Trong khi cán cân sức mạnh hải quân nghiêng về phía Nhật Bản, cuộc chạm trán trên không cơ hội chia đều cho cả đôi bên, thậm chí có phần nghiêng về Trung Quốc. >> Hồ sơ vũ khí hạt nhân Trung Quốc (Kỳ 1) F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc. ăng thẳng Trung-Nhật liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã có phần giảm nhiệt so với trước. Tuy nhiên, cán cân sức mạnh quân sự luôn được tính đến trong các nấc thang tranh chấp giữa đôi bên. Khác với hải quân, ưu thế chất lượng nghiêng hẳn về phía Nhật Bản, chất lượng không quân Trung - Nhật tương đương nhau. Cả hai bên đều có trong biên chế những chiếc tiêm kích hiện đại nhất thế giới hiện nay. Không quân Nhật Bản, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu Tương tự như hải quân, Không quân Nhật Bản (Không quân Nhật Bản còn được gọi là Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản JASDF), luôn lấy chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Những chiếc máy bay của JASDF được trang bị những thiết bị điện tử tiên tiến nhất thế giới. F-2 Trong biên chế của JASDF, có tới 94 tiêm kích Mitsubishi F-2, đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Lockheed Martin với tỷ lệ 60/40. So với F-16, F-2 lớn hơn, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn để giảm trọng lượng và độ bộc lộ radar. F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc. Ngoài ra, F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt F-2 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA J/APG-1 biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á. Gần đây, khoảng 60 chiếc F-2 của JASDF đã được nâng cấp với một radar AESA mạnh hơn loại J/APG-2, tầm phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 1m2 ở cự ly tới 189km so với 130km của biến thể cũ. Khả năng không chiến với radar với tăng lên đến 40% so với chưa được nâng cấp. F-2 nâng cấp còn có khả năng trang bị tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM hay còn gọi là AMM-4B theo Nhật Bản. F-2 thường bị chê là quá đắt trong khi khả năng của nó không cao hơn so với F-16 Block 40, đơn giá của F-2 lên đến 110 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, sở dĩ đơn giá của F-2 cao là do số lượng sản xuất ít, nếu số lượng sản xuất nhiều hơn đơn giá sẽ giảm xuống. Lợi thế của F-2 là nó được trang bị radar AESA từ rất sớm trong khi loại radar tương tự từ Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển. Ngoài F-2, JASDF còn sở hữu 213 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không trong mọi thời tiết F-15J. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ sản xuất theo giấy phép tại Mitsubishi Heavy Industries. F-15J Ban đầu, phía Mỹ từ chối cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15. 14 chiếc đầu tiên bao gồm 2 chiếc F-15J và 12 chiếc biến thể 2 chổ ngồi dùng cho đào tạo phi công F-15DJ được sản xuất tại Mỹ. Về sau phía Mỹ đã đồng ý cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15J tại nước này và đây cũng là quốc gia duy nhất được Mỹ cấp phép sản xuất máy bay. Nhật Bản cũng là quốc gia sử dụng nhiều F-15 nhất ngoài Không quân Mỹ. Về cơ bản F-15J hoàn toàn giống với F-15 của Không quân Mỹ, điểm khác biệt là F-15J sử dụng hệ thống cảnh báo radar J/ALQ-8 và hệ thống chiến tranh điện tử J/ALQ-4 do Nhật Bản sản xuất. Những năm 2000 F-15J đã trải qua quá trình hiện đại hóa lớn, cập nhật các công nghệ điện tử hàng không mới nhất, đặc biệt trang bị radar AN/APG-63 V1, radar mới có khả năng theo dõi đồng thời 14 mục tiêu, tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, bổ sung hệ thống liên kết dữ liệu datalink-16. Ngoài ra JASDF còn có 117 chiếc máy bay phản lực F-4 Phantom-II. Tuy số máy bay này đã lạc hậu nhưng không vì thế mà khả năng không chiến của nó bị giảm đi. Đặc biệt, trong biên chế JASDF, khả năng chiến đấu của F-4 luôn được duy trì ở mức độ cao nhất. JASDF đã có kế hoạch thay thế phi đội F-4 bằng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo FX. Bên cạnh đó, Nhật Bản quyết định mua 42 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Với sự có mặt của tiêm kích thế hệ 5 này, JASDF có thể là lực lượng không quân đầu tiên của châu Á sở hữu phi đội tiêm kích tàng hình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Hiện thương vụ F-35 với Mỹ của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, liên quan đến vấn đề tài chính. Tuy nhiên, Nhật Bản đã có sự chuẩn bị riêng, cùng lúc đặt mua F-35, Nhật Bản tự lực phát triển thử nghiệm tiêm kích tàng hình ATD-X. Dự kiến, tiêm kích tàng hình này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2014. Một thế mạnh khác của Không quân Nhật Bản là họ có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không rất hùng hậu, gồm 4 chiếc AEW&C Boeing E-767 và 13 chiếc AWACS E-2C Hawkeye. Lực lượng này cung cấp khả năng cảnh báo sớm và chỉ huy trên không toàn diện. Máy bay vận tải các loại khoảng 157 chiếc. Không quân Trung Quốc số lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu Không quân Trung Quốc (PLAAF) là lực lượng lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga. Mua tiêm kích từ Nga, sau đó tự sản xuất trong nước, PLAAF sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại được sản xuất trong những năm 2000. PLAAF có khoảng 200 chiếc tiêm kích “con cưng” J-10. Đây là loại tiêm kích do Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản vẽ thiết kế tiêm kích Lavi và sự giúp đỡ âm thầm của Israel. Khả năng chiến đấu của J-10 là điều rất khó để kiểm chứng, bởi PLAAF là lực lượng duy nhất sử dụng loại tiêm kích này. F-15J phía trên và Su-30MKK phía dưới, máy bay nào hơn? Bên cạnh, PLAAF còn có Su-27SK/UBK với khoảng 76 chiếc, được sản xuất tại Nga, biên chế từ những năm 1990 khi bên nối lại quan hệ. Từ vốn liếng này, Trung Quốc đã sao chép và sản xuất J-11, J-11B/BS, tới này có khoảng 140 chiếc. Đặc biệt, PLAAF sở hữu trong biên chế 76 chiếc Su-30MKK, được xem là những chiếc tiêm kích thế hệ 4+ hiện đại nhất thế giới. Loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng này được đánh giá ngang ngửa, thậm chí, vượt trội ở một số lĩnh vực so với F-15E của Mỹ. Một biến thể khác, Su-30MK2 của PLAAF có khoảng 24 chiếc, được biên chế cho không quân hải quân nước này. Đây là những chiếc tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển hàng đầu thế giới hiện nay. Đây chính là điểm khác biệt so với JASDF. Ngoài những loại trên, Trung Quốc sở hữu một lực lượng chiến đấu cơ khá hùng hậu khác, gồm cường kích JH-7 khoảng 70 chiếc, những loại máy bay cũ hơn gồm có: J-8 khoảng 360 chiếc, J-7 (biến thể của Mig-21) khoảng 350 chiếc, máy bay ném bom chiến lược H-6 khoảng 120 chiếc, Q-5 khoảng 370 chiếc. Lực lượng chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của PLAAF có sự phục vụ của khoảng 5 chiếc KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở bộ khung máy bay vận tải IL-76 của Nga. Máy bay vận tải các loại khoảng 195 chiếc, PLAAF đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách so với Mỹ, Nga bằng chương trình phát triển tiêm kích tàng hình J-20, hiện tại đã có 3 nguyên mẫu của J-20 đang được phát triển dự kiến đi vào phục vụ trong năm 2018. Bên cạnh đó còn rất nhiều chương trình phát triển tiêm kích khác như : Tiêm kích trên hạm J-15, tiêm kích tàng hình J-31, tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18, rồi tiêm kích bom hạng nặng J-16. Đó là chưa kể đến tiêm kích tàng hình J-20 nổi như cồn trên mặt báo thời gian qua. Dù còn trong giai đoạn phát triển nhưng sự xuất hiện của J-20 cũng tạo lợi thế nhất định về mặt tâm lý cho Không uân Trung Quốc. Lợi thế nghiêng về Trung Quốc? Bỏ qua vấn đề số lượng bởi một cuộc chạm trán trên không mang tính quy ước giữa hàng trăm máy bay Trung - Nhật là điều rất khó xảy ra. Nếu có sẽ chỉ là cuộc chạm trán ngắn giữa các phi đội tiêm kích giữa hai bên và trong kịch bản như vậy, cơ hội có phần nghiêng về phía Trung Quốc. Trước hết, những chiếc F-15J, F-2 của Nhật Bản đã có tuổi đời phục vụ gần 20 năm trong khi những chiếc tiêm kích J-10, J-11B/BS, Su-30MKK/MK2 mới được sản xuất và đưa vào sử dụng chưa đầy 10 năm. Ngoài ra, JASDF không có loại tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Dù F-15J là một tiêm kích đa nhiệm, nhưng lịch sử tham chiến cho thấy nó phát huy hiệu quả cao hơn trong nhiệm vụ tấn công mặt đất. Trong khi đó, Trung Quốc có sự phục vụ của phi đội tiêm kích đánh biển chuyên nghiệp Su-30MK2. Một cuộc chạm trán không quân Trung-Nhật chỉ có thể diễn ra trên biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trong tình huống này lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc. Một bất lợi khác của Nhật Bản là khoảng cách về địa lý. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ cách Trung Quốc 120 hải lý và cách Nhật Bản tới 220 hải lý tính từ phía Tây đảo Okinawa. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012
>> Xung đột trên biển: Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản?
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
>> Khám phá 3 loại chiến đấu cơ chủ lực của Nhật Bản
Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được trang bị hơn 400 chiến đấu cơ gồm ba loại máy bay chủ lực Mitsubishi F-2, F-15J và F-4EJ. >> Tiềm lực quân đội Nhật Bản >> Tiêm kích Việt Nam có thêm "kiếm" mới Tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 có ngoại hình tương tự F-16. Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) được trang bị hơn 400 chiến đấu cơ gồm ba loại máy bay chủ lực Mitsubishi F-2, F-15J và F-4EJ. Tiêm kích F-2 – “Hội tụ tinh hoa” Tiêm kích F-2 là chiến đấu cơ mới nhất thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Có thể nói, thiết kế F-2 “hội tụ mọi tinh hoa” của nền công nghiệp Nhật Bản. Để chế tạo, Nhật Bản huy động tới 3 tập đoàn công nghiệp lớn phối hợp sản xuất. Chương trình phát triển F-2 bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm thay thế chiến đấu cơ F-1 lỗi thời. Năm 1987, JASDF quyết định lựa chọn biến thể F-16C (Mỹ) làm nền tảng phát triển máy bay mới. Năm 1988, Tập đoàn Mitsubishi được chọn làm nhà thầu chính cho chương trình. Các Tập đoàn Kawasaki và Fuji tham gia với tư cách nhà thầu phụ sản xuất các bộ phận trên máy bay. Ngoài ra, chương trình phát triển F-2 còn có sự hợp tác từ Mỹ. Tập đoàn Lockheed Martin – “cha đẻ” F-16 giúp chế tạo một số thành phần máy bay, chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhà thầu Nhật Bản. Năm 1997, việc thử nghiệm tiêm kích đa năng F-2 hoàn tất. Hiện nay, JASDF duy trì hoạt động 94 chiếc F-2, giá mỗi chiếc khá đắt 127 triệu USD. F-2 có ngoại hình tương tự F-16 với đặc điểm cánh tam giác, cửa hút gió làm mát động cơ đặt ở dưới thân máy bay. Về kích cỡ, F-2 có diện tích cánh lớn hơn 25% F-16, cửa hút gió và cánh đuôi đều lớn hơn. Một số bộ phận máy bay làm bằng vật liệu composite giúp làm giảm khối lượng tổng thể. Buồng lái F-2 thiết kế với tiêu chuẩn hiện đại như trang bị ba màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị tình trạng máy bay, vũ khí, thông số kỹ thuật bay. Máy bay tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại: radar mạng pha điện tử quét chủ động J/APG-1, hệ thống đối phó điện tử, hệ thống liên lạc… Về hỏa lực, F-2 bố trí một pháo ba nòng cỡ 20mm M61A1 trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần. Trên thân và cánh máy bay có 13 mấu treo mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9L (hoặc AAM-3 của Nhật), đối không tầm trung AIM-7F/M (hoặc AAM-4 của Nhật), tên lửa không đối hạm Type 80 (tầm bắn 50km) hoặc Type 93 (tầm bắn 170km), bom có điều khiển. F-2 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F110-GE-129 cho phép đạt tốc độ Mach 2, tầm bay gần 1.000km, trần bay 18.000m. Đại bàng F-15J F-15J là biến thể xuất khẩu cho Nhật Bản của tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết F-15C/D. Trong biên chế JASDF có khoảng 200 chiếc F-15J và F-15DJ (biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi) hoạt động. Trong 200 chiếc, ban đầu có một số F-15J được Tập đoàn McDonnell Douglas sản xuất. Sau đó, Mỹ bán giấy phép và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Tập đoàn Mitsubishi lắp ráp F-15J/DJ tại Nhật Bản. Những chiếc F-15J/DJ có ngoại hình giống hệt F-15C/D, máy bay trang bị các hệ thống điện tử hiện đại do Mỹ sản xuất. Cụ thể, tiêm kích F-15J lắp radar điều khiển hỏa lực AN/APG-63(V)1 cho phép theo dõi đồng thời 14 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, hệ thống đối phó điện tử AN/ALQ-135, hệ thống liên lạc hiện đại. Trong một số đợt nâng cấp tại Nhật sau này, F-15J trang bị các hệ thống radar cảnh báo sớm chống tên lửa do Nhật sản xuất. "Đại bàng" F-15J tung cánh. Máy bay thiết kế một pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 ở trong thân và 11 mấu treo trên thân và cánh mang hơn 7 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9/AAM-3, tầm trung AIM-7/AAM-4, bom không điều khiển Mk82, bom chùm CBU-87. F-15J không có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao. F-15J/DJ lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F-100-100 hoặc F-100-220 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h, trần bay 20.000m. "Con ma" F-4EJ Ngoài hai loại máy bay hiện đại F-2 và F-15J, JASDF còn duy trì 117 chiếc tiêm kích F-4EJ thế hệ cũ. Số máy bay này Nhật Bản mua của Mỹ từ năm 1968. Tương tự F-15J, phía Mỹ cũng bán giấy phép và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Tập đoàn Mitsubishi chế tạo F-4EJ trong nước. F-4EJ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ: đánh chặn tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không, hộ tống máy bay ném bom, tấn công mục tiêu mặt đất, áp chế hệ thống phòng không đối phương (tiêu diệt trạm radar hệ thống tên lửa đối không quân địch). Thiết kế từ những năm 1960 nên về hệ thống điện tử của F-4EJ có phần lạc hậu hơn các máy bay F-2 và F-15J. Máy bay trang bị radar đa chế độ AN/APG-66J có tầm phát hiện mục tiêu ngắn, 55km. Nhưng về mặt hỏa lực, F-4EJ có khả năng mang vũ khí không thua kém F-2 và thậm chí nhỉnh hơn F-15J, có thể công kích mục tiêu mặt đất bằng vũ khí chính xác cao. Tiêm kích - bom F-4EJ Phantom (con ma). F-4EJ mang được 8,4 tấn vũ khí trên 9 giá treo gồm các loại: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9/AAM-3, tầm trung AIM-7; tên lửa không đối đất có điều khiển AGM-65 Maverick, tên lửa chống radar AGM-88; bom có điều khiển GBU-10/12/15, bom chùm CBU-87, bom thông thường khác. F-4EJ trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-17A cho phép đạt tốc độ tối đa 2.370km/h, tầm bay 2.600km, trần bay 18.300m. Trước tình hình quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp, Nhật Bản đang cố gắng tăng cường phi đội máy bay chiến đấu thế hệ mới. Tháng 8/2012, Nhật Bản ký hợp đồng với Tập đoàn Lockheed Martin mua 4 tiêm kích F-35A với tổng trị giá khoảng 750 triệu USD. Tương lai, số lượng này có thể tăng thêm, hoặc Nhật Bản sẽ mua giấy phép sản xuất trong nước. Ngoài ra, Tập đoàn Mitsubishi thực hiện chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 ATD-X Shinshin đầy tham vọng. Dự kiến, mẫu thử ATD-X sẽ cất cánh lần đầu năm 2014. |
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
>> Tại sao Nhật Bản chọn F/A-18 đối đầu với J-20?
Báo chí Nhật Bản nhận định: Biến thể mới nhất của tiêm kích F/A-18 là F/A-18 E/F Super Hornet sẽ "đè bẹp" tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đụng độ giữa 2 nước. Trang mạng Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, Không quân Nhật Bản đã xem xét lựa chọn thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo cho chương trình FX. Căn cứ vào tình hình hiện tại, biến thể mới nhất của Boeing là F/A- 18 E/F Super Hornet là một sự lựa chọn hợp lý. Theo đó, biến thể mới nhất này hoàn toàn đủ khả năng để "khai tử" J-20 đang được phát triển của Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc đụng độ tại bờ biển Nhật Bản. F/A-18E/F Super Hornet sẽ khai tử tiêm kích J-20 của Trung Quốc? Tại sao lại là F/A-18 mà không phải F35 Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet. Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử APG-79 radar AESA, cho phép máy chiến không đối không và đối đất cùng lúc. Thực tế Không quân Nhật Bản quan tâm đến tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhiều hơn, nhưng chương trình phát triển loại máy bay này chậm trễ làm tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, mong muốn sở hữu F-35 vào năm 2017 của Nhật Bản gần như là không thể. Hơn nữa, Nhật Bản không phải là đối tác chính trong chương trình phát triển, nên nếu muốn sở hữu F-35, Nhật Bản phải nhận sau Không quân Mỹ và các nước tham gia chương trình. Lockheed Martin có quá nhiều việc phải làm trước khi có thể quan tâm đến Nhật Bản. Ngay cả khi chính phủ Nhật Bản xác nhận kiên quyết mua F-35, thời gian để triển khai hoạt động của tiêm kích này chưa thể xác định được. Rất có thể, khi đó, đơn giá của F-35 sẽ cao gấp 2-3 lần so với F/A- 18 E/F Super Hornet. Với tình hình hiện tại, không quân Nhật Bản cần máy bay chiến đấu mới để tăng cường năng lực tác chiến trước những diễn biến phức tạp của an ninh khu vực trong thời gian qua. Các chuyên gia quân sự Nhật Bản nhận định, F-35 có lợi thế lớn về khả năng tàng hình, có thể tiến hành các cuộc đột kích vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản hiện này là bảo vệ và đảm bảo được ưu thế trên không trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản. Quan trọng hơn cả là Nhật Bản muốn tìm kiếm một sự đối trọng với J-20, tiêm kiêm tiềm tàng sức mạnh mới của Không quân Trung Quốc. Quan hệ giữa 2 nước đang có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Shenkaku (hay Điếu Ngư theo tên gọi của Trung Quốc) Bản thân F/A- 18 E/F Super Hornet là tiêm kích được thiết kế để tác chiến biển, hơn nữa nếu sử dụng F/A- 18 E/F Super Hornet, Nhật Bản có thể hội nhập chung với các chương trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ. Sự quan tâm tăng cường năng lực tác chiến đường không của Nhật Bản tăng một cách đột biến sau sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc. Một quan chức phụ trách chương trình phát triển của F/A- 18 E/F Super Hornet tự tin tuyên bố, “J-20 hoàn toàn không phải là đối thủ của F/A- 18 E/F Super Hornet”. Trung Quốc "phản pháo" Ngay sau khi bài bình luận của trang Sankei Shimbun được công bố, trang tin Xinjunshi của Trung Quốc lập tức phản pháo và cho rằng đây là một lập luận hoàn toàn không có cơ sở. Khả năng của J-20 vẫn ở phía tương lai, hiện tại J-20 mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm. J-20 là một tiêm kích thế hệ 5 sự vượt trội về công nghệ là điều đương nhiên, động cơ, hệ thống điện tử hàng không, tốc độ, vũ khí, hiệu suất tổng thể của J-20 vẫn còn là câu chuyện ở phía trước và chưa thể xác nhận. Trang mạng này bình luận, theo nguyên lý cơ bản trong chiến đấu, dù cả hai đã mất đi khả năng tác chiến từ xa nhưng trước một cuộc không chiến tầm gần, ưu thế của tiêm kích thế hệ 5 vẫn là nỗi bật hơn. [BDV news] |
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
>> Nhật, Mỹ công bố chương trình hợp tác quốc phòng mới
Nhật và Mỹ vừa tuyên bố tiếp tục hợp tác trong chương trình phòng thủ tên lửa và những vấn đề an ninh chung. Nhật Bản và Mỹ vừa ký cam kết tiếp tục hợp tác với nhau trong chương tình phòng thủ tên lửa, an ninh mạng, lĩnh vực không gian cũng như mở rộng chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và các hoạt động thăm dò. "Chúng tôi đã nhất trí về một khung hợp tác sản xuất để chuyển phòng thủ tên lửa đánh chặn cho các bên thứ ba, tăng cường hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như lĩnh vực không gian và an ninh mạng", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói trong cuộc họp ngày 21/6. Trong chương trình lá chắn tên lửa, bộ trưởng Quốc Phòng của Nhật và Mỹ quyết định sẽ nghiên cứu kỹ thêm các vấn đề trước khi chuyển bản thiết kế tên lửa chống tên lửa SM-3 Block IIA cho các công ty sản xuất. Hai nước đồng ý cử ra Ủy ban chung về vũ khí và kỹ thuật quân sự để giám sát các hoạt động chuyển giao này. Nhật và Mỹ cũng đồng ý thúc đẩy đối thoại về đa dạng hóa nguồn cung cấp các nguồn tài nguyên quan trọng, vật liệu bao gồm năng lượng và đất hiếm. Tuyên bố của Ủy ban tư vấn an ninh Mỹ - Nhật cũng cho biết 2 bên đồng ý mở rộng các hoạt động đào tạo, tập huấn chung cũng như tiếp tục các hoạt động nghiên cứu chung của 2 bên. Ngoài ra, 2 nước tiếp tục mở rộng và chia sẻ thông tin tình báo, các dữ liệu giám sát và trinh sát để ngăn chặn và chủ động đối phó với các tình huống khác nhau trong khu vực. Mỹ cũng tái khẳng định sẽ bảo vệ Nhật Bản cũng như hòa bình và an ninh trong khu vực bằng cả những cách thông thường và lực lượng hạt nhân. Cụ thể, Mỹ cam kết sẽ điều chỉnh thế trận phòng thủ khu vực để giúp Nhật giải quyết những thách thức như sự gia tăng của công nghệ hạt nhân, tên lửa đạo đạo và các mối đe dọa đang phát triển khác đến từ không gian, đại dương và internet. Trong lĩnh vực không gian, 2 quốc gia thừa nhận tiềm năng hợp tác trong tương lai trong việc xây dựng hệ thống vệ tinh dẫn đường, nâng cao nhận thức về không gian dưa trên các vùng hàng hải và việc sử dụng các bộ cảm biến. 2 Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường khả năng phục hồi các cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm cả việc bảo mật hệ thống thông tin. Đặc biệt, nhiều thỏa thuận chiến lược giữa Nhật và Mỹ có liên quan đến các hoạt động gần đây của Trung Quốc và Triều Tiên. Theo đó, Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay mà Mỹ xem là mối đe dọa cho hải quân nước này. Đồng thời, Triều Tiên cũng được xem có những bước thành công trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, 2 bên cũng đặt nhiều sự quan tâm tới các thử nghiệm của hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc trong những năm gần đây. [BDV news] |
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011
>> Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Chu-SAM (Type-03) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa có cánh tầm thấp, tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và chiến thuật trong mọi điều kiện thời tiết, tình hình nhiễu phức tạp ở cự ly đến 50km. Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM dùng để thay thế các tổ hợp Hawk trong hệ thống phòng thủ của Nhật Bản, được bắt đầu chế tạo vào năm 1990 tại Viện nghiên cứu khoa học TRDI (Technical Research and Development Institute). Đây là sản phẩm hợp tác của Cục phòng vệ Nhật Bản và "Mitsubishi Electronics Corporation", với khoản ngân sách chi cho dự án chế tạo lên đến gần 10,7 tỷ USD. Chu-SAM được đưa vào thử nghiệm năm 2001 tại bãi thử White Sands ở bang New Mexico, Mỹ và triển khai năm 2002. Đến năm 2005, tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật Bản. Thành phần của tổ hợp gồm bệ phóng, xe vận chuyển - nạp, trạm điều khiển hoả lực, trạm radar đa năng. Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản Tất cả các phương tiện chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao (8x8). Trạm radar đa năng trang bị anten mạng pha chủ động, bảo đảm sục sạo và theo dõi đồng thời đến 100 mục tiêu trên không và cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm. Thông tin về tình hình trên không, thực trạng kỹ thuật của các thành phần tổ hợp và khả năng sẵn sàng phóng tên lửa được hiển thị trên màn hình bố trí tại trạm điều khiển hoả lực. Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis. Trên bệ phóng có thể bố trí 6 container vận chuyển – phóng tên lửa theo giao diện góc vuông. Trước khi phóng, bệ phóng được hiệu chỉnh đặt nằm ngang với sự hỗ trợ của 4 bộ kích thuỷ lực, các container vận chuyển - phóng được đặt thẳng đứng. Tên lửa của tổ hợp là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng có điều khiển, được trang bị đầu tự dẫn vô tuyến chủ động (đầu tự dẫn của tên lửa Type 99 lớp không đối không). Trọng lượng tên lửa – 580kg, dài – 4900mm, đường kính thân – 300mm, vận tốc tối đa – 2,5M. [Vitinfo news] |
Nhãn:
Bang New Mexico,
Bộ Quốc phòng Nhật,
Cục Phòng vệ Nhật Bản,
Không quân Nhật Bản,
Mitsubishi Electronics Corporation,
Tên lửa phòng không Chu-SAM
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)