Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hàn Quốc - Triều Tiên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc - Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàn Quốc - Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

>> Điểu gì xảy ra nếu vũ khí hạt nhân được khai hỏa ?

Triều Tiên có nhiều tàu ngầm, máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Triều Tiên khẳng định sẽ không tuân thủ hiệp ước đình chiến để chấm dứt Chiến tranh năm 1953. Nhà cầm quyền nước này thậm chí đã cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc - kênh ngoại giao duy nhất liên lạc giữa hai miền. Bình Nhưỡng còn tuyên bố các khu vực cấm bay, cấm tàu thuyền đi lại để phục vụ các cuộc diễn tập, trong đó có bắn tên lửa từ tầm gần tới tầm trung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ảnh minh họa

Các lực lượng chiến đấu Mỹ-Hàn tiếp tục kéo dài tập trận tới cuối tháng này. 200.000 lính Hàn và 10.000 quân nhân Mỹ tham gia diễn tập trên không, biển, đất liền và hoạt động đặc nhiệm. Tờ báo chính thống của Triều Tiên, Rodong Sinmun, tuyên bố, mọi lực lượng Triều Tiên từ bộ binh, hải quân, không quân, phòng không chỉ chờ "lệnh tấn công cuối cùng".

Sau những đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ tấn công phủ đầu bằng hạt nhân để chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào, Seoul đã đáp trả bằng tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước tới nay: “Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, thì sau đó, ý chí của Hàn Quốc và cả nhân loại sẽ khiến chính quyền Kim Jong-un biến mất khỏi trái đất".

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mới nhận nhiệm sở chưa đầy một tháng. Bối cảnh hiện tại khiến bà không thể thực hiện được cam kết tranh cử là áp dụng đường lối mềm dẻo hơn với Bình Nhưỡng. Đa phần đe dọa của Triều Tiên không được hiện thực hóa, ví như lời khẳng định "đáp trả lập tức" hồi tháng trước với các biện pháp trừng phạt của LHQ.

Tuyên bố gần đây của bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định: "Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai là không tránh khỏi". Bộ này cho rằng, Bình Nhưỡng có quyền tấn công phủ đầu bằng hạt nhân và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đã châm ngòi cho một cuộc chiến.

Thời gian này, Bình Nhưỡng đã ít nhiều nới lỏng cho phép truyền thông nước ngoài tới Triều Tiên và để người dân được bày tỏ quan điểm. Một số hãng truyền thông nước ngoài đã mô tả tâm lý của người dân Triều Tiên trước sự bấp bênh, lo lắng về chiến tranh hay sự xâm chiếm của cường quốc nước ngoài. Một người dân ở tỉnh Yanggang của Triều Tiên cho hay: “Nhà chức trách nói khi chúng tôi có vũ khí hạt nhân, chúng tôi có thể không phải lo sợ bất kỳ ai, nhưng tôi cho rằng, dù có vũ khí hạt nhân và tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu, thì chúng tôi có thể bị tấn công trước".

Một người dân khác bày tỏ: “Nếu chúng ta nhấn nút một vũ khí hạt nhân, thì người Mỹ có khoanh tay đứng nhìn? Trong trường hợp nào chăng nữa, nếu vũ khí hạt nhân khai hỏa, thì mọi người đều chết. Nên tôi cảm thấy không nên sử dụng chúng cho bất kỳ thứ gì".

Cho dù những người được hỏi đều giấu tên, nhưng người ta thống kê rằng, có một tỉ lệ không nhỏ dân số Triều Tiên bất an với tình trạng hiện tại. Có người ủng hộ thuyết Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cho mục tiêu ngăn chặn, nhưng điều gì sẽ tới với 10,5 triệu dân thường ở Seoul nếu Bình Nhưỡng nỗ lực phổ biến kho hạt nhân của họ? Tương tự như vậy, 3,2 triệu sinh mạng tại Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt nếu Mỹ triển khai học thuyết phủ đầu hạt nhân.

Hiểm họa không chỉ giới hạn ở thủ đô của hai nước, xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ lập tức đe dọa tính mạng 70 triệu người sống ở đó. Bất chấp những tuyên bố hùng hồn của hai miền, thì chế độ cứng rắn thời ông Lee Myung-bak - người tiền nhiệm của bà Park - đã không trả đũa khi Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong năm 2010. Điều đó chứng tỏ sự kiềm chế sau khi cân nhắc những lợi ích của sự ổn định dù là mỏng manh.

Triều Tiên có thể không giành chiến thắng nếu gây chiến với Hàn Quốc và Mỹ. Bình Nhưỡng có lợi thế về lực lượng, nhiều tàu ngầm và máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

Theo các chuyên gia quân sự, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều năm để phát triển tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân tấn công tới tận nước Mỹ. Nhưng dĩ nhiên, họ có thể gây tổn thất cho Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Sau tất cả, nếu một cuộc chiến nổ ra, chính người dân sẽ hứng chịu những mất mát, thương vong lớn nhất.

(Vietnamnet)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Triều Tiên đã sai lầm khi quá trớn với Mỹ ?

Lối chơi rắn và không tương xứng của Mỹ, thái độ tức giận của Trung Quốc khiến Triều Tiên phải chùn chân và bất an. Đừng dại đùa với kẻ thực dụng như Mỹ.

>> Triều Tiên đánh bại Hàn Quốc trong vòng 3 ngày
>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên
>> Chân dung Chủ tịch CHDCND Triều Tiên


Triều Tiên đang hoảng hốt, run sợ?

Không chỉ căn cứ vào những suy luận khoa học, biện chứng, mà càng ngày càng thấy có những dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên không thể, không muốn châm ngòi cho cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Những lời tuyên bố, những động thái của Triều Tiên khiến thế giới “lạnh gáy” lo âu, như sắp chứng kiến một cuộc chiến tranh thảm khốc sắp xảy ra, có thể không thành hiện thực.

Điều ngạc nhiên là những lời tuyên bố, động thái của Triều Tiên dọa dẫm, răn đe mang tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó, đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu. Mỹ không “diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng.

Cụ thể như đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở phía Tây nước Mỹ (mà Triều Tiên còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất Mỹ), tiếp theo điều động máy bay ném bom chiến lược B-52, tàng hình B-2, F-22.

Trong khi cuộc diễn tập hùng hậu mang tên “Đại bàng non” với Hàn Quốc đang diễn tiến, cùng với sự điều động các phương tiện vũ khí chiến lược như trên, chứng tỏ Mỹ đã lên phương án tác chiến rất rõ ràng, tỉ mỉ để sẵn sàng đè bẹp Triều Tiên tức khắc, ngay cả khi có sự can thiệp của Trung Quốc, nếu như Triều Tiên manh động.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 “rải thảm” là quá đủ với Triều Tiên, còn B-2, F-22 để làm gì nếu như không phải là để thực hiện chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ nhằm đối phó với chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc, như đã từng được vạch ra để chống lại hải quân Mỹ?

Sự “dửng dưng” của Trung Quốc khi Mỹ điều động B-52, B-2, F-22 sang Nhật Bản, Đông Bắc Á không phải vì không hiểu, không biết, mà lý do của nó, về bản chất cũng giống như Malaysia trong vụ Trung Quốc ở bãi cạn James cách thành phố biển của mình 80 km.

Triều Tiên đã đưa Trung Quốc vào chỗ khó, rất khó, bởi cũng như Triều Tiên, tuyên bố mạnh mẽ, phô trương thì dễ, nhưng để đối đầu thực sự với Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới, thì không phải chuyện đùa.

Trung Quốc sẽ can thiệp khi Mỹ-Hàn và Triều Tiên nổ ra chiến tranh? Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Trung Quốc thấy và không ngán ngại.

Theo MissileThreat.com, 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, ở trạng thái trực chiến với 156 tên lửa. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở trạng thái trực chiến cùng với 96 tên lửa.

Trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Ngoài ra còn các hệ thống phòng thủ tên lửa…tất cả, tất cả các thứ đó dùng cho Triều Tiên chẳng khác nào dùng búa tấn đập ruồi. Vậy thì để dành cho ai nếu không phải là Trung Quốc?

Chắc chắn nếu Triều Tiên manh động thì Trung Quốc sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp quân sự như cách đây 60 năm.

Bởi vậy, trước áp lực quân sự cực lớn của Mỹ, trước thái độ của Trung Quốc, Triều Tiên có vẻ đã bắt đầu lo ngại, nên đã sử dụng con bài cuối cùng, đó là tuyên bố vận hành trở lại nhà máy nguyên tử phục vụ cho điện năng và chế tạo bom hạt nhân.

Đây, có vẻ như là hành động “ôm bom cùng con tin chờ chết”. Nếu chiến tranh Mỹ và Triều Tiên nổ ra, dù là thông thường, thì khi nhà máy nguyên tử này nổ tung, hậu quả gây ra sẽ khủng khiếp cho khu vực, trong đó có Trung Quốc.

Triều Tiên đã buộc Trung Quốc trở thành “con tin” của mình để Mỹ phải suy nghĩ lại và Trung Quốc cũng phải làm điều gì đó.

Khi Triều Tiên muốn cải cách mở cửa, khi Triều Tiên muốn dùng VKHN để ra giá, mặc cả đổi lấy những thuận lợi của Mỹ, phương Tây cho cải cách mở cửa…thì đương nhiên Triều Tiên không muốn để xảy ra chiến tranh. Nếu chiến tranh, cơ hội cải cách, mở cửa của Triều Tiên sẽ không còn bởi đơn giản là chẳng còn gì để mà cải cách, mở cửa.

Triều Tiên dường như muốn giống với Myanma, và họ đã quá tự tin vào những thứ mình có như VKHN, tên lửa, nhưng khi thứ mình có đã không có giá trị hữu hiệu thì sẽ dẫn đến lo lắng, bất an.

Đó chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên lo ngại, khi Mỹ ngày càng khiêu khích, thách thức Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên có dấu hiệu điều động lực lượng cho chiến tranh thực sự được phát hiện là lập tức Mỹ-Hàn Quốc sẽ đánh phủ đầu như liên minh này đã tuyên bố.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/10/2007, bán đảo Triều Tiên chứng kiến giây phút lịch sử đầy cảm xúc: Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đi bộ qua biên giới 2 nước, rồi đi ô tô tới Bình Nhưỡng gặp lãnh đạo Kim Jong-il. Nhưng đến nay, cơn sóng chiến tranh giữa hai miền lại nguy cơ trỗi dậy.

Cơ hội nào cho thống nhất Triều Tiên?

Trên thế giới hiếm có một quốc gia nào văn minh, dân chủ, giỏi giang như dân tộc Triều Tiên mà lại bị cảnh chia lìa Nam, Bắc lâu như vậy. Đương nhiên, bán đảo Triều Tiên bị tác động lớn của thế lực nước lớn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính người Triều Tiên.

Cơ hội để thống nhất Triều Tiên nhanh nhất có thể là chiến tranh. Chiến tranh là huynh đệ tương tàn, nhưng, như một khối u nhức nhối muốn lành thì phải chịu đau đớn một lần để mổ. Tuy nhiên, đã là thế kỷ 21 rồi, dân tộc văn minh không ai dùng biện pháp đó mà chỉ dùng biện pháp hòa bình. Dân tộc Đức là một tấm gương cho dân tộc Triều Tiên noi theo.

Tới đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giảm, và CHDCND Triều Tiên có thể sẽ có mối quan hệ khác hẳn. Quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và phương Tây… có thể sẽ không như trước, nếu như họ không muốn bị lệ thuộc mãi mãi vào Trung Quốc. Đó chính là ý đồ của Triều Tiên khi cố tình tuyên bố chiến tranh rầm rộ và đẩy căng thẳng lên cao.

Tuy nhiên, “giá cả” sẽ không “cao” như mong đợi.

Triều Tiên như một “cây chuyền hai” của Trung Quốc, đương nhiên vậy, vì là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Trung Quốc đổ không biết bao nhiêu tiền của vào đó, dù như vào một thùng không đáy, không phải để chơi. Đã bao lần nhờ Triều Tiên mà Trung Quốc ghi điểm có lợi khi đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Nga đó sao. Điều đáng buồn là gần đây, “cây chuyền hai” này luôn luôn “nêu” quá lố để cho Mỹ ghi điểm mà thay ra sân cũng dở, để lại cũng dở.

Mỹ thì lại rất thích “cây chuyền hai” này và do đó muốn có anh ta khi trận đấu chưa ngã ngũ hay khi chưa nắm chắc phần thắng.

Cho nên, ký với Triều Tiên một hiệp ước hòa bình, với Mỹ là chưa thể.

Dù sao dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn Triều Tiên cải cách, mở cửa, không sở hữu VKHN, độc lập, đi theo con đường mà mình đã chọn, tới một ngày nào đó sẽ cùng với Hàn Quốc thống nhất giang sơn bằng hòa bình. Thời gian có thể là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng so với lịch sử thì đó chỉ là một khoảnh khắc.

(Báo Đất Việt)

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Triều Tiên đánh bại Hàn Quốc trong vòng 3 ngày

Triều Tiên đã đưa ra kịch bản mô tả cuộc tấn công chớp nhoáng vào Hàn Quốc chỉ trong vòng 3 ngày nhằm thống nhất hai miền.

>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên
>> Hải quân Hàn Quốc: Khẳng định vị thế trên biển


Trang mạng tuyên truyền Triều Tiên Uriminzokkiri đăng clip mô tả kịch bản cuộc tấn công chớp nhoáng vào Hàn Quốc chỉ trong 3 ngày. Và mục tiêu của cuộc tấn công không gì khác là nhằm thống nhất hai miền.

Nội dung của clip kế hoạch tác chiến trong “cuộc chiến tranh thống nhất đất nước” chỉ trong 3 ngày là:

"Vào ngày đầu tiên, khi mệnh lệnh tấn công được ban hành, Quân đội Nhân dân Triều Tiên sẽ khai hỏa các giàn pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm. Ngoài ra còn có 250.000 tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa và 1.000 tên lửa đất đối đất bắn trong 30 phút đầu tiên về phía Hàn Quốc và các căn cứ quân sự Mỹ. Cuộc tấn công như một cơn mưa đạn từ trên trời rơi xuống.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các giàn pháo phản lực 240mm sẽ oanh tạc dữ dội Hàn Quốc trong ngày đầu cuộc chiến.

Hàn Quốc và các lực lượng không quân Mỹ sẽ hoảng hốt, sợ hãi và co cụm lại đến nỗi ngay cả một chiếc máy bay cũng không cất cánh nổi.

Sau đó, 50.000 bộ binh thuộc các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên sẽ “triển khai tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc và các căn cứ không quân, hải quân, tên lửa của Mỹ cũng như nhiều nhà máy điện khác”.

Tiếp theo, video tuyên truyền của Triều Tiên mô tả Tiều Tiên đã bắt giữ 150.000 người Mỹ đang sống tại Hàn Quốc như là “tù binh chiến tranh”.

Vào ngày thứ hai của “Cuộc chiến tranh thống nhất", 10.500 lính dù Triều Tiên đổ bộ xuống Seoul bằng máy bay.

Đồng thời, 4.600 xe tăng, 3.000 xe bọc thép của Triều Tiên cũng tấn công ồ ạt Seoul và quét sạch kẻ địch ra khỏi thành phố.

"Tất nhiên, ngay khi chiến tranh bắt đầu, chúng tôi sẽ tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương và quét sạch quân Mỹ ", người bình clip nói.

Vào ngày thứ ba, công dân ở Thủ đô Seoul cho tới các thành phố của Hàn Quốc sẽ bị bao vây trong “một đất nước hỗn loạn không có bất cứ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, nước, mạng lưới truyền thông và mạng lưới giao thông nào".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ảnh đồ họa lính Triều Tiên đổ bộ xuống Seoul.

Sau đó, các lực lượng Triều Tiên "sẽ chiếm Hàn Quốc” mà không cần tốn một viên đạn nào và tái ổn định các hoạt động cũng như khôi phục lại các nguồn cung cấp thiết yếu”.

"Như vậy, chúng ta có một kịch bản chiến tranh thống nhất kết thúc chỉ trong vẻn vẹn 3 ngày", clip tuyên truyền của Triều Tiên khẳng định.

Cuối cùng, video kết thúc với kết luận: "Dù cho Mỹ vẫn ngoan cố luyện tập xâm lược Triều Tiên trên hệ thống máy tính nhưng chúng luôn run sợ và không thể khởi động kịch bản chiến tranh trên thực tế".

Tất nhiên, đây chỉ clip kịch bản của trang mạng chuyên tuyên truyền cho Triều Tiên. Vì vậy, không lạ khi nó phóng đại quá mức về thông tin vũ khí Triều Tiên. Nước này không thể có một số lượng tên lửa đạn đạo tầm trung – xa lên tới 250.000 quả.

Các cuộc tấn công vượt qua vĩ tuyến 38 cũng không dễ dàng khi quân đội Hàn Quốc luôn duy trì lực lượng quân sự đông đảo tại đây.

Trên biển, các đội tàu chiến của Hàn Quốc đều là những loại tối tân, trang bị tên lửa đối không tầm cao và tên lửa đối đất tầm xa. Nước này đã phóng thử thành công tên lửa hành trình đối đất có tầm bắn xa tới 1.000km. Với loại vũ khí này, khi một cuộc chiến xảy ra, họ có thể dễ dàng oanh tạc Bình Nhưỡng. 

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

>> Tên lửa đối trọng với pháo Triều Tiên của Hàn Quốc

Những khoản tiền lớn có thể giúp Hàn Quốc sở hữu trong tay những tên lửa "khủng" giành được ưu thế trước lực lượng pháo binh "hùng hậu" của Triều Tiên.

>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn Hyunmoo 2.


Quân đội Hàn Quốc muốn chi hơn 2 tỷ USD cho việc phát triển tên lửa trong vòng 5 năm tới. Điều này thể hiện rõ những nỗ lực của nước này nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa sức răn đe của lực lượng tên lửa và pháo binh của Triều Tiên trong cuộc chiến tranh tương lai nào.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Kế hoạch của Hàn Quốc là đặt mua và triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới. Chúng sẽ nhắm vào các bệ phóng tên lửa và vị trí đặt pháo, cũng như các lực lượng và cơ sở mặt đất của Triều Tiên. Mục tiêu của sự phát triển này là làm giảm sự tàn phá đối với lãnh thổ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Từ lâu, Triều Tiên luôn chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ cuộc chiến tranh trong tương lai nào dựa vào sức mạnh uy hiếp của đạn pháo, rocket, và tên lửa xuống đối với Hàn Quốc với mục tiêu chủ yếu là Seoul. Hiện nay, có nguồn tin cho biết, Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa đạn đạo nhằm vào Hàn Quốc.

Theo nguồn tin, hầu hết số tiền 2 tỷ USD sẽ được rót vào việc sản xuất tên lửa, và được thực hiện ngay ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc thường giữ bí mật về các tên lửa mới tấn công mới của họ. Từ năm 2009, truyền thông Hàn Quốc mới tiết lộ về một loại tên lửa hành trình mới, có tầm bắn 1.000 km và đã bí mật được đưa vào sản xuất trong năm 2008.

Năm 2011, Seoul công khai về sự tồn tại của nhiều trong số hàng loạt tên lửa mới được phát triển trong nước. Hàn Quốc cũng công bố rộng rãi rằng họ sở hữu một tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo mới.

Tên lửa này, được báo chí Seoul gọi là Hyunmoo 3, nay đã được thay thế bởi biến thể cải tiến có tầm bắn 1.500 km, đang được triển khai dọc theo biên giới với Triều Tiên.

Nỗ lực tự thân vượt qua rào cản của đồng minh

Trong 30 năm qua, Hoa Kỳ đã ngăn cản Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa. Theo giải thích của người Mỹ, điều này nhằm nỗ lực ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang giữa hai miền. Để làm yên lòng đồng minh, Mỹ đảm bảo với Seoul sẽ tham chiến nếu Hàn Quốc bị miền Bắc tấn công.

Thế nhưng, Seoul không mấy tin tưởng với những lời hứa này, bằng chứng là từ những năm 1980, Hàn Quốc đã phát triển thành công một tên lửa đạn đạo tầm xa 180 km (Hyunmoo 1) và một tên lửa đạn đạo khác tầm xa dưới 300km (Hyunmoo 2). Cả hai loại tên lửa này đều dài khoảng 13 mét và nặng 4-5 tấn.

Ban đầu, do phải tuân theo cam kết chế độ MTCR (Kiểm soát công nghệ tên lửa, không phổ biến các tên lửa có tầm bắn hơn 300 km), Hyunmoo 1 và 2 được thiết kế dựa trên tên lửa phòng không Nike-Hercules của Mỹ có trong biên chế của Quân đội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, dư luận nước này kêu gọi phá vỡ giới hạn đó để tên lửa đạn đạo từ phía Nam. có thể dễ dàng bắn phá toàn bộ lãnh thổ miền Bắc. Vì vậy, một số tên lửa đường đạn mới được tiết lộ của Hàn Quốc có thể bắn xa hơn 300 km và chỉ bị giới hạn bởi những hạn chế lập trình trong hệ dẫn của tên lửa. Trong tương lai, những phần mềm này có thể nhanh chóng được họ thay đổi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hyunmoo 3C.

Giống tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Hyunmoo 3 dài khoảng 6 mét, nặng 1,5 tấn, mang theo một đầu đạn khoảng 500 kg, và được phóng ra từ những vị trí bí mật (có thể xuất phát từ các ngọn đồi đối diện với Triều Tiên), những vị trí kiên cố trong hầm bê tông và cả trong những container.

Với tầm bắn 1.500 km, tên lửa cũng có thể bắn trúng mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga.

Năm 2011, Hàn Quốc đã di chuyển một số tên lửa chiến thuật ATACMS tới các căn cứ tên lửa gần biên giới miền Bắc.

Ngoài họ tên lửa Hyunmoo, Hàn Quốc còn sở hữu hệ thống pháo phản lực ATACMS.

Biến thể ATACMS của Hàn Quốc có tầm bắn 165 km, giúp cho họ có khả năng tiếp cận nhiều mục tiêu ở Triều Tiên hơn, nhưng không đủ tầm vươn tới Bình Nhưỡng, cách khu giới tuyến 220 km về phía bắc.

Có nguồn tin cho biết, một biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn 300 km nhưng Hàn Quốc không tiết lộ bất thêm bất kỳ thông tin gì về nó.

Một số nguồn tin cho rằng, Hàn Quốc chỉ có 220 hệ thống như vậy. Trong đó, một nửa số đạn sử dụng đầu đạn không điều khiển, có tầm bắn 128 km. Những đầu đạn còn lại có kích thước nhỏ hơn, được dẫn bằng hệ thống định vị GPS, tầm bắn 165 km.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

>> Hàn Quốc tiến hành chiến tranh tâm lý với BTT như thế nào?



Dưới sự giúp đỡ của Mỹ, Hàn Quốc tiến hành 3 biện pháp chiến tranh tâm lý chủ yếu là: qua sóng phát thanh, tờ rơi và loa phóng thanh công suất lớn.

Thực ra, theo một thỏa thuận hai bên đạt được năm 2004, Hàn Quốc đã chấm dứt mọi hành động chiến tranh tâm lý chống lại Bắc Triều Tiên, nhưng sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và vụ nã pháo vào đảo Yeopyeong năm ngoái, tình hình đã thay đổi.

Hàn Quốc có những chiến dịch chiến tranh tâm lý bài bản và rầm rộ dưới sự giúp đỡ của Mỹ nhằm vào Bắc Triều Tiên trong suốt nhiều thập kỷ qua, kể từ khi hiệp định đình chiến giữa hai miền được ký kết.


http://nghiadx.blogspot.com
Những quả bóng bay này đều đặn mỗi tháng 3 lần mang thông điệp chiến tranh tâm lý sang Bắc Triều Tiên trong điều kiện thời tiết đẹp


Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trực tiếp phụ trách công tác chiến tranh tâm lý và thành lập hẳn một đơn vị chuyên trách dưới sự quản lý của Bộ Tham mưu liên quân. Đơn vị này tổ chức chiến tranh tâm lý qua sóng phát thanh với tên Đài tiếng nói tự do.

Đài tiếng nói tự do sản xuất chương trình ở Seoul, thông qua 5 vệ tinh quân sự Mungunghwa để truyền tới 6 trạm thu FM đặt dọc khu phi quân sự. Nội dung chương trình bao gồm rất nhiều các bài hát truyền thống của Bắc Triều Tiên. Seoul có kế hoạch sẽ chuyển sang phát ở tần sóng AM, bởi tại Bắc Triều Tiên chỉ một số ít trạm thu được sóng FM.

Bên cạnh đó, quân đội Hàn Quốc tổ chức tuyên chuyền qua tờ rơi bằng cách buộc vào bóng bay và thả về phía Bắc Triều Tiên. Việc in ấn được thực hiện ngay trên một chiếc xe tải 5 tấn chứa đầy máy in và có thể cho ra lò 80.000 tờ rơi mang nội dung tuyên truyền mỗi ngày.

Từ chiếc xe tải này, các nhân viên sẽ nhận nội dung và mẫu thiết kế tờ rơi được chuyển đến từ Seoul thông qua tín hiệu vệ tinh. Mỗi lần in, nội dung sẽ được lựa chọn trong tổng số 1.300 mẫu tuyên truyền được các chuyên gia chiến tranh tâm lý Mỹ - Hàn biên soạn.

Trong điều kiện thời tiết đẹp, mỗi tháng từ chiếc xe tải này sẽ cho thả đi 3 lần bóng bay mang tờ rơi như thế. Các chuyên gia tâm lý sẽ thiết kế ít nhất mỗi tháng một mẫu mới. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Hàn Quốc phản đối chiến dịch tâm lý của quân đội nước này nhằm vào dân thường Bắc Triều Tiên.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù bị dọa bắn vỡ nhiều lần những những dàn loa có thể phát xa 12 km này vẫn kiên trì hoạt động trong suốt thời gian qua


Hình thức chiến tranh tâm lý khác là tuyên truyền trực tiếp qua loa phóng thanh. Bốn dàn loa phóng thanh công suất lớn như thế được thiết lập dọc khu phi quân sự. Những chiếc loa này có thể phát xa 12 km và mỗi ngày được bật 2 lần bao gồm cả ban đêm.

Dù giá của mỗi dàn loa là 165.000 USD và bị Bình Nhưỡng dọa bắn vỡ nhiều lần nhưng nó vẫn kiên trì hoạt động suốt thời gian qua.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Ngoại giao Triều Tiên, Hàn Quốc gặp nhau tại Bắc Kinh



Hôm nay 21/9, tại Bắc Kinh sẽ diễn ra cuộc gặp quan chức ngoại giao Triều Tiên và Hàn Quốc bàn về việc nối lại vòng đàm phán 6 bên sau hơn 2 năm gián đoạn.


Theo AFP, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc là ông Wi Sung-Lac và người đồng cấp Ri Yong-ho của Triều Tiên đã có mặt tại Bắc Kinh từ ngày 19/9, đúng vào dịp kỷ niệm 6 năm tuyên bố chung do 6 bên gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên ký kết.

Trước đó, vào tháng 7/2011 2 đại sứ liên Triều từng có cuộc gặp tại đảo Bali của Indonesia, bên lề một hội nghị của các nước ASEAN. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên về vấn đề hạt nhân bên ngoài khuôn khổ của vòng đàm phán 6 bên.

Trước đó, lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ cũng đã gặp nhau ở New York để bàn về việc tái khởi động vòng đàm phán này.

Theo giới phân tích, dù cuộc gặp cho ra kết quả như thế nào thì việc đại sứ hạt nhân hai miền Triều Tiên ngồi lại với nhau tại Bắc Kinh vẫn được coi là một bước tiến đáng kể cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Trong bài trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga hôm 20/9, chuyên viên Aleksandr Vorontsov - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên và Mông Cổ thuộc Viện phương Đông, cho rằng trong mọi trường hợp, cuộc gặp của đại diện hai nước Triều Tiên là một bước đi tích cực.

“Thông tin về việc bắt đầu cuộc thương lượng liên Triều ở Bắc Kinh tạo tinh thần lạc quan. Cuộc gặp sẽ giúp tạo lập bầu không khí lành mạnh hơn trên bán đảo Triều Tiên, Hy vọng rằng, ở Bắc Kinh hai bên sẽ thực hiện một bước dài tiến tới việc nối lại quá trình đàm phán 6 bên," ông Vorontsov nói.

Để khích lệ hai phía, đặc biệt là Triều Tiên, trong tuần qua các nước thuộc nhóm “bộ tứ” trung gian đã có một loạt động thái cho thấy sự nghiêm túc khi tham gia tiến trình hòa giải này.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ tứ trung gian đưa ra một loạt các biện pháp khích lệ Triều Tiên trở lại vòng đám phán. Trong ảnh, Tổng thống Nga tiếp Chủ tịch Kim Jong Il của Triều Tiên hồi tháng 8/2011.


Ngày 14/9, Chính phủ Nga tuyên bố sẽ xóa cho Triều Tiên khoản tiền 11 tỷ USD mà đất nước này còn nợ từ thời Liên Xô.

Theo đó, 90% khoản nợ sẽ được xoá và 10% còn lại được sử dụng để thực hiện các dự án chung ở Triều Tiên. Đây được xem là động thái của Moscow nhằm ủng hộ chính quyền Bình Nhưỡng, khẳng định sự “kề vai sát cánh” của Nga đối với Triều Tiên trong cuộc đấu trí về hạt nhân với các nước lớn.

Tiếp đó, ngày 18/9 Nội các Nhật Bản đã thông qua quyết định không gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Triều Tiên. Chính phủ Nhật Bản khẳng định, quyết định này nhanh chóng được thông qua vì nhiều tín hiệu phát đi từ Bình Nhưỡng cho thấy triển vọng về việc nối lại vòng đàm phán với chính phủ các nước khác về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là rất sáng sủa.

Trong lúc đó, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục có những tuyên bố cho thấy quyết tâm khôi phục cuộc đàm phán 6 bên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng tìm cách giải quyết vấn đề bằng con đường đối thoại.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì một lần nữa nhắc lại quan điểm trên tại Hội thảo khoa học quốc tế nhân kỷ niệm 6 năm ký kết tuyên bố chung của các thành viên tham gia cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Một ngày trước cuộc gặp tại Bắc Kinh, trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Yong-ho tái khẳng định: Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Seoul mà không đưa ra điều kiện tiên quyết nào.

Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ muốn Triều Tiên thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi vì đã đánh chìm tàu Cheonan cũng như về vụ xung đột quanh đảo Yeonpyeong.

Seoul và Washington cũng muốn Bình Nhưỡng chấm dứt toàn bộ chương trình hạt nhân. Vấn đề này sẽ được đưa ra tại cuộc thương lượng ở Bắc Kinh vào ngày hôm nay, nhất là trong bối cảnh Washington luôn đứng sau lưng Seoul.



http://nghiadx.blogspot.com
Chưa rõ kết quả cuộc hội đàm cấp cao như thế nào nhưng cuộc gặp gỡ liên Triều tại Bắc Kinh là tín hiệu tốt tái lập vòng đàm phán 6 bên.


Tuy vậy, theo giới phân tích quốc tế thì kết quả về cuộc hội đàm sẽ rất tích cực. Đối lập với bộ đôi Mỹ - Hàn Quốc, bộ đôi Nga – Trung Quốc cũng cho thấy “sức nặng” của mình trong tiến trình hòa giải lần này.

Về vai trò của Trung Quốc, chuyên viên Yakov Berger thuộc Viện Viễn Đông – Nga cho rằng: “Bắc Kinh luôn giữ lập trường và có cân nhắc về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, chủ trương nối lại quá trình đàm phán 6 bên. Ngoài ra, với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế, Trung Quốc có thể tạo ra những tác động đến quan điểm của Triều Tiên cũng như gây ảnh hưởng nhất định lên tư duy của những chính khách bảo thủ người Mỹ."

Về phần mình, Nga đã thiết lập về cơ bản bầu không khí tin cậy trên bán đảo Triều Tiên nhờ việc thực hiện một số dự án năng lượng và giao thông thời gian qua. Tới đây sẽ có cuộc gặp của chuyên viên ba nước về nội dung dự án đường ống dẫn khí từ Nga đến Hàn Quốc đi qua lãnh thổ Triều Tiên.

Cuối tuần qua tại Moscow, đại diện Chính phủ hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký kết văn bản với Tập đoàn Gazprom của Nga về thành lập nhóm làm việc dự án này. Người Nga kỳ vọng, dự án này có thể giúp Nam – Bắc Triều xích lại gần nhau hơn.

Với lợi ích kinh tế hiển hiện, rõ ràng cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều không muốn “mất điểm” ở dự án này, nhất là trong bối cảnh khí đốt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới bầu không khí tại cuộc gặp giữa hai đại sứ hạt nhân liên Triều tại Bắc Kinh ngày hôm nay.

Có thể khẳng định, vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên không thể giải quyết ngày một ngày hai. Tuy nhiên, việc thường xuyên tổ chức những cuộc đàm phán giữa hai nước có thể đưa tới nhiều tiến bộ. Về phương diện này, vòng đàm phán liên Triều về phi hạt nhân hóa diễn ra ngày hôm nay tại Bắc Kinh có thể được coi là thành công nếu cuộc họp lần này thống nhất duy trì được đà tổ chức đối thoại giữa hai miền Nam - Bắc Triều trong thời gian tới.

Cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khởi đầu vào năm 2003, gồm các nhà ngoại giao của Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vòng cuối cùng tiến hành cuối năm 2008. Năm 2009 Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi quá trình đàm phán vì những bất đồng quan điểm chính trị. Căng thẳng liên Triều tiếp tục leo thang khi phái bảo thủ lên nắm quyền ở miền Nam bán đảo còn Bình Nhưỡng thì tiến hành thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.

Bên cạnh chương trình làm giàu plutonium được cho là đủ để sản xuất 6 đến 8 quả bom, Triều Tiên còn công bố một nhà máy làm giàu uranium mới hồi năm 2010. Nước này khẳng định năng lượng hạt nhân được sử dụng nhằm mục đích phi quân sự, nhưng các chuyên gia nước ngoài cho biết việc chế tạo bom hạt nhân từ nguồn năng lượng này là rất dễ xảy ra.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> Hàn Quốc mua Spike NLOS đối phó tăng Triều Tiên



Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận mua các tên lửa tiên tiến của Israel nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của nước này trước sự đe dọa của Triều Tiên.

Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết hôm 6/9, giá trị của hợp đồng cung cấp tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS là 43 triệu USD.

Hệ thống tên lửa này dự định chủ yếu để bảo vệ các khu vực tiền tiêu bị Triều Tiên tấn công năm 2011 nhanh nhất có thể.

Các quan chức Hàn Quốc từ chối tiết lộ thêm về bản hợp đồng này. Chỉ có một người cho biết hợp đồng đã hoàn thành trong tháng 7/2011, và một người khác xác thực thông tin này.

Theo công ty quốc phòng Rafael của Isreal , đối tác thực hiện hợp đồng thì các tên lửa ATGM có tầm bắn khoảng 24 km) và tiêu diệt được các mục tiêu ẩn náu. Thời gian qua Hàn Quốc đã phải vật lộn tìm ra cách phát hiện các trận địa pháo ven biển của Triều Tiên khi bị tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS.

Hàn Quốc thúc đẩy quá trình mua vũ khí bảo vệ các hòn đảo gần với Triều Tiên sau những lời chỉ trích dữ dội rằng các quan chức quốc phòng nước này đã phản ứng không đủ mạnh mẽ và nhanh chóng sau cuộc nã pháo cuối năm 2010.

Hiện tại Hàn Quốc triển khai pháo tự hành, pháo cao tốc, các tổ hợp tên lửa, radar và các vũ khí hiện đại khác cùng với hàng ngàn lính thủy quân lục chiến trên các hòn đảo có nguy cơ bị tấn công.

Trong tháng 6/2011, nước này đã thiết lập một lệnh phòng thủ đặc biệt trên các đảo này.

Đụng độ thường xảy ra trên biển Hoàng Hải. Từ năm 1999 đã xảy ra ít nhất 3 lần, làm cho hàng chục người chết. Đường hàng hải chia cắt Nam - Bắc Triều được Liên Hợp Quốc, mà thực chất do Mỹ chủ trì, đưa ra khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà không có sự đồng ý của Bình Nhưỡng. (>> chi tiết)

Đường chia cắt thực ra chỉ kết quả của một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình, do đó trên bán đảo Triều Tiên về vẫn trong tình trạng chiến tranh. Bình Nhưỡng thường xuyên lập luận rằng đường chia cắt này lẽ ra phải chạy xuống phía Nam xa hơn nữa.

Hàn Quốc đang tăng cường khả năng quốc phòng của mình song song với đối thoại cùng Triều Tiên.

Từ tháng 7/2011, các nhà ngoại giao 2 nước và Mỹ đã gặp nhau để tìm cách nối lại các cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân lâu nay bị ngưng trệ. Tuy nhiên tiến độ vẫn chưa được cải thiện.

Trong một dấu hiệu nhằm giảm bớt căng thẳng, một phái đoàn tôn giáo của Seoul tuần này đã tới Triều Tiên để tham dự sự kiện Phật giáo tôn vinh một di tích lịch sử được coi là thiêng liêng với cả hai nước.

Hôm 4/9, một chuyến hàng viện trợ từ Hàn Quốc cũng đã đến Triều Tiên để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả lũ lụt và mưa lớn.


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên



50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.


Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.



Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?


Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.


[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Hàn Quốc tiếp tục mạnh tay chi cho quân đội



Bộ quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục yêu cầu tăng cường ngân sách quốc phòng để đảm bảo khả năng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc muốn nâng ngân sách quốc phòng lên 31,3 tỷ USD vào năm 2012 – tăng 6,6% so với ngân sách ban đầu.

Trong 31,3 tỷ USD ngân sách thì 4,02 tỷ USD được sử dụng để tăng cường sự hiện diện của quân đội trên các đảo phía tây bằng những căn cứ và vũ khí hiện đại nhất.

Căn cứ vững vàng hơn, các tòa nhà quân sự kiên cố hơn đang là một vấn đề bức thiết đặt ra với quân đội Hàn Quốc kể từ sau khi Triều Tiên bất ngờ pháo kích đảo Yeonpyeng trên Hoàng Hải vào tháng 11/2010. Hàng chục ngôi nhà của quân đội đã bị phá hủy trong cuộc pháo kích này.


Hàn Quốc đang rất tích cực cải tổ và nâng cao sức mạnh quân sự sau những vụ đụng độ với Triều Tiên vào năm 2010.

Ngân sách cũng dành ra 3,18 tỷ USD để dành cho công tác cứu hộ và 3,28 tỷ USD để tăng cường phúc lợi cho binh lính.

“Yêu cầu của chúng tôi là tập trung vào xây dựng quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến xảy ra bất cứ khi nào. Chúng tôi cũng cố gắng tăng cường phúc lợi cho binh lính và nâng cao đạo đức cũng như thúc đẩy cải tổ quân đội”, người phát ngôn bộ quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố.

Mỹ chuyển giao quyền chỉ huy

Khoảng 1,78 tỷ USD sẽ được Hàn Quốc dành cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu từ quân đội Mỹ vào năm 2015. Kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, Mỹ vẫn giữ vai trò chỉ huy chiến đấu cho Quân đội Hàn Quốc.

“Để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu, chúng tôi sẽ tăng cường cấu trúc điều khiển và chỉ huy, cũng như xây dựng trung tâm chỉ huy chiến tranh”, người phát ngôn cho biết.

Tháng trước, Hàn Quốc đã chính thức triển khai tàu chiến Aegis thứ 2 – Yulgok Yi I sau 9 tháng chạy thử. Tàu Yulgok Yi I là một phần của chương trình tàu chiến Hàn Quóc KDX và hoạt động trong biên chế Hạm đội 7.

“Chúng tôi sẽ sở hữu máy ban giám sát vá trinh sát không người lái hoạt động ở độ cao lớn. Năm 2010, Hàn Quốc đã phải chứng khiến sự gây hấn nghiêm trọng… và bây giờ là thời gian để hành động kiên quyết và thông minh để đưa quân đội lên mức sẵn sàng cao nhất trước những nguy cơ an ninh”, đại diện Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo cơ quan truyền thông Yonhap, hợp đồng mua máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawks giữa Hàn Quốc và tập đoàn Northrop Grumman sẽ sớm được ký kết.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang