Giúp Bắc Kinh bằng các tàu ngầm thông thường hiện đại, liệu Moskva có hối tiếc không? >> Trung Quốc sẽ có tàu ngầm thế hệ 4 từ Nga >> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga Trung Quốc đang cố gắng trở thành nước xuất khẩu tàu ngầm thông thường hiện đại. Muốn vậy, Trung Quốc cần có các công nghệ tàu ngầm mới nhất mà ngay hiện nay họ đang rất cần mua được. Nhưng nếu như Trung Quốc thực sự tiến ra thị trường đóng tàu ngầm thế giới với tư cách nhà sản xuất thì chẳng ai thích thú cả. Dù đó là Pháp, Thụy Điển, chứ chưa nói đến các quốc gia dẫn đầu trên thị trường tàu ngầm thông thường hiện nay là Đức và Nga. Tại gian trưng bày của tổng công ty đóng tàu quốc tế Trung Quốc CSOC (China Shipbuilding and Offshore International Corporation) tại triển lãm quốc tế LIMA 2013 diễn ra ở đảo Langkawi, Malaysia từ ngày 26-30/3/2013, lại xuất hiện maket tàu ngầm S-20. Lần đầu tiên, maket này “nổi lên” trước mắt chúng ta vào tháng 2/2013 tại triển lãm hải quân NAVDEX 2013 ở Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất). Bên giá trưng bày, một đại diện Trung Quốc xem ra không giống với một chuyên gia trong lĩnh vực đóng tàu, cho hay mẫu tàu ngầm này không phải dành cho nhu cầu nội địa mà có những kế hoạch xuất khẩu xa xăm. Trò chơi trốn tìm Ý đồ xuất khẩu xem ra là đúng bởi lẽ thiết kế của thân tàu, phần mũi với 6 ống phóng lôi, đài chỉ huy và đuôi tàu S-20 là biến thể thu nhỏ đôi chút của tàu ngầm thông thường lớp 041 Nguyên (Yuan) mà Trung Quốc phát triển cho Hải quân Trung Quốc trên cơ sở các công nghệ của Nga và châu Âu và hội tụ trong mình nhiều đặc điểm của các tàu ngầm Nga lớp Projekt 877/636 Varshavyanka mà Trung Q 8 tàu Projekt 636 hiện đại hơn). Những khách hàng tiềm năng đầu tiên của S-20, theo các chuyên gia hải quân, có thể là Pakistan và Bangladesh. Người ta lần đầu tiên biết đến sự ra đời của tàu ngầm thông thường lớp Nguyên ở Trung Quốc vào năm 2004. Các phương tiện trinh sát vũ trụ của Mỹ ngày 27/2 đã phát hiện một tàu ngầm thông thường lớp Nguyên tại xưởng đóng tàu của nhà máy Wuhan Shipyard ở Vũ Hán. Từ đó, 7-8 tàu ngầm lớp này đã được khởi đóng cho hải quân Trung Quốc. Năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã dự báo Trung Quốc sẽ đóng đến 15 tàu ngầm này. Năm 2005-2006, tình báo vũ trụ Mỹ đã không thấy dấu hiệu nào của tàu ngầm thông thường lớp Nguyên nào. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì theo chiến lược đóng tàu ngầm của Trung Quốc, tàu đầu tiên thường phải trải qua hàng loạt thử nghiệm trong một thời gian dài. Trên các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 21/9/2007, một tàu ngầm lớp Nguyên lại xuất hiện chính ở xưởng đóng đó. Các chuyên gia cho rằng, đây là tàu ngầm thứ hai của lớp Nguyên (tàu đóng hàng loạt đầu tiên). Ngày 27/11/2007, 2 tàu ngầm loại này lại bị phát hiện tại khu vực nhà máy, trên cơ sở đó, các chuyên gia cho rằng, đây là tàu ngầm thứ hai và thứ ba của lớp 041. Các tàu này sau đó đã ra khơi thử nghiệm thời gian dài bởi lẽ trên các bức ảnh vũ trụ chụp năm 2009, lại không hề phát hiện thấy một tàu ngầm nào ở xưởng đóng tàu Vũ Hán. Ngày 7/12/2010, các vệ tinh đã phát hiện 3 tàu ngầm thông thường tại xưởng đóng tàu Vũ Hán, còn ngày 26/4/2012, việc phân tích dữ liệu vệ tinh đã cho thấy: việc đóng một tàu ngầm lớp Nguyên đã hoàn thành, tàu ngầm này đã rời khỏi xưởng đóng tàu. Theo các nhà phân tích, tàu ngầm này đã rời đi Thượng Hải. Trên các bức ảnh chụp ngày 2/11/2012, không hề thấy bóng dáng các tàu ngầm mới nào thuộc lớp Nguyên ở xưởng đóng tàu. Nhưng trước đó, ngày 14/3, một tàu ngầm đã bị phát hiện trong ụ tàu của xưởng đóng tàu Changxingdao ở Thượng Hải. Dự đoán đây là tàu ngầm được chuẩn bị trong năm 2011 để lắp đặt thiết bị. Sự có mặt của tàu ngầm thông thường lớp 041 tại 2 xưởng đóng tàu khiến các chuyên gia có cơ sở để cho rằng, việc đóng các tàu ngầm thông thường lớp Nguyên đang được hai hãng đóng tàu tiến hành. Theo thông tin báo chí, việc tích hợp thiết bị lên các tàu ngầm lớp Nguyên, ngoài hãng đóng tàu Vũ Hán, một phần còn được tiến hành ở Thượng Hải tại nhà máy đóng tàu Shanghai Jiangnan Shipyard. Điều này xem ra hơi lạ lùng bởi vì nhà máy đóng tàu Vũ Hán thuộc tổng công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc có trụ sở ở miền bắc Trung Quốc, trong khi hãng đóng tàu Jiangnan lại nằm trong tập đoàn công nghiệp đóng tàu Nam Hải cạnh tranh với tổng công ty đóng tàu quốc doanh ở miền bắc. Theo tạp chí Kanwa, trong tương lai, hai tổng công ty đóng tàu này có thể hợp nhất. Như vậy, trên cơ sở các bức ảnh vệ tinh, có thể dự đoán rằng, kể từ tháng 9/2004, Trung Quốc đã đóng xong 7 hoặc 8 tàu ngầm lớp Nguyên. Tàu ngầm đầu tiên lớp 041 (Số hiệu 330) có lẽ đã được đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc vào năm 2006. Tính đến đầu năm 2012, đã có 4 tàu ngầm lớp này (Số hiệu 330 đến 333) trong biên chế, còn một tàu khác đang được đóng và 3 tàu khác dự định đóng. Gia tăng lực lượng tàu ngầm thông thường Theo thông tin hiện có, biến thể xuất khẩu của S-20 sẽ khác với mẫu cơ sở lớp 041. Các đặc tính kỹ-chiến thuật chính là: chiều dài 66, chiều rộng 8, chiều cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn 2.300 tấn, tốc độ tối đa 18 hải lý/h, cự ly hành trình 8.000 hải lý ở tốc độ 16 hải lý/h hay 60 ngày đêm với thủy thủ đoàn 38 người. Tàu có cấu trúc 2 vỏ quen thuộc đối với tàu ngầm thông thường của Nga với vỏ nhẹ có các đường viền xuyên dòng tốt vốn đặc trưng cho các tàu ngầm một trục hiện đại. Điều đó cho phép tàu lặn sâu đến 300 m. So với mẫu cơ sở, vỏ tháp tàu có kích thước được thu nhỏ, sử dụng các cánh lái mũi nằm ngang gắn trên tháp và cánh đứng đuôi có thêm phần trên. Mặc dù biến thể xuất khẩu không trù tính có khoang chứa động cơ không cần không khí (AIP), các đại diện của CSOC nói rằng, khoang đó có thể được bố trí, mặc dù không nói rõ họ mời chào công nghệ động cơ AIP nào. Họ có thể xuất khẩu turbine hơi nước chu trình kín, động cơ Stirling chu trình kín hoặc là máy phát điện hóa. Theo các thông cáo báo chí, các hệ thống điện tử của tàu ngầm thông thường có kích thước như thế bao gồm một bộ tiêu chuẩn dành cho các tàu ngầm loại này, bao gồm một trạm thủy âm với các anten mạng. Các chuyên gia Trung Quốc khẳng định rằng, họ cũng đã phát triển được một trạm thủy âm kéo nhỏ. Thông tin về thành phần vũ khí còn ít hơn nữa. Rõ ràng là tàu sẽ có các ống phóng lôi, hệ thống điều khiển thủy lôi, các tên lửa chống hạm và các phương tiện khác, trong đó có thể có tên lửa ngư lôi, ngư lôi chống ngư lôi mà CSOC sẵn sàng mời chào cho khách hàng tiềm năng. Phân tích các thông tin có được về cơ cấu lực lượng tàu ngầm thông thường của hải quân Trung Quốc, chúng ta có các số liệu sau đây. Tính tới đầu năm 2013, lực lượng này có 41 tàu ngầm tương đối hiện đại, trong đó có 12 tàu ngầm Nga lớp Kilo là hiện đại hơn cả và 4-5 tàu ngầm nội địa lớp Nguyên. Lực lượng tàu ngầm thông thường Trung Quốc có sự gia tăng về số lượng mạnh nhất vào năm 2004-2006, khi có 18 tàu ngầm, trong đó có 8 tàu Projekt 636 và 8 tàu nội địa lớp Tống được đưa vào biên chế hải quân, cũng như vào năm 2011-2012, khi có 8 tàu lớp Nguyên và 1 tàu lớp Thanh được nhận vào trang bị hoặc chuẩn bị nhận vào trang bị. Trong giai đoạn 1995-2012, hải quân Trung Quốc đã đưa vào biên chế 51 tàu ngầm thông thường với nhịp độ 2,8 tàu/năm. Nếu nhịp độ đó sẽ vẫn được duy trì thì sắp tới, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ có từ 57-85 tàu ngầm thông thường với tuổi thọ trung bình 20-30 năm. Không tính 12 tàu ngầm do Nga đóng, tổng số tàu ngầm thông thường do Trung Quốc tự đóng được đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc trong những năm 1995-2012 là 39. Điều đó tương ứng với nhịp độ đưa tàu ngầm tự đóng vào biên chế chiến đấu ở mức 2,2 chiếc/năm. Với nhịp độ đóng tàu ngầm thông thường tại các xưởng đóng tàu nội địa như thế, số lượng tàu ngầm sẽ là 43-65 tàu với tuổi thọ trung bình 20-30 năm. Chương trình mua sắm tàu ngầm thông thường mà hải quân Trung Quốc đang tiến hành cho thấy rằng, quân đội nước này dự định mua số lượng tàu ngầm ít hơn, nhưng có tính năng cao hơn, trong đó có các tàu ngầm thông thường với động cơ AIP, và sẽ đưa số lượng tàu ngầm thông thường lên đến 75 chiếc. Do hải quân Trung Quốc cực kỳ thèm khát các tàu ngầm hiện đại với khả năng chiến đấu cao, nên họ cần tiếp cận được các công nghệ tàu ngầm mới mà công nghiệp đóng tàu Trung Quốc hiện rất thiếu. Nguy cơ sao chép Gần đây, các quan chức Trung Quốc đã tích cực phủ nhận các thông tin thỉnh thoảng xuất hiện trên báo chí nói rằng, Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua 4 tàu ngầm thông thường mới. Bởi lẽ, trong danh mục xuất khẩu của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport hiện có tàu ngầm thông thường lớp Amur-950 và Amur-1650 do Viện thiết kế kỹ thuật hàng hải trung ương TsKB MT Rubin thiết kế và là các biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Projekt 677 Lada, nên có thể cho rằng, loại tàu ngầm được nói đến đó chính là các tàu ngầm lớp Amur. Nhưng còn khi nào các đồng chí Trung Quốc bắt đầu hăng hái phủ nhận cái gì đó thì điều đó chỉ có nghĩa là: các cuộc đàm phán đó quả thực đang được tiến hành và mối quan tâm của phía Trung Quốc đến các công nghệ tàu ngâm quả thực là có. Các chuyên gia của Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cũng có ý kiến tương tự khi họ trình bày các quan điểm của mình về sự phát triển và hiện đại hóa hải quân Trung Quốc trong báo cáo mới “Hiện đại hóa hải quân Trung Quốc” (China Naval Modernization). Họ cho rằng, sự quan tâm của Bắc Kinh đối với sản phẩm xuất khẩu mới của TsKB MT Rubin có liên quan đến các kế hoạch của các chuyên gia Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu các công nghệ đóng tàu ngầm đẳng cấp thế giới và ứng dụng chúng vào các tàu ngầm nội địa. Liên quan đến vấn đề chế áp tiếng ồn cho các tàu ngầm của hải quân Trung Quốc, thì bất chấp những khẳng định của báo chí internet Trung Quốc rằng, đối với tàu ngầm lớp Nguyên, các công nghệ này liên tục được hoàn thiện, nhưng trên thực ra, một thực tế mà ai cũng biết là: việc kiểm soát mức ồn trên các tàu ngầm Trung Quốc hiện chưa thể đạt được tiêu chuẩn của NATO. Tàu ngầm thông thường Amur-1650 có các ưu thế sau đây trước các tàu ngầm đã biết trên thế giới: khả năng tấn công hàng loạt bằng tên lửa từ tất cả các ống phóng lôi vào các mục tiêu trên biển và mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện mục tiêu lớn hơn so với các phương tiện thủy âm hiện có nhờ có hệ thống thủy âm độc đáo, mức ồn thấp hơn. Nga đã bắt đầu tích cực xúc tiến biến thể xuất khẩu của lớp Projekt 677 ra thị trường vũ khí trang bị hải quân thế giới, nhưng đến nay, chưa nước nào nhập khẩu tàu ngầm này của Nga. Vì thế, nếu dự đoán rằng, hải quân Trung Quốc thực sự quan tâm đến các tàu ngầm thông thường của Nga thì mong muốn của quân đội Trung Quốc hiện đại hóa các tàu ngầm trên cơ sở thiết kế lớp Projekt 636 hiện có trong trang bị của họ xem ra sẽ logic hơn là ý định mua sắm các tàu ngầm dựa trên thiết kế Projekt 677 mà đến nay vẫn chưa đưa vào đóng hàng loạt cho Hải quân Nga. Có thể cho rằng, hệ thống tên lửa đa năng trang bị cho tàu ngầm Club-S, cũng như hàng loạt công nghệ tàu ngầm giảm độ bộc lộ của Nga, trong đó có các phương pháp giảm các trường vật lý, là sự hấp dẫn lớn đối với Bắc Kinh. Có thể tiếp cận các công nghệ đó, nếu như trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung, họ cố tìm cách không phải là mua một cách đơn giản mấy tàu ngầm Amur-1650 đóng tại các xưởng đóng tàu ở Nga mà là hợp tác thieets kế hoặc đóng theo giấy phép tàu ngầm thông thường trên cơ sở thiết kế Projekt 677 ở Trung Quốc. Nhưng nếu quyết định đó được đưa ra, liệu nó có lợi cho Nga hay không? “Trong quá khứ, Trung Quốc đã mua một lô lớn tàu ngầm lớp Projekt 877EKM/636, bởi vậy không nên loại trừ khả năng trong tương lai, Trung Quốc sẽ muốn mua các tàu ngầm hiện đại hơn”, Tổng giám đốc TsKB MT Rubin, ông Igor Vilnit cho biết tại Langkawi, Malaysia. Đồng thời, tại Rubin, người ta cũng không loại trừ nguy cơ Trung Quốc sao chép tàu ngầm tối tân Amur một khi nó được bán cho Trung Quốc. Về vấn đề này, ông Igor Vilnit cho biết thêm rằng, vấn đề bán tàu ngầm Amur sẽ được giải quyết ở cấp độ chính trị. Vị Tổng giám đốc Rubin cũng cho biết, hiện nay, đối với các tàu ngầm Amur “đã có những yêu cầu từ các nước, các khu vực, các lục địa khác nhau đang ở giai đoạn bàn bạc thống nhất các tính năng thực tế”. Liệu công nghiệp đóng tàu quân sự Trung Quốc có thể lặp lại điều mà công nghiệp hàng không của họ đã làm được là sao chép các tiêm kích Su-27 (J-11В) và tiêm kích trên hạm Su-33 (J-15) hay không? Ngoài ra, các chuyên gia của hai công ty chế tạo máy bay cạnh tranh nhau Thành Đô và Thẩm Dương đã chế tạo được các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ mới là J-20 và J-31 có ứng dụng công nghệ tàng hình (Stealth). Trung Quốc đã mở rộng chủng loại tên lửa hàng không, phát triển thiết bị hiện đại, trong đó có radar anten mạng pha chủ động và hệ thống sục sạo-ngắm bắn hồng ngoại cho các máy bay mới này. Con rồng ảo Phân tích sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, các chuyên gia Mỹ cho rằng, một trong những yếu tố cơ bản làm nên sự phát triển đó là hoạt động gián điệp điều khiển học (gián điệp mạng) hiệu quả và có mục đích của Trung Quốc nhằm vào các ngành công nghiệp của các nước phương Tây hàng đầu. Mỹ đã phản ứng với mối đe dọa này của Trung Quốc và cấm hàng loạt cơ quan liên bang Mỹ mua sắm các hệ thống máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin sản xuất bởi các công ty có liên quan nào đó với chính phủ Trung Quốc. Theo các quan chức Mỹ, biện pháp nhằm đấu tranh với hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc này đã được đưa vào nghị quyết về cấp kinh phí tạm thời cho chính phủ mà Tổng thống Barack Obama đã ký. Theo văn kiện này, lệnh cấm được áp dụng đói với một số cơ quan liên bang, trong đó có các bộ Thương mại và Tư pháp, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA, Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ và hàng loạt các tổ chức khác, và sẽ có hiệu lực đến cuối tài khóa hiện nay vốn sẽ kết thúc vào ngày 30/9. Sắc lệnh này cấm mua các bộ ngành nói trên mua các hệ thống công nghệ thông tin được sản xuất bởi bất kỳ xí nghiệp nào thuộc sở hữu, được điều hành hay được tài tợ bởi chính phủ Trung Quốc. Các cơ quan nhà nước vẫn có thể được phép mua các công nghệ nào đó với điều kiện chúng đáp ứng các lợi ích quốc gia của Mỹ. Đồng thời, việc mua sắm đó phải được Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI phê chuẩn để bảo đảm chắc chắn là không có nguy cơ gián điệp mạng hay phá hoại có liên quan đến việc mua sắm cáchệ thống do Trung Quốc sản xuất. Tháng 2/2013, công ty tư nhân Mandiant đã công bố một báo cáo về hoạt động của Trung Quốc nhằm đánh cắp các bí mật thương mại và tài sản trí tuệ của Mỹ bằng công nghệ máy tính. Nghiên cứu các vụ tấn công điều khiển học nhằm vào hơn 140 công ty Mỹ, các chuyên gia về an ninh đi đến kết luận rằng, các cuộc tấn công xuất phát từ đơn vị bí mật 61398 của quân đội Trung Quốc đóng tại Thượng Hải. Chính phủ Trung Quốc dĩ nhiên là bác bỏ những cáo buộc này. Thời gian sẽ cho chúng ta thấy, người ta sẽ đưa ra quyết định thế nào về khả năng xuất khẩu các công nghệ tàu ngầm tối tân nhất của Nga sang Trung Quốc. Nhưng rất mong là kết quả của quyết định này hoàn toàn phù hợp với cái cảnh được chứng kiến tại gian triển lãm của Rosoboronoexport tại LIMA 2013. Khi nói chuyện với ông Viktor Komardin, trưởng đoàn Rosoboronoexport, thì ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí kỹ thuật quân sự chuyên ngành Kanwa, với gương mặt méo xệch vì tuyệt vọng gần như hét lên: “Vì sao các ông lại muốn bán Amur cho Trung Quốc? Sau này, các ông sẽ khóc với những giọt nước mắt to thế này này!”. Những giọt nước mắt mà ông Chang vẽ ra quả thực rất to. (Nguồn : vietnamdefence) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội tàu ngầm AIP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội tàu ngầm AIP. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
>> Nga sẽ hối tiếc khi bán tàu ngầm Amur cho Trung Quốc
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
>> Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)
Hiện trên thế giới, xu hướng phát triển tàu ngầm AIP đang được ưa chuộng, các nước đua nhau mua sắm loại tàu ngầm này, thậm chí một số nước đã, đang và sắp sử dụng tàu ngầm Kilo cũng phân vân có nên theo trào lưu này, thay tàu ngầm Kilo bằng tàu ngầm AIP hay không? >> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam >> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới Về tính năng kỹ thuật: Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng Kilo là loại tàu ngầm Diezen - điện tầm trung thuộc dự án 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm Kilo còn được trang bị thiết bị thông tin vô tuyến tiên tiến với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và hệ thống thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc. Đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm. Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới. Về tiêu chí thứ nhất: Các tàu ngầm thuộc dự án nâng cấp của Ấn Độ và đóng mới của Việt Nam đều được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn khiến tàu có khả năng hành trình liên tục 45 ngày. Tuy Kilo có một điểm yếu so với các tàu ngầm AIP là phải nổi lên nhiều hơn để lấy dưỡng khí, nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng công nghệ ống hút khí Composite hoàn toàn không bộ lộ radar (hiện SMX-26 của Pháp dang áp dụng công nghệ này). Tàu ngầm SMX-26 có khả năng thả ống hút để lấy dưỡng khí. (Ảnh dưới: đường ống hút khí, ảnh trên: miệng ống nổi trên mặt biển) Còn về phạm vi tác chiến thì Kilo vượt trội hơn rất nhiều, nó có thể hoạt động ở tầm xa trên 10.000km, tại các vùng biển xa, nước sâu 350m. Trong khi đó, các tàu ngầm AIP đa số kích cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng biển sâu tối đa 200m ở khu vực ven bờ. Xét trên tiêu chí về phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau chứ không thể thay thế nhau được. Về độ ồn và khả năng bộc lộ radar Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Tàu ngầm Kilo không sử dụng công nghệ đó nên được phủ ngói cách âm công nghệ mới, giảm rung chấn vỏ tàu và truyền động đến chân vịt. Độ yên tĩnh của tàu ngầm Kilo đã được khẳng định hầu như tuyệt đối, thể hiện qua biệt danh mà NATO đặt cho nó là: “Black Hole” (Hố đen). Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất Đối với tiêu chí thứ 3, trong số các tàu ngầm Kilo, hệ thống sonar của Algieria và Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao đa chức năng và có mức độ số hóa cao hơn, tiệm cận các loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Về phương diện này, các tàu ngầm AIP thế hệ mới đương nhiên là có ưu thế hơn vì rõ ràng các tàu thuộc thế hệ sau bao giờ cũng được cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất. SMX-26 của Pháp là tàu ngầm hàng đầu về hệ thống sonar quan trắc. Nó được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển, đồng thời, SMX-26 có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. Đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò luồng lạch, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui. Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng chỉ phát huy tốt trong điều kiện tác chiến ở các vùng nước nông, đáy biển không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc trong hiệp đồng chi viện tác chiến cho các lực lượng khác, còn trong điều kiện biển xa, nước sâu, tác chiến trong lòng biển thì ưu thế này không thật sự nổi bật. Trên 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật, tuy có một số nhược điểm những Kilo hoàn toàn có thể có thể sánh ngang với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay với công nghệ động lực phi không khí (AIP), các tàu ngầm AIP thế hệ mới nhất như: SMX-26 và “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, “Soryu” của Nhật, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha cũng không thể vượt trội so với Kilo. Trong số các tàu ngầm AIP chỉ có SMX-26 là có vài điểm ưu việt hơn Kilo. |
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
>> Trung Quốc sẽ có tàu ngầm thế hệ 4 từ Nga ?
Trung Quốc để mắt đến tàu ngầm thế hệ 4 Amur-1650 của Nga. >> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga >>Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga Trung Quốc đang quan tâm đến tàu ngầm thông thường thế hệ 4 tối tân nhất của Nga Projekt 1650 Amur. Hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng khung với phía Trung Quốc để cùng thiết kế và đóng 4 tàu ngầm như vậy cho hải quân Trung Quốc. Dự kiến, hợp đồng cứng trị giá 2 tỷ USD sẽ được ký không sớm hơn năm 2015, có nghĩa là Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ và Venezuela, hai nước trước đó cũng quan tâm đến Amur-1650. Việc Rosoboronoexport đang thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc đóng tàu ngầm Projekt Amur-1650 do một nguồn tin gần gũi với hãng xuất khẩu vũ khí Nga này tiết lộ. Theo nguồn tin này, cuối tháng 8/2012, hai bên đã ký hợp đồng khung về việc hợp tác thiết kế và đóng 4 tàu ngầm Amur-1650 theo cơ chế 2/2 (2 chiếc sẽ đóng tại Nga, 2 chiếc ở Trung Quốc). “Việc xuất khẩu công nghệ không phải là việc duy nhất với cuộc thầu dự kiến của Ấn Độ (mua 6 tàu ngầm thông thường). Dự đoán, linh kiện do Trung Quốc sản xuất sẽ chiếm không quá 30% trong sản phẩm cuối cùng. Việc ký hợp đồng dự kiến không sớm hơn năm 2015 года”, nguồn tin nói. Một nguồn thạo tin khác cho biết thêm rằng, hợp đồng tàu ngầm là cực kỳ quan trọng đối với Nga và đứng đầu trong danh sách các dự án với Trung Quốc mà Tổng thống Nga xác định. Một hợp đồng bổ sung về việc tiến hành giai đoạn 1 có thể được ký trước cuối năm nay. Hiện thời, nhà sản xuất ở phía Nga tham gia dự án chưa được xác định. Tại Rosoboronoexport người ta không bình luận về hợp đồng tàu ngầm với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào giữa tháng 11/2012, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSVTS) Konstantin Biryulin đã nói rằng, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, trong năm 2011-2012, hai bên đã trao đổi các đoàn và làm quen với cơ sở sản xuất và năng lực của các hãng đóng tàu, sửa chữa tàu của Nga và Trung Quốc. Tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 677 Lada do Viện thiết kế TsKB Rubin ở St. Petersburg thiết kế. Vào cuối thập niên 1990, Nga đã khởi đóng 2 tàu tại hãng Admiralteiskye verfi (và thêm 2 tàu nữa vào năm 2005-2006). Tàu ngầm có chiều dài 66,8 m, đường kính thân chính 7,1 m, lượng giãn nước khi nổi 1.765 tấn (2.650 tấn khi lặn), độ sâu lặn tối đa 300 m, tốc độ chạy ngầm 21 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thời gian lặn đến 25 ngày đêm (với hệ thống động lực không cần không khí AIP). Tàu được trang bị tên lửa hành trình Club-S, ngư lôi và thủy lôi (cơ số 18 đơn vị vũ khí), thủy thủ đoàn 35 người. Tàu đầu tiên của lớp Lada là St. Petersburg được Hải quân Nga đưa vào sử dụng thử vào tháng 5/2010 và đang được khai thác cường độ cao. Mùa xuân 2012, dự án này suýt bị đóng cửa khi cựu Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky nói rằng, Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada ở dạng hiện tại. Sau đó, ông Vysotsky giải thích là ông nói đến hệ thống động lực của tàu St. Petersburg không đáp ứng các thông số nêu ra. Nhưng tháng 5/2012, theo quyết định của tân Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov, Admiralteiskye verfi tiếp tục đóng 2 tàu ngầm sản xuất loạt là Kronshtadt và Sevastopol nhưng theo thiết kế kỹ thuật cải tiến. Ngoài ra, Nga đang chế tạo mẫu động cơ AI). Theo đánh giá của ông Vysotsky, tàu ngầm Nga đầu tiên với động cơ AIP sẽ được chế tạo vào năm 2014. Các tàu ngầm Amur-1650 dành cho Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ AIP do nước ngoài sản xuất, một nguồn tin nắm được quá trình đàm phán cho hay. “Theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài (Trung Quốc”, động cơ sẽ là của họ được chế tạo dựa trên động cơ AIP dạng Stirling”, nguồn tin nói nhưng không tiết lộ nước sản xuất động cơ. [Theo nguồn VietnamDefence thì có lẽ là Thụy Điển, quốc gia nắm công nghệ AIP Stirling và đang hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc ở lĩnh vực này] Động cơ Stirling có độ độc hại của sản phẩm cháy thấp và độ ồn nhỏ. Nhờ các ưu điểm này, các nhà đóng tàu Thụy Điển đã sử dụng động cơ này trên tàu ngầm lớp Gotland (do hãng đóng tàu Thụy Điển Kockums thiết kế năm 1985-1990, có thể lặn liên tục đến 20 ngày đêm). Hiện nay, toàn bộ các tàu ngầm của Hải quân Thụy Điển đều được trang bị động cơ Stirling. Các động cơ này cũng được lắp cho các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Các nguồn tin trấn an rằng, Trung Quốc sẽ không thể sao chép tàu ngầm Nga vì các hạn chế trong hợp đồng sẽ không cho phép việc đó. Nga và Trung Quốc cũng đang chuẩn bị ký kết hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Việc này đã được Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin công khai thông báo ngày 6/12/2012. “Phía Trung Quốc đang phát tín hiệu nói rằng, họ hoàn toàn chấp nhận tín hiệu của chúng tôi về việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất Nga. Hiệp định này sẽ được chuẩn bị và sẽ được ký kết trong thời gian sắp tới”, ông Rogozin nói. Như vậy, Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ, nước cho đến nay vẫn được coi là ứng viên chính mua Amur-1650, để trở thành khách hàng đầu tiên mua Amur-1650. Cuối năm ngoái, được biết Ấn Độ có kế hoạch mở thầu mua và đóng theo giấy phép 6 tàu ngầm thông thường trị giá 10,7 tỷ USD. Rosoboronoexport chào bá Amur-1650 cho phía Ấn Độ, thậm chí đã giới thiệu cả bản vẽ. Một trong những điều kiện của cuộc đấu thầu là tàu ngầm phải có động cơ AIP. Đến nay, cuộc đấu thầu này chưa được chính thức mở. Trước đó, Venezuela cũng quan tâm tới Amur-1650. Tình hình trầm trong thêm khi gần đây Ấn Độ và Trung Quốc đã ở bên bờ xung đột vì yêu sách của Trung Quốc đối với các mỏ dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, đang do Công ty nhà nước Oil and Natural Gas Corp (ONGC) của Ấn Độ thăm dò. Để bảo vệ lợi ích của mình, Delhi đe dọa phái tàu chiến đến khu vực tranh chấp. Chính quyền Trung Quốc đang định từ ngày 1/1/2013 cưỡng chế khám xét các tàu nước ngoài tại khu vực này зоне. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga (TsAST) Konstantin Makienko, nền tảng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc hiện được cấu thành bởi các tàu ngầm Nga lớp Projekt 877 và 636. “Thời kỳ Liên Xô, hải quân Trung Quốc đã nhận vào trang bị 12 tàu ngầm này (Trung Quốc có tổng cộng 50 tàu ngầm). Ngoài ra, Trung Quốc còn có các tàu ngầm nội địa mà bề ngoài gần giống với tàu ngầm Projekt 636 của Nga. Nhưng xem ra, chúng khá ồn và không thật thỏa mãn giới quân sự Trung Quốc mà chỉ dấu tốt nhất cho điều đó là hợp đồng mua tàu ngầm Amur”, ông Makienko nói. Theo ông Makienko, hợp đồng bán Amur-1650 cho Trung Quốc, tính cả chuyển giao công nghệ có thể mang lại cho Nga đến 2 tỷ USD. Trong khi đó, hạm đội tàu ngầm Ấn Độ lại khá khiêm tốn và chỉ gồm 10 tàu ngầm Nga lớp Projekt 636М Kilo, 4 tàu ngầm Đức do HDW đóng và 1 tàu ngầm hạt nhân Akula-2 (Projekt 971) thuê của Nga với chi phí 1 tỷ USD. |
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'
Một bài viết trên mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn trước sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Dân mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn với tàu sân bay Thi Lang. Bài viết đăng trên trang mạng Junshijia ngày 11/8/2011. Thời hạn 6 năm Tàu sân bay, trở thành chủ đề cho tất cả các cuộc thảo luận và trao đổi trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Người Trung Quốc đang mơ về những viễn cảnh tốt đẹp cùng với sự tung hoành của tàu sân bay Thi Lang. Dù tàu sân bay Thi Lang được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Ukraine mới chỉ rẽ sóng lần đầu tiên sau gần 10 năm cải tạo, dân mạng Trung Quốc đã coi đây như là một sự kiện cực kỳ trọng đại, đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Hải quân Trung Quốc. Một trong các luồng thảo luận chính ở mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, các nước trong khu vực cần phải xem xét lại hành động của mình trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong đó, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng, bối rối trước sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc. "Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc? Một trong những động thái gần đây nhất của Việt Nam là công bố sự phát triển của hạm đội tàu ngầm trong khoảng 6 năm tới. Đây được xem là sự công bố xưa nay hiếm đối với chính sách quốc phòng Việt Nam", bài viết đặt vấn đề. Quan điểm quân sự Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm luôn có ưu thế đối với các hạm đội tàu mặt nước. Trong đó, xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm là chiến thuật hiệu quả để đối phó với tàu sân bay. Một nhóm tàu sân bay hoạt động trên biển sẽ có rất nhiều mục tiêu cho tàu ngầm hướng tới. Dù cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành có một lực lượng các tàu khu trục và tàu hộ tống, chống ngầm khá đông đảo. Song lực lượng này vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, năng lực chống ngầm của Trung Quốc lại không được đánh giá cao (>> chi tiết). Như vậy, với chiến thuật khéo léo, tàu ngầm hoàn toàn có thể lách qua lực lượng hộ tống để uy hiếp tàu sân bay. "Đặc biệt, tàu ngầm Kilo được xem là một trong những tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, di chuyển yên tĩnh nhẹ nhàng, tàu ngầm Kilo sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với tàu sân bay", bài viết có đoạn. Tuy nhiên, các "chuyên gia quân sự" mạng Junshijia cho rằng dù tàu ngầm Kilo quả là một đối thủ đáng gờm của tàu sân bay nhưng điều này chỉ có ở sự phối hợp sức mạnh mang tính tổng thể. "Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam có thể trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa liên quan đến sức mạnh quân sự tổng thể của Việt Nam, nếu chi dựa vào tàu ngầm Kilo e là chưa đủ", bài viết nêu ý kiến. Theo các đánh giá đó, Việt Nam đã sẵn sàng để xây dựng hạm đội tàu ngầm, nhưng đây vẫn là công việc của tương lai. Hiệu suất hoạt động của hạm đội tàu ngầm này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy để hạm đội tàu ngầm này trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc vẫn còn một thời gia quá xa, với nhiều vấn đề chưa thể xác định trước. Họ nhận định, trong khi hạm đội tàu ngầm Việt Nam chưa thực sự hình thành, tàu sân bay Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên. 6 năm để Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, đó cũng là thời gian quá đủ để Trung Quốc xây dựng các biện pháp đối phó. Thậm chí, "6 năm sau, hạm đội tàu ngầm với Việt Nam là điều quá mới mẽ, còn đối với Trung Quốc 6 năm sau, tàu sân bay đã có không ít kinh nghiệm vận hành", tác giả bài viết tự tin khẳng định. Chống ngầm bằng tàu ngầm Trung Quốc từng tuyên bố đã phát triển thành công tàu ngầm điện diesel sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Theo đó, tàu ngầm AIP của Trung Quốc sẽ có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, yên tĩnh hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo, hoàn toàn có thể sánh được với tàu ngầm lớp Lada của Nga, thậm chí êm hơn gấp 8 lần (>> chi tiết). Báo mạng Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, với tốc độ đóng mới tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, cùng với hạm đội tàu ngầm hiện tại. 6 năm sau, với sự áp đảo về số lượng và chất lượng. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được hạm đội tàu ngầm AIP của Trung Quốc chăm sóc. Theo đó, "hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc". Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường phát triển và hoàn thiện năng lực chống ngầm từ tàu chiến mặt nước. Và "cơ hội để tiến lại gần và đe dọa tàu sân bay gần như bằng không. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quá nhiều điều phải lo lắng về sự an toàn của chính mình trước khi nghĩ đến việc nhắm một mục tiêu nào đó", một ý kiến nhận xét. Cuối bài viết có đoạn, "Mỹ tự hào với hệ thống phòng thủ Aegis bất khả chiến bại thì Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng cuộc tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa chống hạm trong thời gian ngắn để răn đe đối phương và bù lại cho khuyết điểm ở khâu phòng thủ. Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chiến thuật này, tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp xúc với các nước lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp di chuyển lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ trở thành những người thất bại đầu tiên". GS Carl Thayer Trả lời phỏng vấn báo chí GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Canberra, Australia cho biết: 6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng cũng phải tính đến hệ thống radar trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực... Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị bắt nạt... 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình... Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống tên lửa Liên Xô như thế nào để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)