Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa 4K51 Rubezh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa 4K51 Rubezh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa 4K51 Rubezh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

>> Có phải Việt Nam "dửng dưng" với Barhmos ?

BrahMos chỉ được Nga- Ấn Độ phê chuẩn bán cho 15 nước. Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn nhưng bị từ chối còn Việt Nam tại sao lại bỏ qua cơ hội này?

>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"

Theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể sẽ không mua tên lửa BrahMos hoặc chí ít là nếu mua, cũng sẽ mất ít nhất là vài năm nữa.
Tại sao Việt Nam lại bỏ qua cơ hội sở hữu một vũ khí quan trọng và đầy sức mạnh như BrahMos? Có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Ưu tiên cho vùng biển xa

Những căng thẳng ở biển Đông khiến việc tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là lực lượng Hải quân, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, sở hữu tên lửa BrahMos là một động thái hết sức hợp lý, Tuy nhiên, nếu tinh ý hơn một chút trong vấn đề biển Đông, chúng ta có thể hiểu: "Vì sao Việt Nam không hay đúng hơn là chưa mua BrahMos trong tương lai gần?"

Nếu mua BrahMos hiện nay thì Việt Nam chỉ có thể mua tổ hợp tên lửa bờ với tầm bắn khoảng 300 km. Với tầm bắn này, tên lửa BrahMos chỉ phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, chứ không phải là một vũ khí chuyên dụng để chống tàu trên vùng biển xa.
Các vùng biển chủ quyền có nguy cơ xảy ra xung đột của Việt Nam đều là những vùng biển xa như khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cách bờ biển trên 400 km, do vậy, BrahMos khó phát huy được hiệu quả.

Ngược lại, hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam hiện nay khá mạnh với lá chắn thép Bastion sử dụng phiên bản tên lửa Yakhont, với tính năng tương đương BrahMos cũng như nhiều hệ thống tên lửa khác như Rubezh, Redut, đảm bảo hỏa lực nhiều lớp từ xa tới gần.
Do vậy, với tiềm lực tài chính có hạn, Việt Nam sẽ ưu tiên cho việc tăng cường sức mạnh trên biển xa như đóng các tàu tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa chống tàu khác, mua tàu ngầm Kilo 636, máy bay Su-30MK2V, máy bay tuần thám...

Vì sao Việt Nam bỏ qua "cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bờ biển Việt Nam được bảo vệ vững chắc với bộ ba tên lửa bờ Bastion, Redut, Rubezh

2. Tên lửa “made in Vietnam” Kh-35E

Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga trong dự án tên lửa chống tàu BrahMos.

Bản tin ngày 15/2/2012 của hãng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".

Kh-35 được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molniya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Có thể nói rằng Kh-35 là loại tên lửa đối hải chủ lực của Việt Nam hiện nay.

Kh-35 còn có thể phát triển hơn nữa với tổ hợp Bal-E, phiên bản trên máy bay Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K.
So với Yakhont thì tên lửa Kh-35 có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt.

Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo biến thể Kh-35UE có tầm bắn tới 260 km. Như vậy với dự án sản xuất Kh-35 thì càng dễ hiểu khi Việt Nam không vội mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E tầm bắn 130 km

Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cũng có thông tin là dự án sẽ chế tạo tên lửa Kh-35UE với tầm bắn lên đến 260 km

3. Chỉ mua hàng đã được sàng lọc

Việt Nam với một tiềm lực tài chính có hạn cùng với phương châm vũ khí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” nên thường lựa chọn những vũ khí đã chứng tỏ được hiệu quả qua quá trình sử dụng chứ không phải là những phiên bản đời đầu. Có thể thấy điều này khi Việt Nam mua S-300PMU1 chứ không phải là S-300, mua Su-30MK2 và Su-30MK2V chứ không phải là Su-30.
Với cách lựa chọn này thì Việt Nam luôn có được loại vũ khí hoàn chỉnh do được nâng cấp, cải tiến sau một thời gian dài sử dụng, từ đó tránh được những lãng phí về mặt đầu tư.

Tất nhiên, điều này cũng có hạn chế là không có được ưu thế trước đối phương về loại vũ khí mới nhất nhưng thực ra, các loại vũ khí mới đều cần một thời gian huấn luyện khá dài mới phát huy được hiệu quả nên chưa hẳn đã giành ngay ưu thế khi sử dụng.
Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa vũ khí cũng cần được xem xét trong trường hợp này. Dựa theo xu thế đó, có thể thấy BrahMos vẫn có khả năng được Việt Nam chọn mua sau một thời gian nữa nếu như đáp ứng được tiêu chí độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và chứng tỏ được các điều sau:

Phiên bản phóng từ máy bay Su-30MKI đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ấn Độ dự định thử nghiệm vào năm 2014. Khi đó, có thể các Su-30MK2 của Việt Nam cũng sẽ được trang bị tên lửa loại này để tăng cường sức mạnh trên biển Đông.

Phiên bản trang bị trên tàu có thể tích hợp vào các tàu nhỏ gọn hơn mà Việt Nam sở hữu. Hiện nay tàu nhỏ nhất được trang bị BrahMos của Ấn Độ là tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn, mang theo 8 tên lửa BrahMos. Lượng giãn nước hơn hai lần so với tàu lớn nhất của Việt Nam là hai tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ với lượng giãn nước là 2.100 tấn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ phóng từ MiG-29
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) phóng tên lửa BrahMos
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu lớn nhất của Việt Nam lớp Gepard 3.9 lượng giãn nước 2.100 tấn được trang bị 8 tên lửa Kh-35E.

Với các lý do trên có thể giải thích vì sao trong tương lai gần Việt Nam sẽ chưa mua tên lửa BrahMos. Hy vọng trong tương lai, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại hơn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước.


Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

>> A-222 Bereg E - pháo 'không đối thủ'


Pháo phòng thủ bờ biển A-222 Bereg E thiết kế tiêu diệt tàu chiến đấu, tàu đổ bộ đối phương.

Ngày nay A-222 là pháo bờ biển duy nhất được phát triển kể từ sau khi vai trò của pháo binh nói chung bị kỹ thuật tên lửa lấn át.

Pháo bờ biển có lịch sử phát triển lâu đời, xuất hiện kể từ các cuộc chiến thế kỷ 14, pháo bờ biển từ đó liên tục phát triển, trở thành vũ khí không thể thiếu bảo vệ bờ biển mỗi quốc gia.

Pháo bờ biển phát triển tới đỉnh cao trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 với những khẩu siêu pháo cờ nòng lớn, tầm bắn xa, sức công phá mạnh nhưng trọng lượng lớn, cồng kềnh.

Sau thế chiến thứ hai, với sự ra đời của tên lửa làm vai trò của pháo dần lu mờ. Ánh hào quang chuyển sang vũ khí áp dụng công nghệ tên lửa với đặc tính kỹ thuật vượt trội như gọn nhẹ hơn, đạt tốc độ lớn, tầm bắn gấp nhiều lần với độ chính xác cao. Không ngoa khi nói rằng, đã có lúc "tên lửa đá văng pháo" ra khỏi vị trí "vua chiến trường".

Sau một thời kỳ không được phát triển pháo binh mặt đất dần lấy lại được vị thế. Nhưng, bên bờ biển, pháo hạm cỡ lớn và pháo bảo vệ bờ biển hầu như không còn được đầu tư nghiên cứu. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước có nền công nghiệp quốc phòng mạnh trên thế giới không tiến hành các chương trình phát triển pháo bờ biển mới.

Cho tới ngày nay, tưởng như pháo bờ biển đã tuyệt diệt hoàn toàn vậy mà vào năm 2003, Nga chính thức đưa vào biên chế tổ hợp pháo bờ biển tự hành A-222 Bereg E. Có thể nói, ngày này, Bereg E là pháo bờ biển không có đối thủ trên thế giới, bởi lẽ đơn giản nó là duy nhất.

Bereg E thiết kế để tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên biển với tốc độ cao như, tàu đổ bộ cỡ nhỏ, tàu tấn công cao tốc, tàu đệm khí ở cự ly gần. Hoặc khi cần thiết, nó có thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe pháo tự hành 130mm tổ hợp Bereg E (trái) "sánh vai" xe mang ống phóng tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh.


Một nhiệm vụ khác của Bereg E là nhằm hỗ trợ hỏa lực cho tổ hợp tên lửa bờ trong “vùng chết” (cự ly 7-25km).

Trong khoảng đó, một số tên lửa bờ biển thế hệ cũ không thể tiêu diệt mục tiêu. Ví dụ, đạn tên lửa P-15M của tổ hợp 4K51 Rubezh chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng 8km trở lên, đạn tên lửa P-35 tổ hợp 4K44 Redut có tầm bắn hiệu quả từ 15km trở lên.

Tổ hợp pháo Bereg E biên chế với: 6 xe pháo tự hành; 1 xe đài điều khiển hỏa lực và 1-2 xe phục vụ chiến đấu. Tất cả đều dùng khung gầm xe vận tải hạng nặng bánh hơi MAZ-543M. Trong đó:

- Xe pháo tự hành thiết kế một tháp pháo cỡ nòng 130mm kết hợp thiết bị nạp đạn bán tự động cho phép nó đạt tốc độ bắn 10 viên/phút.

Pháo 130mm có thể bắn đạn thuốc nổ mạnh, thuốc nổ phân mảnh, đạn pháo sáng hoặc đạn tự dẫn laser (lượng đạn dự trữ 40 viên). Tầm bắn tối đa của pháo khoảng 27km. Khẩu đội pháo cần 8 binh sĩ vận hành.)

- Xe đài điều khiển làm nhiệm vụ chỉ huy hỏa lực tổ hợp, thiết kế với các trang thiết bị sau: radar, tổ hợp trinh sát quang tuyến truyền hình gồm thiết bị máy đo xa laser và kính ngắm xác định mục tiêu, máy tính kỹ thuật số tính toán phần tử bắn, thiết bị kiểm tra đánh giá kết quả tấn công mục tiêu, thiết bị mô phỏng dùng huấn luyện kíp chiến đấu và các thiết bị hỗ trợ chiến đấu.

Hệ thống điều khiển hỏa lực Bereg có thể phát hiện và tính toán phần tử bắn đối với 4 mục tiêu, chỉ huy bắn 2 mục tiêu cùng lúc trong môi trường đối phương gây nhiễu điện tử tích cực – tiêu cực.

- Xe phục vụ chiến đấu được dùng để cung cấp nguồn điện (với 2 máy diesel, lượng dự trữ dầu đủ dùng trong 7 ngày) cho xe điều khiển và xe pháo. Cùng với đó là chỗ ăn, nghỉ, y tế cho kíp chiến đấu.

Hiện nay, các tổ hợp A-222 Bereg E trang bị cho lữ đoàn pháo – tên lửa bờ biển số 111 của Nga. Đơn vị này ngoài Bereg E còn có các tiểu đoàn trang bị tổ hợp 4K44 Redut và Bastion P.


Hoàn toàn có thể coi Bereg E là "không có đối thủ" trên thế giới vì không có một quốc gia nào còn phát triển vũ khí này.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

>> Bộ ba ‘lá chắn biển’ của Hải quân Việt Nam


Ngoài các chiến hạm, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có sự hỗ trợ từ các tổ hợp tên lửa đối hạm phóng từ đất liền để bảo vệ chủ quyền trên biển.


Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980.

Tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161.

KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm P-15M. Tên lửa có chiều dài 6,5m, đường kính thân 0,76m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Nó lắp một động cơ rocket nhiên liệu lỏng, tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn tối đa 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển 4K51 (hình minh họa nước ngoài)


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp 4K51 Hải quân Việt Nam khai hỏa.


Khi phóng, động cơ rocket sẽ đưa P-15M rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m.

Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.

Ngày nay, P-15M có kiểu dáng khá lớn, tốc độ chậm khó có khả năng xuyên phá được chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến. Nhưng nó vẫn rất hữu hiệu với tàu vận tải, tàu đổ bộ vốn không có khả năng tự bảo vệ không cao.

P-15M cũng là loại tên lửa chủ lực được trang bị cho nhiều chiến hạm của Hải quân Việt Nam như: tàu cao tốc tên lửa Osa II, project 1241.1 Tarantul.

Tổ hợp tên lửa bờ 4K44B Redut

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut (NATO định danh SSC-1) do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ những năm 1960.

Thành phần của 4K44 gồm: xe radar điều khiển và xe bệ giá phóng (mang 1 quả tên lửa) dựa trên khung thân xe vận tải ZIL-135K. Thông thường, một tổ hợp bố trí một xe radar và 3 xe mang tên lửa.

4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35. Đây là loại tên lửa cỡ lớn, dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, trọng lượng phóng 4,2 tấn. P-35 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 800 – 1.000kg đem lại sức công phá mạnh đủ sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang bệ phóng tổ hợp tên lửa 4K44 Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
4K44 phóng tên lửa hành trình đối hạm P-35.

P-35 dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn 4L44, tốc độ hành trình cận âm. Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc máy bay tuần thám biển Tu-95RT.

Có thể nói, 4K44 là tổ hợp tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Hải quân Việt Nam, bao quát tiêu diệt mục tiêu trong cự ly tối đa gần 500km.

Tổ hợp tên lửa bờ Bastion

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 3K55 Bastion (NATO định danh SSC-5) do Nga phát triển đầu những năm 1990 để thay thế tổ hợp 4K44.

Một tổ hợp Bastion thường biên chế: 4 xe mang bệ giá phóng, một xe chỉ huy, một xe radar (hệ thống radar Monolit B) và xe vận chuyển, bảo dưỡng khác.

Xe phóng đặt trên khung thân xe vận tải MZKT-7930, ba tên lửa được bảo quản trong ống phóng đặt ở thùng sau, khi triển khai chiến đấu ống phóng sẽ dựng lên. Với việc phóng tên lửa theo phương thẳng đứng đảm bảo bao quát mục tiêu 360 độ mà không mất thời gian xoay hướng bắn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa bờ hiện đại nhất Bastion của Hải quân Việt Nam.

Bastion sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M55 Oniks. Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính thân 0,67m, trọng lượng phóng 3 tấn. 3M55 trang bị hai động cơ, một động cơ nhiên liệu rắn để đưa lên tửa rời bệ phóng và một động cơ phản lực dòng thẳng cho hành trình bay. Đặc biệt, 3M55 đạt tốc độ hành trình gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, nhờ đó mà việc đánh chặn quả tên lửa này không dễ.

Tên lửa dùng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động/bị động ở pha cuối. Ở hành trình bay cuối tiếp cận mục tiêu, nó bay cách mặt nước 5-15m và có thể cơ động lẩn tránh hỏa lực phòng thủ đối phương. 3M55 lắp đầu đạn xuyên giáp thuốc nổ mạnh nặng 250kg đủ sức công phá các chiến hạm cỡ lớn, tầm bắn tối đa 300km.

Bastion là loại vũ khí chống hạm từ đất liền hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ vững chắc lãnh hải.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> Nga giải thích vụ chiến hạm Italy 'thoát chết'



Triều Tiên đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới, dựa trên công nghệ của Nga. Điều này có thể dẫn đến khả năng tấn công quân sự trên đất Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Lực lượng quân đội chính phủ Libya đã bắn một tên lửa chống hạm về phía tàu chiến của NATO. Ảnh minh họa


Tuần trước, lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Gaddafi đã bắn một tên lửa chống hạm về phía một tàu khu trục Bersagliere của Hải quân Italy khi tàu này đang hoạt động cách thành phố Zlitan, Libya19 km. Rất may cho Hải quân Italy, tên lửa đã không đánh trúng mục tiêu.

Danh tính của vũ khí chống hạm được xác nhận là hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh, được Liên Xô chuyển giao cho Libya từ 20 năm trước.

Đại tá Viktor Murakhovski, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết, thông tin về hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh trong biên chế quân đội Libya là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, ông băn khoăn không rõ liệu quân đội của Tổng thống Gaddafi có còn đủ khả năng để chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu hay không, sau các cuộc không kích của NATO.

Trước khi xảy ra cuộc không kích chống lại chính quyền của ông Gaddafi, Nga và Libya đã ký một thỏa thuận trị giá 280 triệu USD nhằm cung cấp cho Tripoli hệ thống tên lửa chiến thuật mới.

Một nguồn tin quân sự của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trước đó Nga đã từ chối nâng cấp hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh cho Libya vì cho rằng khả năng của hệ thống này đã quá kém không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Khi được hỏi về vụ phóng tên lửa bất ngờ này của quân đội trung thành với Tổng thống Gaddafi, nguồn tin quân sự Nga cho biết: Với kích thước đồ sộ của mình, nếu nhắm trúng mục tiêu, tên lửa này hoàn toàn có thể "tiễn" tàu khu trục Bersagliere của Italy “xuống gặp long vương” cho dù đầu đạn có phát nổ hay không.

Nguồn tin quân sự Nga bình luận, sở dĩ tên lửa bắn trượt mục tiêu tới 2 km là do lực lượng phòng thủ bờ biển của Libya thiếu các phương tiện để dẫn hướng cho tên lửa. Khả năng nữa là họ không dám mở khí tài radar trinh sát và dẫn hướng cho tên lửa quá lâu. Bởi như thế sẽ làm lộ vị trí lực lượng trinh sát, trở thành mồi ngon cho các tên lửa chống radar của NATO luôn quần đảo trên bầu trời Libya. Họ chỉ có thể mở khí tài trinh sát chớp nhoáng và phóng tên lửa theo kiểu xác suất.

Song cũng có một số ý kiến cho rằng, việc bắn trượt mục tiêu tới 2 km cũng cho thấy ngày tàn của tên lửa chống hạm P-15 Termit đã đến. Tên lửa này không còn phù hợp cho nhiệm vụ chống hạm nữa. Với thân hình đồ sộ và đầu đạn nặng tới 500kg, tầm bắn tối đa 80km của P-15M, tên lửa này hoàn toàn có thể chuyển đổi công năng sử dụng thành loại tên lửa chiến thuật tấn công mặt đất.

4K51 Rubezh là biến thể dùng cho lực lượng phòng thủ bờ biển của tên lửa chống hạm P-15 Termit, được sản xuất vào những năm 1950.

Tên lửa chống hạm P-15 Termit chính là người mở đầu cho sự phát triển của kỷ nguyên tên lửa chống hạm bằng sự kiện đánh chìm tàu khu trục Eilat của Israel vào năm 1967, khiến cả thế giới sửng sốt.

Từ sự kiện này giới quân sự thế giới nhận thấy, tên lửa chống hạm chính là vũ khí chủ lực cho tác chiến trên biển trong tương lai thời kỳ đó. Hiện tại và cả tương lai, tên lửa chống hạm vẫn là mối đe dọa lớn nhất cho các tàu chiến.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang