Sau Algeria và Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến tiếp theo trong chuỗi những đối tác chiến lược của Moscow trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. >> Quân cảng Cam Ranh - Khắc tinh của đường lưỡi bò Việt Nam sẽ mua MiG-29SMT của Nga? Nga đang chứng tỏ rằng họ có ý định tăng cường vị trí của mình ở Đông Nam Á. Đó là kết luận của các chuyên gia sau một chuyến thăm Việt Nam gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Sau Algeria và Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược tiếp theo của Moscow trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Trong tương lai rất gần, Hà Nội sẽ được cung cấp thêm các hệ thống phòng thủ bờ biển, hệ thống tên lửa phòng không, các chiến đấu cơ và tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại. Học viện Quân sự Nga cũng sẽ bắt đầu đào tạo các cán bộ quân đội cho Việt Nam. Chuyến thăm Hà Nội của ông Shoigu có thể được coi là dấu mốc lịch sử. Ông đánh dấu sự trở lại đất nước mà Nga đã buộc phải rời khỏi trong đầu những năm 1990 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Vào thời điểm đó, Việt Nam là một trong những đồng minh quan trọng và là đối tác trong khu vực của Liên Xô. Moscow và Hà Nội thường xuyên trao đổi hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật – quân sự. Trong đó, cảng Cam Ranh của Việt Nam đã từng là một cơ sở hậu cần kỹ thuật, một căn cứ hải quân quan trọng của Hải quân Nga bên bờ Biển Đông. Nhưng sau 25 đóng quân và hết hạn trong thỏa thuận cho thuê căn cứ được 2 bên ký kết từ năm 1979, Moscow đã rời khỏi căn cứ này do thiếu kinh phí quân sự. Nhưng đến tháng 10/2008, một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước đã được mở ra sau chuyến thăm tới Moscow của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, một bản ghi nhớ liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực này đã được ký kết đến năm 2020. Kết quả là, trong 3 năm qua, Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự, vũ khí có tổng trị giá hơn 5,5 tỷ USD. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) đánh giá: "Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự. Nga cung cấp cho đất nước này các tàu ngầm, tàu tên lửa, chiến đấu cơ hiện đại và cả những vũ khí hàng không. Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng của Nga trên nhiều lĩnh vực liên quan khác. Đặc biệt, Nga đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam và sản xuất dầu khí ở vùng ven biển ngoài khơi nước này". Quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Hà Nội và Moscow là thỏa thuận cung cấp 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V trị giá 1,5 tỷ USD. Những máy bay này thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, loại máy bay huấn luyện chiến đấu mới nhất là Yak-130 của Nga cũng đang chờ đợi được tiếp nhận ở thị trường Việt Nam. Trong danh sách vũ khí mà Việt Nam mong muốn có được từ Nga bao gồm cả loại chiến đấu cơ MiG-29SMT và một lô máy bay vận tải quân sự Il-476 với các động cơ PS-90A mới. Việc sản xuất đối với loại máy bay vận tải mới nhất này được thực hiện vào cuối năm nay tại nhà máy hàng không Aviastar ở Ulyanovsk. Thêm nữa, tập đoàn sản xuất may bay Sukhoi cũng đang đàm phán với Việt Nam để thành lập một trung tâm bảo dưỡng máy bay Su-30. (Báo phunutoday) |
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013
>> Việt Nam sẽ mua MiG-29SMT của Nga?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét