Trung Quốc hiện là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân tăng cường đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng hạt nhân của họ phát triển còn chậm.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 có tầm phóng 12.000 km của Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho hay, các chuyên gia Mỹ đánh giá, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự kiến, “không códấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”. Trước đây một thời gian, những lời đồn về việc Chính phủ Mỹ có kế hoạch cắt giảm quy mô lớn vũ khí hạt nhân đã gây ra phản ứng gay gắt từ các nhân vật phe bảo thủ trong nước, họ chỉ trích Obama “hành sự lỗ mãng”, có người thậm chí nói, cắt giảm quân sự quy mô lớn mù quáng sẽ làm cho số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ thấp hơn Trung Quốc. Đối với vấn đề này, một số chuyên gia vấn đề hạt nhân quốc tế đã tiến hành phản bác từ góc độ chuyên nghiệp. Thượng tuần tháng 3, tờ “Công báo nhà khoa học năng lượng nguyên tử” (BAS) lại công bố bản báo cáo đánh giá thường niên “Lực lượng hạt nhân Trung Quốc năm 2011”, đã tiến hành tóm tắt thông thường về tiến trình hiện đại hóa đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc – bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Báo cáo này cùng với báo cáo “Đánh giá các mối đe dọa thường niên” do Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc đồng thời xác nhận như vậy, được cho là đã phản ánh hiện trạng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo DF-31 Các chuyên gia hạt nhân cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc thực sự đang được hiện đại hóa, điều này có sự thống nhất với các nước hạt nhân khác, hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Điều thực sự đáng chú ý là, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự đoán trước đây, “không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức cho mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tốc độ tăng chậm Bản báo cáo này do Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Robert Norris, nhà nghiên cứu cao cấp của Công ty Nghiên cứu phát triển Khoa học quốc gia hợp tác xây dựng, lời mở đầu đã viết: “Đến nay, trong số 5 nước lớn hạt nhân, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu đạn hạt nhân”, đồng thời dẫn báo cáo của Cục Tình báo Quốc phòng cho rằng: “Đến năm 2025, số lượng đầu đạn hạt nhân có thể đe dọa Mỹ của Trung Quốc có thể tăng hơn gấp đôi ban đầu”. Chỉ riêng đoạn này, nội dung chính của báo cáo này hầu như có chút “giật gân”, nhưng tình hình thực tế là, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa, đã chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đây. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Ngay từ năm 2001, Cục Tình báo Trung ương Mỹ tuyên bố, đến năm 2015, số lượng đầu đạn hạt nhân dùng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “bố trí nhằm vào Mỹ” của Trung Quốc sẽ tăng lên đến 75 – 100 quả, trong đó bao gồm 55 – 80 quả tên lửa DF-31A có tầm phóng tới 12.000 km. Còn theo phân tích của các cơ quan tình báo Mỹ, lúc đó, Trung Quốc chỉ có 20 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, tên lửa DF-31A bắt đầu được triển khai vào năm 2007, các nhà phân tích tin rằng, trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ triển khai quy mô lớn loại tên lửa kiểu mới này. Nhưng 5 năm qua, BAS cho rằng, tên lửa DF-31A được Trung Quốc triển khai đến nay còn chưa đến 30 quả, tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ (bao gồm tên lửa DF-5A kiểu cũ) phải đến giữa thập niên 20 của thế kỷ này mới tăng lên đến 100 quả, điều này chậm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến trước đây của Cục Tình báo Trung ương. Lực lượng hạt nhân trên biển vẫn không thể chiến đấu thực tế Còn về lực lượng hạt nhân trên biển của Trung Quốc, DIA chỉ ra, sự phát triển của tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trung Quốc (SLBM) cũng chậm hơn so với dự đoán trước đây. Báo cáo cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Tấn (Type 094), đã có 2 tàu ngầm hạt nhân loại này được bàn giao sử dụng, có thể còn có 2 chiếc ở trong giai đoạn chế tạo. JL-2 được coi là phiên bản hải quân của DF-31, các nhà quan sát rất tập trung chú ý đến các động thái của nó. DIA cho biết, mặc dù Hải quân Trung Quốc đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, nhưng gặp phải “khó khăn chồng chất” trên phương diện nghiên cứu phát triển JL-2 và hệ thống đồng bộ. Tên lửa phóng ngầm JL-2 “Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc” được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội năm 2006 từng dự đoán, JL-2 sẽ có khả năng tác chiến ban đầu từ năm 2007-2010, nhưng “Báo cáo” năm 2011 lại chuyển giọng cho rằng, tên lửa này khi nào chính thức đi vào hoạt động vẫn còn chưa xác định. Năm 2011, trên mạng Internet từng phổ biến thông tin về việc Trung Quốc đã tiến hành phóng thử JL-2, nhưng chưa được xác nhận từ chính quyền Trung Quốc. Hiện nay, DIA phán đoán: JL-2 có thể có khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2014, chậm nhiều so với dự đoán trước đây 6 năm. BAS kết luận: Sau khi chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 (nước ngoài gọi là lớp Hạ) được bàn giao sử dụng 30 năm, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn đầu tiên hạ thủy 10 năm, Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu thực tế. Trong blog cá nhân, Hans Christensen đánh giá, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc không muốn có lực lượng hạt nhân trên biển, hoàn toàn là do trong nghiên cứu phát triển vũ khí chiến lược cao cấp tàu lớp Tấn như JL-2 có độ khó thực sự quá lớn. Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Bulava của Nga cũng gặp phải những vấn đề tương tự, các phân tích trước đây phổ biến đánh giá tình hình quá lạc quan. Quy mô tên lửa hành trình cơ bản không thay đổi Ngược lại, báo cáo của BAS chỉ có một đoạn về nội dung liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Báo cáo viết, Trung Quốc trang bị một loạt tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đối đất Đông Hải-10 (DH-10 hay CJ-10, tức Trường Kiếm-10) có tầm phóng 1.500 km. Tên lửa CJ-10, hay còn gọi là DH-10 Năm 2009, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ từng coi DH-10 là “vũ khí thông thường hoặc hạt nhân”, ám chỉ nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nhưng gần đây Lầu Năm Góc gọi nó là loại “vũ khí tấn công chính xác thông thường”. Theo số liệu từ “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc” năm 2011, Trung Quốc sở hữu 200-500 quả tên lửa DH-10, con số này tương đương với báo cáo năm 2010, ở mức độ nhất định cho thấy, Trung Quốc có lẽ hoàn toàn chưa tăng cường triển khai quy mô lớn tên lửa hành trình tầm xa như lo ngại của phương Tây. |
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012
>> Lực lượng hạt nhân Trung Quốc phát triển chậm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét