Tăng cường đóng mới tàu ngầm, tàu chiến...hiện đại đồng thời triển khai tàu ngầm Akula tới bờ biển Mỹ, phải chăng Hải quân Nga đang ấp ủ một kế hoạch đặc biệt nào đó? >> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8" >> Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần? Akula cùng các thủy thủ Nga đã thực hiện thành công một kế hoạch đầy táo bạo Các phương tiện truyền thông toàn cầu gần đây lan truyền tin giật gân - tàu ngầm hạt nhân Nga đã hoạt động liên tục trong thời gian gần 1 tháng ở bờ biển ngoài khơi Vịnh Mexico (Mỹ) mà không hề bị phát hiện. Trong khi Washington đang rầm rộ điều tra và lên án các quan chức quốc phòng không thể ngăn cản được hành động thách thức như vậy thì phát ngôn viên Lầu Năm Góc lên tiếng trấn an dư luận bằng việc phủ nhận thông tin. Còn phía bên kia đại dương, các quan chức Quân đội Nga đã quyết định "im lặng" và chỉ đáp lời một cách đầy ngụ ý rằng "hiện tại các tàu ngầm Nga hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu không được tiết lộ, thậm chí là sau hàng thập kỷ". Tuy nhiên, Chủ tịch của Hội đồng thông tin thuộc Bộ Quốc phòng Nga, trưởng ban biên tập của Tạp chí National Defense, ông Igor Korotchenko đã khoe: "Sứ mệnh chiến đấu này đáng được tôn kính. Nó cho thấy Nga vẫn còn tiềm năng và sẵn sàng cho hành động như vậy. Những hành động như vậy sẽ đảm bảo uy tín và sự tôn trọng cho hạm đội của chúng tôi". "Nhiệm vụ chống tàu ngầm ở ngoài khơi bờ biển của một kẻ thù tiềm năng là một phần kế hoạch của hạm đội chiến đấu. Đó việc hoàn toàn bình thường nếu tính tới những năm 1990, khi Hải quân Nga gần như mất đi khả năng này. Sự kiện vừa qua (tàu ngầm Akula áp sát bờ biển Mỹ) chứng tỏ rằng năng lực chiến đấu của lực lượng hải quân của chúng tôi đã và đang lấy lại vị thế ngày nào", ông Korotchenko nói. Borei, Yasen và Mistral Đầu năm 2012, Hải quân Nga tuyên bố, sẽ nối lại các chuyến tuần tra trên mọi đại dương. Trong tháng 2/2012, Tư lệnh Hải quân lúc đó là Đô đốc Vladimir Vysotsky chính thức tuyên bố: "Ngày 1/6 hoặc sau đó, lần đầu tiên sau 26 năm, Hải quân Nga sẽ tuần tra chiến đấu trở lại bằng các tàu ngầm chiến lược trên các vùng biển quốc tế". Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov sẵn sàng chấp thuận ý tưởng tuần tra đại dương của các tàu ngầm chiến lược của lực lượng hải quân. Kế hoạch của Hải quân Nga cũng đáng kinh ngạc. Trong ấn bản đầu năm 2012 của Kommersant viết rằng, chương trình vũ trang của Nga trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ cung cấp khoảng 4,7 nghìn tỉ rúp ngân sách cho riêng Hải quân Nga. Với số tiền khổng lồ như vậy, dự kiến tới năm 2020, Hải quân Nga sẽ có trên 10 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình chiến lược Project 955 Borey (theo các nguồn khác, có thể sẽ là 8), 7 tàu ngầm hạt nhân đa năng Project 885 Yasen, 20 tàu ngầm thông thường (6 trong số đó là tàu ngầm diesel-điện tiên tiến Project 636.3 Varshavyanka), 14 tàu khu trục, 35 tàu hộ tống, 6 hộ tống cỡ nhỏ Project 21630 Buyan, 6 tàu đổ bộ cỡ lớn Project 1171.1, 4 tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral do Pháp sản xuất. Gần đây, tàu đổ bộ có sàn đáp trực thăng Mistral đầu tiên đã bắt đầu được đóng ở nhà máy đóng tàu ở Saint-Nazaire (Pháp). Dự kiến, chiếc đầu tiên trong số 2 tàu được đóng ở Pháp sẽ được biên chế trong Hải quân Nga vào năm 2015. Hai chiếc còn lại sẽ được đóng tại Nga theo giấy phép. Không dừng lại ở đó, Nga tiếp tục các chương trình xây dựng tàu ngầm hạt nhân mới. Tàu ngầm Project 885 Yasen đầu tiên có tên là Severodvinsk đang được thử nghiệm ở Biển Trắng. Dự kiến, tàu sẽ tham gia phục vụ trong Hải quân vào cuối năm 2012. Chiếc tiếp theo của lớp này - Kazan - được lên kế hoạch phục vụ vào năm 2015. Đứa con đầu lòng của Project 955 Borey, tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky, rõ ràng, sẽ là một phần của Hải quân Nga (theo kế hoạch sơ bộ, tàu đã phải đưa vào phục vụ từ ngày 29/7, cùng dịp ngày lễ của Hải quân Nga). Tuy nhiên, vấn đề về tên lửa R-30 Bulava chưa được giải quyết triệt để dẫn tới kế hoạch biên chế Yury Dolgoruky liên tục bị trì hoãn. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Project 955 Borey mang tên Alexander Nevsky sẽ phục vụ vào đầu năm 2013. Ngoài tàu ngầm và tàu đổ bộ tấn công mới, Nga cũng không xem nhẹ trang bị các tàu hộ tống nhỏ cho hải quân. Gần đây, đội tàu Caspian đã được trang bị tàu hộ tên lửa Dagestan mới thuộc Project 11.661 Gepard. Theo các phương tiện truyền thông Nga, tàu hộ vệ tên lửa Dagestan được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại, công nghệ khử từ tiên tiến làm các radar của kẻ thù gặp nhiều khó khăn để phát hiện. Tuy nhiên, điểm nổi bật, đây là tàu hộ tống nhỏ đầu tiên của Hải quân Nga được trang bị với hệ thống phóng tên lửa tối tân có tầm bắn xa 300 km và khả năng tấn công mục tiêu độ chính xác cao. Tàu Dagestan có khả năng chiến đấu đa năng và có thể hoạt động trong đội hình hạm đội hoặc độc lập. Khả năng chống tàu và phòng không mạnh mẽ và chỉ thiếu khả năng chống ngầm. (Đây chính là "người anh em" với bốn chiến hạm Gepard biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu loại này). Triển khai ở đâu? Để thực hiện được vai trò Hải quân Nga trên các vùng biển thế giới, theo các chuyên gia quân sự, việc tạo ra các căn cứ hậu cần trên bờ biển là điểm mấu chốt. Bởi không hạm đội không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình trên các đại dương nếu như không có một mạng lưới các căn cứ hải quân. Có vẻ như Hải quân Nga đang hình dung ra bối cảnh các đại dương trên thế giới đang nằm chọn trọng tay người Mỹ - đối thủ truyền kiếp và đang sở hữu nhiều căn cứ hải quân nằm rải rác trên khắp thế giới. Trong khi đó, Nga chỉ bó hẹp ở biển Baltic, bBiển Đen, biển Bắc và một vài nơi trên Thái Bình Dương, số lượng giới hạn các căn cứ hải quân trong nước này đã hạn chế đáng kể tiềm năng tác chiến. Ngoài các căn cứ trên, Nga có quân cảng hậu cần và sửa chữa ở Tartus (Syria) để phục vụ cho các hoạt động của tàu chiến khi được triển khai ở Địa Trung Hải và Vịnh Aden. Điều đáng nói là điện Kremlin vẫn đang cố gắng duy trì quân cảng này mặc dù gặp rất nhiều khó khăn để ngăn chặn những hành động hiếu chiến của phương Tây muốn lật đổ chế độ Bashar al-Assad. Trở lại trong năm 2010, Nga đã bắt đầu hiện đại hóa cảng Tartus để trở thành một căn cứ hải quân với đầy đủ khả năng triển khai các tàu chiến hạng nặng, gồm cả tàu tuần dương và tàu sân bay. Tầm quan trọng chiến lược của căn cứ ở Tartus là rõ ràng: nó ở gần biển Đỏ qua kênh đào Suez, có thể xuyên ra Ấn Độ Dương và sau đó tới Thái Bình Dương cũng nhanh chóng tiến ra Đại Tây Dương chỉ trong vài ngày thông qua bán đảo Gibraltar. Vì vậy, sẽ không chỉ là ở Vịnh Mexico, người Mỹ hoàn toàn có thể "chạm chán" tàu ngầm Nga ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới nếu như Hải quân Nga quyết tâm tìm lại vị thế mà họ đã từng đánh mất. (BDV news) |
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012
>> Hải quân Nga và giấc mộng tung hoành đại dương
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét