Cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển lần đầu tiên phản ánh Nhật-Ấn sẽ không khoan nhượng với bá quyền trên biển của Trung Quốc. >> Trung Quốc–EU mạnh hơn Mỹ-Nhật? >> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" Tàu khu trục INS Shivalik của Hải quân Ấn Độ tham gia diễn tập quân sự liên hợp với Nhật Bản. Thời báo hoàn cầu dẫn nguồn tin từ trang mạng “Press Trust of India” Ấn Độ cho biết, bắt đầu từ ngày 9/6, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp lần đầu tiên tại vịnh Sagami, khu vực Kanagawa, Nhật Bản. Hải quân Ấn Độ cho biết, họ cử 4 tàu chiến tham diễn, trong đó có tàu khu trục INS Shivalik và tàu khu trục INS Rana được trang bị tên lửa dẫn đường lớp Kashin, tàu tiếp tế và tàu hộ tống cỡ nhỏ. Còn Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có 2 tàu hộ tống (Kanji, Hatakaze-2), 1 máy bay tuần tra trên biển và 1 máy bay trực thăng tham diễn. Theo tiết lộ của Hải quân Ấn Độ, 4 tàu chiến này đã thăm Singapore, Việt Nam, Philippines và Hàn Quốc, rồi mới đến vùng biển của Nhật Bản. Hoạt động 3 ngày tại Nhật Bản đúng vào dịp tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn-Nhật. 4 tàu chiến này của Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (quản lý một vùng biển lớn ở vịnh Bengal và Ấn Độ Dương) hiện đang tiếp tục triển khai ở biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương. Sau khi kết thúc diễn tập liên hợp, trước sau trung tuần tháng 6, những tàu chiến này sẽ thăm Trung Quốc và cảng Kelang của Malaysia. Ấn Độ liên tục triển khai tàu chiến ở phía đông, phù hợp với chính sách “hướng Đông” tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong khu vực có vị trí chiến lược rất quan trọng này. Tàu chiến Ấn Độ tại cảng biển Nhật Bản. Ngày 10/6, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành diễn tập các khoa mục như chiến thuật hành động hạm đội, máy bay US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn. Bài báo ca ngợi Hải quân Ấn Độ là một lực lượng đáng tin cậy, có khả năng tốt. Theo bài báo thì, cuộc diễn tập lần này giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, đang gây sức ép với các nước láng giềng trong vấn đề đảo Senkaku và biển Đông. Tại cuộc họp báo ngày 5/6, quan chức Nhật Bản cho biết: “Thông qua diễn tập liên hợp có thể tăng cường sự ổn định cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Ấn Độ và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề Tây Tạng và biên giới chưa được phân định. Trung Quốc thúc đẩy chiến lược “chuỗi ngọc trai” ở các nước ven bờ Ấn Độ Dương như Pakistan, xây dựng căn cứ quân sự cho tàu chiến viễn dương, muốn thâm nhập Ấn Độ Dương. Đối với vấn đề này, Ấn Độ tỏ ra không hài lòng, Ấn Độ đã thông qua tiến hành diễn tập liên hợp với hải quân các nước như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Nam Phi, thông qua tăng cường hợp tác để chống lại Trung Quốc. Đối với Nhật Bản và Ấn Độ, ngăn chặn Trung Quốc bá quyền trên biển phù hợp với lợi ích của hai nước. Đối với Nhật Bản, đây là một cơ hội để tăng cường quan hệ với Hải quân Ấn Độ, lực lượng chốt trên tuyến đường hàng hải quan trọng này; đối với Ấn Độ, tăng cường hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, có thể cải thiện khả năng cho hải quân. Máy bay trực thăng Nhật Bản. So với diễn tập liên hợp như chống tàu ngầm, quét mìn và phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa Nhật-Mỹ, cuộc diễn tập liên hợp lần này giữa Ấn-Nhật chỉ ở cấp độ sơ cấp. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản không cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, cũng khiến cho hợp tác quân sự Nhật-Ấn bị hạn chế. Nhưng, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết: “Lượng lượng Phòng vệ Biển và Hải quân Ấn Độ thông qua diễn tập liên hợp để tăng cường hợp tác, điều này vốn có ý nghĩa quan trọng”. Điều này cho thấy, Nhật Bản và Ấn Độ đều sẽ không khoan nhượng với bá quyền trên biển của Trung Quốc. Một nội dung quan trọng của hợp tác quốc phòng Nhật-Ấn Cuộc diễn tập lần này là nhằm thực hiện thỏa thuận đạt được giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật-Ấn vào tháng 11/2011, trên nền tảng "Tuyên bố chung hợp tác bảo đảm an ninh". Diễn tập quân sự liên hợp Ấn-Nhật là một nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương. Ngoài ra, hai nước còn tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên, Đối thoại chính sách quốc phòng và Đối thoại quan chức cấp cao Quân đội. Hai nước cũng đang khởi thảo Kế hoạch hành động liên hợp quốc phòng, đồng thời cũng đang tìm kiếm khả năng thiết lập Đối thoại chiến lược đa phương, trong đó có Mỹ. Máy bay tuần tra trên biển Nhật Bản. Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, quan hệ hợp tác chiến lược Ấn-Nhật được cải thiện mạnh mẽ. Tháng 7/2010, hai nước đã tổ chức đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng lần đầu tiên, từ là "Đối thoại 2+2". Tháng 10/2010, Thủ tướng Ấn Độ Singh thăm Nhật Bản, hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và đã triển khai thảo luận sâu sắc về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như đất hiếm, năng lượng hạt nhân. Cuối tháng 10/2011, tại Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức vòng đối thoại chiến lược mới, ngoài tăng cường quan hệ kinh tế, còn muốn tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh song phương trong các vấn đề như biển. Ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã tiến hành hội đàm, đạt được thỏa thuận về tiến hành cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên tổ chức vào năm nay (2012). Ngoài ra, trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 12/2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã cùng với Thủ tướng Ấn Độ Singh thảo luận về các vấn đề hợp tác như tấn công cướp biển và bảo đảm an ninh hàng hải. Tờ "Nhân dân nhật báo" Trung Quốc cho rằng, thông qua diễn tập quân sự, hai nước muốn tăng cường hợp tác song phương, đồng thời xây dựng quan hệ tin cậy để ngăn chặn Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Đặc biệt là khi Ấn Độ kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng ở Ấn Độ Dương. Tàu khu trục Nhật Bản. |
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
>> Ý đồ cuộc tập trận chung Nhật Bản-Ấn Độ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét