- (VietnamDefence) Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm đánh chiếm Đài Loan sẽ khơi ngòi cho cuộc đối đầu với Hải quân và Không quân Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị để đối phó với mối đe dọa đang gia tăng này chưa?
Ngày 9.8.2015: 4 giờ 00
Cuộc chiến giành Đài Loan mở màn lúc sáng sớm. Không hề có các cuộc pháo kích của hải quân hay các làn sóng máy bay ném bom: Đó là cách mà các cuộc chiến ở Thái Bình Dương được tiến hành 70 năm trước. Thay vào đó, 1.200 tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn bay lên từ các xe hạng nặng trên đại lục Trung Quốc.
Mạng lưới phòng không khiêm tốn của Đài Loan - đó là các tên lửa đánh chặn I-Hawk và Patriot được triển khai tản mạn - khai hỏa bắn vào vào mấy chục đầu đạn đang lao đến. Đó là một hành động vô ích. Cuộc tập kích ồ ạt áp đảo các lực lượng phòng không khi hàng trăm đầu đạn tên lửa làm nổ tung các căn cứ quân sự và sân bay. Không quân Đài Loan bị ghìm chặt dưới đất, và nếu Trung Quốc duy trì được ưu thế trên không trên eo biển Đài Loan, họ có thể phát động một cuộc tấn công. Binh sĩ Đài Loan được động viên tập trung tại Đài Bắc và chiếm lĩnh các vị trí trên các bãi biển đối diện Trung Quốc, chỉ cách 100 hải lý về phía Tây. Song họ biết điều thế giới biết: Đây không còn là cuộc chiến đấu của Đài Loan. Đó là trận đánh giữa một siêu cường già cỗi và một siêu cường mới. Kể từ năm 1949, khi các lực lượng quốc dân đảng thoái lui ra Đài Loan sau chiến thắng của quân đội cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa, Bắc Kinh đã coi hòn đảo này là một tỉnh phản loạn của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Lúc này, năm 2015, chỉ có Mỹ có thể mang lại cho Đài Loan sự bảo vệ trước các máy bay chiến đấu và hạm đội tấn côngcủa Trung Quốc.
Tàu sân bay ở gần nhất là USS Nimitz, tàu này vừa rời cảng Yokosuka trên vịnh Tokyo, Nhật Bản khi các quả tên lửa rơi xuống Đài Loan. Mặc dù Bắc Kinh đã hứa tấn công bất kỳ kẻ nào can thiệp vào “chiến dịnh an ninh nội địa” này, Tổng thống Mỹ vẫn hạ lệnh cho tàu Nimitz và lực lượng hộ tống tiến đến eo biển Đài Loan. Cụm tàu sân bay chiến đấu Nimitz cần ít nhất 2 ngày để tàu sân bay đến được eo biển, cách 1.300 hải lý về phía Tây Nam. Cụm tàu sân bay khác ở gần nhất là ở Trân Châu cảng, cách đó 6 ngày đường.
Cho đến khi tàu Nimitz đến được, nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo phải do căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản, cách Đài Loan 400 hải lý về phía Đông Bắc.
Lúc 5 giờ 15, các phi công Không quân Mỹ cất cánh trên 40 máy bay tiêm kích F-15E để tiến hành tuần tra chiến đấu bên trên đảo Đài Loan. Một nửa số máy bay đó đã ở trên không khi căn cứ Kadena bị tấn công. Trước hết, những thông điệp hỏng hóc bắt đầu xuất hiện trên các màn hình máy tính. Các hệ thống phòng không hiện đại chia sẻ thông tin từ các sensor (phương tiện phát hiện) và dữ liệu mục tiêu để phối hợp hiệp đồng tốt hơn, nhưng kết nối này sắp trở nên khó khăn. Một đội quân hacker hoạt động trên khắp Trung Quốc đang công phá các mạng máy tính của căn cứ làm tê liệt các đường kết nối với các các màn hình số của các trắc thủ radar đang chập chờn và nhiễu loạn bằng các dữ liệu giả và mâu thuẫn.
Tiếp đó, các vệ tinh báo động sớm phát hiện luồng phụt hồng ngoại của 25 tên lửa đường đạn phóng từ Hoa lục. 5 quả nổ tung trên quỹ đạo xé nhỏ các vệ tinh thông tin và chụp ảnh của Mỹ. Tuy cả Mỹ và Trung Quốc đã bắn rơi các vệ tinh trong các cuộc thử nghiệm, song đây là lần đầu tiên bùng nổ chiến tranh nóng trong vũ trụ và nó làm mù một phần các lực lượng Mỹ.
20 quả tên lửa còn lại quay về khí quyển bên trên đảo Okinawa. Các đại đội tên lửa Patriot của căn cứ Kadena khai hỏa phóng tên lửa chặn đánh, nhưng chúng đã mất kết nối mạng và hoạt động hỗn loạn - 10 quả tên lửa Trung Quốc đã bị bắn trúng bởi nhiều tên lửa đánh chặn, nhưng một số lượng tên lửa Trung Quốc như thế đã lọt qua màn chắn phòng thủ và tấn công Kadena.
Một số đầu đạn dẫn bằng GPS có chứa các bom con cày nát 2 đường băng của căn cứ. Các đầu đạn khác nổ tung bên trên căn cắt, tàn phá các doanh trại, các anten radar và các hăng-ga. Kadena chưa bị hủy diệt, nhưng cho đến khi các đường băng được khôi phục, nó vẫn đứng ngoài cuộc chiến. Các máy bay F-15 trên đường bay đến Đài Loan phải quay về Guam, cách đó 1.300 hải lý về phía Đông Nam - chúng có đủ tầm bay đến bay đến căn cứ ở đó, song chỉ có Kadena là đủ gần để tiến hành các phi vụ tuần tra chiến đấu hiệu quả. Các máy bay tàng hình F-22 đóng tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii, lúc nay cũng không thể hạ cánh xuống các đường băn bị cày nát của căn cứ để chi viện cho các máy bay F-15. Trong khi lực lượng của căn cứ Kadena bị loại khỏi vòng chiến, tàu sân bay Nimitz và đội tàu hộ tống gồm 8 tàu, trong đó có các tàu khu trục tên lửa Aegis và 2 tàu ngầm đang hết tốc lực lao đến một kẻ thù sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm và kho tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất, trên không và trên biển lớn nhất thế giới. Khoảng 8 giờ sau cuộc tập kích ồ ạt Đài Loan, tiếng còi điện bắt đầu vâng lên ầm ĩ trên boong tàu Nimitz và các tàu hộ tống của nó. Trên trời xuất hiện nhiều tên lửa hơn nữa, lần này lao thẳng đến cụm tàu sân bay. Eo biển Đài Loan vẫn còn cách đó hơn 1.000 hải lý, nhưng chiến tranh đã đến với tàu Nimitz. Bay sát mặt biển Thái Bình Dương là 4 tên lửa siêu âm bay nhanh hơn tiếng gầm rú của chính chúng.
Những cơ hội để một cuộc chiến Trung-Mỹ không xảy ra vào năm 2015 hoặc bất kỳ thời điểm nào khác
Trong những hoàn cảnh bình thường, một cuộc chiến giành Đài Loan đơn thuần là quá đắt đỏ để cả hai bên phát động, nhất là khi có cả nguy cơ leo thang hạt nhân. Nhưng hoàn cảnh thì không phải lúc nào cũng bình thường.
“Tôi thường bị chỉ trích vì nói điều đó, song tôi nghĩ Bắc Kinh có khả năng hành động một cách bất hợp lý khi có liên quan đến Đài Loan”, Chuẩn đô đốc (về hưu) Eric McVadon, người từng là tùy viên hải quân ở Bắc Kinh và hiện là cố vấn cao cấp về nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của Viện Phân tích chính sách đối ngoại (Institute for Foreign Policy Analysis) ở Cambridge, Massachusetts, cho biết. “Họ bị ám ảnh bởi Đài Loan. Trong một ngày nào đó, hoàn toàn có thể để người ta đứng quanh một cái bàn trong bộ chính trị ở Bắc Kinh, và ai đó làm cho quả bóng lăn. Và khi nó dừng lại, chúng ta đã có mặt trong một cuộc chiến”.
Yếu tố quyết định có thể là bất cứ điều gì, từ sự bất ổn ở các tỉnh nông thôn ngày càng bất trị của Trung Quốc cho đến chủ nghĩa dân tộc Đài Loan hung hăng và to tiếng. Tuy vậy, giống như nhiều trò chơi chiến tranh của Lầu Năm góc, cuộc xung đột tưởng tượng này không liên quan đến các hành động chính trị tiềm tàng mà thay vào đó là liên quan đến việc đánh giá các khả năng quân sự của Trung Quốc. Kịch bản dựa trên các phân tích bởi các tổ chức nghiên cứu dân sự, trong đó có RAND Corp., các sách trắng quốc phòng và các cuộc phỏng vấn các quan chức cao cấp Lầu Năm góc.
Nguy cơ của một cuộc chiến có thể còn xa xôi, song chiến lược của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận các chiến trường gần bờ biển Trung Quốc - và những vũ khí để làm được việc đó - chắn chắn đã có.
Kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, quân đội Trung Quốc đã chuyển từ việc nghiên cứu học thuật cách thức đánh bại các tàu sân bay Mỹ trên các biển Hoa Đông và Biển Đông sang mua sắm và chế tạo các vũ khí để biến kế hoạch đó thành một hiện thực chiến lược. Đây không phải là việc xây dựng quân đội thời chiến tranh lạnh nhằm phát động hoặc răn đe, ngăn chặn một cuộc chiến hủy diệt cuối cùng. Đó là một lực lượng xây dựng để chiến thắng một cuộc chiến tranh cục bộ hạn chế, ví dụ để buộc Mỹ đứng đủ xa để Trung Quốc chiến thắng Đài Loan.
Kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ đã cho phép quân đội nước này nhanh chóng mở rộng kho tên lửa hành trình nhằm vào Đài Loan, và các tên lửa đường đạn nhiều tầng có tầm đủ để tấn công phần lớn châu Á. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đã mua các tàu ngầm, trong đó có ít nhất 12 tàu ngầm điện-diesel siêu êm mua từ Nga và đang phát triển một đội máy bay chiến đấu lớn.
Nhưng vũ khí mới nguy hiểm nhất của Trung Quốc có thể là tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM),được thiết kế chuyên để tấn công tàu sân bay đang di chuyển.
Mỹ có 11 tàu sân bay. Để giành thắng lợi trong một cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc sẽ không phải tiêu diệt tất cả số đó, mà chỉ cần vài chiếc có khả năng xuất hiện để phản ứng với hoạt động chiến sự ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp Lầu Năm góc đang trở nên lo lắng hơn về kho vũ khí của Trung Quốc. Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương đã nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng 3.2010 rằng, “Những tiến bộ tiếp tục của quân đội Trung Quốc xác nhận xu hướng làm thay đổi sự cân bằng quân sự xuyên eo biển có lợi cho Bắc Kinh”.
Tháng 6.2010, phát biểu tại Hội châu Á tại Washington, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nói thêm rằng, ông đã “chuyển từ tò mò đến thực sự lo ngại” về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc.
Một người có khả năng đối mặt người Trung Quốc trong chiến đấu là Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh đương nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, coi việc chuẩn bị là một cách để tránh cuộc chiến đấu trong tương lai.
“Khi chúng ta thấy những tiến triển này, như ASBM, chúng là những tiến triển công nghệ mà chúng ta tôn trọng, song không nên sợ hãi”, ông Walsh nói. “Yếu tố then chốt của bất kỳ chiến lược răn đe nào là làm rõ với những người có khả năng sử dụng những phương tiện công nghệ đó rằng, chúng ta có những phương tiện để chống lại nó và duy trì ưu thế công nghệ”.
Ngay lúc này, dường như người Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang mới. Khi RAND đưa ra báo cáo năm 2000 mô tả hậu quả tiềm tàng của một cuộc xung đột Trung-Mỹ xung quanh Đài Loan, Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến một cách ngon lành.
9 năm sau, tổ chức nghiên cứu này xem xét lại bản phân tích của mình, có tính đến lực lượng không quân được nâng cấp của Bắc Kinh, việc họ đặt trọng tâm vào chiến tranh điều khiển học và khả năng sử dụng tên lửa đường đạn để loại khỏi vòng chiến các vệ tinh của Mỹ.
Kết luận mới của RAND là: Mỹ cuối cùng có thể thất bại trong cuộc chiến tranh không quân và một cuộc xung đột tổng lực có thể sẽ khó khăn hơn và đắt đỏ hơn nhiều người tưởng tượng.
(Sưu tầm VietnamDefence)
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại chiến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại chiến. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011
>> Đại chiến Mỹ-Trung 2015: Một kịch bản
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)