Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Mỹ phát sốt với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

>> Mỹ phát sốt với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc

Đối phó hữu hiệu với sức mạnh quân sự đang trỗi dậy mạnh mẽ đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc là vấn đề hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.

>> Kịch bản Mỹ tấn công Trung Quốc bị lộ

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ bắt đầu đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) Flight III.

Trong bối cảnh các chương trình phát triển các khí tài mới cho hải quân để đối phó với Trung Quốc liên tục bị cắt giảm thì vấn đề trên càng được chú ý hơn

Ngày 10/8/2012, Quốc hội Mỹ phát hành báo cáo với tiêu đề “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: những ảnh hưởng đối với khả năng Hải quân của Mỹ”, báo cáo chỉ rõ tình hình phát triển, thành quả nghiên cứu chế tạo và các vấn đề còn tồn tại của hải quân Trung Quốc; bình luận về kế hoạch xây dựng chiến lược hải dương biển xanh của Trung Quốc; giới thiệu về các loại tên lửa đạn đạo chống tàu và các đạn tên lửa hành trình chống tàu, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, tàu nổi, tàu đổ bộ, những căn cứ không quân trên đất liền cùng các hệ thống máy bay không người lái (UAV), vũ khí hạt nhân, vũ khí điện từ, hệ thống thám trắc và định vị tiên tiến trên biển, các phản ứng của bộ quốc phòng Mỹ cũng như hành động của Mỹ để đối phóng với sự hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc...

Các quyết định của Quốc hội Mỹ liên quan đến các chương trình phát triển vũ khí thế hệ mới để đối phó với mối đe dọa ngày một lớn lên từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cục diện quân sự hai bờ eo biển Đài Loan và cả Thái Bình Dương, cũng như tác động đến sự phát triển chính trị và khả năng thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ ở đây và trên toàn thế giới.

Theo báo cáo, quá trình hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 1990, gồm hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM); tàu ngầm; tàu nổi cùng các loại khí tài tiên tiến khác; những nâng cấp trong hệ thống bảo dưỡng hậu cần; lí luận quân sự hải quân; chất lượng quân nhân, quá trình huấn luyện, bồi dưỡng và diễn tập.

Rất nhiều nhà quan sát tin rằng mục tiêu gần của việc nâng cấp toàn diện hải quân Trung Quốc là giúp họ nâng cao quyền chủ động trong vấn đề eo biển Đài Loan. Với mục tiêu lớn nhất này, Trung Quốc hi vọng họ có thể có được khả năng “chống tiếp cận”, đảm bảo được việc không cho Mỹ can thiệp vào trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bờ eo biển Đài Loan, hoặc có thể làm giảm thiểu mức độ can thiệp bằng đường biển và đường không của phía Mỹ.

Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc còn có một mục tiêu khác ngoài việc nâng cấp khả năng tác chiến, đó là việc họ có thể gia tăng tầm ảnh hưởng trên thế giới, bảo đảm được quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, bảo vệ tuyến hàng hải hay sơ tán các công dân của mình trong trường hợp khẩn cấp.

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa

Do vậy, báo cáo chỉ ra, Quốc hội Mỹ cần phải đặc biệt quan tâm và tìm cách giải quyết các vấn đề sau: trong vấn đề đối phó với khả năng “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Liệu trong tương lai Mỹ có đủ khả năng thực hiện điều này? Liệu có thể hoàn thành các nhiệm vụ khác để duy trì các loại ích của Mỹ? Mỹ đối phó với tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) và các loại tàu ngầm của Trung Quốc ra sao? Liệu Mỹ có phải thay đổi cấu hình một biên đội tác chiến đường biển để đối phó với khả năng “chống tiếp cận” của Trung Quốc hay không?
Dựa theo dự toán ngân sách được đưa ra hồi tháng 8/2011, trong tương lai Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị cắt giảm về số lượng. Các tướng lĩnh hải quân nước này cho ,rằng để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên toàn thế giới, người Mỹ cần từ 310-316 tàu chiến các loại.

Trong tương lai 30 năm tới, các tàu khu trục, tàu ngầm chiến đấu và tàu đổ bộ của Mỹ đều ở trong tình trạng thiếu hụt. Dự kiến, năm 2013 Mỹ sẽ mua 7 tàu khu trục mang tên lửa Aegis, 2 tàu đổ bộ cùng với việc kéo dài tuổi đời phục vụ của nhiều tàu khác.

Nếu trong tương lai Mỹ chấp nhận miễn cưỡng duy trì số lượng 310-316 tàu chiến trong đó có 11 hàng không mẫu hạm với bối cảnh ngân sách bị cắt giảm, điều này sẽ gây tổn hại rất lớn cho năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ.

Đẩy mạnh tác chiến không - biển

Ngày 7/11/2011, Thượng nghị sĩ Randy Forbes kiến nghị tới Bộ trưởng Quốc phòng Pannetta, trong đó đề xuất việc tập trung thêm ngân sách hỗ trợ và duy trì mức độ quan tâm cần thiết đối với tác chiến không – biển (còn gọi là học thuyết không - hải chiến), tham khảo thêm kinh nghiệm phát triển của chiến lược không – bộ trong giai đoạn 1970 – 1980, xây dựng các điều lệnh tác chiến tương ứng, chế tạo các vũ khí khí tài phục vụ cho học thuyết này, cũng như đảm bảo việc thay đổi các lí luận tác chiến cho phù hợp với thực tế chiến trường.

Trong giai đoạn sơ khởi phát triển học thuyết tác chiến không - biển như hiện nay, Quân đội Mỹ cần một sự hỗ trợ rất lớn về tiền bạc cũng như các chính sách, quốc hội Mỹ cũng yêu cầu quân đội nước này đưa ra một dự thảo sơ bộ về dự toán chi tiêu thực tế. Bộ quốc phòng Mỹ hiện đã lên kế hoạch phát triển chương trình tác chiến để đối phó với chiến lược chống thâm nhập/ngăn chặn chiến trường (A2/AD), đề xuất các yêu cầu kĩ chiến thuật tương đương với tham vọng bảo đảm quyền chủ động trên toàn chiến trường cho quân đội Mỹ.

Đánh chặn DF-21D bằng biện pháp mềm

Đối phó với những hệ thống vũ khí khí tài mới của hải quân Trung Quốc, trong tương lai người Mỹ sẽ tập trung phát triển khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chống tàu chiến (ASBM) DF-21D của Trung Quốc. Loại vũ khí mới này của Trung Quốc được đánh giá là có khả năng làm thay đổi tương quan lực lượng trên biển.

Hiện tại, người Mỹ chủ yếu thực hiện việc đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương ở pha phóng và pha giữa trên tầng khí quyển, với mỗi hệ thống chuyên nhiệm cho nhiệm vụ đánh chặn ở mỗi giai đoạn, phần đánh chặn tên lửa đạn đạo khi nó bắt đầu trở lại trong vùng khí quyển do hải quân phụ trách. Hiện tại vấn đề này không được hỗ trợ về kinh phí.

Trong vài năm tới đây, hải quân sẽ có 3 đến 5 đạn tên lửa đạn đạo chống tàu dưới dạng mô hình để thực hiện các thí nghiệm đánh chặn trong tầng khí quyển.

Trước đó, ngày 28/2/2012, hải quân cho ra một báo cáo trong đó than phiền về sự thiếu hụt ngân sách cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển một mô hình đạn ASBM kiểu DF-21D của Trung Quốc làm mục tiêu thử nghiệm đánh chặn.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
DF-21 của Trung Quốc

Mỹ có xu hướng sẽ sử dụng các phương pháp “mềm” để đối phó với dòng ASBM như tìm cách vô hiệu hóa hệ thống thám trắc, định vị và xác nhận mục tiêu cho các đạn trên, thay vì chọn cách chặn kích trực tiếp như trước đây.

Tháng 9/2011, Trung tướng Herbert Carlisle, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho rằng lực lượng của mình hoàn toàn có thể phát vỡ tất cả các đòn tấn công từ phía Trung Quốc.

Các tàu nổi của hải quân Mỹ hiện cũng đã được trang bị thêm các khí tài chế áp điện từ thế hệ mới với mục đích giảm thiểu đi khả năng bị ASBM khóa và tiêu diệt, cũng như các bộ khí tài có tác dụng gây nhiễu điện từ nhằm hạn chế các hệ thống do thám đường biển tầm xa của Trung Quốc, can thiệp từ khi ASBM ở giai đoạn phóng.

Những năm gần đây, Mỹ liên tục cho ra đời hoặc tiến hành thử nghiệm các thế hệ và đưa ra các khái niệm vũ khí mới như hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên tàu chiến AEGIS, các đạn tên lửa phòng không Standard Missile 3 Block IIA, đạn tên lửa đánh chặn pha cuối Standard Missile 2 block IV, pháo điện từ EMRG, vũ khí laser, các khí tài tác chiến điện tử thế hệ mới cũng như những thiết bị làm mù đầu dẫn của ASBM trong pha cuối...

Bên cạnh đó, Mỹ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ bắt đầu đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) Flight III trị giá khoảng 1,9 tỉ USD. Lớp tàu chiến này trang bị hệ thống Aegis cùng các khí tài phòng không tiên tiên hơn phiên bản trước Flight 2A. DDG-51 được trang bị radar chống tên lửa đạn đạo (AMDR) với đường kính từ 3,5-4,2m, với độ chính xác vượt trội so với radar SPY-1 đời trước đó.

Trong tương lai, người Mỹ có dự định đóng các tàu tuần dương CG(X) với khả năng phòng không và chống tên lửa đạn đạo xuất sắc hơn các lớp tàu trước đó với trọng lượng giãn nước có thể lên đến 20.000 tấn.

Tác chiến chống ngầm

Về phương diện chống ngầm, Mỹ cho rằng họ chưa làm tốt công tác đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.

Ngày 26/10/2006, một tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc đã tiến sát đến một nhóm tác chiến tàu sân bay được dẫn đầu bởi tàu sân bay Kitty Hawk CV-63 đang hành quân ở gần đảo Okinawa của Nhật Bản và chỉ trồi lên khi chỉ còn cách nhóm tàu chiến này 8 km. Điều đáng nói là trước đó, các tàu chống ngầm của nhóm tàu chiến trên của Mỹ không hề phát hiện ra tung tích tàu ngầm Trung Quốc.

Dù chính quyền Bắc Kinh phủ nhận việc tàu ngầm của họ theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, nhưng vụ việc này cũng đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho công tác chống ngầm của hải quân Mỹ.

Hiện Mỹ thực hiện việc nghiên cứu phát triển các vũ khí chống ngầm mới, các thiết bị truy tìm tàu ngầm, cảm ứng, sonar hay các hệ thống UAV chuyên dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang