Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Vũ khí hạt nhân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

>> Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội lớn hơn, trang bị vũ khí tinh vi hơn. Đây là những gì họ có, những gì họ muốn có, và những gì có ý nghĩa đối với Mỹ.

Ẩn kiếm

Năm 2006, Trung Quốc hé lộ một thiết kế máy bay không người lái (UAV) gọi là Anjian (Ẩn kiếm, Dark Sword), nhưng từ đó nó đã biến mất khỏi con mắt công chúng. Các nhà phân tích phương Tây không chắc liệu máy bay này vẫn còn đang được phát triển hay không. Nếu có, những tính năng thiết kế nhất định, chẳng hạn như một động cơ phản lực-không khí dòng thẳng (ramjet) cho thấy đây là một UAV tốc độ cao, có thể làm nhiệm vụ giám sát và tấn công ở xa bờ biển Trung Quốc.

Dù số phận của Dark Sword ra sao, các kế hoạch UAV của Trung Quốc vẫn đầy tham vọng. Mùa hè 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố các kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở ven biển.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ẩn kiếm

Dực thủ long I

UAV Dực thủ long I (Pterodactyl I) của Trung Quốc rất giống với UAV Predator của quân đội Mỹ. Dường như, nó được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát thời gian dài, ở độ cao trung bình, và tấn công. Một UAV khác của Trung Quốc là Thăng Long (Soaring Dragon) trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, nó được thiết kế để giám sát trên biển và trinh sát ở độ cao lớn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dực thủ long I và Thăng long

J-20

Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Máy bay này được cho là có thể được đưa vào trang bị sau năm 2017.

Các nhà phân tích cho rằng, J-20 được trang bị lớp phủ làm tán xạ sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân. Hiện có rất ít thông tin công khai về chương trình về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện vào tháng 9/2012 của mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà một số nhà quan sát cho là có thể có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay cho thấy, J-20 chỉ là loại đầu tiên trong một loạt các tiêm kích tiên tiến của Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-20

DF-21D

Tên lửa đạn đạo triển khai tĩnh tại là mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương để tiêu diệt bằng đòn tấn công phủ đầu. Các tên lửa cơ động DF-21D phóng từ xe ô tô bệ phóng thì không phải như vậy. Sau khi được phóng lên từ gần bờ biển, tên lửa bay vào vũ trụ rồi quay trở lại khí quển với tốc độ hơn 3.000 dặm/h và lao 1.300 kg thuốc nổ vào mục tiêu. Trung Quốc không đặt cho DF-21D biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã làm như vậy.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn đạo chống tàu DF-21D

Thần Long

Với một trạm không gian đang được xây dựng và các kế hoạch cho một chuyến bay vũ trụ có người lái lên mặt trăng, Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân sức mạnh trên quỹ đạo. Năm 2007, Trung Quốc đã phô trương các tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết bị loại bỏ, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ.

Hiện nay, họ đang thử nghiệm một phương tiện bay quỹ đạo không người lái quỹ đạo có tên là Thần long (Shenlong). Có thể sánh với máy bay vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ, Thần long có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo và có tiềm năng mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa các vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia đối địch.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vũ trụ Thần Long


(Nguồn : Vietn
amdefence)

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

>> Nhật khiến TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại

Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này.

>> Xung đột Trung - Nhật và bài học 100 năm
>> Khi tàu khu trục Aegis Nhật Bản và "Aegis Trung Quốc" so găng
Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết.

Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ.

Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém.

Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do.

Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP?

Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mục tiêu của tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không?

Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”…

Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”.

Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?...

Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”.

Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”.

Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn.

Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium.

Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân.

Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN

Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới.

Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran.

Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là:

“Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”.

Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.

Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại.

Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh.

Vấn đề chỉ là thời gian khi nào?

Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để".

Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt?

Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không?

Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”.

Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ.

Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng.

Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân.

Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”.


(Nguồn : Lê Ngọc Thống - DVO)

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

>> Điểu gì xảy ra nếu vũ khí hạt nhân được khai hỏa ?

Triều Tiên có nhiều tàu ngầm, máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Triều Tiên khẳng định sẽ không tuân thủ hiệp ước đình chiến để chấm dứt Chiến tranh năm 1953. Nhà cầm quyền nước này thậm chí đã cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc - kênh ngoại giao duy nhất liên lạc giữa hai miền. Bình Nhưỡng còn tuyên bố các khu vực cấm bay, cấm tàu thuyền đi lại để phục vụ các cuộc diễn tập, trong đó có bắn tên lửa từ tầm gần tới tầm trung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ảnh minh họa

Các lực lượng chiến đấu Mỹ-Hàn tiếp tục kéo dài tập trận tới cuối tháng này. 200.000 lính Hàn và 10.000 quân nhân Mỹ tham gia diễn tập trên không, biển, đất liền và hoạt động đặc nhiệm. Tờ báo chính thống của Triều Tiên, Rodong Sinmun, tuyên bố, mọi lực lượng Triều Tiên từ bộ binh, hải quân, không quân, phòng không chỉ chờ "lệnh tấn công cuối cùng".

Sau những đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ tấn công phủ đầu bằng hạt nhân để chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào, Seoul đã đáp trả bằng tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước tới nay: “Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, thì sau đó, ý chí của Hàn Quốc và cả nhân loại sẽ khiến chính quyền Kim Jong-un biến mất khỏi trái đất".

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mới nhận nhiệm sở chưa đầy một tháng. Bối cảnh hiện tại khiến bà không thể thực hiện được cam kết tranh cử là áp dụng đường lối mềm dẻo hơn với Bình Nhưỡng. Đa phần đe dọa của Triều Tiên không được hiện thực hóa, ví như lời khẳng định "đáp trả lập tức" hồi tháng trước với các biện pháp trừng phạt của LHQ.

Tuyên bố gần đây của bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định: "Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai là không tránh khỏi". Bộ này cho rằng, Bình Nhưỡng có quyền tấn công phủ đầu bằng hạt nhân và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đã châm ngòi cho một cuộc chiến.

Thời gian này, Bình Nhưỡng đã ít nhiều nới lỏng cho phép truyền thông nước ngoài tới Triều Tiên và để người dân được bày tỏ quan điểm. Một số hãng truyền thông nước ngoài đã mô tả tâm lý của người dân Triều Tiên trước sự bấp bênh, lo lắng về chiến tranh hay sự xâm chiếm của cường quốc nước ngoài. Một người dân ở tỉnh Yanggang của Triều Tiên cho hay: “Nhà chức trách nói khi chúng tôi có vũ khí hạt nhân, chúng tôi có thể không phải lo sợ bất kỳ ai, nhưng tôi cho rằng, dù có vũ khí hạt nhân và tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu, thì chúng tôi có thể bị tấn công trước".

Một người dân khác bày tỏ: “Nếu chúng ta nhấn nút một vũ khí hạt nhân, thì người Mỹ có khoanh tay đứng nhìn? Trong trường hợp nào chăng nữa, nếu vũ khí hạt nhân khai hỏa, thì mọi người đều chết. Nên tôi cảm thấy không nên sử dụng chúng cho bất kỳ thứ gì".

Cho dù những người được hỏi đều giấu tên, nhưng người ta thống kê rằng, có một tỉ lệ không nhỏ dân số Triều Tiên bất an với tình trạng hiện tại. Có người ủng hộ thuyết Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cho mục tiêu ngăn chặn, nhưng điều gì sẽ tới với 10,5 triệu dân thường ở Seoul nếu Bình Nhưỡng nỗ lực phổ biến kho hạt nhân của họ? Tương tự như vậy, 3,2 triệu sinh mạng tại Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt nếu Mỹ triển khai học thuyết phủ đầu hạt nhân.

Hiểm họa không chỉ giới hạn ở thủ đô của hai nước, xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ lập tức đe dọa tính mạng 70 triệu người sống ở đó. Bất chấp những tuyên bố hùng hồn của hai miền, thì chế độ cứng rắn thời ông Lee Myung-bak - người tiền nhiệm của bà Park - đã không trả đũa khi Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong năm 2010. Điều đó chứng tỏ sự kiềm chế sau khi cân nhắc những lợi ích của sự ổn định dù là mỏng manh.

Triều Tiên có thể không giành chiến thắng nếu gây chiến với Hàn Quốc và Mỹ. Bình Nhưỡng có lợi thế về lực lượng, nhiều tàu ngầm và máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

Theo các chuyên gia quân sự, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều năm để phát triển tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân tấn công tới tận nước Mỹ. Nhưng dĩ nhiên, họ có thể gây tổn thất cho Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Sau tất cả, nếu một cuộc chiến nổ ra, chính người dân sẽ hứng chịu những mất mát, thương vong lớn nhất.

(Vietnamnet)

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

>> Nhật có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 183 ngày

Nhật Bản hiện đã trở thành nước sở hữu plutonium cấp vũ khí lớn nhất trên thế giới, trữ lượng nguyên tố plutonium đã vượt kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy H2 của Nhật

Tờ “Nhật báo Bắc Kinh” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây Ủy ban Quân sự quốc tế và Giải trì quân bị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra dự thảo nghị quyết nhằm cắt giảm vũ khí hạt nhân. Nhưng khi ủy ban yêu cầu Nhật Bản ký, lại bị Chính phủ Nhật Bản từ chối.

Chuyên gia quân sự Mỹ phân tích cho rằng, hành động này của Nhật Bản là để mở đường cho họ trang bị vũ khí hạt nhân trong tương lai. Mặc dù Nhật Bản là người chịu thiệt hại của bom hạt nhân (bom nguyên tử) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng họ vẫn chẳng bao giờ quên sở hữu vũ khí hạt nhân.

Có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân trong vòng 183 ngày

Theo hãng Kyodo Nhật Bản, cuối tháng 10/2012, tại một cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức cho biết, Chính phủ Nhật Bản không đồng ý với dự thảo nghị quyết về cắt giảm vũ khí hạt nhân được 18 nước trong đó có Thuỵ Sĩ kêu gọi tại Liên Hợp Quốc.

Ông giải thích rằng, dự thảo này “hoàn toàn không thống nhất với chính sách an ninh của Nhật Bản”, không thể duy trì tính thống nhất về chính sách an ninh của Nhật Bản…

Động thái này của Nhật Bản hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Tháng 6/2012, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật sửa đổi “Luật cơ bản năng lượng nguyên tử”.

Trong phương châm cơ bản nghiên cứu, sử dụng và khai thác năng lượng hạt nhân, dự luật đã bổ sung thêm câu “có lợi cho bảo đảm an ninh của quốc gia”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản có công nghệ hạt nhân phát triển

“Luật cơ bản năng lượng nguyên tử” là luật quy định phương châm nghiên cứu, khai thác, sử dụng năng lượng hạt nhân, trong đó luật này luôn quy định “khai thác năng lượng hạt nhân giới hạn ở mục đích hòa bình”.

Các nhà phân tích lo ngại, 34 năm qua, lần đầu tiên Nhật Bản sửa đổi điều khoản, rất có thể là để mở đường cho ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích quân sự. Bởi vì, ở Nhật Bản, bảo đảm an ninh thường được hiểu là “phòng vệ và quân sự”.

Có phân tích cho rằng, hai năm gần đây thế lực cánh hữu Nhật Bản ngày càng phát triển, những lời kêu gọi cần sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.

Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro gần đây tuyên bố, Nhật Bản có thể nghiên cứu chế tạo được vũ khí hạt nhân trong vòng 1 năm. Thậm chí, có một số cựu quan chức cấp cao Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng kêu gọi sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, một số chính khách Nhật Bản chưa bao giờ ngừng kêu gọi trang bị vũ khí hạt nhân để phòng thủ. Ngay từ tháng 5/1957, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Kishi Nobusuke đã nói rõ ràng rằng, để tự vệ, không loại trừ sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Công nghệ hạt nhân Nhật Bản rất phát triển

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng, Nhật Bản muốn thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không hề dễ dàng, bởi vì họ không chỉ chịu sự trói buộc bởi chế độ “Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân”, sự “kiềm chế” của người dân trong nước, mà Mỹ có lẽ cũng không dễ dàng đồng ý.

James Holmes, giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã có bài viết trên tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, nhận thức truyền thống và tư duy thông thường đều định vị Nhật Bản là “đối tượng đặc biệt không phổ biến vũ khí hạt nhân”, đồng thời coi Nhật là “quốc gia không thể sở hữu vũ khí hạt nhân nhất”.

Thực ra, hàm ý của nó là, nếu người dân và các nhà lãnh đạo chính trị Nhật Bản giải quyết được vấn đề “phải chăng sở hữu vũ khí hạt nhân”, thì lập tức Nhật Bản có thể đạt được đột phá về chất, trở thành một quốc gia sở hữu hạt nhân thực sự.

Theo tính toán thông thường, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo ra vũ khí hạt nhân và đưa vào sử dụng chỉ mất thời gian khoảng 6 tháng đến 1 năm. Các nhà thiết kế bom hạt nhân Nhật Bản hoàn toàn có thể có được thiết bị nổ hạt nhân sơ cấp trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng với tư cách là vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng trên chiến trường, còn có một khoảng cách thời gian rất dài. Ngay từ năm 1995, tạp chí “Đá quý” Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản có thể chế tạo bom nguyên tử trong 183 ngày.

Dự trữ nguyên liệu hạt nhân vượt Mỹ

Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), độ tinh khiết uranium hoặc plutonium của nguyên liệu bom hạt nhân đạt 92-93% được gọi là “cấp vũ khí”, nó đạt tới lượng nhất định sẽ có thể gây nổ hạt nhân.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bom nguyên tử/hạt nhân có uy lực mạnh

Thông thường cho rằng, sử dụng 12-16 kg uranium, 6-9 kg plutonium cấp vũ khí thì có thể chế tạo được thiết bị nổ hạt nhân. Nhưng có người cho rằng, sử dụng phương pháp công nghệ cao, sử dụng 1-3 kg plutonium, 2,5-5 kg uranium thì có thể gây nổ hạt nhân.

Hơn nữa, những người có chút ý thức thông thường về hạt nhân đều biết, “plutonium cấp lò phản ứng” có hàm lượng plutonium 239 tương đối thấp, trải qua tinh chế của nhà máy xử lý hậu nhiên liệu hạt nhân, thì có thể trở thành “plutonium cấp vũ khí” cao cấp.

Theo bài báo của TQ tuyên truyền, Nhật Bản luôn lấy cớ điện hạt nhân để tích trữ nguyên liệu hạt nhân. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, do sức ép của cộng đồng quốc tế và sự phản đối của người dân, Chính phủ Nhật Bản không thể sản xuất hoặc nhập khẩu lượng lớn nguyên tố plutonium, cho nên tìm ra biện pháp biến hóa: lấy tái sử dụng năng lượng làm danh nghĩa, vận chuyển phế liệu hạt nhân đã từng sử dụng ở nhà máy điện hạt nhân tới Tây Âu, sau khi xử lý lấy được plutonium có độ tinh khiết cao, đồng thời “bí mật” đưa nhiều nguyên tố plutonium hơn về nước.

Từ năm 1999-2005, Nhật Bản mỗi năm vận chuyển từ Tây Âu về nước khoảng 900 kg plutonium, vượt xa lượng thu về từ tái xử lý phế liệu hạt nhân. Nếu lấy 900 kg plutonium sử dụng toàn bộ cho chế tạo bom hạt nhân, có thể sản xuất 60 quả bom hạt nhân hàng năm.

Theo tính toán của chuyên gia Mỹ, Nhật Bản hiện đã trở thành nước sở hữu plutonium cấp vũ khí lớn nhất trên thế giới, trữ lượng nguyên tố plutonium của họ đã vượt số lượng 100 tấn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, có thể sản xuất hàng chục nghìn quả bom hạt nhân, đồng thời đang tăng lên với tốc độ khoảng 5 tấn mỗi năm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiroshima hoang tàn sau khi bị Mỹ thả bom nguyên tử

Nhật Bản sở hữu công nghệ lò phản ứng tái tạo, công nghệ này luôn là trọng điểm và khó khăn trong nghiên cứu công nghệ hạt nhân. Sự phức tạp của công nghệ xây dựng lò phản ứng tái tạo và việc đầu tư khổng lồ cho nó vượt xa phát triển vũ khí hạt nhân, nó từng làm cho một số nước buộc phải chấm dứt chương trình xây dựng.

Nhưng, trong 10 năm, Nhật Bản không ngại bỏ ra 6 tỷ USD đầu tư, xây dựng được lò phản ứng tái tạo neutron “Monju”, đồng thời vào tháng 8/1995, thử vận hành phát điện thành công.

Đồng thời, Nhật Bản còn sở hữu công nghệ phản ứng nhiệt hạch hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, đây là công nghệ then chốt trong nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.

Hiện nay, Nhật Bản có khả năng nổ bom hạt nhân mô phỏng trên máy tính siêu mạnh. Về công nghệ, thử hạt nhân mô phỏng trên máy tính có ý nghĩa to lớn đối với việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện vũ khí hạt nhân kiểu mới.

Theo bài báo, Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu tốc với tốc độ tính toán đạt 600 tỷ lần/giây, hoàn toàn có khả năng tiến hành thử nghiệm mô phỏng máy tính đối với nổ hạt nhân.

Khả năng chế tạo bom hạt nhân rất mạnh

Do đầu đạn của tên lửa đạn đạo bay lên độ cao vài trăm đến vài nghìn km, quay trở về bầu khí quyển với tốc độ cao, môi trường bay rất khắc nghiệt, rất nhiều nước sở hữu tên lửa đạn đạo đều giậm chân tại chỗ do không thể vượt qua trở ngại công nghệ này. Trong khi đó, trên lĩnh vực có liên quan, Nhật Bản có ưu thế công nghệ được thế giới công nhận.

Tên lửa xuyên lục địa, tầm trung, tầm xa đi vào bầu khí quyển với tốc độ 4,3-7,3 km/giây và góc chếch 40-200, đầu đạn tên lửa ở xa có thể nóng lên tới 3.000-4.000 0C, đầu đạn tên lửa xuyên lục địa nóng bằng bề mặt Mặt Trời là 6.000-10.000 0C. Phải chịu môi trường khắc nghiệt, cần có vật liệu tốt.

Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, từng sử dụng hợp kim wolfram có điểm nóng chảy cao nhất để chế tạo mũi đầu đạn. Nhưng, điểm nóng chảy của hợp kim wolfram cũng không quá 3.500 0C, hơn nữa độ dày rất lớn, sớm bị loại bỏ.

Năm 1969, Công ty Toray Nhật Bản sản xuất được lô sợi carbon có độ bền cao trên thế giới. Khởi đầu từ đó, Nhật Bản sau này đã chế tạo được vật liệu chịu nhiệt tốt.

Với ưu thế công nghệ trong lĩnh vực vật liệu composite carbon/carbon, có thể cho rằng, một khi Nhật Bản đưa ra quyết định, họ sẽ rất nhanh chế tạo được đầu đạn hạt nhân của tên lửa tầm trung, tầm xa và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Ngoài vấn đề chịu nhiệt, đầu đạn của tên lửa đạn đạo hiện đại còn đối mặt với 2 vấn đề khó là kiểm soát độ chính xác điểm rơi (tức dẫn đường chính xác, dẫn đường đầu cuối) và chống đánh chặn (tức đột phá phòng thủ/phòng không).

Mọi người đều biết, trên 2 lĩnh vực này, Mỹ dẫn trước thế giới, nhưng họ thường dựa vào Nhật Bản nhập khẩu công nghệ và linh kiện điện tử có độ chính xác cao.

Mùa hè năm 1985, sau khi thực hiện “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) không lâu, Mỹ yêu cầu cơ quan nghiên cứu công nghệ của Cục Phòng vệ Nhật Bản cung cấp thiết bị tìm kiếm hình ảnh của Công ty Toshiba. Loại thiết bị này có thể không bị tia hồng ngoại và radar gây nhiễu, có hiệu quả hơn phương pháp định vị, theo dõi thông thường.

Từ những thiết bị, công nghệ mà Mỹ mua của Nhật Bản (như thiết bị gallium arsenide, công nghệ sub-micron, công nghệ nhận biết hình ảnh…) ta có thể nhận thấy, Nhật Bản có thực lực to lớn cả về “dẫn đường chính xác” và “đột phá phòng không/thủ”.

Đứng đầu thế giới về công nghệ đẩy đầu đạn hạt nhân

Từ thập niên 50 của thế kỷ 20, Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy hiện đại. Tháng 2/1970, họ sử dụng tên lửa thể rắn lớp 3 L-4S đưa vệ tinh Osumi nặng 24 kg vào vũ trụ, trở thành quốc gia thứ tư sử dụng tên lửa đẩy của mình để phóng vệ tinh.

Sau khi nhập công nghệ tên lửa Delta tiên tiến của Mỹ vào thập niên 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản đẩy nhanh các bước phát triển sự nghiệp không gian. Hơn 20 năm qua, họ đã sử dụng 11 loại tên lửa loạt L, M, N, H, J5, đã phóng hơn 50 vệ tinh với các quỹ đạo khác nhau, trở thành một nước lớn không gian có thực lực hùng hậu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản sở hữu công nghệ tên lửa đẩy dẫn trước thế giới

Các hoạt động phóng thường xuyên đã giúp Nhật Bản tích lũy được kinh nghiệm phong phú và đạt trình độ hàng đầu thế giới trên các phương diện như lĩnh vực tên lửa thể rắn (gồm thuốc phóng/nhiên liệu đẩy của động cơ, công nghệ ống phun/nozzle, vật liệu) và công nghệ kiểm soát, phóng tên lửa.

Giữa “tên lửa đẩy không gian thể rắn” và “tên lửa đạn đạo thể rắn” rất gần gũi về công nghệ. Nếu lấy vệ tinh (được tên lửa đẩy mang theo) thay thế bằng đầu đạn của tên lửa hoặc bom hạt nhân, thay đổi quỹ đạo bay, nó sẽ trở thành tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hạt nhân có thể tấn công các mục tiêu mặt đất. Các chủng loại tên lửa thể rắn của Nhật Bản tương đối nhiều, có thể tạo thành các loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và xuyên lục địa.

Có thể thấy, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân, không thể coi nhẹ những lời kêu gọi “răn đe hạt nhân” của các chính khách Nhật Bản trong những năm qua, mà cần quan tâm đến các động thái phát triển vũ khí hạt nhân của Nhật Bản.

Mấy chục năm qua, một loạt các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật Nhật Bản, được trưởng thành nhờ phát triển điện hạt nhân dân dụng, đã tận dụng nền tảng công nghiệp hạt nhân và ưu thế công nghệ cao, tiến hành những công việc (mà các nước công nghiệp hóa bình thường không theo kịp) trên lĩnh vực phản ứng nhiệt hạch hạt nhân có liên quan chặt chẽ tới bom hạt nhân thế hệ thứ hai, thậm chí họ có kế hoạch đổ bộ lên Mặt Trăng trong thế kỷ 21, thu lấy đê-u-tri-um (deuterium) và tri-ti-um (tritium, T) có trữ lượng phong phú trên Mặt Trăng, mà việc kết hợp phản ứng hỗn hợp và phản ứng phân tách giữa đê-u-tri-um và tri-ti-um có thể chế tạo ra bom khinh khí (bom Hy-đrô).

Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ nâng cao khả năng răn đe chiến lược

Báo Trung Quốc viết, sở hữu vũ khí hạt nhân là một sự cấm kị lớn của Nhật Bản, rất nhiều chính khách cấp tiến của Nhật Bản lại đang tìm cách phá đi sự cấm kị này, cho rằng trang bị vũ khí hạt nhân có thể nâng cao khả năng răn đe chiến lược cho Nhật Bản, đồng thời cũng là một vấn đề rất có thể diện.

Nhưng, một bản báo cáo nghiên cứu tuyệt mật của Chính phủ Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản không phải là không thể mà là không dám sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi vì sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ nguy hiểm hơn 1.000 lần so với không sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân trước hết sẽ bị nhìn nhận về ngoại giao, đối với một nước thiếu thốn tài nguyên như Nhật Bản, đây là điều không thể chịu đựng được. Chỉ cần cộng đồng quốc tế tiến hành trừng phạt và phong tỏa thương mại đối với Nhật Bản, nền kinh tế Nhật Bản sẽ khó khăn - báo TQ nhận định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy H2 của Nhật Bản

Tuy nhiên, để điều này xảy ra hoàn toàn khó có căn cứ, hơn nữa người Nhật Bản luôn biết mình là ai.... Bao TQ cho rằng, nếu bị phong toả, không có dầu mỏ thì máy bay, xe tăng sẽ không hoạt động được, sẽ không tiến hành được chiến tranh hiện đại, càng chưa nói đến chiến lược hạt nhân.

Đồng thời, nghiên cứu chế tạo lượng lớn vũ khí hạt nhân cần động viên đông đảo nhân viên kỹ thuật của cả nước và sự ủng hộ của người dân, đây cũng là khó khăn rất lớn của Nhật Bản, trong khi đó lượng vũ khí hạt nhân ít thì không thể tạo ra được khả năng răn đe.

Ngoài ra, diện tích lãnh thổ Nhật Bản hẹp là điểm yếu trong răn đe chiến lược hạt nhân của Nhật Bản. Một khi xảy ra chiến tranh hạt nhân với nước khác, một đất nước không có chiều sâu chiến lược như Nhật Bản sẽ bị thiệt hại nặng chỉ bằng vài quả bom hạt nhân.

Vì vậy, thành viên cốt lõi tham dự nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Chính phủ Sato Eisaku trước đây, giáo sư danh dự Đại học Sophia, ông Rōyama Michio từng nói: “Trong những người ‘tham gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân’, không có ai tích cực cổ vũ cho trang bị vũ khí hạt nhân. Bởi vì, Nhật Bản căn bản không có điều kiện cần thiết để xây dựng khả năng chiến đấu hạt nhân với các nước lớn. Điều quan trọng hơn là, vũ khí hạt nhân là hạ sách, lựa chọn vũ khí hạt nhân chính là lựa chọn đối đầu với tất cả các nước. Thà nói là trở ngại Hiến pháp, còn hơn là nói về địa-chính trị không cho phép chúng ta như vậy”.

(Báo Trung Quốc)

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

>> Hồ sơ vũ khí hạt nhân Trung Quốc (Kỳ 1)

Trung Quốc là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Vậy nước này đã dùng phương cách gì để đạt được thành tựu đó?

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cha đẻ bom nguyên tử Trung Quốc Tiền Tam Cường.
“Không thể bằng lòng khi không có vũ khí hạt nhân”

Dù là người đi sau, nhưng với phương châm bằng mọi cách, dốc toàn bộ trí và lực để đạt được mục đích của mình, vậy chúng ta biết gì về “hành trình” đến với vũ khí nguyên tử của Trung Quốc?

Ngay từ những năm đầu thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị nước này đã ý thức rằng, Trung Quốc cần phải có một lực lượng vũ trang mạnh với vũ khí hiện đại, bao gồm vũ khí hạt nhân.

Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Trong thế giới ngày nay chúng tôi không thể bằng lòng khi không có nó (vũ khí hạt nhân)…, thế giới phương Tây tỏ thái độ coi thường Trung Quốc bởi vì chúng tôi không có bom nguyên tử, chỉ có lựu đạn”.

Để thực hiện tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, đầu năm 1950, Trung Quốc thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Tiền Tam Cường trở thành Phó Giám đốc đầu tiên của Viện này. Ông này được coi là cha đẻ của bom nguyên tử Trung Quốc.

Vậy, Tiền Tam Cường là ai? mùa hè năm 1937, Tiền Tam Cường được Bắc Kinh đưa đi nghiên cứu sinh ở Viện radium, ĐH Paris. Sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông được nhà khoa học Frederic Joliot-Curie dẫn dắt.

Năm 1940, Tiền Tam Cường đã bảo vệ thành công luận án của mình và tiếp tục làm việc ở Pháp. Từ những thành tích xuất sắc của mình, năm 1947, nhà khoa học này đã được trao giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp. Năm sau ông trở về Trung Quốc.

Ngoài Tiền Tam Cường, dự án phát triển hạt nhân của Trung Quốc cũng có sự tham gia của hàng trăm nhân tài hoa kiều. Trong số họ phải kể đến hai nhà vật lý Ganpan Wang và Zhao Zhongyang từ ĐH Illionois, sau nhiều năm sinh sống ở nước ngoài đã có mặt tại Trung Quốc trong thời kỳ đầu của dự án phát triển hạt nhân. Chính họ đã mang rất nhiều bí mật hạt nhân và những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế ở nước ngoài về cho quê hương.

Mùa xuân năm 1953, đoàn đại biểu của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc có chuyến “công du” đến Liên Xô để mở rộng kiến thức về công nghệ hạt nhân.

Chuẩn bị đón đoàn khách Trung Quốc, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sĩ Alexamder Nesmeyanov đã khuyên các cơ quan có thẩm quyền phải cận trọng khi làm việc với phái đoàn Trung Quốc và Tiền Tam Cường, chỉ giới thiệu một số công trình khoa học có tính chất chung chung mà không giới thiệu vấn đề định hướng.

Tháng 10/1954, lần đầu tiên Mao Trạch Đông đề nghị Moscow giúp Bắc Kinh chế tạo vũ khí hạt nhân nhân dịp Nikita Khushchev viếng thăm Bắc Kinh. Khi đó, Khushchev đã không đưa ra bất kỳ lời hứa đảm bảo nào, hơn nữa Nikita Khushchev còn khuyên Mao Trạch Đông nên từ bỏ dự án hạt nhân vì Trung Quốc chưa có nền tảng khoa học kỹ thuật, công nghiệp và tiềm lực kinh tế cần thiết.

Cũng trong thời gian ấy, niềm tin của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc về sự cần thiết sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng lên cao, nhất là trong bối cảnh nước này tham gia cuộc chiến ở Triều Tiên (1950-1953) và xung đột Trung - Mỹ leo thang ở eo biển Đài Loan (năm 1958).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức mối đe dọa từ phía Mỹ khi họ có thể sử dụng bom nguyên tử, chính vì thế, tại cuộc họp mở rộng của ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 15/1/1955, Mao Trạch Đông đã đưa ra chỉ thị: Trung Quốc phải phát triển bom nguyên tử với sự giúp đỡ của Liên Xô hoặc là không có sự tham gia của Liên Xô.

Khrushchev nhượng bộ

Nhằm tăng cường nguồn tài nguyên uranium thô (sẽ nhận được theo cam kết từ phía Trung Quốc trong trao đổi để giúp đỡ về việc thăm dò uranium) ngày 20/1/1955, Liên Xô nhất trí ký thỏa thuận với Trung Quốc về kế hoạch cùng nhau nghiên cứu địa chất ở Tân Cương và phát triển mỏ uranium.

Việc tìm kiếm mỏ uranium, ngoài sự tham gia của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc còn có một số nhà khoa học đến từ Đông Âu. Địa điểm đầu tiên tìm thấy nguồn trữ lượng uranium là ở khu vực Tây - Bắc Trung Quốc (Tân Cương) và nơi đây cũng đã bắt đầu triển khai công tác khai thác mỏ từ năm 1957.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khruschev.

Tiếp theo, ngày 7/4/1956, hai bên đã ký một thỏa thuận. Theo đó, Liên Xô sẽ cung cấp viện trợ để xây dựng các công trình dân sinh và quân sự, gồm tuyến đường sắt từ Aktoga đến Lanzhuo (Lan Châu) để chuyên chở các trang thiết bị của Trung tâm thử nghiệm vũ khí nguyên tử đầu tiên ở Lop Nor.
Mùa đông 1956, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định “phát triển năng lượng hạt nhân”. Trong dự án này có hai lĩnh vực cơ bản, chế tạo tên lửa chiến lược và vũ khí nguyên tử. Từ năm 1956-1967, tất cả các tinh hoa của nền khoa họcTrung Quốc và hơn 600 nhà khoa học Liên Xô đã làm việc theo kế hoạch phát triển khoa học đầy tham vọng này.

Kế hoạch này gồm phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, nghiên cứu công nghệ phản lực, chế tạo công nghệ bán dẫn và phát triển máy tính …Để thực hiện những kế hoạch này, Bắc Kinh yêu cầu Liên Xô và các nước “hỗ trợ một cách toàn diện và nhanh chóng”.

Ngoài ra, thời gian đó, Liên Xô đã cam kết xây dựng hàng trăm nhà máy công nghiệp Quốc phòng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà Bắc Kinh muốn Liên Xô giúp đỡ đầu tiên đó là việc phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và quốc phòng. Tình hình bất ổn ở Ba Lan và Hungary xảy ra năm 1956 cũng khiến cho Khrushchev rất cần sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc về mặt chính trị, do đó đã quyết định mở rộng hợp tác với Trung Quốc. Trước đó Khrushchev vừa trải qua cuộc “sàng lọc” nội bộ với Molotov và những người thân cận, chính vì thế Khrushchev muốn Mao có mặt trong Đại hội Đảng Cộng Sản tại Moscow năm 1957. Khrushchev muốn thành công trong quan hệ với Trung quốc để tăng cường vị thế của mình ở Liên Xô, và nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất khôn khéo sử dụng tình thế này. Mao tuyên bố sẽ đến Liên Xô chỉ sau khi ký kết thỏa thuận kỹ thuật - quân sự, bao gồm cả việc chuyển giao nguyên liệu và mô hình để Trung quốc sản xuất vũ khí nguyên tử. Vì thế, ngày 15/10/1957, Trung - Xô đã đặt bút ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Trung Quốc. Moscow chỉ từ chối chuyển giao các tài liệu liên quan đến xây dựng tầu ngầm hạt nhân.

Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, khi đó Liên Xô cũng đã cung cấp hai mẫu tên lửa tầm ngắn đất đối đất cho phía Trung Quốc. Đây là cách mà người Trung Quốc đạt được mục đích tiếp cận với công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Cũng từ đó, bắt đầu từ năm 1958, Trung Quốc sẽ là nơi đến của các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô. Trong giai đoạn 1950-1960, đã có khoảng 10.000 các chuyên gia ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô đến làm việc tại Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, đã lựa chọn, xây dựng bãi thử nghiệm hạt nhân Lop Nor.

Vào tháng 9/1958, các nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ để khởi động lò phản ứng thí nghiệm hạt nhân nước nặng đầu tiên của Trung Quốc và xây dựng máy gia tốc thực nghiệm. Đồng thời Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo 11.000 chuyên gia và 1.000 nhà bác học cho Trung Quốc.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Một trong những loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho đến năm 2040 là tên lửa DF-31 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ
>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới
>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc DF-31.


Hướng phát triển cũng như tốc độ phát triển các loại tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỉ 21 luôn là một chủ đề hào hứng và hóc búa đối với các chuyên gia quân sự thế giới. Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều những tiêu chuẩn để bảo đảm bí mật quân sự và Liên Xô trước đây đã gặp phải một vấn đề nan giải trong việc đánh giá khả năng quân sự và xu hướng phát triển lực lượng vũ trang cũng như vũ khí của Trung Quốc.

DF-31 là một trong những thành tựu nổi bật trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công cuộc nghiên cứu loại tên lửa này bắt đầu từ giữa những năm 80, với mục đích thay đổi tên lửa thế hệ đầu của TQ là DF-4. Quá trình nghiên cứu được đặt trong 4 bức tường của Học viện hàng không vũ trụ số 4 và Viện Khoa học - cải tiến thuộc Quân đoàn pháo binh số 2. Ngay từ đầu, các nhà khoa học Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phải tạo ra được bệ phóng di dộng cho loại tên lửa này, giống như Nga đã làm với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Trung Quốc là phải tạo ra nhiên liệu hỗn hợp rắn cho tên lửa. Đây cũng là lý do lần phóng thử đầu tiên của loại tên lửa này hồi đầu những năm 1990 bị trì hoãn nhiều lần.

Cho đến tận giữa những năm 1990, những thành tựu bước đầu trong quá trình nghiên cứu mới được ghi nhận (năm 1995, Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành lần phóng thử trên bãi phóng, tuy nhiên kết quả không được công bố).

Đến 2/8/1999, hãng thông tấn Xinhua mới công bố cho toàn thế giới kết quả thử nghiệm thành công của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này. Lần phóng thử này được thực hiện tại bãi phóng của tỉnh Thượng Hải. Tháng 1/2001, cuộc thử nghiệm lần thứ 3 đã được tiến hành.

Tháng 1/10/1999, trong lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, họ đã “khoe” loại tên lửa mới này. Trên quảng trường Thiên An Môn, 3 chiếc xe HY473 cùng với container phóng có chứa tên lửa mới diễu qua lễ đài. Mọi người tin rằng đây chính là bệ phóng di động dạng sơ khởi. So với bệ phóng của tên lửa Topol thì những chiễc xe này chưa thể gọi là một hệ thống chiến đấu hoàn thiện được.

Một vài năm trước đây, giới tình báo quân sự phương Tây đã thấy những chiếc xe 6 trục, có khả năng vượt chướng ngại vật, MAZ-547B của Belarus có mặt tại Trung Quốc. Đây là bệ phóng di dộng cho tên lửa tầm trung Pioner. Theo Hiệp ước về loại trừ tên lửa tầm gần và trung đã được kí giữa Nga và Mỹ, tên lửa tầm trung, với tư cách là một loại vũ khí chiến lược đã bị loại trừ từ năm 1990.

Người ta cho rằng có khoảng 6 chiếc xe MAZ-547B được đưa đến Trung Quốc và thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị để sản xuất hàng loạt loại xe này. Tuy nhiên, không có bất cứ một thông tin đáng tin cậy nào được đưa ra. Cũng đã từng có thông tin rằng Trung Quốc đã làm hẳn đường ray cho tên lửa DF-31, nhưng cũng như nhiều thông tin khác, tin này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

DF-31 là một trong những bí mật quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Người ta cho rằng đây là loại tên lửa 3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, dài 13m, có đường kính 2,25m, có trọng lượng khoảng 42 tấn. Nó được lắp một hệ thống dẫn đường quán tính bên trong. Độ chính xác khi bắn là vào tầm từ 100m đến 1 km, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này vào khoảng 300m.

Tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn hoặc 3 đầu đạn có hệ thống dẫn đường riêng biệt, với trọng lượng từ 20 đến 150 kg. Về trọng lượng vật mang theo, tên lửa này gần giống Topol và Topol-M. Thời gian khai triển DF-31 mất khoảng từ 15 đến 30 phút. Có vẻ như, cũng giống như Topol, DF-31 sử dụng kiểu khởi động lạnh ( tên lửa sẽ được phóng ở độ cao 30m bằng áp lực do máy phát điện hơi nước tạo ra).

Theo báo chí, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến cho DF-31, là DF-41, với mục tiêu nâng cao tầm xa của tên lửa: từ 8.000 lên 12.000 km.

Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách hoàn thiện bệ phóng di động cho loại tên lửa này. Nếu thành công, Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Đây cũng là một vũ khí quan trọng trợ lực cho Trung Quốc trong cuộc chiến dành ngôi vị bá chủ thế giới.

Dựa trên công nghệ của DF-31, Trung Quốc đã tiến hành chế tạo biến thể hải quân cho loại tên lửa này, có tên JL-2. Tên lửa JL-2 sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đạn đạo Type 094. Chương trình này có tên “Tường thành Trung Quốc trên biển”. Mục tiêu của dự án này là tạo ra từ 4 đến 7 tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu sở hữu những loại tàu này thì Mỹ hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc, mà không phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản.

Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ mới có một loại tàu là Xia. Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất loại tàu này, Trung Quốc đã gặp vô vàn khó khăn cả về công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể sản xuất được hàng loạt tàu ngầm hạt nhân cùng loại.

Tàu ngầm Xia mang tên lửa đạn đạo JL-1 với tầm bắn vào khoảng 1700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có trọng lượng 1-2.000kg. Tuy nhiên loại tàu này đã khá lỗi thời. Theo thông tin mà tình báo hải quân có được thì tàu này chưa hề thực hiện một cuộc tuần tra đúng nghĩa nào cả.



http://nghiadx.blogspot.com
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo JL-1

Có vẻ như Trung Quốc đã đúng khi không cố gắng chế tạo tàu ngầm và tên lửa thế hệ cũ. Thay vào đó, họ đặt hi vọng vào thế hệ tàu ngầm Type 094 và tên lửa mới JL-2. Những tàu này sẽ có khả năng mang 16 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng từ 7.500-8.000 km. Có thể chúng sẽ được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân có hệ thống dẫn đường riêng biệt. Tất nhiên để làm được điều này thì Trung Quốc cần cải tiến rất nhiều về công nghệ và kỹ thuật.

Vậy, tại sao Trung Quốc lại đi theo con đường của Nga, khi lấy tên lửa với bệ phóng di động làm hình mẫu để phát triển hệ thống vũ khí chiến lược trên biển?

Báo chí phương Tây đã dành rất nhiều giấy mưc để bàn về vấn đề Trung Quốc lại chậm mở rộng kho vũ khí chiến lược của mình đến thế? Điều này được thể hiện ở số lượng những lần thử DF-31. Người ta biết rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa liên lục địa DF-5. Số lượng đạn hạt nhân không được cất giấu cùng với tên lửa. Bằng cách này, họ muốn chứng minh cho Mỹ thấy mình là những người yêu chuộng hoà bình và hoàn toàn không hề có ý định tranh giành ngôi vị với Mỹ.

Trung Quốc luôn tìm cách phủ nhận những thông tin trong bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ CIA về việc mở rộng và hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược của mình. Để làm gì?

Có lẽ, họ đang trông chờ vào sự thành công của quá trình nghiên cứu chế tạo DF-31/DF-41 và JL-2. Họ đang làm việc này một cách hết sức cẩn trọng. Trong quyết định áp dụng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc cũng rất ít khi triển khai hệ thống vũ khí chiến lược của mình (nếu như tính đến khả năng kinh tế của Trung Quốc, thì việc này là không quá khó khăn để thực hiện).

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

>> 'Vũ khí hạt nhân' mới


Quân đội các nước đang mạnh tay chi hàng tỷ USD đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ tư lệnh chiến tranh mạng được thành lập, tác chiến mạng được huấn luyện thường xuyên...


>> Giải mã bí mật logo USCYBERCOM


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Chiến tranh mạng, theo cách đơn giản nhất, là ngồi trước máy tính nhấp "chuột", khiến toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của đối phương bị phá hủy, hoặc chí ít cũng bị đánh cắp các bí mật về quân sự, kinh tế, công nghệ... Sức công phá của chiến tranh mạng được ví như vũ khí hạt nhân.

Một thập kỷ trước, hầu hết các virus và sâu máy tính đã được tung ra bởi các sinh viên tò mò, những người nghịch ngợm muốn biết có thể gây ra thiệt hại gì. Nhưng đến nay, các virus và sâu máy tính đang trở thành những vũ khí vô cùng lợi hại, có thể sánh ngang một đạo quân.

Thảm họa nối tiếp thảm họa

Chiến tranh, hay tác chiến mạng dựa vào hệ thống thông tin, thông qua không gian mạng để tiến hành các hành động phá hoại, phá hủy mạng các hệ thống tác chiến, hệ thống chiến tranh của đối phương. Đây là hình thức tác chiến hoàn toàn mới lấy thông tin làm chủ đạo, lấy hệ thống đối kháng, nhất thể mạng - điện tín là đặc trưng chủ yếu. Sử dụng các đặc trưng của không gian mạng như tính mô phỏng, tính thay đổi trong chớp mắt, tác chiến miền không gian ảo…, tác chiến mạng có ưu thế thâm nhập mọi hướng, tổng hợp cả năng lực tiến công và phòng thủ, vô hình khiến chi phí thấp nhưng hiệu quả quân sự rất cao.

Cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Charles Miller, nhân vật hiện khá nổi tiếng trong giới tin tặc, cho rằng chỉ cần chưa đầy 100 triệu USD là có thể thành lập một nhóm tác chiến mạng có khả năng tấn công và làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của Mỹ. Còn để tấn công hệ thống mạng máy tính của Nga thì không cần đến số tiền lớn như vậy.

Khi một quốc gia bị tấn công mạng thì tất các các hệ thống thông tin liên lạc tắc nghẽn, giao thông công cộng đình trệ, các hoạt động tài chính tê liệt, các hệ thống cung cấp năng lượng hỗn loạn. Và nếu bị chiếm quyền điều khiển thì thảm họa thực sự sẽ diễn ra với hệ thống đường ống dẫn dầu bốc cháy, các trạm cung cấp điện phát nổ, máy bay đâm xuống đất, hệ thống điều khiển quân sự mất phương hướng, cảnh giới, giám sát bị vô hiệu hóa.

http://nghiadx.blogspot.com
Trụ sở USCYBERCOM tại bang Marryland.


Năm 2010, Thứ trưởng quốc phòng Mỹ W.J. Lynn cho rằng, thế kỷ XXI là kỷ nguyên công nghệ mới - kỷ nguyên an ninh mạng. Theo ông Lynn, các cuộc tấn công mạng tương tự như vũ khí hạt nhân, giúp cho một trong những bên tham chiến có khả năng đè bẹp ưu thế áp đảo của đối phương về mặt trang bị thông thường. Không gây tổn thất trên quy mô lớn như một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng tấn công mạng có thể làm tê liệt hoàn toàn một xã hội, một quốc gia, từ đó châm ngòi cho lớp lớp thảm họa.

Dốc hầu bao bất chấp khủng hoảng

Trong khi cắt giảm mạnh ngân sách quân sự thì nước Mỹ vẫn chi tới 2,5 tỷ USD cải thiện tác chiến mạng trong năm 2012 tăng so với trước. Nga, Trung Quốc cũng không kém cạnh khi nỗ lực đầu tư nhằm ngăn cản mưu đồ bá chủ mạng của Mỹ. Tháng 6/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến mạng (USCYBERCOM) với ngân sách ban đầu là 120 triệu USD.

Với khoảng 1.000 nhân viên dân sự và quân sự, USCYBERCOM được giao 3 nhiệm vụ chính là bảo vệ mạng lưới thông tin quốc phòng, thực hiện các chiến dịch trên mạng theo lệnh và sẵn sàng bảo vệ quyền tự do của nước Mỹ trong các hoạt động trên không gian mạng.

Sau đó, tháng 12/2011, Lục quân Mỹ thông báo "lữ đoàn mạng" đầu tiên đã đi vào hoạt động. Hải quân và Không quân Mỹ sau đó cũng thành lập các "hạm đội" và "phi đội" mạng bên cạnh các đơn vị đặc trách an ninh mạng theo ngành dọc của USCYBERCOM.

Trong khi đó, tháng 5/2001, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên cho biết đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm đối phó với tấn công trên mạng. Được coi là nòng cốt trong đội ngũ an ninh mạng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng đặc biệt Cyber Blue Team gồm 30 chuyên gia xuất sắc, tuyển chọn từ nhiều nguồn trong và ngoài quân đội, đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh quân khu Quảng Đông.

Không chịu thua kém Mỹ, các nước châu Âu, Mỹ Latin, châu Á và Trung Đông cũng nhanh chóng nối gót trong việc chuẩn bị "đội ngũ chiến binh" cho các cuộc chiến tranh mạng tiềm ẩn trong tương lai. Rất nhiều trung tâm máy tính của quân đội đã được dựng lên, khác xa với thời điểm cách đây vài năm khi hầu hết quân đội các nước còn gần như không để ý tới mạng.

Cuối tháng 1/2012, phát biểu tại Học viện Khoa học Quân sự Nga, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga, tướng Nikolai Makarov cảnh báo, Moskva cần sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh mạng. Theo ông, các cuộc chiến trên biển, trên bộ đã nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực thông tin và không gian - vũ trụ, dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng nguy hiểm và khốc liệt trên toàn nước Nga.

Theo các nguồn tin quân sự, Nga cũng đang chủ trương giảm bớt quân số và tăng cường áp dụng công nghệ cao cũng như các phương pháp tác chiến mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quân đội.

Mỹ đang giữ ưu thế tuyệt đối về quyền kiểm soát mạng internet. 10/13 máy chủ trên toàn cầu đang được đặt ở Mỹ (3 máy còn lại đặt ở Thụy Điển, Anh và Nhật Bản, các máy chủ được đánh kí hiệu từ A đến M). Hai trong số 10 máy chủ ở Mỹ là do quân đội nước này kiểm soát, trong đó máy H nằm ở Trường thử nghiệm vũ khí Aberdeen (bang Maryland), máy G nằm ở Trung tâm Thông tin mạng thuộc Lầu Năm Góc. Ngoài ra, Công ty quản lý địa chỉ và tên miền Internet (ICANN) quản lý nội dung của cả 13 chiếc máy chủ cũng do Washington kiểm soát.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Arab Saudi muốn phát triển vũ khí hạt nhân?



Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei ShoArab Saudi sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân nếu Iran có được vũ khí đó.


Theo báo chí Anh, đó là lời cảnh báo đối với phương Tây do hoàng thân Turki al–Faisal, người được coi là sẽ giữ chức bộ trưởng Ngoại giao đưa ra trong tháng 6.

Hoàng thân Turki al–Faisal.


Các chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng tín hiệu do Turki al– Fêisal đưa ra là phản ứng trước tin tức từ Iran về việc nước này sẽ tăng công suất làm giàu nguyên liệu hạt nhân và vì sự mất ổn định trong khu vực.

Lời cảnh báo của hoàng thân Arab Saudi, Al– Fêisal, người đã từng đứng đầu cơ quan tình báo của Vương quốc được đưa ra trước một cử toạ hẹp. Vị hoàng thân này hôm 8/6 đã đến căn cứ không quân Anh Molsuort, nơi các chuyên gia của NATO thu thập và xử lý tin tức về Cận Đông và Địa Trung hải.

al–Faisal đã thông báo với các sĩ quan cao cấp của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương rằng trong trường hợp Iran có bom nguyên tử có thể làm nổ ra xung đột hạt nhân trong khu vực.

Hoàng thân đã diễn tả một cách rất ngoại giao: Sự hiện diện của một vũ khí như vậy ở Iran chắc sẽ buộc Arab Saudi thực thi một chính sách có thể dẫn đến những hậu quả khó mô tả và có thể bi đát.

Hoàng thân đã không giải thích chi tiết chính sách này nhưng hôm 30/6/2011, báo Guardian của Anh đã trích lời một quan chức cấp cao thân cận với Al– Fêisal cho rằng: “Nếu Iran có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ bị buộc phải lấy đó làm gương”.

Arab Saudi do gia đình Al–Saud theo phái Suni điều hành, thường xuyên thể hiện sự lo ngại vì tình hình an ninh ở khu vực, nơi Iran theo phái Shia đòi nắm quyền quốc gia dẫn đầu.

Nếu tin vào thông tin của mạng WikiLeaks, Quốc vương Arab Saudi, Abdulla năm 2008 đã bí mật ám chỉ với Washington là tất cả các nước vùng Vịnh Persian sẽ tìm kiếm vũ khí hạt nhân nếu Iran có được nó.

Liệu Riyadh có thực hiện sự cảnh báo của mình? Phương trình này có mấy ẩn số.

Đó là Iran, nước luôn khẳng định là chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích hoà bình. Đó cũng là Israel, nước đã nhiều lần vô hiệu hoá nguy cơ hạt nhân tiềm tàng đối với nước mình bằng các đòn tấn công bằng không quân vào lãnh thổ các nước thù địch (Iraq năm 1981 và Sirya năm 2007). TelAviv coi Iran có vũ khí hạt nhân là nguy cơ đe doạ cho sự tồn tại của mình.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã mấy năm nay luôn dẫn đầu cuộc vận động nhằm bóp chết chương trình hạt nhân của Iran bằng các biện pháp trừng phạt và không loại trừ phương án dùng vũ lực.

Dẫu sao cũng thấy rõ là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân đang ngày một tăng lên. Các trường hợp của Iraq, Iran, Triều Tiên, Libya cho thấy sự kiểm soát quốc tế đối với việc buôn bán các vật liệu và công nghệ hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu quả thấp.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng vấn đề khí hậu và sự thiếu hụt dự báo được của nhiên liệu hydrocacbon đang trở nên gay gắt định trước sự gia tăng mạnh mẽ năng lượng hạt nhân thế giới trong những thập niên tới, bao gồm cả việc phổ biến các công nghệ của chu trình nhiên liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về năng lượng hoá ra là tấm bình phong thuận lợi cho nhiều nước ở những vùng không ổn định triển khai các chương trình hạt nhân của mình.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Arab, Arab Saudi đã có kế hoạch đến năm 2030 xây dựng ít nhất 16 lò phản ứng hạt nhân. Lý do chính thức là để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tổng giám đốc tập đoàn Các nguồn lực Công nghiệp Nguyên tử Andrei Cherkasenko của Nga tuyên bố với Báo Độc lập: “al–Faisal là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì đây là sự phổ biến tiềm tàng các công nghệ hạt nhân của thế kỷ trước. Thế kỷ 20 đã tạo ra một số lượng lớn các nhà khoa học thuộc nhiều dân tộc và quan điểm nhưng có đủ tri thức để chế tạo bom nguyên tử”.

Theo ông, Vương quốc có nguồn tài chính dồi dào, về mặt lý thuyết, Arab Saudi hoàn toàn có khả năng chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý đồ thì cần phải có các cơ sở hoá học và làm giàu nguyên liệu hạt nhân mà sự xuất hiện của chúng ở Vương quốc này có thể bị cộng đồng quốc tế phát hiện.

Trong những điều kiện nhất định, cộng đồng này khả dĩ có thể ngăn cản sự phát triển nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Arab Saudi.

Về phần mình, trung tướng Ghennadi Evstafiyev, người từng tham gia thương lượng giải trừ quân bị Liên Xô – Mỹ giả định rằng, có thể, Riyadh sẽ nhờ Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, ông cho rằng, “Đã nhiều năm Arab Saudi có quan hệ tin cậy với Islamabad. Do vậy, không thể loại trừ là đã đạt được sự thoả thuận nào đó về vấn đề hạt nhân trong những năm 1970 khi Pakistan dưới quyền Zulfikar Ali Bhuto”.

Nhưng xem ra Riyadh kỳ vọng một cách vô ích vào Pakistan: Trong trường hợp khẩn cấp Mỹ có thể thực hiện những hành động phòng ngừa nhằm chiếm lấy các mục tiêu hạt nhân của Pakistan.

Tuy nhiên, không thể xem xét tuyên bố của Riyadh tách rời khỏi diễn biến chung. Cách đây 10 ngày, Iran đã tiến hành một cuộc thử tên lửa lớn. Iran chuẩn bị phóng vệ tinh vào vũ trụ. Evstafiyev đánh giá việc phóng vệ tinh thành công chứng tỏ tấm bắn của tên lửa Iran đã tăng lên đáng kể.

Tương tự Iran dự kiến sẽ chuyển trung tâm làm giàu uranium từ Natanz sang địa điểm khác, nơi sẽ lắp đặt các máy ly tâm mạnh hơn.

Sau cùng, Arab Saudi cảm thấy khó chịu trước tình hình các chế độ trong thế giới Arab bị lật đổ. Ghennadi Evstafiyev kết luận: “Riyadh sẽ tăng sức ép chính trị và tinh thần đối với các đồng minh phương Tây của mình để họ phải khẳng định sự ủng hộ bất di bất dịch chế độ hiện nay ở Arab Saudi".


[BDV news]


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> Kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có an toàn?



Đang có những lo ngại là những kẻ Hồi giáo cực đoan, kể cả lực lượng khủng bố có thể xâm nhập vào các cơ sở hạt nhân của Pakistan .


Thế nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ nỗi lo của chính quyền Pakistan. Nhưng chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng không nên phóng đại sự nguy hiểm.

"Pakistan không thể bảo vệ kho vũ khí hạt nhân đang phát triển của mình chống lại các chiến binh Hồi giáo", Giáo sư Preves Hudboy giảng dạy ở các trường ĐH Tổng hợp Lahor và Islamabad, thủ đô Pakistan đã tuyên bố như vậy.



Tên lửa Hataf-2 của Pakistan


Theo ông, trong quân đội Pakistan có những người có cùng chí hướng với quân Taliban. Họ có thể giúp những kẻ cực đoan muốn trả thù cho Binladen có được nguyên liệu hạt nhân. Hơn nữa, các phần tử cực đoan đã xâm nhập vào quân đội.

Giáo sư Hudboy nói: “Chúng ta có cơ sở để lo ngại. Bởi vì các chiến binh Hồi giáo cực đoan đã tấn công vào được các công trình, căn cứ và sở chỉ huy được bảo vệ cẩn mật. Trong giới quân nhân có những kẻ có cảm tình với các chiến binh”.

Giáo sư nói tiếp: “Làm sao chứng minh được là những mục tiêu hạt nhân không phải chịu những nguy cơ bị tấn công như vậy? Tôi lo là không phải chỉ có sự xâm nhập vào các kho vũ khí hạt nhân, mà là sự xâm nhập vào các kho nguyên liệu hạt nhân”.

Theo Daily Telegraph, kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có khoảng 120 đầu đạn, con số này còn nhiều hơn số đầu đạn của Anh và Ấn Độ.

Các chuyên gia của Mỹ chia sẻ sự lo ngại của giáo sư Hudboy. "Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đã soạn thảo một báo cáo cho rằng khả năng những kẻ gọi là “Taliban mới” tấn công vào các mục tiêu hạt nhân đã tăng lên sau khi Binladen bị giết. Những kẻ cuồng tín muốn báo thù cho ông ta", cộng tác viên cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimia Sotnikov nói với báo Độc lập.

Sotnikov cho rằng, ảnh hưởng của ý thức hệ Hồi giáo lên đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ sở hạt nhân có thể là mạnh. “Và trong trường hợp đội ngũ nhân viên thông đồng với bọn khủng bố thì không thể loại trừ việc các cơ sở hạt nhân sẽ bị chiếm giữ. Vấn đề là ở chỗ những người chịu trách nhiệm về an ninh cho các phương tiện hạt nhân không thể biết được mức độ ảnh hưởng của các phần tử cực đoan đối với các nhân viên đến mức nào”, ông Sotnikov bình luận.

Trong khi đó, theo chuyên gia này, cũng không nên bi kịch hoá tình hình. Pakistan đã thiết lập 3 mức độ bảo vệ các kho vũ khí hạt nhân và phương tiện mang chúng đến mục tiêu.

Trước hết, đầu đạn được cất giữ riêng biệt với tên lửa và các phương tiện mang khác.

Thứ hai, tường rào các cơ sở được trang bị thiết bị theo dõi. Có một sự quản lý chặt chẽ đối với các tường rào.

Và thứ ba, Mỹ giúp thực hiện chương trình thanh lọc, hay là kiểm tra đội ngũ nhân viên. Cụ thể, có sử dụng máy phát hiện nói dối.

Phóng viên của tờ New York Times đã tới thăm nơi đóng quân của Phòng lập kế hoạch chiến lược, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh cho kho vũ khí hạt nhân của chính phủ Pakistan.

Phòng này được bố trí trên các quả đồi ở cách Islamabad không xa. Tại đây, các sĩ quan của quân đội và Tình báo liên ngành ISI sống và làm việc trong các biệt thự nhỏ xung quanh có thảm cỏ được cắt tỉa cẩn thận.

Viên tướng chỉ huy phòng đã nói với phóng viên: “Một khi chúng tôi đã có thể chế tạo được bom hạt nhân và phương tiện mang chúng đến mục tiêu, anh có thể yên tâm là chúng tôi đủ khả năng bảo đảm an ninh cho chúng”.

Theo viên tướng này, có khoảng 2.000 người có kiến thức về cơ sở hạ tầng hạt nhân của Pakistan. Tất cả họ được quản lý chặt chẽ. Hoa Kỳ đã tiêu tốn gần 100 triệu USD để huấn luyện đội ngũ nhân viên của nước đồng minh cách giữ gìn cẩn mật các đầu đạn, ngòi nổ và tên lửa. Đây là việc tương đối không phức tạp lắm, một cán bộ đã nghỉ hưu của chính quyền Washington đã nói với phóng viên. Nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu muốn theo dõi xem các phòng thí nghiệm đã tạo ra bao nhiêu nguyên liệu hạt nhân. Và là hoàn toàn không thể việc ngăn cản một kỹ sư nào đó có khả năng tiếp cận quá trình làm giàu Uranium hoặc những bí mật khác chuyển giao chúng cho những kẻ cực đoan.

Đó là những lo ngại của người Mỹ. Còn đối với các tướng lĩnh Pakistan lo không chỉ việc đề phòng các chiến binh tấn công. Họ còn phải lo đối phó với cuộc tấn công của Mỹ. Không phải vô cớ mà các chỉ huy quân đội Pakistan cho rằng trong trường hợp đất nước của họ xảy ra mất ổn định, đặc nhiệm Mỹ ở Afganistan sẽ thực hiện cuộc hành quân nhằm vô hiệu hoá kho vũ khí hạt nhân của Pakistan.

[BDV news]


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

>>Tổng thống Nga ‘vì nước quên thân, vì dân phục vụ'



Ông Dmitry Medvedev vừa khẳng định rằng hiện chưa đến lúc để ông công bố quyết định tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới mà cần tiếp tục tập trung hiện đại hóa đất nước.


Tổng thống Nga còn cho biết thêm là hiện Nga chưa đạt được đầy đủ các kết quả của công cuộc hiện đại hóa nên ban lãnh đạo phải tích cực làm việc hơn nữa.

Ông Dmitry Medvedev chưa công bố quyết định tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới.

Nói tới những vấn đề đối ngoại, Tổng thống nhấn mạnh cần tìm kiếm thỏa thuận giữa Nga và phương Tây về hệ thống phòng thủ tên lửa NMD.

Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng Nga sẽ đẩy mạnh phát triển sức mạnh hạt nhân nếu không thể thỏa thuận được với phương Tây về NMD. Ông Dmitry Medvedev nhận xét: “Nếu không cùng nhau tìm ra mô hình hợp tác, thì khi ấy chúng tôi phải thực hiện những biện pháp đáp trả, dù rất không muốn. Khi đó Nga sẽ tăng cường phát triển sức mạnh hạt nhân”.

Theo ông, đó là kịch bản rất xấu. “Một kịch bản như vậy sẽ ném chúng ta ngược về kỷ nguyên của chiến tranh Lạnh”, ông Dmitry Medvedev nhận định.

Trước đó, nội dung chính trong cuộc họp báo của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tổ chức vào hôm qua là về cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012. Các quan sát viên quốc tế dự đoán là ông Medvedev sẽ trả lời câu hỏi về sự tham gia của ông trong cuộc đua giành chức nguyên thủ quốc gia Nga vào năm tới.

“Ông Medvedev đang cố gắng chứng tỏ với giới thượng lưu Nga rằng ông cũng là ứng viên thực thụ như ông Putin”, một trong những nhà đầu tư phương Tây làm việc tại Nga nhận xét như vậy với hãng Reuters.

Mục tiêu chính của Tổng thống Medvedev là hiện đại hóa nền kinh tế Nga để đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng. Như nhận định của giới quan sát, ông Medvedev “đặt cược” vào phát triển công nghệ.

Cho đến nay, cả hai ông Putin và Medvedev vẫn tránh trả lời rõ ràng xem liệu họ có ra tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm tới hay không. Trong khi đó, đa số người Nga hiện coi ông Vladimir Putin là nhà lãnh đạo hàng đầu trong bộ đôi quyền lực ở Nga.
[BDV news]


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Chương trình hạt nhân Iran tiến thoái lưỡng nan



[BDV news] Theo Mark Fitzpatrick của viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Iran đang bước “chậm chạp” trong quá trình chế tạo vũ khí nguyên tử và quốc gia hồi giáo này cần khoảng 2 năm nữa để đạt mục tiêu đó.

“Iran đã có thể đẩy nhanh quá trình hơn nữa. Họ đã bắt đầu dự án này từ cách đây 25 năm. Thời điểm đầu tiên Iran bắt đầu chương trình làm giàu hạt nhân là năm 1985”, Mark Fitzpatrick nói.

Trong báo cáo “Đánh giá khả năng sở hữu vũ khí sinh hóa và hạt nhân của Iran”, Mark Fitzpatrick so sánh chương trình này của Iran với chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan. Pakistan hoàn thành chương trình phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng 11 năm.



Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran.

Tuy nhiên, ông Mark Fitzpatrick cũng cho rằng Iran chưa thực sự “quyết tâm” phát triển bom nguyên tử. “Tới nay thì họ vẫn chưa hạ quyết tâm cao độ vì vậy vẫn còn thời gian dành cho đối thoại”, ông Fitzpatrick là cựu nhân viên của bộ ngoại giao Mỹ.
Iran "lưỡng lự" vì trở ngại?
Cuối năm ngoái, ngoại trưởng Israel Moshe Yaalon đã công bố vài trở ngại đã làm chậm chương trình làm giàu hạt nhân của Iran.

Một trong số đó là virus máy tính, loại sâu Stuxnet đã lây nhiễm vào các máy ly tâm làm giàu Uranium của Iran. Nhiều thông tin cho rằng sâu Stuxnet được Israel và Mỹ tạo ra để phá hoại chương trình làm giàu Uranium của Iran. Tờ New York Times đã công bố thông tin cho rằng cơ quan tình báo Mỹ và Israel đã cộng tác để phát triển loại virus này.

“Stuxnet đã khiến cho một số máy li tâm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, nó không thành công vì sau đó các máy li tâm này đã hoạt động trở lại”, ông Fitzpatrick nói.

Lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chương trình phát triển hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Tên lửa đạn đạo Sajil 2 có khra năng trang bị đầu đạn hạt nhân cũng cần ít nhất 2 năm nữa mới có thể đi vào hoạt động.

Báo cáo của Mark Fitzpatrick cũng chỉ ra rằng những quá trình nỗ lực liên tục trong suốt 25 năm qua của Iran khiến cho cộng đồng quốc tế không thể tin vào mục tiêu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Iran đã chịu 4 lệnh cấm vận từ Liên Hiệp Quốc vì từ chối ngừng quá trình làm giàu hạt nhân. Mỹ cùng nhiều quốc gia phương tây đã cáo buộc Iran đang phát triển bom hạt nhân. Theo một nghị sĩ, thì quan chức tình báo Mỹ kết luận rằng Iran “đang quyết tâm hơn” trong phát triển vũ khí hạt nhân.

“Tôi không thể tiết lộ chi tiết, tuy nhiên rõ ràng là họ đang tiếp tục quyết tâm chế tạo vũ khí hạt nhân”, nghị sĩ độc lập Joe Lieberman – chủ tịch hội đồng nghị sĩ phụ trách an ninh nội địa Mỹ nói với hãng tin AFP.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Người Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân



[ BDV news] Đa số người dân Hàn Quốc ủng hộ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân hoặc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 23/3.

Viện nghiên cứu chính sách ASAN đã tiến hành một cuộc khảo sát với người dân Hàn Quốc với hai ý tưởng được đưa ra: một là phát triển vũ khí hạt nhân trong nước, hai là triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ.

Kết quả cho thấy đối với việc phát triển vũ khí hạt nhân trong nước thì có tới 68,6% người dân ủng hộ việc phát triển bom nguyên tử, 28,9% phản đối ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân và 2,5% còn lại không đưa ra ý kiến của mình.

Đối với việc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ có 67,3% ủng hộ ý kiến này, 30,1% phản đối, và 2,6% không bình luận gì. Cuộc khảo sát được thực hiện qua điện thoại với 1.000 người được mời tham gia trả lời.



Người dân Hàn Quốc mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân.

Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân nhưng một số chính trị gia bảo thủ đã kêu gọi một chương trình phát triển hạt nhân độc lập. Hay là tái triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đáp trả lại các hành động mà họ cho là khiêu khích của Triều Tiên.

Hiện tại, giới chức Hàn Quốc chưa có bình luận gì về kết quả của cuộc khảo sát này. Cuộc khảo sát này cũng không đại diện cho quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Quân đội Mỹ đã rút toàn bộ tên lửa hạt nhân chiến thuật ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc vào năm 1991, khi hai miền Triều Tiên ký một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Trong chuyến thăm Seoul vào ngày 2/3, ông Robert Einhorn - cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại Giao về vấn đề không phổ biến và quản lý vũ khí hạt nhân đã loại trừ khả năng tái triển khai các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Hàn Quốc.

Việc Bình Nhưỡng tiết lộ và cho các quan chức của Mỹ thăm nhà máy làm giàu Uranium của họ vào tháng 10/2010 đã làm dấy lên mối lo ngại về vũ khí hạt nhân.

Mặc dù Bình Nhưỡng cho biết nhà máy làm giàu Uranium của họ để phục vụ cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên các chuyên gia về hạt nhân cho biết, cơ sở này có thể gia tăng số lượng dự trữ plutonium để chế tạo bom nguyên tử.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang