Sau nhiều năm tháng chờ đợi, Trung Quốc đã được sở hữu tàu đổ bộ đệm khí “khủng” nhất thế giới hiện nay. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan Ngày 12/4, Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) đã tổ chức buổi lễ bàn giao tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon cho Trung Quốc tại nhà máy Feodosiya. Việc bàn giao chiếc tàu đổ bộ đệm khí này là một phần trong hợp đồng trị giá 350 triệu USD mua 4 tàu Project 958 giữa Ukraine và Trung Quốc được ký kết vào năm 2009. Theo các điều khoản, 2 tàu sẽ được đóng tại Ukraine và còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chuyển giao công nghệ và giám sát từ các chuyên gia của Ukraine. Về nguồn gốc của tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Trong khi phía Nga cho rằng thực chất Project 958 Bizon chính là tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của nước này (chế tạo dưới thời Liên Xô). Về phần, Ukraine thì khăng khăng khẳng định Project 958 Bizon là thiết kế mới hoàn toàn. Vậy thực hư việc này thế nào? Không có Nga, còn Ukraine Nhằm tăng cường lực lượng đổ bộ đường biển cho hải quân, những năm 1990 Trung Quốc đã ngỏ ý với Nga mua tàu bổ độ đệm khí Project 12322 Zubr. Đây được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới. Họ đã đàm phán với Nga hơn 10 năm trời để mua Project 12322 Zubr cùng công nghệ, song vô hiệu. Một trong những nguyên nhân đàm phán đổ vỡ là do “cha đẻ” - Viện thiết kế TsMKB Almaz (Nga) chỉ chấp nhận chuyển giao tài liệu kỹ thuật sau khi nước này mua 10-15 tàu do họ đóng (đơn giá mỗi chiếc khoảng 65 triệu USD). Tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của Nga. Mặc khác, Nga chắc chắn không muốn chia sẻ bản quyền công nghệ loại tàu nhạy cảm này. Nó có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở vùng Viễn Đông, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng nó để chống lại nước Nga. Bị Nga từ chối, Trung Quốc tìm tới “nhờ vả” Ukraine. Mặc dù tàu đổ bộ Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga dưới thời Liên Xô, nhưng sau 1991 một vài chiếc đã được chia cho Ukraine. Vì thế, nước này cũng nắm những công nghệ chế tạo cùng những tài liệu kỹ thuật quan trọng liên quan tới loại tàu này. “Vận may” lúc đó đã mỉm cười vời người Trung Quốc, phía Ukraine nhanh chóng gật đầu sẵn sàng chế tạo loại tàu đệm khí này. Đặc biệt, họ sẵn sàng cấp giấy phép sản xuất cho Trung Quốc chế tạo trong nước. Người "anh em sinh đôi" Project 12322 Zubr mang tên Project 958 Bizon. Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Project 12322 Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine. Bất chấp những cảnh báo từ phía Nga, Ukraine vẫn thực hiện hợp đồng này cho phía Trung Quốc và bắt tay đóng mới 2 tàu đổ bộ đệm khí được gọi là Project 958 Bizon nhằm tạo một tên gọi khác so với Project 12322 của Nga. Ukraine luôn khẳng định đây là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng lập luận nước này đưa ra không thuyết phục. Thực sự, Project 958 Bizon như là “anh em sinh đôi” với Project 12322. Tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Tuy Ukraine không công bố chi tiết thông số kỹ thuật của Project 958 Bizon nhưng căn cứ vào tàu Project 12322 Zubr có thể lờ mờ ước đoán được thông tin về tàu đổ bộ Trung Quốc mới nhận. Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m, chiều cao tối đa trên đệm khí 21,9 m. Với kích thước này, nó được xem là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Và đương nhiên Project 958 Bizon được chia sẻ một phần danh hiệu này. Tàu được trang bị 5 động cơ tuốc bin khí công suất 10.000 mã lực, cự ly hành trình hơn 300 hải lý ở tốc độ 108 km/h và 1.000 hải lý ở tốc độ 99km/h, thời gian hoạt động độc lập 5 ngày, thủy thủ đoàn 27 người. Project 12322 Zubr thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ. Loại tàu này có thể chở hàng trăm binh lính và phương tiện cơ giới chiến đấu. Ảnh minh họa Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể chứa thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính). Vũ khí gồm hệ thống pháo phản lực phóng loạt A-22 Ogon dùng để yểm trợ hỏa lực quân đổ bộ. Hệ thống thiết kế với 2 bệ MS-227 22 nòng cỡ 140mm (cơ số 66 quả) với tầm bắn 800-4.500m. Tuy nhiên, không rõ biến thể Zubr do Ukraine sản xuất có được trang bị hệ thống rocket phóng loạt này hay không? Ngoài ra, tàu còn có 2 pháo phòng không cao tốc АK-630 (cơ số đạn 3.000 viên) và 8 tên lửa đối không Igla-S. Đặc biệt, tàu còn có thiết bị rải thủy lôi 20-80 quả tùy theo chủng loại. Việc Trung Quốc tiếp nhận loại tàu đổ bộ đệm khí khủng này khiến dư luận các nước trong khu vực tiếp tục đặt dấu hỏi về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc. Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên tuyên bố “sự trỗi dậy hòa bình” của họ. Nhưng rõ ràng đây là loại tàu được sử dụng cho mục đích chủ động tấn công. (Tổng hợp) |
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
>> TQ sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét