống nhất với Trung Quốc Đại lục; ngăn chặn sự hiện diện về quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng với số tiền lớn trong hơn 15 năm qua là nguyên nhân làm dấy lên mối lo ngại rằng nước này sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được cái mà họ gọi là “những mục tiêu quốc gia”.

Việc một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc phát triển các khả năng nhằm bảo vệ những lợi ích ngày càng được mở rộng là điều dễ thấy. Nói cách khác, một môi trường an ninh ôn hòa có thể giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu phát triển hòa bình. Tuy nhiên, việc gia tăng nhanh chóng những khả năng quân sự có thể làm phức tạp thêm môi trường an ninh của Trung Quốc. (theo the-diplomat.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang