Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Anh hùng quân đội

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh hùng quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh hùng quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Tướng Giáp 100 tuổi trên báo nước ngoài



Tướng Giáp, vị tướng huyền thoại không bao giờ chịu khuất phục của Việt Nam, sau nhiều chục năm đánh đuổi người Pháp và Mỹ, hôm nay đã ghi thêm một chiến thắng nữa - ông tròn 100 tuổi.

Hãng thông tấn Mỹ AP mở đầu bài viết về sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy và nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, tướng Giáp được tôn kính thứ nhì sau Hồ Chí Minh. Hai người đã cùng nhau hoạch định những chiến dịch từ vùng rừng núi, chỉ sử dụng chiến thuật du kích để tiến hành cách mạng giành độc lập cho Việt Nam, và rồi đưa cả khu vực Đông Dương khỏi ách thực dân của người Pháp. Hai thập kỷ sau đó, đoàn quân của ông tiếp tục đẩy người Mỹ về nước và tiến hành thống nhất đất nước.

"Có thể nói rằng hầu hết những sự kiện vinh quang và quan trọng nhất của đất nước đều gắn với tên tuổi và sự nghiệp của ông", ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ thông tin truyền thông, phát biểu tại Hà Nội nhân kỷ niệm tướng Giáp tròn trăm tuổi.

Dù đã không còn ở trong chính phủ nhiều năm, nhà chiến lược quân sự có mái tóc bạc trắng này vẫn là quốc bảo và vẫn đón tiếp các nhà lãnh đạo trên thế giới đến thăm, cho đến tận cách đây ba năm khi sức khỏe của ông yếu đi, AP nhận xét.


http://nghiadx.blogspot.com
Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại một hội nghị năm 2004. Ảnh: AFP.


Trong triển lãm ảnh về tướng Giáp tại Hà Nội có nhiều ảnh quý. Một bức năm 1946 cho thấy một người đàn ông trẻ tuổi, gầy, nhưng đã là tướng cao cấp trong quân đội Việt Nam. Nhiều bức ảnh khác chụp khi tướng Giáp tiếp lãnh đạo các nước khác, như Chủ tịch Cuba Fidel Castro.

Một tấm ảnh cho thấy tướng Giáp bắt tay cựu thù trong cuộc chiến tranh chống Mỹ - cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara. Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên, ông Giáp hồi tưởng cuộc gặp năm 1997.

"Tôi nói với McNamara ... Mỹ thua ở Việt Nam bởi Mỹ không hiểu Việt Nam".

Sau cuộc chiến, ông Giáp trở thành người ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Mỹ. Quan hệ mọi mặt giữa hai nước, từ kinh tế thương mại đến nhân đạo và quân sự đang có nhiều bước tiến quan trọng.

"Ông ấy không bao giờ nghỉ", John Ernst, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học Morehead State University của Mỹ bình luận. "Tôi nghĩ điều đó khiến ông ấy trở nên huyền thoại và được thêm yêu mến".

Bài viết của AP về tướng Giáp được đăng trên nhiều trang báo lớn của phương Tây như The Washington Post, Forbes.

The Diplomat, tạp chí chuyên sâu về chính trị châu Á, đăng bài viết về sự kiện tướng Giáp 100 tuổi, với lời bình luận rằng trận Điện Biên Phủ "là một chiến thắng thay đổi lịch sử".

"Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới", tạp chí này bình luận.

Sau khi điểm lại những sự kiện quân sự quan trọng gắn với tên tuổi tướng Giáp - một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất thế kỷ 20 - The Diplomat viết tiếp: "Ông sẽ đặt một dấu mốc quan trọng khác mang tính cá nhân hơn - tròn 100 tuổi".

"Dù thể trạng yếu và phải chịu một số chứng bệnh về đường hô hấp, phải nằm viện đã lâu, trí tuệ của tướng Giáp vẫn minh mẫn một cách kinh ngạc", tạp chí này nhận xét.

Các nhà lãnh đạo khắp thế giới vẫn xếp hàng để gặp ông, trong đó có tổng thống Brazil Lula da Silva, tổng thống Venezuela Hugo Chavez và lãnh đạo Nam Phi Thabo Mbeki. Tướng Giáp vẫn viết về lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.... Ông vẫn nghe tin tức trên radio mỗi sáng và yêu cầu được báo cáo tình hình.

Hãng tin AFP ca ngợi tướng Giáp là vị anh hùng của Việt Nam. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị anh hùng của cách mạng Việt Nam và là một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử thế giới, hôm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh trong bệnh viện ở Hà Nội".

Ông Giáp khiến cả thế giới kinh ngạc khi quân đội gồm những người nông dân của ông giành chiến thắng trước đội quân thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.

"Ông ấy là một anh hùng huyền thoại của Việt Nam", giáo sư người Australia Carl Thayer, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, bình luận.

Sự kính trọng dành cho tướng Giáp không chỉ đến từ những người trong nước, mà đến cả từ cựu thù. Thượng nghị sĩ Jim Webb, cựu binh chiến tranh Việt Nam, trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm qua phát biểu: "Ông ấy là một nhân vật lịch sử. Tôi chúc tướng Giáp mọi điều tốt đẹp".

Báo Anh The Scotsman đưa tin tướng Giáp với tựa đề "Người anh cả của quân đội Việt Nam tròn 100 tuổi". Báo dẫn lời đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của tướng Giáp, cho biết dù nằm viện đã hai năm, vị tướng già vẫn viết cho các bạn bè và đồng chí, và được báo cáo tình hình đất nước hàng ngày.

"Ông đã giúp đánh thắng hai đế quốc to", The Scotsman dẫn lời ông Huyên. "Ông là anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam".

Đài phát thanh Australia phỏng vấn ông Raymond Burghardt, đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong ba năm kể từ 2001.

"Tôi có dịp gặp ông nhiều lần khi còn làm đại sứ. Ông ấy rất minh mẫn, rất vui khi nói chuyện với chúng tôi. Có một vài lần tôi đến gặp ông cùng các vị sĩ quan Mỹ. Tôi nhớ lần đến thăm ông cùng với Đô đốc Dennis Blair, khi đó là tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái bình dương. Không hề có cảm giác cay đắng nào sót lại từ thời chiến tranh, ông (Giáp) luôn sắc sảo và linh lợi", cựu đại sứ kể.

Nói về tầm quan trọng của tướng Giáp trong việc đưa hai quốc gia cựu thù Việt - Mỹ xích lại gần nhau hơn, Burghardt nói: "Có sự ủng hộ của tướng Giáp, một anh hùng chiến tranh, một người được coi là đã đánh bại cả người Pháp và người Mỹ, là điều rất hữu ích, rất hữu dụng đối với các nhà lãnh đạo".

Tạp chí L'Humanité của Pháp số cuối tuần qua đã dành đặc biệt 6 trang để viết về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tiêu đề “Tướng Giáp, nhà chiến lược của tự do” do nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel - nguyên là phóng viên thường trú báo tại Việt Nam những năm 1980, viết.

Roussel thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà chiến lược quân sự tài ba của Việt Nam, từ sinh trưởng cho tới khi trở thành vị Đại tướng, chỉ huy cuộc đấu tranh của quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước thực dân Pháp với trận Điện Biên Phủ vang dội địa cầu.

Tác giả cũng nêu bật vai trò của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước cũng như những đóng góp của ông đối với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

"Năm 1986, ông ủng hộ cho chính sách đổi mới về kinh tế đất nước, chính sự đổi mới này đã đưa Việt Nam đi lên trên con đường phát triển. Ông luôn gần gũi nhân dân và thấy được mọi khó khăn của người dân".

Bài viết, được Vietnam Plus dẫn lại này, là kết quả của hàng chục lần tác giả được gặp tướng Giáp với tất cả tình cảm quý mến và sự kính trọng. Theo tác giả, Đại tướng là con người rất dễ chịu, thạo nói tiếng Pháp, có cái nhìn trực diện và cái bắt tay chắc nịch. "Đây cũng chính là những biểu hiện của người lãnh đạo", tác giả nhận xét.

Kể lại những kỷ niệm của tác giả khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả Daniel Roussel cho biết trong những cuộc gặp này không bao giờ có vấn đề gì bị coi là cấm kỵ không được đề cập đến. Nhưng khi gặp một vấn đề khó chịu, giọng Đại tướng trở nên đanh lại. Ông là con người của sự nhiệt huyết và là "vị tướng của hòa bình”.

Daniel Roussel viết: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyền thoại sống ở Việt Nam. Ông được công nhận là một trong các nhà quân sự tài giỏi nhất và một nhà chiến lược chiến tranh nhân dân”.


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> 'Trung Quốc sẽ nhận 1 bài học xác đáng'



Đó là nhận định của Thiếu tướng, AHLLVTND Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..."

Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”

- Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc.



Thiếu tướng Lê Mã Lương: "Hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia".


Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành trướng.

Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.

Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế.

- Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành trướng lâu dài đã được vạch sẵn?

- Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.

“Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippines?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình.

Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế.

Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

- Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?

- Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.

Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng 18 sẽ có nhiều vấn đề.

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề.

Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.

“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”

- Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?

- “Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ.

- Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?

Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?...

Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước. Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.

Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. Tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.

“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”

- Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được tuyên truyền để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?

- Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ.

Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

- Là anh hùng LLVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?

Đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.
- Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

- Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?

- Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.

Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung.

Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng.

Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.


Anh hùng Lê Mã Lương trong kháng chiến chống Mỹ.

Trong bài thơ Gửi miền Nam của nhà thơ Tố Hữu có câu: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận - Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương” để nói về ông. Năm 17 tuổi, anh đã từ chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ. 18 tuổi anh bị thương lần đầu tiên, rất nặng, hỏng một mắt.

21 tuổi Trung uý Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng quân đội; tháng 7/1968 anh được gặp Bác Hồ tại Quân y viện 108. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh học tiếp khoa Sử ĐHTH Hà Nội mà năm xưa bỏ dở và làm luôn luận án tiến sĩ. Giữa năm 1998, anh có quyết định làm Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.

Anh hùng LLVTND (tiền thân là các danh hiệu Anh hùng quân đội và Anh hùng LLVT giải phóng miền Nam) là danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước phong tặng cho đơn vị và phong tặng hay truy tặng cho cá nhân trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã lập được "thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân".


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang