Pháo phòng thủ bờ biển A-222 Bereg E thiết kế tiêu diệt tàu chiến đấu, tàu đổ bộ đối phương.
Ngày nay A-222 là pháo bờ biển duy nhất được phát triển kể từ sau khi vai trò của pháo binh nói chung bị kỹ thuật tên lửa lấn át.
Pháo bờ biển có lịch sử phát triển lâu đời, xuất hiện kể từ các cuộc chiến thế kỷ 14, pháo bờ biển từ đó liên tục phát triển, trở thành vũ khí không thể thiếu bảo vệ bờ biển mỗi quốc gia. Pháo bờ biển phát triển tới đỉnh cao trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 với những khẩu siêu pháo cờ nòng lớn, tầm bắn xa, sức công phá mạnh nhưng trọng lượng lớn, cồng kềnh. Sau thế chiến thứ hai, với sự ra đời của tên lửa làm vai trò của pháo dần lu mờ. Ánh hào quang chuyển sang vũ khí áp dụng công nghệ tên lửa với đặc tính kỹ thuật vượt trội như gọn nhẹ hơn, đạt tốc độ lớn, tầm bắn gấp nhiều lần với độ chính xác cao. Không ngoa khi nói rằng, đã có lúc "tên lửa đá văng pháo" ra khỏi vị trí "vua chiến trường". Sau một thời kỳ không được phát triển pháo binh mặt đất dần lấy lại được vị thế. Nhưng, bên bờ biển, pháo hạm cỡ lớn và pháo bảo vệ bờ biển hầu như không còn được đầu tư nghiên cứu. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước có nền công nghiệp quốc phòng mạnh trên thế giới không tiến hành các chương trình phát triển pháo bờ biển mới. Cho tới ngày nay, tưởng như pháo bờ biển đã tuyệt diệt hoàn toàn vậy mà vào năm 2003, Nga chính thức đưa vào biên chế tổ hợp pháo bờ biển tự hành A-222 Bereg E. Có thể nói, ngày này, Bereg E là pháo bờ biển không có đối thủ trên thế giới, bởi lẽ đơn giản nó là duy nhất. Bereg E thiết kế để tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên biển với tốc độ cao như, tàu đổ bộ cỡ nhỏ, tàu tấn công cao tốc, tàu đệm khí ở cự ly gần. Hoặc khi cần thiết, nó có thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất. Xe pháo tự hành 130mm tổ hợp Bereg E (trái) "sánh vai" xe mang ống phóng tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh. Một nhiệm vụ khác của Bereg E là nhằm hỗ trợ hỏa lực cho tổ hợp tên lửa bờ trong “vùng chết” (cự ly 7-25km). Trong khoảng đó, một số tên lửa bờ biển thế hệ cũ không thể tiêu diệt mục tiêu. Ví dụ, đạn tên lửa P-15M của tổ hợp 4K51 Rubezh chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng 8km trở lên, đạn tên lửa P-35 tổ hợp 4K44 Redut có tầm bắn hiệu quả từ 15km trở lên. Tổ hợp pháo Bereg E biên chế với: 6 xe pháo tự hành; 1 xe đài điều khiển hỏa lực và 1-2 xe phục vụ chiến đấu. Tất cả đều dùng khung gầm xe vận tải hạng nặng bánh hơi MAZ-543M. Trong đó: - Xe pháo tự hành thiết kế một tháp pháo cỡ nòng 130mm kết hợp thiết bị nạp đạn bán tự động cho phép nó đạt tốc độ bắn 10 viên/phút. Pháo 130mm có thể bắn đạn thuốc nổ mạnh, thuốc nổ phân mảnh, đạn pháo sáng hoặc đạn tự dẫn laser (lượng đạn dự trữ 40 viên). Tầm bắn tối đa của pháo khoảng 27km. Khẩu đội pháo cần 8 binh sĩ vận hành.) - Xe đài điều khiển làm nhiệm vụ chỉ huy hỏa lực tổ hợp, thiết kế với các trang thiết bị sau: radar, tổ hợp trinh sát quang tuyến truyền hình gồm thiết bị máy đo xa laser và kính ngắm xác định mục tiêu, máy tính kỹ thuật số tính toán phần tử bắn, thiết bị kiểm tra đánh giá kết quả tấn công mục tiêu, thiết bị mô phỏng dùng huấn luyện kíp chiến đấu và các thiết bị hỗ trợ chiến đấu. Hệ thống điều khiển hỏa lực Bereg có thể phát hiện và tính toán phần tử bắn đối với 4 mục tiêu, chỉ huy bắn 2 mục tiêu cùng lúc trong môi trường đối phương gây nhiễu điện tử tích cực – tiêu cực. - Xe phục vụ chiến đấu được dùng để cung cấp nguồn điện (với 2 máy diesel, lượng dự trữ dầu đủ dùng trong 7 ngày) cho xe điều khiển và xe pháo. Cùng với đó là chỗ ăn, nghỉ, y tế cho kíp chiến đấu. Hiện nay, các tổ hợp A-222 Bereg E trang bị cho lữ đoàn pháo – tên lửa bờ biển số 111 của Nga. Đơn vị này ngoài Bereg E còn có các tiểu đoàn trang bị tổ hợp 4K44 Redut và Bastion P. Hoàn toàn có thể coi Bereg E là "không có đối thủ" trên thế giới vì không có một quốc gia nào còn phát triển vũ khí này. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn A-222 Bereg E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn A-222 Bereg E. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
>> A-222 Bereg E - pháo 'không đối thủ'
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)