Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.(P1)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển.(P1)

Cơ động hành quân của tầu ngầm trên biển là thực hiện hải trình từ một vị trí trên hải đồ hoặc một khu vực vào một khu vực khác hay một điểm tập kết khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển địa điểm, căn cứ trú quân, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho chiến đấu hoặc các mục đích chiến thuật khác

Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


Tổ chức hành quân cơ động

Cơ động hành quân của tầu ngầm trên biển là thực hiện hải trình từ một vị trí trên hải đồ hoặc một khu vực vào một khu vực khác hay một điểm tập kết khác để thực hiện nhiệm vụ chuyển địa điểm, căn cứ trú quân, tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho chiến đấu hoặc các mục đích chiến thuật khác.

Nội dung chủ yếu của cơ động hành quân chiến đấu là các tầu ngầm bí mật, kịp thời, đúng thời gian tập kết tại khu vực được chỉ định hoặc vị trí được xác định với khả năng sẵn sàng cao nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cơ động hành quân của tầu ngầm trong khu vực chiến sự được thực hiện theo tuyến đường xác định ngắn nhất, bí mật và bất ngờ nhất dưa trên cơ sở đánh giá khu vực cơ động, tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, khả năng cơ động của tầu, thời gian thực hiện hải trình và thời gian có mặt tại vị trí tập kết, trong điệu kiện chiến đấu cần tính toán đến khả năng chiến đấu của lực lượng chống ngầm đối phương cũng như trang thiết bị, phương tiện chiến đấu của địch.

Mọi hải trình cơ động của tầu ngầm hoặc hành trình cơ cộng huấn luyện chiến đấu hoặc sử dụng vào các mục đích khác, trước khi triển khai cơ động đều cần được tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo, tỷ mỉ đến từng chi tiết. Mỗi tầu ngầm trong đội hình đều phải được bố trí công tác chuẩn bị, có nghĩa là khoảng thời gian nhất định làm công tác chuẩn bị, sau khoảng thời gian đó tầu có thể nhổ neo và cơ động vào biển để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Công tác chuẩn bị được chỉ định dựa trên cơ sở tình huống thực tế, tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, đặc biệt chú ý là hệ thống năng lượng trạm nguồn của tầu. Có 3 tình huống thực hiện công tác chuẩn bị cho tầu ngầm. Ngay tức khắc chuẩn bị nhổ neo cơ động; chuẩn bị cơ động với một khoảng thời gian nhất định ( từ 1-12 giờ); chuẩn bị cơ động với thời gian chuẩn bị tính bằng ngày.

Chuẩn bị nhỏ neo cơ động ngay tức khắc là: tầu ngầm cần sẵn sàng nhận mệnh lệnh nhổ neo ra khơi ngay lập tức hoặc trong giới hạn thời gian rất hẹp (5 phút, 15 phút). Trong trường hợp này, động cơ trạm nguồn của tầu cần được khởi động trước thời gian chuẩn bị.

Khối lượng những công việc cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị cho tầu cơ động sẵn sàng chiến đấu, phụ thuộc vào tình huống sẵn sàng cơ động, cấp chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thời gian có được chuẩn bị cho chuyến hải trình. Để rút ngắn thời gian chuẩn bị cho cơ động, cần luôn giữ cho tầu ngầm trong trạng thái kỹ chiến thuật tốt nhât, công tác bảo đảm kỹ thuật vỏ tầu (luôn chắc chắn và sạch sẽ) vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật trong trạng thái hoạt động tốt nhất với độ tin cậy cao, cơ sở vật chất đảm bảo (đạn, dầu, nước ngọt, các trang thiết bị lọc không khí, lương thực thực phẩm…) cần được bổ xung đầy đủ, đúng tiêu chuẩn theo cơ số biên chế quy định.


http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị đưa vũ khí trang bị lên tầu ngầm

http://nghiadx.blogspot.com
Đưa trang thiết bị lên tầu

Chuẩn bị cho hải trình của tầu ngầm bắt đầu sau khi nhận được nhiệm vụ chiến đấu hoặc chỉ lệnh chuẩn bị cơ động, bao gồm chuẩn bị vũ khí trang bị, chuẩn bị cho thủy thủ đoàn thực hiện mệnh lệnh cơ động hàng quân, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao hoàn toàn phụ thuộc và chất lượng công tác chuẩn bị của tầu ngầm cho chuyến hải trình. Công tác chuẩn bị tuân thủ theo nguyên tắc của điều lệnh tác chiến, các tiêu chuẩn kỹ chiến thuật, các thông số kỹ thuật ghi lại, các tài liệu hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng bảo quản và khai thác sử dụng vũ khí và trang bị trên tầu.

Sau khi nhận nhiệm vụ chiến đấu, thuyền trưởng của tầu ngầm cần hiểu rõ nhiệm vụ được giao (những nội dung nhiệm vụ cần thực hiện, thực hiện ở từng địa điểm cụ thể, thời gian thực hiện và thực hiện nội dung yêu cầu nhiệm vụ như thế nào). Ngoài ra, chỉ hủy trưởng tầu ngầm cần đánh giá chính xác tình hình giữa ta và địch trên tuyến đường cơ động và tại khu vực tập kết hoặc trong khu vực tác chiến, có nghĩa là nghiên cứu tất cả các yếu tố và tính huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện chính xác những thông số chiến thuật và tình huống, trên hải đồ bằng những ký hiệu tác chiến quy ước, đánh dấu và ghi rõ mọi thông tin trinh sát địch tình, lực lượng của ta, những thông số ghi chú những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình hoàn thành nhiệm vụ và tóm tắt ngắn gọn nhất phương án giải quyết.

Xác định và đánh giá đúng tình huống ta và địch: Đánh giá tình huống bao gồm đánh giá tình hình lực lượng địch, khả năng cơ động thay đổi vị trí của lực lượng địch, lực lượng của ta, tuyến hải trình cần phải cơ động và khu vực tác chiến, xác định khối lượng thời gian. Khi dánh giá tình hình địch, cần làm rõ, cơ cấu biên chế, tổ chức lực lượng địch, khả năng tác chiến của địch, khả năng xảy ra chiến trận khi chạm địch và tính chất của trận đánh, những điểm mạnh và điểm yếu của địch. Trên tuyến đường cơ động và khu vực tập kết cần xác định rõ và đánh giá chính xác khả năng lực lượng chống ngầm của đối phương, cấp độ lực lượng chống ngầm địch có thể triển khai tác chiến. Trong khu vực tác chiến cần đánh giá chính xác lực lượng địch có mặt, bao gồm mục tiêu cần tìm kiếm, theo dõi hoặc mục tiêu cần tấn công tiêu diệt, tổ chức phòng ngự của địch.

Khi đánh giá lực lượng của ta trước hết cần nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm theo năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi tham gia hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác của hạm đội cần nắm chắc, cơ cấu biên chế tổ chức, tính năng kỹ chiến thuật vũ khí trang bị, vị trí đứng và đường cơ động, khả năng tác chiến của lực lượng hiệp đồng, những điểm mạnh và yếu của lực lượng.

Đánh giá tuyến hải trình cơ động và khu vực tác chiến cần nghiên cứu và xác định các thông số về tính chất vùng nước và địa lý đáy biển, khả năng dẫn đường và khả năng hải hành của tầu ngầm, tình hình thủy văn môi trường và tình trạng thủy âm. Trong nội dung nghiên cứu hải trình cần chú ý đến độ sâu của đáy biển, khoảng cách từ căn cứ tầu ngầm đến khu vực tác chiến và đến tuyến phòng thủ bờ biển của đối phương, khả năng xác định vị trí của tầu bằng phương pháp thiên văn học, radar định vị, sự hiển diện và tốc độ, tính chất của các dòng hải lưu, độ dày của băng trên bề mặt, eo biển, eo biển hẹp, vùng nước cạn, khả năng có bão biển, sương mù và những hiện tượng phức tạp của thời tiết khác, đồng thời cần chú ý đến hiện tượng và tốc độ tán xạ của thủy âm theo độ sâu đáy biển, cùng với các yếu tố đặc thù khác, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xác định thời gian: là xác định khoảng thời gian hiện có cho công tác chuẩn bị tầu ngầm cho chuyến ra khơi, cơ động vào khu vực sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ những đánh giá về tình huống thực tế, rút ra kết luận: Tình huống trước mắt thuận lợi hay khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở phân tích và nắm chắc nhiệm vụ và những kết luận từ tình huống thực tế, chỉ huy trưởng ra quyết định hành động, có nghĩa là kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho tầu ngầm và thủy thủ đoàn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quyết tâm của chỉ huy trưởng tầu ngầm được thể hiện trên hải đồ với những tính toán cần thiết và các chú giải ngắn gọn. Đồng thời, thuyền trưởng tầu ngầm giao nhiệm vụ cho các đội vũ khí trang bị, các đội kỹ thuật thân tầu về nội dung công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện những nội dung công tác theo kế hoạch chuẩn bị cho tầu ngầm cơ động, kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các đội thực hiện theo kế hoạch và chất lượng công việc đạt được.

Chuẩn bị cơ động cho tầu ngầm: được tiến hành theo kế hoạch đặc biệt của tầu, theo biểu đồ thực hiện nhiệm vụ, bao gồm có những nội dung chính như sau:

1-Chuẩn bị kiểm tra thân vỏ tầu, vũ khí trang bị và các trang thiết bị kỹ thuật trên boong:

-Kiểm tra tình trạng của thân và vỏ tầu, sử dụng thợ lặn chuyên nghiệp kiểm tra các bộ phận thân tầu phía bên ngoài và các bộ phận khác bên ngoài thân tầu (lớp vỏ, hệ thống bánh lái ngang và bánh lái theo phương thẳng đứng, cánh quạt chân vịt…);

-Kiểm tra hoạt động của hệ thống lặn xuống và nổi lên của tầu ngấm, hệ thống khí nén, hệ thống thu không khí và xả khí thải ( khi tầu chạy ngầm dưới nước vẫn sử dụng động cơ diesen – “tầu ngầm diesen- điện”- mức độ nạp điện của các bình điện – acquy, chuẩn bị vỏ tầu cho lặn ngầm;

-Kiểm tra hoạt động của hệ thống tời kéo tầu và các thiết bị thả hàng, chuyển hàng ở dưới đáy biển;

- Kiểm tra chi tiết theo kế hoạch hoặc kiểm tra trước giai đoạn nhằm phát hiện hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, chỉnh chuẩn kịp thời các thiết bị đo thông số và tính toán, xử lý thông tin và cung cấp kết quả, các thiết bị đo các trường vật lý thân tầu.

-Kiểm tra đồng bộ và chất lượng kỹ thuật, đảm bảo hoạt động tốt các trang thiết bị cứu hộ và các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị thoát hiểm và các trang thiết bị dự phòng khác.

-Tiếp nhận cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm, cơ số đạn và dự trữ vật chất theo tiêu chuẩn, sắp xếp theo quy định trên tầu.

-Tính toán sự phân bổ trọng tải và bơm thêm vào các thùng để dằn tầu;

-Ra khơi kiểm tra kiểm hoát hoạt động của vũ khí trang bị và các trang thiết bị kỹ thuật, chuẩn bị cho thủy thủ đoàn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và an toàn trong hải hành.

2- Chuẩn bị thủy thủ đoàn của tầu ngầm:

-Chuẩn bị theo chuyên môn kỹ thuật và kỹ chiến thuật của biên chế lực lượng sĩ quan trên tầu theo nội dụng nhiệm vụ cơ động được giao, tiến hành các tính toán các thông số kỹ chiến thuật theo phương án sử dụng vũ khí trang bị chiến đấu và tranh thiết bị kỹ thuật khi cơ động; nghiên cứu vùng nước theo tuyến đường cơ động và trong khu vực hoạt động tác chiến.

-Huấn luyện và tập huấn các nội dung chuẩn bị cho thủy thủ đoàn thực hiện nhiệm vụ cơ động được giao, sử dụng vũ khí khí tài thành thạo, chuẩn xác và không có sự cố, thục luyện sử dụng trang thiết bị kỹ thuật triệt để, thành thục và khai thác được hết tính năng kỹ thuật của trang thiết bị trước khi khởi hành.

3. Chuẩn bị cơ động cho biên chế tổ chức tầu ngầm về tổng thể bao gồm:

-Kiểm tra tình trạng sẵn sàng cơ động của thủy thủ đoàn, quân số đơn vị, đài chỉ huy trung tâm của tầu ngầm, các vị trí quan sát bằng kính quang học và các thiết bị quan sát để đảm bảo có độ tin cậy cao nhất khi điều khiển tầu ngầm trong trường hợp tầm nhìn thấp, khi cơ động ngầm và trong những điều kiện phức tạp khác.

-Kiểm tra tình trạng sẵn sàng của tầu ngầm khi nhận hàng, con người trên biển và khả năng cứu kéo khi gặp trường hợp bị mất lái hoặc hỏng hóc.

-Kiểm tra khả năng hỗ trợ và cung cấp thông tin của hệ thống định vị, dẫn đường và cung cấp thông tin thủy văn, môi trường khi tầu cơ động ra biển và khi tầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

-Kế hoạch thực hiện công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần khi ra khơi, tổ chức thông báo, cập nhật thông tin nói chung và những thông tin về khu vực tập kết sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời cũng bố trí thời gian để thủy thủ đoàn chuẩn bị các nội dung liên quan khác.

Theo tình huống khi nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cùng với phác thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Chỉ huy trưởng của tầu ra chỉ lệnh cho các cán bộ cấp dưới, cấp phó chỉ huy chính trị, các chỉ huy trưởng các bộ phận theo những nội dung sau:

-Thời gian và nội dung công việc chuẩn bị cho thủy thủ đoàn, vũ khí trang bị và các phương tiện, trang bị kỹ thuật để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.

-Những thông số kỹ chiến thuật cần được tính toán và nắm chắc về sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, số lượng và các cơ số dự trữ đạn, thiết bị, cơ sở vật chất dự phòng sẽ được tiếp nhận lên tầu.

-Tổ chức đảm bảo phòng thủ và bảo vệ tầu khi cơ động hành quân ra biển, trình tự sử dụng trang thiết bị khí tài thông tin liên lạc và nhận biết địch ta.

-Hướng tập trung công tác tư tưởng, chính trị, tinh thần khi chuẩn bị hải hành, khi hành quân cơ động.

-Bổ xung những chỉ thị liên quan trực tiếp đến công việc ….

Khi các nội dung công tác chuẩn bị hải hành của tầu ngầm đã kết thúc, các chỉ huy các đầu mối công tác các bộ phận sẽ báo cáo cấp trực tiếp điều hành và kiểm soát các hoạt động của công tác chuẩn bị, các trợ lý, cấp phó chỉ đạo điều hành sẽ báo cáo chỉ huy trưởng tầu ngầm về tất cả các nội dung đã chuẩn bị: trạng thái kỹ chiến thuật của vũ khí, trạng thái kỹ thuật của phương tiện, trang thiết bị. Cấp độ sẵn sàng chiến đấu của thủy thủ đoàn khi nhận nhiệm vụ được giao, loại, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, dự trữ vũ khí đạn và khí tài, thiết bị tiếp nhận lên tầu.

Tiếp nhận báo cáo của phó chỉ huy trưởng tầu và cấp phó chính trị. Chỉ huy trưởng tầu ngâm phụ thuộc vào tình huống thực tế và thời gian hiện có, cần đưa ra mệnh lệnh khởi động trạm nguồn năng lượng chính, đồng thời còn thời gian đến điểm bắt đầu khời hành, thông báo về chỉ lệnh sẵn sàng khởi hành.

Kết thúc các công tác chuẩn bị cho tầu ngầm rời căn cứ, bắt đầu cơ động bằng mệnh lệnh đến toàn bộ tầu, toàn bộ các thành viên tầu ngầm “Tầu ngầm vào trạng thái chiến đấu, cơ động hành quân - chuẩn bị” theo điều lệnh và quy định tác chiến trên tầu, các thành viên thủy thủ đoàn thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định và theo biểu đồ chuẩn bị khởi hành. Thực hiện các nội dung công tác như sau:

-Kiểm tra lại và xem xét sơ bộ vũ khí trang bị trên tầu.

-Chuẩn bị và đưa vào hoạt động các trang thiết bị cơ động.

-Chuẩn bị các trang thiết bị bảo đảm độ vững chắc và chịu lực thân tầu, chuẩn bị cho tầu lặn xuống biển.

-Chuẩn bị cho các thiết bị điều khiển lặn xuống và nổi lên mặt nước hoạt động.

-Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị cho tầu lặn xuống, đồng thời kiểm tra độ kín khít thân tầu. (Thông lệ cho tất cả các tầu ngầm)

-Khởi động máy bơm, bơm nước vào các thùng đựng dằn tầu, các thùng tăng tốc độ lặn ngầm và các công tác khác.

Sau khi thực hiện tất cả các nội dung công tác, các chỉ huy các bộ phận báo cáo chỉ huy trưởng – thuyền trưởng. Chỉ huy trưởng ra mệnh lệnh vào vị trí chiến đấu, tầu ngầm khởi hành và bắt đầu lặn xuống.

Trong những trường hợp đặc biệt: Đòn tấn công bất ngờ của đối phương, các trường hợp tai nạn, hỏng hóc bất ngờ và trong những trường hợp bất thường khác. Triển khai phương án cơ động khẩn cấp. Trong những trường hợp đó, khi nhận được mệnh lệnh hoặc chỉ huy trưởng tầu ngầm ra mệnh lệnh cơ động khẩn cấp ra biển hoặc đến khu vực tập kết, bằng thời gian ngắn nhất các thành viên các bộ phận khởi động trang thiết bị thân tầu, đưa tầu ra khơi, mọi nội dung công tác chuẩn bị tiếp theo được thực hiện với khối lượng tối giản và trên đường hành quân.

Vào thời điểm đã định, tầu ngầm theo mệnh lệnh của người chỉ huy tầu nhổ neo và thực hiện chuyến hải trình từ căn cứ để cơ động di chuyển đến khu vực thực hiện nhiệm vụ theo tuyến đường cơ động đã định sẵn. Khi cơ động ra khơi từ căn cứ, kíp tầu tuân thủ các quy trình bảo mật theo các kênh đã định trước, tránh khỏi bị phát hiện bởi các thiết bị tìm kiếm, định vị mục tiêu, đồng thời tránh khỏi những khu vực có bố trí thủy lôi, các hành lang hành quân đã được xác định bằng các thiết bị dẫn đường và giới hạn. Thông thường, cơ động được thực hiện độc lập, trong trường hợp có khả năng đối phương tấn công – cơ động sẽ tiến hành trong tổ chức đội hộ tống tầu ngầm, bao gồm có tầu chống ngầm, tầu với hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đồng thời có sự có mặt của máy bay và trực thăng tác chiến không hải. Nếu có khả năng có trận địa thủy lôi do đối phương bố trí, tầu ngầm thường theo sau tầu quét thủy lôi, tầu ra quét sẽ mở đường cho tầu ngầm ra khỏi căn cứ theo tuyến đường lựa chọn.

Cơ động ra khơi được thực hiện phương pháp một tầu đơn lẻ cơ động hoặc trong biên chế tổ chức của một đội tầu, liên đội tầu. Tầu có thể cơ động độc lập hoặc nằm trong biên chế của hạm đội và được sử yểm trợ, chi viện của các lực lượng khác trong hạm đội.

Khi nằm trong biên chế của đội tầu ngầm hoặc liên đội tầu ngầm, các tầu ngầm thực hiện theo đội hình cơ động được bố trí, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nhóm tầu và các tầu ngầm riêng biệt, nhằm đảm bảo tối ưu nhất khả năng phòng thủ, khả năng ngay lập tức sử dụng vũ khí trang bị và khả năng hiệp đồng phòng thủ giữa các tầu. Khi cơ động hành quân, các tầu ngầm sử dụng đội hình theo quy định, có thể là hàng ngang, hàng ngang có góc hướng, đội hình chữ V và đội hình chữ V ngược, trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng đội hình hàng dọc.

Sơ đồ đội hình được lựa chọn theo tính huống chiến thuật và điều kiện thực tế dẫn đường, định vị và điều khiển hành trình theo tuyến đường cơ động với yêu cầu sử dụng hiệu quả cao nhất các trang thiết bị quan sát, vũ khí trang bị và thuận lợi cho điều khiển cơ động hành trình. Hoạt động cơ động của tầu ngầm ra biển, được thể hiện bằng nhiệm vụ cơ động chiến đấu – kịp thời, đúng thời gian và địa điểm, bí mật tuyệt đối trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất – thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Tập kết đúng thời gian quy định phải được đảm bảo bằng công tác điều khiển tầu ngầm, giữ cho tầu chạy với tốc độ tốt nhất và bảo đảm cơ động đúng tiến trình theo biểu đồ kế hoạch đã vạch ra.

Bí mật cơ động phải đảm bảo duy trì trạng thái hành quân im lặng tuyệt đối, vòng tránh các khu vực có hoạt động của các lực lượng chống ngầm đối phương, khu vực địch bố trí các trạm quan sát, trinh sát sonar – thủy âm, tổ chức và duy trì các hoạt động làm giảm thiểu tối đa và ngụy trang các dấu hiệu của tầu ngầm. Cơ động với vận tốc giảm thiểu tiếng ồn, tính toán đúng điều kiện thủy âm trong khu vực cơ động, quan sát và nắm chắc tình hình hoạt động của các tầu nổi, tầu ngầm, không quân và hàng không của ta, địch và các hoạt động hàng hải các nước trên thế giới, đồng thời duy trì trao đổi thông tin giữa trung tâm chỉ huy và các tầu ngầm về tình hình địch ta và các bên liên quan trong khu vực cơ động, kịp thời vòng, né tránh lực lượng chống ngầm và trang thiết bị chống ngầm của đối phương.

Khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao của tầu ngầm được đảm bảo bằng nội dung công tác thường xuyên liên tục kiểm tra kiểm soát vũ khí trang bị, đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động ổn định, tin cậy, khai thác sử dụng tuân thủ đúng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng, người chỉ huy đảm bảo tổ chức và quản lý tốt hệ thống phòng thủ và bảo vệ, đồng thời giữ vững tư tưởng chính trị và tinh thần chiến đấu của thủy thủ đoàn.

Để duy trì tốt khả năng sẵn sàng chiến đấu, tầu ngầm, phân đội tầu ngầm tổ chức triển khai hệ thống phòng không, hệ thống chống ngầm và hệ thống chống tầu mặt nước, trong điều kiện địch có khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, cần tổ chức hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Giai đoạn ngày nay, sự phát triển của các phương tiện tấn công có khả năng tự dẫn cao – vũ khí robot, do đó, ban chỉ huy tầu ngầm và các thành viên cần tổ chức bảo vệ, chống các đòn tấn công của vũ khí tự dẫn – robot. Các nội dung phòng chống được thực hiện trên tầu ngầm, ngoài ra, những nội dung khác được cấp trên đảm bảo bằng lực lượng thuộc quyền.

Trong nội dung phòng thủ chống ngầm, nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm và tiêu diệt tầu ngầm đối phương, trên tuyến cơ động của lực lượng tầu ngầm, đặc biệt triển khai lực lượng chống ngầm, trong đó có những tầu ngầm đảm nhiệm nhiệm vụ chống ngầm, lực lượng cảnh giới chống ngầm cho các phân đội tầu ngầm đang triển khai chiến đấu, đồng thời, các phân đội tầu ngầm phải có động năng động, bí mật, khôn khéo tránh khỏi các tầu ngầm và vũ khí chống ngầm của đối phương. Thông thường, đường hành quân của tầu ngầm thường được lựa chọn các khu vực mà ở đó, các tầu ngầm địch ít hoạt động.

Thực hiện nội dung chống thủy lôi trên đường cơ động, tầu ngầm hoặc phân đội tầu ngầm tiến hành các hoạt động quan sát trinh sát bằng các trang thiết bị của tầu ngầm, hoặc các trang thiết bị của lực lượng ra quét thủy lôi, các lực lượng trinh sát, rà quét thủy lôi khi phát hiện được sẽ thông báo cho đội tầu ngầm khu vực có thủy lôi ( khu vực căn cứ tầu ngầm, trên tuyến đường cơ động và trong khu vực tập kết, tiến hành quét mìn và phá hủy mìn. Dẫn đường cho các tầu ngầm theo tuyến an toàn trong các trận địa mìn trên diện rộng.

Để bảo vệ các tầu ngầm khi có nguy cơ địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, các lực lượng trinh sát được tổ chức theo dõi, kịp thời thông báo và cấp chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm thông báo kịp thời cho lực lượng tầu ngầm về khả năng địch có thể sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, ban chỉ huy tầu ngầm tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình huống, tiến hành trinh sát phóng xạ và trinh sát hóa học, thực hiện các biện pháp làm giải các tính chất sát thương, phá hoại của vũ khí hạt nhân, đồng thời khắc phục những hậu quả của vũ khí hủy diệt lớn.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến của chiến tranh lan rộng, các tầu ngầm khi ra khơi cơ động chiến đấu sẽ phải vượt qua các tuyến chống ngầm và các trận địa thủy lôi trên biển.

Hoàn thành nhiệm vụ cơ động chiến đấu của tầu ngầm phụ thuộc không những là khả năng chuẩn bị sẵn sàng cơ động, cũng như là kết quả thục luyện và trình độ tác nghiệp điêu luyện của thủy thủ đoàn, mà còn là năng lực trình độ cao cấp của thuyền trường và sĩ quan chỉ huy trên tầu.

Sĩ quan trực chỉ huy trên tầu có nhiệm vụ giữ ổn định khả năng sẵn sàng chiến đấu của tầu ngầm, chế độ cơ động hải trình, được quy định bởi chỉ hủy trường, theo dõi quỹ đạo cơ động của tầu ngầm, độ sâu lặn ngầm của tầu ngầm, kiểm soát các hoạt động theo dõi, trinh sát tình hình và diễn biến các tình huống trên biển, kiểm soát các hoạt động được duy trì trong chế độ bảo mật nghiêm ngặt.

Trong chiến tranh khi bất ngờ xuất hiện tầu địch ( chạm địch) trên đường hành quân, sĩ quan trực chỉ huy chiểu theo những quy định tác chiến về việc sử dụng vũ khí và đồng thời ra quyết định điều khiển tầu ngầm né tránh sự phát hiện của địch hoặc đòn tấn công của vũ khí chống tầu ngầm của đối phương bằng các phương tiện chế áp thủy âm, sonar. Trong trường hợp được phép sử dụng vũ khí, sĩ quan trực chỉ huy tổ chức thực hiện đòn tấn công khi phát hiện đối phương trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang