Cùng với cuộc đua vũ trang từ sau Chiến tranh thế giới lần 2, Mỹ là quốc gia đi đầu tiến hành những vụ thử hạt nhân gây chấn động, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ.
Vụ thử của Romeo đã mạnh hơn dự kiến do có sự tham gia phản ứng của đồng vị Lithium-7. Hình ảnh từ vụ nổ của Romeo trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những vụ nỗ hạt nhân trên những trang sách, bìa tạp chí, thể hiện sự đe dọa của vũ khí hạt nhân với màu đỏ, vàng, cam. Chiến dịch Dominic 1 và 2 Chiến dịch Dominic là tên của chuỗi thử nghiệm nổ 105 quả bom nguyên tử của Mỹ chỉ riêng trong năm 1962 (từ tháng 4 đến tháng 7). Những vụ thử tiến hành tại Thái Bình Dương thường được gọi là Dominic 1, còn những vụ nổ tại Nevada được biết đến là Domonic 2. Lý do khiến Mỹ tiến hành liên tiếp các vụ thử là biểu dương sức mạnh trong cuộc chạy đua với Liên Xô, sau khi siêu cường này thử Tsar Bomba và Cuba xảy ra sự kiện Vịnh Con Lợn. Đám mây màu vàng độc đáo từ đám mây trong vụ thử Housatonic với mức giải phóng cực lớn, 8,3 Megaton. Chiến dịch Hardtack 1 và 2 Chiến dịch Hardtack 1 và 2 là chuỗi 72 thử nghiệm hạt nhân do Mỹ tiến hành năm 1958. Hardtack 1 được tiến hành chủ yếu trên Thái Bình Dương, hai đảo san hô Bikini và Enewetak, đảo Johnson. Sự bùng nổ các vụ thử là do áp lực lệnh cấm thử nghiệm sắp diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô. Lãnh đạo các phòng thí nghiệm muốn kiểm tra nhiều loại thiết bị, vũ khí hạt nhân nhất có thể, đồng thời trên đà tăng tốc cuộc đua vũ trang những năm 1950. Ảnh chụp đám mây từ vụ thử Oak tại đảo Enewetak với mức giải phóng năng lượng tới 8,9 Megaton. Trong khi đó, chuỗi 2 bao gồm các vụ thử với hiệu năng thấp, thậm chí là bằng 0. Đó là lý do, Hardtack 2 diễn ra an toàn ở Nevada, phần lớn được kích nổ ngầm dưới mặt đất, với tổng năng lượng sinh ra là 45,8 Kiloton. Vụ thử lớn nhất là Poplar, diễn ra ngày 12/7/1958 tại đảo san hô Bikini, giải phóng 9,3 Metagon, nằm trong chuỗi Hardtack 1. Chiến dịch Redwing Chiến dịch Redwing là một chuỗi 17 thử nghiệm hạt nhân khác của Mỹ tiến hành từ tháng 5 - 7/1956. 17 vụ thử đều diễn ra trên hai đảo san hô Bikini và Eniwetok. Redwing diễn ra trước chiến dịch Plumbbob và sau Wigwam. Mục đích chủ yếu của Redwing là thử nghiệm những thiết bị nhiệt hạch mới thế hệ hai để áp dụng cho vũ khí nhiệt hạch và một vài loại vũ khí chiến thuật nhỏ, sử dụng trong phòng không. Hình ảnh của vụ thử Apache với mức giải phóng năng lượng 1,85 megaton. Tên những vụ thử trong chiến dịch Redwing đặt theo tên các bộ lạc người bản địa châu Mỹ. Toàn bộ vụ thử đều được kích nổ trên bầu khí quyển. Chiến dịch Redwing đánh dấu nhiều mốc “đầu tiên”: Vụ thử Cherokee ngày 20/5 tại đảo san hô Bikini chứng minh thả bom nhiệt hạch thành công đầu tiên của Mỹ. Vụ thử Zuni ngày 27/5 là vụ thử đầu tiên đối với thiết kế nhiệt hạch 3 tầng. Vụ thử lớn nhất trong Redwing là Tewa, diễn ra ngày 20/7 tại đảo Bikini, giải phóng năng lượng 5 Megaton. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Apache. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Apache. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011
>> Những vụ thử hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh lạnh (kỳ 1)
Nhãn:
Apache,
Castle Romeo,
Chiến dịch Dominic 1 và 2,
Chiến dịch Hardtack 1 và 2,
Chiến dịch Redwing,
chiến tranh lạnh,
pháo đài bay B-52,
sự kiện Vịnh Con Lợn,
thử hạt nhân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)