Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến tranh hạt nhân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

>> Điểu gì xảy ra nếu vũ khí hạt nhân được khai hỏa ?

Triều Tiên có nhiều tàu ngầm, máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Triều Tiên khẳng định sẽ không tuân thủ hiệp ước đình chiến để chấm dứt Chiến tranh năm 1953. Nhà cầm quyền nước này thậm chí đã cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc - kênh ngoại giao duy nhất liên lạc giữa hai miền. Bình Nhưỡng còn tuyên bố các khu vực cấm bay, cấm tàu thuyền đi lại để phục vụ các cuộc diễn tập, trong đó có bắn tên lửa từ tầm gần tới tầm trung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ảnh minh họa

Các lực lượng chiến đấu Mỹ-Hàn tiếp tục kéo dài tập trận tới cuối tháng này. 200.000 lính Hàn và 10.000 quân nhân Mỹ tham gia diễn tập trên không, biển, đất liền và hoạt động đặc nhiệm. Tờ báo chính thống của Triều Tiên, Rodong Sinmun, tuyên bố, mọi lực lượng Triều Tiên từ bộ binh, hải quân, không quân, phòng không chỉ chờ "lệnh tấn công cuối cùng".

Sau những đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ tấn công phủ đầu bằng hạt nhân để chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào, Seoul đã đáp trả bằng tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước tới nay: “Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, thì sau đó, ý chí của Hàn Quốc và cả nhân loại sẽ khiến chính quyền Kim Jong-un biến mất khỏi trái đất".

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mới nhận nhiệm sở chưa đầy một tháng. Bối cảnh hiện tại khiến bà không thể thực hiện được cam kết tranh cử là áp dụng đường lối mềm dẻo hơn với Bình Nhưỡng. Đa phần đe dọa của Triều Tiên không được hiện thực hóa, ví như lời khẳng định "đáp trả lập tức" hồi tháng trước với các biện pháp trừng phạt của LHQ.

Tuyên bố gần đây của bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định: "Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai là không tránh khỏi". Bộ này cho rằng, Bình Nhưỡng có quyền tấn công phủ đầu bằng hạt nhân và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đã châm ngòi cho một cuộc chiến.

Thời gian này, Bình Nhưỡng đã ít nhiều nới lỏng cho phép truyền thông nước ngoài tới Triều Tiên và để người dân được bày tỏ quan điểm. Một số hãng truyền thông nước ngoài đã mô tả tâm lý của người dân Triều Tiên trước sự bấp bênh, lo lắng về chiến tranh hay sự xâm chiếm của cường quốc nước ngoài. Một người dân ở tỉnh Yanggang của Triều Tiên cho hay: “Nhà chức trách nói khi chúng tôi có vũ khí hạt nhân, chúng tôi có thể không phải lo sợ bất kỳ ai, nhưng tôi cho rằng, dù có vũ khí hạt nhân và tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu, thì chúng tôi có thể bị tấn công trước".

Một người dân khác bày tỏ: “Nếu chúng ta nhấn nút một vũ khí hạt nhân, thì người Mỹ có khoanh tay đứng nhìn? Trong trường hợp nào chăng nữa, nếu vũ khí hạt nhân khai hỏa, thì mọi người đều chết. Nên tôi cảm thấy không nên sử dụng chúng cho bất kỳ thứ gì".

Cho dù những người được hỏi đều giấu tên, nhưng người ta thống kê rằng, có một tỉ lệ không nhỏ dân số Triều Tiên bất an với tình trạng hiện tại. Có người ủng hộ thuyết Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cho mục tiêu ngăn chặn, nhưng điều gì sẽ tới với 10,5 triệu dân thường ở Seoul nếu Bình Nhưỡng nỗ lực phổ biến kho hạt nhân của họ? Tương tự như vậy, 3,2 triệu sinh mạng tại Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt nếu Mỹ triển khai học thuyết phủ đầu hạt nhân.

Hiểm họa không chỉ giới hạn ở thủ đô của hai nước, xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ lập tức đe dọa tính mạng 70 triệu người sống ở đó. Bất chấp những tuyên bố hùng hồn của hai miền, thì chế độ cứng rắn thời ông Lee Myung-bak - người tiền nhiệm của bà Park - đã không trả đũa khi Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong năm 2010. Điều đó chứng tỏ sự kiềm chế sau khi cân nhắc những lợi ích của sự ổn định dù là mỏng manh.

Triều Tiên có thể không giành chiến thắng nếu gây chiến với Hàn Quốc và Mỹ. Bình Nhưỡng có lợi thế về lực lượng, nhiều tàu ngầm và máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

Theo các chuyên gia quân sự, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều năm để phát triển tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân tấn công tới tận nước Mỹ. Nhưng dĩ nhiên, họ có thể gây tổn thất cho Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Sau tất cả, nếu một cuộc chiến nổ ra, chính người dân sẽ hứng chịu những mất mát, thương vong lớn nhất.

(Vietnamnet)

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Thời chiến tranh lạnh, hai vợ chồng đại tá tình báo Liên Xô lỗi lạc là Vladimir V. Fedorov và Galina Fedorova đã góp phần ngăn chặn âm mưu của Mỹ phát động cuộc chiến hạt nhân.



Kế hoạch chiến tranh hạt nhân chớp nhoáng

Tháng 12/1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman ký sắc lệnh đệ trình kế hoạch tấn công hạt nhân Liên Xô. Đây không phải là văn kiện đầu tiên dạng này. Mùa thu năm 1945, Mỹ đã bắt đầu soạn thảo các kế hoạch chiến tranh nguyên tử chống Liên Xô.

Xuất phát điểm cho việc xây dựng kế hoạch chiến tranh là học thuyết “đòn đánh đầu tiên” - tấn công nguyên tử Liên Xô. Các kế hoạch đầu tiên được soạn thảo năm 1945 trù tính ném bom nguyên tử xuống 20 thành phố của Liên Xô.

Còn theo các kế hoạch có mật danh Charioteer và Fleetwood soạn thảo năm 1948, Mỹ dự định trong tháng đầu tiên của chiến tranh ném 133 quả bom nguyên tử xuống 70 thành phố Liên Xô, giết chết không dưới 6,7 triệu người trong số 28 triệu dân các thành phố đó, điều này, theo suy tính của bộ chỉ huy Mỹ, sẽ buộc Liên Xô đầu hàng.

Dĩ nhiên điếu đó mới chỉ là phần lý thuyết của việc lập kế hoạch. Nhưng cũng có những bước đi thực tế được thực hiện: ở Mỹ đã triển khai không quân chiến lược, xung quanh Liên Xô đã dựng lên các căn cứ quân sự Mỹ, các khối quân sự được thành lập.

Tháng 9/1949, Liên Xô chế tạo được vũ khí nguyên tử. Sự độc quyền tạm thời của Mỹ đối với vũ khí này bị kết liễu, điều đó đã gây ra sự hoảng loạn, đồng thời cơn hiếu chiến đột phát trong giới quân sự Mỹ. Phản ứng trước tiên của Lầu Năm góc là lập tức tấn công nguyên tử Liên Xô. Họ đã vội vã thông qua kế hoạch Trojan - ném khoảng 300 quả bom nguyên tử và hàng chục ngàn tấn bom thông thường xuống 100 thành phố Liên Xô. Để lập kế hoạch, người ta đã xác định ngày mở màn cuộc chiến chống Liên Xô là ngày 1/1/1950.

Kế hoạch Trojan đã được kiểm tra trong các cuộc tập trận tham mưu với kết quả nặng nề. Họ phát hiện ra là kế hoạch chỉ có thể thực hiện được 70%, nhưng họ cũng tổn thất không dưới 55% số máy bay ném bom. Thế là lại ra đời kế hoạch chiến tranh liên quân chống Liên Xô (Operation Dropshot). Kế hoạch này trù tính các nước NATO và nhiều nước châu Âu và châu Á khác sẽ huy động chống Liên Xô tổng cộng 20 triệu quân và toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ. Âm mưu khủng khiếp này đã bị các tình báo viên Liên Xô khám phá.

Nguồn tin Brig

Nhờ lực lượng điệp viên Liên Xô, Moskva đã kịp thời nhận được các tín hiệu cảnh báo nên ban lãnh đạo chính trị-quân sự Liên Xô đã nắm được các kế hoạch tác chiến của giới tướng lĩnh NATO.

Đại tá tình báo Liên Xô Vladimir Fedorov đã lấy được thông tin này nhờ có sự giúp đỡ của một nguồn tin rất quan trọng trong tổng hành dinh NATO (điệp viên này có mật danh là Brig). Tình báo Liên Xô tuyển mộ Brig dựa trên động cơ lý tưởng và điệp viên này không bao giờ nhận tiền hỗ trợ của Liên Xô.

Brig thường xuyên cung cấp thông tin giá trị về việc tái vũ trang và hiện đại hóa quân đội CHLB Đức, các tài liệu của ủy ban kế hoạch thuộc bộ tham mưu NATO về các nhiệm vụ của các đơn vị quân đội riêng biệt, tình trạng trang bị chiến đấu của chúng, về hệ thống chỉ huy quân đội, chiến lược và chiến thuật.

Giới lãnh đạo chóp bu NATO hồi đó (Adolf Heusinger - Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Hans Speidel - Tư lệnh lục quân NATO ở Trung Âu, tướng Heinrich “Heinz” Trettner - Cục trưởng Cục Hậu cần, Bộ chỉ huy Tối cao các cường quốc đồng minh ở châu Âu (SHAPE), bộ chỉ huy quân sự trung ương của các lực lượng quân sự NATO) đã soạn thảo các kế hoạch mật, trong đó trù tính tiến hành cả hành động quân sự bằng vũ khí hạt nhân chống CHDC Đức, Tiệp Khắc trong những tình huống nhất định.

Bằng chứng khẳng định cho thông tin nhận được từ trước là hàng loạt các cuộc tập trận của quân đội NATO. Trong các cuộc tập trận đó, NATO đã tập dượt các kịch bản tấn công khác nhau ở hướng đông. Chiếm vị trí không nhỏ trong luồng thông tin là những tin tức về các nhân vật trong các cấp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức của NATO. Ví dụ Trung ương tình báo Liên Xô biết rõ về Heinz Trettner gần như tất cả với tư cách một con người, cũng như một nhà hoạt động chính trị-quân sự, cho đến tận những chi tiết nhỏ nhất như ông ta làm gì lúc rỗi việc, quan hệ với họ hàng, người thân, bạn bè ra sao, những mặt mạnh, yếu của cá nhân con người ông ta.

Brig cũng cung cấp thông tin về lập trường của một số nước Tây Âu riêng lẻ hay thậm chí của các nhóm nước về các vấn đề chính trị lớn. Ví dụ, về kết quả các cuộc đàm phán liên quốc gia, về thái độ của tây Âu đối với quá trình thành lập các quốc gia độc lập ở châu Phi. Ngay trước các kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Brig lại chuyển thông tin mật về lập trường sắp tới của các quốc gia châu Âu hàng đầu về các vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự. Những tin tức đó rất có giá trị đối với phái đoàn Liên Xô đi dự kỳ họp.

Phát hiện các đầu đạn hạt nhân ở châu Âu

Một lần Sep nhận được từ Brig tín hiệu gọi gặp khẩn cấp. Họ gặp nhau ở địa điểm quy ước.

“Brig lập tức vào việc. Té ra máy ảnh của anh ấy hỏng, trong khi cần phải chụp lại các tài liệu đặc biệt quan trọng. Các tài liệu này đã được chuyển cho một số chuyên gia, trong đó có Brig để soạn thảo kết luật cho kỳ họp sắp tới của NATO. Các tài liệu này nói về trang bị vũ khí hạt nhân của một số đơn vị NATO ở châu Âu. Brig đã cảnh báo rằng, anh ấy có thể giữ lại tài liệu trong không quá một giờ. Nhận được gói tài liệu, tôi đi xe ra ngoài thành phố, đến một khu có nhiều rừng, tìm lấy một chỗ thuận tiện, yên tĩnh ở bìa rừng, nơi điều kiện ánh sáng ban ngày hoàn toàn đủ để chụp ảnh tài liệu lên phim có độ nhạy cao, việc này trước đây tôi đã từng phải làm trong ô tô ở một nơi hẻo lánh nào đó. Thông thường, khi gặp gỡ các điệp viên của mình, tôi thường cầm theo một máy ảnh nhỏ Minox. Chụp xong, tôi đã kịp thời trả lại gói tài liệu, lên xe và đi nhanh. Tôi phải vội vì trên đường tôi bắt buộc phải rẽ vào chỗ nhà cung cấp hàng hóa cho hãng của tôi để đặt lô vải láng lụa mới. Tôi dùng giao dịch làm ăn này để giải thích cho sự vắng mặt của mình ở hãng. Do tin tức quả thực là khẩn cấp nên tôi lập tức gửi về Trung ương tình báo cuộn phim ở dạng chưa hiện theo kênh liên lạc có sẵn, còn trong phiên liên lạc điện đài ban đêm, tôi đánh đi bức điện: “Gửi Trung ương. Hôm nay, trong cuộc gặp, Brig đã chuyển các tài liệu đặc biệt khẩn cấp liên quan đến trang bị chiến đấu của các đơn vị chiến đấu riêng lẻ của NATO. Hộp chứa cuộn phim chưa hiện được gửi về cho các anh theo kênh Mark. Sep”, Đại tá Mikhail Vladimirovich Fedorv kể lại.


http://nghiadx.blogspot.com


Ngăn chặn ngày tận thế

Có giá trị nhất là các tài liệu có độ mật cao nhất Cosmic, các bản sao các tài liệu mật về hoạt động chuẩn bị chiến tranh của NATO chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Đó trước hết là kế hoạch tác chiến SIOP (Single Integrated Operational Plan) tấn công hạt nhân Liên Xô. Nó được Lầu Năm góc soạn thảo vào tháng 12/1950 và được NATO chấp nhận sử dụng. Nhờ có vợ chồng Fedorov và điệp viên Brig, Moskva đã nhanh chóng nhận được phần giá trị nhất này trong kế hoạch răn đe hạt nhân của phương Tây. Sau này, kế hoạch đã được chỉnh lý, bổ sung và mở rộng về chủng loại phương tiện và quy mô hủy diệt, trong khi bản chất của nó vẫn không thay đổi, vẫn là kế hoạch tấn công, xâm lược, tàn bạo, rất tàn bạo.

Theo kịch bản của các chiến lược gia NATO, nếu như một cuộc xung đột nổ ra ở châu Âu thì nhiều khả năng nhất là bắt đầu ở lãnh thổ CHLB Đức, nơi tập trung các lực lượng chủ lực trên chiến trường châu Âu của NATO, các đơn vị tuyến đầu, các kho chứa đầu đạn hạt nhân và hóa học. Trong kế hoạch, các lực lượng “kiềm chế” được giao nhiệm vụ “lâm chiến với đối phương trên biên giới chính trị của CHLB Đức và tác chiến nhằm chặn đứng đối phương càng xa ở phía đông càng tốt, làm suy giảm sức chiến đấu của đối phương đến mức không thể nối lại cuộc tấn công”.

NATO trù tính những phương pháp nào để “kiềm chế” đối phương tiềm tàng? Các cuộc oanh kích hạt nhân còn gọi là “các đòn tấn công có lựa chọn trên chiến trường”, tức là vào lãnh thổ CHLB Đức.

Người ta khuyến nghị 4 phương án tấn công: “tổng lực”, “có lựa chọn”, “hạn chế” và “khu vực”. Một đòn tấn công “nhẹ” sẽ biến các công trình thành mảnh vụn, đòn đánh “trung bình” khiến chúng chỉ còn là những hạt cát, còn đòn tấn công “nặng” thì các thành phố sẽ bị quét sạch như bụi.

Tuy nhiên, Tây Đức đâu phải là hoang mạc Tây Sahara. Mật độ dân cư ở CHLB Đức rất cao nên việc sử dụng vũ khí hạt nhân tất yếu sẽ làm hàng trăm ngàn phụ nữ, người già, trẻ em mất mạng, hủy diệt các di sản văn hóa, bảo tàng và nhà thờ. Liệu các tướng lĩnh NATO và Đức có nhận thức được điều đó không? Hóa ra, họ nhận thức được và chấp nhận số phận tất yếu khi nghĩ ra một thuật ngữ để bào chữa cho lập trường của họ là thuật ngữ “các khu vực dễ bị tổn thương”. Tức là các khu vực mà đối phương tiềm tàng có thể đánh chiếm. Tất cả đã được tính toán và nêu cực kỳ tỉ mỉ trong kế hoạch thành các mục tiêu phải tiêu diệt bằng các lực lượng hạt nhân NATO trên lãnh thổ CHLB Đức.

Trong tài liệu Northzig C 75/145/68, các thành phố lớn như Hamburg, Bremen, Hannover, Göttingen và hàng chục thành phố nhỏ hơn khác được nêu trong các kế hoạch của NATO như các mục tiêu để chính NATO oanh tạc hạt nhân khi nổ ra xung đột quân sự ở Tây Âu. Dân chúng các thành phố này thật vô phúc khi lọt vào “khu vực dễ bị tổn thương” và sẽ bị hủy diệt mà không hề biết vũ khí “răn đe” của NATO đang rơi xuống đầu họ.

Tài liệu viết: “Rõ ràng là không thể chống chọi với cuộc tấn công chủ yếu của đối phương trong một thời gian quá dài mà không dùng đến vũ khí hạt nhân, và hoàn toàn có thể phỏng đoán tư lệnh tối cao liên quân NATO ở châu Âu sẽ hạ lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân”. Trong văn bản không hề nói gì đến việc trước khi bấm nút hạt nhân, các đồng minh phương Tây định tổ chức các cuộc tư vấn chính trị nào đó hay nhận được sự phê chuẩn của các quốc hội, nghị viện cho các hành động của họ. Vì không có thời gian để làm việc đó nên chỉ một viên tướng Mỹ sẽ đưa ra quyết định cá nhân!

Nhờ các tài liệu này bị vạch trần trong nhữn năm đó nên các kế hoạch của NATO đã mất đi yếu tố bất ngờ. Và chúng đã được thay thế bằng các kế hoạch khác mà có lẽ các tình báo viên và điệp viên Nga hiện nay đang làm việc để “giải mật".


http://nghiadx.blogspot.com
Mikhail Vladimirovich Fedorov (1916-2004). Ảnh: svr.gov.ru

http://nghiadx.blogspot.com
Galina Ivanovna Fedorova (1920-2010)Ảnh: svr.gov.ru


Các tình báo viên bất hợp pháp lỗi lạc đó mà tên tuổi cũng đã được giải mật chính là Mikhail Fedorov và Galina Fedorova. Sau 15 năm hoạt động ở nước ngoài trong điều kiện đặc biệt, họ đã quay trở về Nga trót lọt.

Đại tá tình báo Galina Ivanovna Fedorova (mật danh là Jeanne) tâm sự: “Tôi vào làm cho tình báo một cách có ý thức, hiểu rõ tầm quan trọng của cơ quan này đối với quốc gia và trách nhiệm mà tôi nhận về mình. Nét khác biệt của một tình báo viên bất hợp pháp là sự tự kiểm soát ngặt nghèo: từng giờ, từng ngày, dù thức hay ngủ. Một sai lầm dù nhỏ nhất hay một việc làm sơ hở có thể dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục. Nhưng hồi đó, cũng như sau này, tôi không hề có sự dao động dù là nhỏ nhất hay những ngờ vực muộn màng vào tính đúng đắn của con đường tôi chọn khi còn trẻ. Tôi hạnh phúc vì tình báo đã trở thành sự nghiệp của đời tôi”.

Trong những năm dài hoạt động tình báo bất hợp pháp, Galina và chồng bà Mikhail (từng có bí danh Sep, ông dùng bí danh này để ký các bức điện gửi về Trung ương), đã làm được rất nhiều. Họ đã bảo đảm liên lạc thông suốt với Moskva, lựa chọn các địa điểm hộp thư mật và tiến hành các phiên liên lạc bỏ thư và lấy thư. Họ nghiên cứu các đối tượng, tuyển mộ họ, khôi phục liên lạc với điệp viên ở các nước Tây Âu. Và dĩ nhiên là họ đã thu thập thông tin về rất nhiều vấn đề, cũng như tiến hành các phiên liên lạc với điệp viên và gửi tin tức của điệp viên về Trung ương tình báo. Họ đã thực hiện hơn 300 phiên liên lạc mật, hơn 200 phiên liên lạc điện đài với Moskva. Những con số đó nói lên cường độ làm việc căng thẳng của họ.

Họ đã chuyển qua các kênh mật về Trung ương tình báo hơn 400 tài liệu quan trọng. Những thông tin đi qua tay họ chủ yếu liên quan đến khía cạnh hoạt động của NATO, trong đó có cơ quan quân sự của khối này. Ví dụ như về các kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân đánh phủ đầu Liên Xô, các phương pháp mang phóng vũ khí hạt nhân đến các mục tiêu cụ thể trên lãnh thổ Liên Xô, các cuộc tập trận tham mưu của NATO sát tối đa với tình huống chiến đấu thực tế. Tất cả đều được Sep và Jeanne báo cáo chính xác và kịp thời về Moskva.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang