Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: thử hạt nhân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn thử hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thử hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử


Cách đây gần 50, Liên Xô khiến cả thế giới bàng hoàng bởi một vụ thử hạt nhân được ghi nhận khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.




http://nghiadx.blogspot.com
Đám mây hình nấm từ vụ nổ có độ cao tới 64km, rộng 40km. Ảnh chụp từ máy bay quan sát Tu-16.

Vụ thử có đương lượng nổ lên đến 50 megaton, một báo cáo của Mỹ cho biết vụ nổ lên đến 57 megaton, tương đương với sức nổ của khoảng từ 50-57 triệu tấn TNT. Năng lượng tỏa ra từ vụ nổ tương đương với 1,4% năng lượng một lần phát xạ của mặt trời.

Thiết kế ban đầu tạo ra một vụ nổ có đương lượng nổ lên đến 100 megaton, tuy nhiên sau đó giảm xuống khoảng 57 megaton để giảm mức độ bụi phóng xạ. Năng lượng từ vụ nổ lớn gấp 10 tổng lượng thuốc nổ được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

"Nhân vật chính" của vụ nổ là Tsar- bomba, một quả bom khinh khí ba giai đoạn. Ban đầu một quả bom hạt nhân được kích nổ để tạo ra chuỗi phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, sau đó năng lượng từ vụ nổ này tạo ra chuổi phản ứng nhiệt hạch lớn hơn nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba, một kỷ lục trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô.

Tsar-bomba đươc đưa đến vùng thử nghiệm bằng một chiếc Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt do thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển cất cánh từ sân bay trên bán đảo Kola, cùng với một chiếc Tu-16 tiến hành quan sát vụ nổ. Cả 2 máy bay đều được sơn một màu trắng phản quang đặc biệt để hạn chế hư hại do bức xạ nhiệt từ vụ nổ.

Do quả bom có kích thước dài 8 mét, đường kính 2 mét, nặng đến 27 tấn, chiếc Tu-95V buộc phải bỏ bớt khoang chứa bom và các thùng nhiên liệu để có thể mang nó.

Thả từ độ cao 10,5km và có dùng một chiếc dù hãm tốc độ, để đội bay có đủ thời gian rời khỏi vùng nguy hiểm, quả bom được kích nổ lúc 11h30 ngày 30/10/1961 trên trường thử hạt nhân Mityushikha thuộc đảo Novaga Zemlya tại biển Bắc Băng Dương ở độ cao 4km so với mặt đất, 4,2 km so với mực nước biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba rời máy bay.

Sức tàn phá khủng khiếp

Đến nay, dù đã 50 năm trôi qua, nhưng vụ thử hạt nhân của Liên Xô vẫn giữ kỷ lục "bất khả xâm phạm", những thống kê từ vụ nổ vẫn khiến nhân loại rùng mình.

Mặc dù được kích nổ từ độ cao 4km, song năng lượng từ vụ nổ gây ra một cơn địa chấn lên đến 5,7 độ richter. Vụ nổ được thực hiện trên không nên phần lớn năng lượng không được chuyển thành sóng địa. Tuy nhiên, các máy móc đã ghi nhận được ảnh hưởng địa chất của vụ nổ trong lần chạy thứ ba quanh trái đất


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh sức công phá của Tsar Bomba với những quả bom khác.


Sóng xung kích tạo ra trong không khí, san bằng mặt đất như một sân bóng với bán kính tới 55km, bán kính phá hủy lên đến 900km từ tâm vụ nổ. Thậm chí, ở Phần Lan và Thụy Điển nhiều nhà đã bị vỡ cửa kính hàng loạt do tác động của vụ nổ.

Theo đo đạc của các chuyên gia, sức nóng từ vụ nổ khiến người ở cách xa 100km có thể bị bỏng cấp độ 3. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 1.000km bất chấp trời nhiều mây, đồng thời hội tụ khí quyển gây thiệt hại ở bán kính 1.000 km. Phản ứng phân hạch trong vụ nổ tạo ra năng lương tương đương 1,4% tổng năng lượng phát ra từ mặt trời.


Video Tsa-bomba Test

Tsar Bomba là bước tiến của nhân loại trong việc chinh phục, chế ngự năng lượng hạt nhân nhưng cũng là sự thử nghiệm mang tính răn đe trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Rất may cho nhân loại chỉ có duy nhất 1 quả bom kiểu này được chế tạo.

Mặc dù hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã được đưa ra từ năm 1996. Song không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt bút ký vào đó. Nhiều nước vẫn âm thầm tiến hành các công tác nghiên cứu để sở hữu loại vũ khí hủy diệt ghê gớm này. Hoạt động nghiên cứu, chế tạo chỉ chấm dứt khi nhân loại xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng bao giờ mới đến lúc đó?

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

>> Những vụ thử hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh lạnh (kỳ 2)



Thể hiện sức mạnh quân sự áp đảo thông qua những vụ thử hạt nhân "đình đám" là một trong những chiêu bài của các cường quốc.

Ivy Mike
Ivy Mike là mật danh của một vụ thử hạt nhân Mỹ tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak, một phần trong chiến dịch Ivy. Đây là thiết bị nhiệt hạch được thử nghiệm đầy đủ đầu tiên theo thiết kế Teller-Ulam (bom nhiệt hạch tầng) và thường được coi là quả bom khinh khí đầu tiên.

Chiến dịch Ivy là những nỗ lực mạnh mẽ được tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949, khiến cuộc đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh gia tăng.



Với mức giải phóng năng lượng 10,4 Megaton, Mike là quả bom khinh khí đầu tiên được kích nổ thành công.

Quả bom Mike (nhiều người coi nó giống như thiết kế một xưởng chế tạo hơn là một loại vũ khí) có chiều dài 6,9 m; đường kinh 2,03 m và nặng tới 54 tấn với lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm.

Vụ nổ đã giải phóng khoảng 10,4-12 Metaton năng lượng, tạo thành quả cầu lửa rộng tới 5,2 km và đám mây hình nấm cao tới 37 km, phá hủy gần như toàn bộ hòn đảo nơi tiến hành vụ thử nghiệm.

Castle Bravo
Castle Bravo là mật danh của vụ thử bom hydro nhiệt hạch nhiên liệu khô đầu tiên, được kích nổ 1/3/1954 tại đảo san hô Bikini, quần đảo Marshall, mở đầu cho chuỗi thử nghiệm của Chiến dịch Castle. Đây là thiết bị hạt nhân mạnh mẽ nhất do Mỹ kích nổ với mức năng lượng đạt tới 15 Megaton, vượt xa mức dự kiến ban đầu là 4-6 Megaton.

Điều này đã vô tình tạo ra sự ô nhiễm phóng xạ lớn nhất tại Mỹ; bụi phóng xạ từ vụ nổ đã khiến những người từng sống ở đảo bị nhiễm độc. Đặc biệt trong số đó là một thuyền đánh cá của Nhật, tạo nên những quan ngại quốc tế về các vụ thử nhiệt hạch trên khí quyển.


Đám mây do vụ thử hạt nhân Bravo trên đảo Bikini, giải phóng mức năng lượng 15 Megaton.

Bravo nặng 10,7 tấn với chiều dài 4,56 m, được kích hoạt trên một hòn đảo nhân tạo xây dựng trên rặng san hô gần đảo Namu, thuộc đảo san hô Bikini. Quả bom sử dụng nhiên liệu lithium deuteride cho tầng nhiệt hạch, không giống như với quả bom Ivy Mike, sử dụng deuterium-tritium lỏng đông lạnh.

Vụ nổ của Bravo đã tạo ra một quả bóng lửa có đường kính 7 km, có thể nhìn thấy từ đảo san hô Kwajalein cách đó 450 km, tạo thành một hố có đường kính 2 km và sâu 75 m.

Chiến dịch Plumbbob
Chiến dịch Plumbbob là chuỗi thử nghiệm hạt nhân do Mỹ tiến hành từ 28/5 đến 7/10/1957 ở bãi thử nghiệm Nevada, tiếp sau chiến dịch Redwing và trước chiến dịch Hardtack 1.

Plumbbob được coi là chuỗi thử lớn nhất, lâu nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trên đại lục Mỹ. Nguyên nhân lớn của sự tranh cãi là do chiến dịch đã giải phóng lượng phóng xạ lớn chưa từng có. Phân đội tiến hành vụ thử nghiệm Smoky đã mắc phải chứng bạch cầu do tiếp xúc với lượng phóng xạ.


Ảnh chụp vụ thử Priscilla ngày 24/6/1957 với mức năng lượng giải phóng là 37 kiloton.
Tham gia vào chiến dịch gồm 21 phòng thí nghiệm và cơ quan chính phủ.

Một vụ nổ khác trong chiến dịch Plumbbob là Priscilla, giải phóng 37 Kiloton, xếp thứ 3 trong chuỗi các vụ thử lớn nhất của Plumbboob. 700 con lợn đã được sử dụng trong thí nghiệm để nghiên cứu về tác động phóng xạ. Chúng được đặt trong những chiếc lồng và được mặt những vật liệu khác nhau để kiểm chứng mức bảo vệ đối với phóng xạ.

Operation Ranger
Chiến dịch Ranger là chuỗi thử nghiệm hạt nhân thứ 4 của người Mỹ tiến hành năm 1951. Đây cũng là chuỗi thử nghiệm đầu tiên trên đại lục Mỹ tại bãi thử Nevada.


Bức ảnh chụp vụ thử Fox khi quả bom vừa phát nổ.

Tất cả những quả bom nguyên tử đều cho phát nổ trên không, do các máy bay ném bom B-50 thả xuống. Mục đích chủ yếu của vụ thử là phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân thứ hai sử dụng lượng vật liệu hạt nhân ít hơn nhằm tiết kiệm nguyên liệu.

Chính vì thế, 5 vụ thử bao gồm Able, Baker 1 và 2, Easy và Fox đều giải phóng năng lượng rất khiêm tốn, lớn nhất là Fox với 22 Kiloton, thấp nhất là Easy, 1 Kiloton.

(tổng hợp)

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

>> Những vụ thử hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh lạnh (kỳ 1)



Cùng với cuộc đua vũ trang từ sau Chiến tranh thế giới lần 2, Mỹ là quốc gia đi đầu tiến hành những vụ thử hạt nhân gây chấn động, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ.

Castle Romeo

Vụ thử quả bom Castle Romeo nằm trong chuỗi thử nghiệm mang tên chiến dịch Castle của Mỹ. Romeo là tên của loại vũ khí nhiệt hạch TX-17 (lúc đầu mang tên “khả năng khẩn cấp” EC-17).

Được kích nổ ngày 27/3/1954, Romeo đã tạo ra lượng năng lượng vượt xa dự tính ban đầu (khoảng 4 Megaton), lên đến 11 Megaton. Nguyên nhân của sự gia tăng đột ngột là do sự tham gia ngẫu nhiên của đồng vị Lithium-7 trong các phản ứng nhiệt hạch.



Vụ thử của Romeo đã mạnh hơn dự kiến do có sự tham gia phản ứng của đồng vị Lithium-7.
Trở thành quả bom nhiệt hạch thả từ trên không đầu tiên, các nhà khoa học đã chế tạo khoảng 5 quả. Sau khi được tiếp tục phát triển thành Mk 17, 200 quả đã được sản xuất. Những quả bom EC-17 nặng từ 13-15 tấn, thường được các máy bay B-36 chuyên chở.

Hình ảnh từ vụ nổ của Romeo trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những vụ nỗ hạt nhân trên những trang sách, bìa tạp chí, thể hiện sự đe dọa của vũ khí hạt nhân với màu đỏ, vàng, cam.

Chiến dịch Dominic 1 và 2
Chiến dịch Dominic là tên của chuỗi thử nghiệm nổ 105 quả bom nguyên tử của Mỹ chỉ riêng trong năm 1962 (từ tháng 4 đến tháng 7). Những vụ thử tiến hành tại Thái Bình Dương thường được gọi là Dominic 1, còn những vụ nổ tại Nevada được biết đến là Domonic 2.

Lý do khiến Mỹ tiến hành liên tiếp các vụ thử là biểu dương sức mạnh trong cuộc chạy đua với Liên Xô, sau khi siêu cường này thử Tsar Bomba và Cuba xảy ra sự kiện Vịnh Con Lợn.


Đám mây màu vàng độc đáo từ đám mây trong vụ thử Housatonic với mức giải phóng cực lớn, 8,3 Megaton.
Hầu hết những vụ thử đều tiến hành nhờ pháo đài bay B-52. Vụ thử lớn nhất là quả bom Housatonic, diễn ra ngày 30/10/1962 trên đảo san hô Johnston, giải phóng năng lượng lên tới 8,3 Megaton.

Chiến dịch Hardtack 1 và 2
Chiến dịch Hardtack 1 và 2 là chuỗi 72 thử nghiệm hạt nhân do Mỹ tiến hành năm 1958. Hardtack 1 được tiến hành chủ yếu trên Thái Bình Dương, hai đảo san hô Bikini và Enewetak, đảo Johnson.

Sự bùng nổ các vụ thử là do áp lực lệnh cấm thử nghiệm sắp diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô. Lãnh đạo các phòng thí nghiệm muốn kiểm tra nhiều loại thiết bị, vũ khí hạt nhân nhất có thể, đồng thời trên đà tăng tốc cuộc đua vũ trang những năm 1950.


Ảnh chụp đám mây từ vụ thử Oak tại đảo Enewetak với mức giải phóng năng lượng tới 8,9 Megaton.
Chuỗi Hardtack 2 diễn ra song song với chiến dịch Argus của Mỹ tại Đại Tây Dương vào tháng 9/1958. Nó bao gồm 37 vụ thử, nhiều hơn so với 35 vụ thử của chuỗi Hardtack 1.Hai chuỗi thử nghiệm có sự khác biệt: chuỗi 1 bao gồm cuộc thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch được phát triển hoàn chỉnh, sản sinh năng lượng cực lớn, với tổng số năng lượng giải phóng là 35,6 Megaton.

Trong khi đó, chuỗi 2 bao gồm các vụ thử với hiệu năng thấp, thậm chí là bằng 0. Đó là lý do, Hardtack 2 diễn ra an toàn ở Nevada, phần lớn được kích nổ ngầm dưới mặt đất, với tổng năng lượng sinh ra là 45,8 Kiloton.

Vụ thử lớn nhất là Poplar, diễn ra ngày 12/7/1958 tại đảo san hô Bikini, giải phóng 9,3 Metagon, nằm trong chuỗi Hardtack 1.

Chiến dịch Redwing
Chiến dịch Redwing là một chuỗi 17 thử nghiệm hạt nhân khác của Mỹ tiến hành từ tháng 5 - 7/1956. 17 vụ thử đều diễn ra trên hai đảo san hô Bikini và Eniwetok. Redwing diễn ra trước chiến dịch Plumbbob và sau Wigwam.

Mục đích chủ yếu của Redwing là thử nghiệm những thiết bị nhiệt hạch mới thế hệ hai để áp dụng cho vũ khí nhiệt hạch và một vài loại vũ khí chiến thuật nhỏ, sử dụng trong phòng không.


Hình ảnh của vụ thử Apache với mức giải phóng năng lượng 1,85 megaton.
Khác với mức giải phóng năng lượng lớn quá mức so với dự kiến trong chiến dịch Castle năm 1954, trong chiến dịch Redwing, các nhà khoa học đã sử dụng chính sách “ngân quỹ năng lượng”, hạn chế tổng năng lượng giải phóng và được kiểm soát chặt chẽ.

Tên những vụ thử trong chiến dịch Redwing đặt theo tên các bộ lạc người bản địa châu Mỹ. Toàn bộ vụ thử đều được kích nổ trên bầu khí quyển.

Chiến dịch Redwing đánh dấu nhiều mốc “đầu tiên”: Vụ thử Cherokee ngày 20/5 tại đảo san hô Bikini chứng minh thả bom nhiệt hạch thành công đầu tiên của Mỹ. Vụ thử Zuni ngày 27/5 là vụ thử đầu tiên đối với thiết kế nhiệt hạch 3 tầng. Vụ thử lớn nhất trong Redwing là Tewa, diễn ra ngày 20/7 tại đảo Bikini, giải phóng năng lượng 5 Megaton.



(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang