Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm lớp Kilo-636

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Kilo-636. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm lớp Kilo-636. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> Những "sát thủ" tàu chiến ngang cơ với Kilo Việt Nam trên biển Đông

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapore. Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại lớn của Hải quân Trung Quốc.

>> Tàu ngầm Kilo - "Mãnh hổ rình mồi" ở Biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Hoàng gia Malaysia đang chuẩn bị cho một chuyến tuần tra

“Rắn độc” Scorpène

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng hung hăng và liên tục làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông. Malaysia cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mới đây nhất, một hải đoàn của Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và hai chiếc khu trục hộ tống đã tiến đến khu vực bãi cạn James Shoal (cách thị trấn Bintulu, Malaysia khoảng 80km) rồi lớn tiếng tuyên bố: "James Shoal là điểm cực nam của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Những tuyên bố lộng quyền và vô căn cứ này đã khiến cho dư luận ASEAN và cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc, dù gần đây nhất, tại Hội nghi Shangri-La 201, Trung Quốc khẳng định sẽ không làm phức tạp tình hình và giải quyết các xung đột về tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình nhất.

Việc Trung Quốc tiến sát bãi cạn James Shoal đã khiến dư luận Malaysia vô cùng phẫn nộ. Trong một bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã lên tiếng chỉ trích những hành động vô căn cứ, “nói một đằng, là một nẻo” của Trung Quốc. Điều nực cười là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn James Shoal khi nơi đây cách đất liền của Trung Quốc tới 2.500km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo của tàu ngầm lớp Scorpène

Trước mối đe dọa từ “gã khổng lồ xấu tính” Trung Quốc, Malaysia cũng như các quốc gia khác trong khối ASEAN đang tích cực mua sắm vũ khí để phòng vệ.

Malaysia đang sở hữu một đội tàu chiến khá hiện đại và được vũ trang rất mạnh. Hiện có 8 chiếc tàu khu trục cỡ trung và cỡ nhỏ trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon của Hoa Kỳ hoặc Exocet của Pháp phục vụ trong Hải quân Malaysia. Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của hải quân nước này chính là chiếc tàu ngầm lớp Scorpène với biệt danh “rắn độc”. Sở dĩ Scorpène được mệnh danh là “rắn độc” chính là nhờ khả năng rình rập và tấn công đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ, khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải hoảng sợ.

"Ngang tài ngang sức" với Kilo 636MV

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore.

Scorpène là một trong những lớp tàu ngầm do Pháp nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện, hoạt động vô cùng êm ái và có thể qua mặt được các hệ thống sonar định vị thủy âm hiện nay.

Scorpène ban đầu được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp hàng hải và kỹ thuật hải quân DCNS của Pháp. Sau đó, từ năm 2005 Scorpène là sản phẩm hợp tác của DCNS và tập đoàn Navantia của Tây Ban Nha. Hiện nay, DCNS phát triển hệ thống máy và khung sườn, còn Navantia nghiên cứu phát triển hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống tiềm vọng laser cho Scorpène.

Scorpène được các chuyên gia quân sự đánh giá là “ngang tài ngang sức” với “hố đen” Kilo 636MV nhờ khả năng hấp thụ sonar và có thể vô hình với bất cứ hệ thống sonar định vị thủy âm nào hiện nay. Scorpène của Malaysia hiện đang được trang bị những hệ thống và công nghệ mới nhất. Độ ồn của Scorpène được giới chuyên môn đánh giá nhận định là ngang bằng với “hố đen” Kilo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tun Razak trong một chuyến tuần tra biển

Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.

Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.

Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.

Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.

Hệ thống MESMA vượt trội AIP của Kilo

Scorpène còn có một điểm cộng sáng giá khác là hệ thống AIP (hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập) do chính Pháp và Thụy Điển hợp tác phát triển. Hệ thống AIP này của Pháp có tên là MESMA. MESMA được đánh giá rất cao nhờ khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả. MESMA và được đánh giá vượt trội hơn cả AIP do Nga và Thụy Điển phát triển. MESMA là một hệ thống độc lập được lắp đặt trong khoang máy của Scorpène, với cấu trúc tương tự như AIP của Kilo. Tuy nhiên, MESMA được phát triển và trang bị những công nghệ mới nhất hiện nay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại của Hải quân Trung Quốc.

Nhờ hệ thống MESMA, Scorpène có thể hoạt động liên tục 71 ngày mà không cần nổi lên để nạp lại hệ thống. MESMA giúp Scorpène nhỉnh hơn cả Kilo 636MV của Việt Nam và Archer của Singapore khi 636MV chỉ hoạt động được liên tục trong 45 ngày và tàu ngầm Archer là 35 ngày.

Điểm cộng sáng giá nhất của Scorpène là có khả năng hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và là chìa khóa giúp Scorpène trở nên vô hình trên hệ thống định vị sonar của bất kỳ kẻ săn ngầm nào. Đây chính là điều khiến cho Scorpène, Kilo 636MV và Archer vượt trội hơn hoàn toàn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, tất cả đều có khả năng hoạt động vô cùng êm ái, trong khi tàu ngầm Trung Quốc bị chê là “khua chiêng gõ mõ” với độ ồn vượt quá mức tiêu chuẩn hiện nay.

“Nọc độc” của Scorpène

Scorpène được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay. Scorpène còn có một hệ thống kiểm soát và tác chiến tối tân do chính DCNS phát triển có tên là DCNS SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet SM39.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman phóng tên lửa diệt hạm Exocet SM39

Scorpène có cái tên “rắn độc” cũng chính là nhờ 2 vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp là ngư lôi WASS “Black Shark” và tên lửa đối hạm Exocet SM39. WASS “Black Shark" là một trong số nhiều loại ngư lôi hạng nặng do Tập đoàn WhiteHead Div và Alenia Difesa của Italy và Hà Lan hợp tác nghiên cứu.

WASS “Black Shark” là một trong số những loại ngư lôi có điều khiển thông qua đầu dẫn thông minh với tốc độ liên đến 127km/h, tương đương với Mk48 của Hoa Kỳ. “Black Shark” có khả năng mang được đầu đạn nổ hạng nặng STANAG 4439 hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là một trong 2 loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh mẽ. “Black Shark” tuy không được đánh giá cao như Shkval 2E của Kilo 636MV nhưng “Black Shark” là một trong nhiều loại ngư lôi có đầu dẫn thông mình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Scorpène được trang bị 6 ống phóng trên mũi tàu và có thể điều khiển một lúc 6 ngư lôi dẫn đường thông qua hệ thống DCNS SUBTICS.

Vũ khí thứ 2 làm nên tên tuổi của Scorpène là tên lửa diệt hạm Exocet. Exocet là một trong số nhiều loại tên lửa đối hạm mạnh nhất hiện nay. Ngoài Scorpène, loại tên lửa này còn được trang bị trên một số khu trục hạm của Malaysia. Tên lửa Exocet được lắp đặt trên tàu ngầm lớp Scorpène là biến thể SM39. Scorpène của Malaysia được trang bị loại SM39 mới nhất thuộc loại MM39 và MM40 Block 2. Tầm hoạt động lên đến 180km và được trang bị công nghệ Sea-skiming, có thể qua mặt được nhiều hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần.


(Tổng hợp)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)
>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam


Kỳ 2: Đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.

Về hình thức, Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin)

Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.

Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km [ 20 ]. Tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (Thông tin này lạ quá, có lẽ tác giả nhầm?), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng chúng tôi cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.

Trong số các khía cạnh khá của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị 2 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này đưa vào trang bị [ 21 ].

Để khái quát những điều trình bày ở trên, chúng tôi sẽ kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.


Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất [ 22 ], sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.

Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.

Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.

Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

Trong khi đó, chúng tôi cảm thấy khó coi sự hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam là có tính tổ hợp. Chẳng hạn, điều gây nghi ngờ là vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân [ 23 ]. Điểm yếu hiển nhiên là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.

Thực tế, Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Họ cũng không có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông [ 24 ]. Sự thiếu vắng trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy tạo ra sự ngờ vực đối với khả năng của bộ chỉ huy Việt Nam tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân [ 25 ].


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comTin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế hiện tại và tương lai của Hải quân Việt Nam

Chúng ta hãy lưu ý đến các khía cạnh khác của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Ví dụ, theo thông tin báo chí Nga [ 26 ], chi phí mua sắm 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 là 1,8 tỷ USD, 2 frigate Projekt 11661E là 350 triệu USD, 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P là 300 triệu USD, xây dựng căn cứ tàu ngầm - đến 2,1 tỷ USD. Tổng cộng các khoản nêu trên [ 27 ] là 4,55 tỷ USD. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2011 là 2,9 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân ngoại thương (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) là 2,51 tỷ USD. Việc so sánh các con số này khiến người ta nghi ngờ cơ sở kinh tế của triển vọng hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Mặt khác, một loạt phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin ý đồ của Việt Nam chuyển sang đóng tàu chiến tại các xưởng đóng tàu của mình. Ví dụ như các corvette tên lửa và tuần tra lớp Projekt 1241 và Projekt 1041.2, và thậm chí các frigate Projekt 11661E. Chúng tôi sẽ liệt các tuyên bố như vậy vào loại lạc quan quá mức.

Kinh nghiệm đóng tàu chiến của Việt Nam khá hạn chế - năm1997, Việt Nam đóng xong 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và một số tàu tuần tra nhỏ. Kinh nghiệm đóng tàu thực tế của Việt Nam hạn chế ở các tàu dân sự [ 28 ], còn trong số các tàu chiến, chỉ có thế nhắc đến việc đưa vào biên chế vào năm 2012 tàu đổ bộ mà thực chất là một tàu chở khách/chở hàng nhỏ [ 29 ]. Những nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận cả bằng những thông tin trên internet nói đến khả năng nhập khẩu thêm 2 frigate lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam [ 30 ].

Cũng đáng nghi ngờ, theo quan điểm của chúng tôi, là khả năng khai thác kỹ thuật và sửa chữa trình độ cao của Hải quân Việt Nam đối với các tàu mới như các tàu ngầm lớp Projekt 636М. Ở đây, chúng tôi không nói rằng, bộ đội tàu ngầm Việt Nam không có năng lực giải quyết các nhiệm vụ này mà nói đến sự thiếu vắng kinh nghiệm lịch sử của Hải quân Việt Nam trong những quá trình đó, tính phức tạp trong sửa chữa các tàu ngầm lớp này, nhất là trong các điều kiện thường ngày (không thích hợp cho việc này) ….

* * * * *


Nhưng dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. Chỉ có thể nêu lên sự nghi ngờ về thành công của sự hiện đại hóa này khi ta định nghĩa nó trong hiện tại như “sự mất cân bằng đầy tham vọng” và trước hết như mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân [ 31 ].

Tuy nhiên, có thể chắc chắn tuyệt đối khi nói đến việc gia tăng vũ khí hải quân ở khu vực Đông Á [ 32 ]. Với sự chắc chắn tuyệt đối, cũng có thể nói đến sự can thiệp có tính kích động của các nước thứ ba vào các vấn đề của khu vực như một khía cạnh của chính trị thế giới, việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc chuẩn bị triệt tiêu chúng theo nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).

(Theo VietnamDefence)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam khác gì của Trung Quốc và Ấn Độ

Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển.

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636 đang được đóng cho Việt Nam

Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ Diezen này đang được rất nhiều nước sử dụng.

Hiện nhà máy đóng tàu Zvezdochka của Nga đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm động cơ Diezen S-63 Sindhurakshak lớp Kilo thuộc kế hoạch cải tạo, nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo mang tên 877EKM của Hải quân Ấn Độ (loại tàu này có tên gọi Ấn Độ là Sindhughosh).

Tàu ngầm Sindhurakshak lớp Kilo 877EKM của Ấn Độ được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg trong vòng 3 năm, từ 1995 - 1997 và là chiếc tàu ngầm 877 EKM thứ 9 được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Sau 15 năm nó lại được cải tiến, nâng cấp lên tầm hiện đại hơn.

Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen.

Hiện tại, Sindhurakshak là chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc Project 877 EKM hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Zvezdochka.

Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng hiện đại hóa con tàu này vào tháng 6 năm 2010, sau vài lần chạy thử thành công trên biển, tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay.

Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007.

Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga

Sindhurakshak có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động được dưới độ sâu 300m, tối đa 350m khả năng hành trình liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, nó cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến CCS-MK, và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ

Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất bao gồm tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn gần 290km.

Hiện nay Việt nam và Trung Quốc cũng có tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sử dụng tàu ngầm 636MV, còn Trung Quốc sở hữu 636MK.

3 loại tàu thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nho nhỏ về hình dạng, kích thước và sự tương đồng về phần lớn các tính năng.

Nhưng 877EKM sau nâng cấp sẽ có một số điểm ưu việt hơn, đây cũng là những vấn đề hết sức quan trọng trong tác chiến tàu ngầm. Trong 3 loại, hệ thống sonar của Trung Quốc là kém nhất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc

Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Trước đây, Sindhurakshak dự định sử dụng thế hệ sonar MGK-400 nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên.

Hệ thống động lực cực êm giúp tàu gần như tàng hình trước hệ thống Sonar của đối phương, còn hệ thống Sonar USHUS giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với 2 loại 636MK và 636MV.

Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Về vũ khí, 877EKM ngang ngửa với 636MV của Việt Nam và vượt trội hơn so với 636MK của Trung Quốc.

Các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E, chưa có thông tin chính thức về loại tên lửa này trên tàu Kilo Việt Nam.

Nếu Việt Nam cũng chỉ được trang bị tên lửa 3M-54E thì không thể sánh được với biến thể có khả năng chống hàng không mẫu hạm trên Kilo Ấn Độ.

Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn (300km so với 220km) 3M-54E, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm.

Hơn nữa, 636MK của Trung Quốc không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E vì Nga từ chối xuất khẩu sang Trung Quốc và chỉ trang bị cho các tàu ngầm Ấn Độ, Việt Nam và Algieria.

Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM của Ấn Độ và 636MV của Việt Nam.

Có thể nói, sau khi nâng cấp, tàu Kilo 877EKM sẽ có tính năng tốt nhất so với các tàu ngầm khác thuộc lớp Kilo.


(Bài viết đã được sửa hình ảnh so với nguồn gốc: Báo giáo dục VN)

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa phòng không?

Ít ai biết bằng, tàu ngầm Kilo ngoài khả năng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên, dưới mặt biển còn có thể bắn hạ máy bay.


>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển, dưới biển và trên không. Ảnh minh họa

Kilo là loại tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel được Cục Thiết kế Trung ương Rubin chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1982. Đây là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Tàu được phát triển với hai biến thể chính: Project 877EKM và Project 636. Điểm khác biệt chủ yếu của hai biến thể, Kilo 636 lớn hơn về kích cỡ và trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn cùng vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống tàu siêu thanh Klub.

Mặc dù nhiệm vụ chính của tàu ngầm là thực hiện các hoạt động tấn công dưới nước, nhưng các nhà thiết kế vẫn tính đến khả năng phải đối đầu với các mục tiêu đường không trong trường hợp đang nổi lên. Vì thế, các nhà thiết kế đã trang bị cho Kilo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp.

>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

Theo thông tin từ nhà sản xuất, cả hai biến thể tàu ngầm Kilo có thể trang bị tên lửa phòng không tầm thấp 9K34 Strela-3 (NATO định danh cho biến thể hải quân là SA-N-8 Gremlin) và 9K83 Igla (NATO định danh là SA-N-10 Gimlet).

Tên lửa đối không được sử dụng để đối phó với các mục tiêu máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV bay thấp trong trường hợp tàu đang nổi lên thì bị phát hiện. Hệ thống này mang tính phòng vệ nhiều hơn là tấn công.

9K34 Strela-3

Tên lửa 9K34 Strela-3 vốn là loại vũ khí phòng không vác vai trên bộ được phát triển từ những năm 1970. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M36 nặng 10,3kg, dài 1,47m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M36 của 9K34 Strela-3 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, làm việc dựa trên nguyên lý điều chế FM, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu hay mồi bẫy nhiệt (phóng từ máy). Tên lửa có cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay bẫy hồng ngoại.

Đạn 9M36 đạt tầm bắn tối đa 4,1km, hạ mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 2,3km.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không tầm thấp 9K38 Igla.
9K38 Igla

Tương tự 9K34 Igla, 9K38 Igla trang bị cho tàu ngầm Kilo cũng là vũ khí phòng không trên bộ từ những năm 1980. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M39 nặng 10,8kg, dài 1,5m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M39 lắp đầu tự hồng ngoại 2 phổ có khả năng lọc mục tiêu trong điều khiển đối phương thả nhiễu hồng ngoại (mồi bẫy nhiệt). Đặc biệt, tên lửa có khả năng phân biệt được máy bay địch và máy bay ta. Điều này giúp giảm rủi ro “bắn nhầm” quân mình.

Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối đa 5,2km, độ cao bắn hạ 10m tới 3,5km.

Giá phóng của hệ thống tên lửa này được bố trí trên đài điều khiển bên trong một khoang kín nước. Giá phóng sẽ được đưa lên bằng một hệ thống thủy lực để nhắm mục tiêu. Tất nhiên đó là lúc con tàu sẽ phải nổi lên, tên lửa không thể bắn từ dưới mặt nước.

Trên thực tế, khả năng tấn công đối không của tàu ngầm chỉ là thứ yếu. Bởi nếu đối chọi với các máy bay theo kiểu “tay đôi” không phải là lợi thế của tàu ngầm. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì nó cung cấp cho tàu ngầm một lợi thế nhất định.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam liệu có được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp?

Tuy nhiên, hệ thống phòng không này chỉ được trang bị cho các tàu ngầm của Nga. Hầu hết tàu Kilo xuất khẩu chưa được trang bị hệ thống này.

Nhiều khả năng, Nga không muốn chia sẻ vũ khí này trên biến thể xuất khẩu. Vì thông thường, vũ khí xuất khẩu luôn luôn “thiếu hụt” một vài công nghệ so với mẫu nguyên gốc. Hoặc một khả năng rất thấp, các khách hàng không yêu cầu vũ khí phòng không.

Hiện, không rõ liệu tàu ngầm Kilo 636 cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có trang bị hệ thống phòng không. Vấn đề này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Dự kiến, trong năm 2013, phía Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 02 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Hiện, nhà máy đóng tàu Nga đã khởi đóng chiếc tàu Kilo cuối cùng trong hợp đồng 6 tàu cung cấp cho Việt Nam.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

>> Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)

Hiện trên thế giới, xu hướng phát triển tàu ngầm AIP đang được ưa chuộng, các nước đua nhau mua sắm loại tàu ngầm này, thậm chí một số nước đã, đang và sắp sử dụng tàu ngầm Kilo cũng phân vân có nên theo trào lưu này, thay tàu ngầm Kilo bằng tàu ngầm AIP hay không?


>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới

Về tính năng kỹ thuật: Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng


Kilo là loại tàu ngầm Diezen - điện tầm trung thuộc dự án 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm Kilo còn được trang bị thiết bị thông tin vô tuyến tiên tiến với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và hệ thống thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm. Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.

Về tiêu chí thứ nhất: Các tàu ngầm thuộc dự án nâng cấp của Ấn Độ và đóng mới của Việt Nam đều được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn khiến tàu có khả năng hành trình liên tục 45 ngày. Tuy Kilo có một điểm yếu so với các tàu ngầm AIP là phải nổi lên nhiều hơn để lấy dưỡng khí, nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng công nghệ ống hút khí Composite hoàn toàn không bộ lộ radar (hiện SMX-26 của Pháp dang áp dụng công nghệ này).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm SMX-26 có khả năng thả ống hút để lấy dưỡng khí. (Ảnh dưới: đường ống hút khí, ảnh trên: miệng ống nổi trên mặt biển)

Còn về phạm vi tác chiến thì Kilo vượt trội hơn rất nhiều, nó có thể hoạt động ở tầm xa trên 10.000km, tại các vùng biển xa, nước sâu 350m. Trong khi đó, các tàu ngầm AIP đa số kích cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng biển sâu tối đa 200m ở khu vực ven bờ. Xét trên tiêu chí về phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau chứ không thể thay thế nhau được.

Về độ ồn và khả năng bộc lộ radar

Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Tàu ngầm Kilo không sử dụng công nghệ đó nên được phủ ngói cách âm công nghệ mới, giảm rung chấn vỏ tàu và truyền động đến chân vịt. Độ yên tĩnh của tàu ngầm Kilo đã được khẳng định hầu như tuyệt đối, thể hiện qua biệt danh mà NATO đặt cho nó là: “Black Hole” (Hố đen).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất

Đối với tiêu chí thứ 3, trong số các tàu ngầm Kilo, hệ thống sonar của Algieria và Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao đa chức năng và có mức độ số hóa cao hơn, tiệm cận các loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.
Về phương diện này, các tàu ngầm AIP thế hệ mới đương nhiên là có ưu thế hơn vì rõ ràng các tàu thuộc thế hệ sau bao giờ cũng được cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất. SMX-26 của Pháp là tàu ngầm hàng đầu về hệ thống sonar quan trắc. Nó được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển, đồng thời, SMX-26 có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. Đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò luồng lạch, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật

Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng chỉ phát huy tốt trong điều kiện tác chiến ở các vùng nước nông, đáy biển không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc trong hiệp đồng chi viện tác chiến cho các lực lượng khác, còn trong điều kiện biển xa, nước sâu, tác chiến trong lòng biển thì ưu thế này không thật sự nổi bật.

Trên 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật, tuy có một số nhược điểm những Kilo hoàn toàn có thể có thể sánh ngang với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay với công nghệ động lực phi không khí (AIP), các tàu ngầm AIP thế hệ mới nhất như: SMX-26 và “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, “Soryu” của Nhật, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha cũng không thể vượt trội so với Kilo. Trong số các tàu ngầm AIP chỉ có SMX-26 là có vài điểm ưu việt hơn Kilo.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

>> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam

(Tin tổng hợp) Như vậy sau 4 năm, hợp đồng mua vũ khí với Nga sắp có kết quả. Tàu ngầm Kilo chuẩn bị về Việt Nam dự phần giữ gìn cương giới Tổ quốc

>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam
>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể
>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ hai của Nga thời kỳ hậu Xô-Viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là cung cấp 8 tàu ngầm cho Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 24/04/2010, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cho đến thời điểm hiện tại, Nga đã hạ thủy hai chiếc tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội (hạ thủy ngày 28/8/2012) và 01340 HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh (hạ thủy ngày 28/12/2012).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bên cạnh việc bán tàu ngầm cho Việt Nam, Nga còn xây dựng cho Việt Nam một đội ngũ sĩ quan, thủy thủ để có thể vận hành những chiếc tàu ngầm này khi nó được bàn giao cho Việt Nam (Dự kiến trong năm 2013), đồng thời giúp Việt Nam xây dựng 1 căn cứ tàu ngầm hoàn chỉnh". Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tháng 4/2012, Việt Nam giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 trước khi Kíp tàu lên đường đi học tập tại Cộng hòa Liên bang Nga. Hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam. Các tàu lần lượt được đặt tên là tàu TP.HCM, tàu Hà Nội và tàu Khánh Hòa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) trước khi lực lượng này đi học tập tại nước ngoài.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mặc dù thông tin về những học viên này không nhiều, nhưng Năm 2011, nhiều báo quân sự Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh các học viên Việt Nam đang được đào tạo về tàu ngầm tại Học viện Hải quân của Nga. Báo Trung Quốc dự đoán, rất có thể đây là những sĩ quan trẻ tiên phong của Việt Nam đang được đào tạo tại Nga về tàu ngầm để chuẩn bị xây dựng hạm đội tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trước đó vào năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng, trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việc Việt Nam sắp có hạm đội tầu ngầm khiến dư luận quốc tế có những phản ứng khác nhau. Theo tờ “Nhà Ngoại giao”, việc Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo mua từ Nga cho thấy, Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận” và điều này khiến Biển Đông trở thành miền đất dữ đối với bất cứ nước nào xâm phạm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Giới truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bài bình luận về sức mạnh của Tầu ngầm Kilo sắp về biển Đông và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại về quả đấm thép của Việt Nam. Tờ “Quân giải phóng Trung Hoa” đã đưa ra những nhận định của chuyên gia Hoàng Hải Châu thuộc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về “quả đấm thép” của Hải quân Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Theo Hoàng Hải Châu phía Nga đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua bán vũ khí của Việt Nam, điều này khiến nhiều nước trong đó có Trung Quốc cần phải lưu tâm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cũng theo đánh giá của Hoàng Hải Châu, hạm đội tầu ngầm khá mạnh

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: "Việc Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiện phía Nga vừa tiến hành khởi đóng chiếc tầu ngầm Kilo thứ 5 cho đối tác Việt Nam. Với kế hoạch khởi đóng, hạ thủy, thử nghiệm và chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam được đẩy nhanh hơn, rõ ràng có thể thấy, tốc độ đóng tàu cho đối tác đang được nhà máy đóng tàu Admiralty đặt ưu tiên hàng đầu.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


Tàu ngầm lớp Kilo của Nga lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1980, do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Rubin, St Petersburg thiết kế. Hiện nay phiên bản của lớp tàu ngầm này có ba loại là Loại 877EKM, loại 636 và loại 677, do xưởng đóng tàu Admiralty ở St Petersburg đóng. Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636), chúng có những đặc điểm kỹ thuật như sau

>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


Thiết kế







http://nghiadx.blogspot.com

Tàu gồm có sáu khoang kín được ngăn cách với nhau bằng những vách ngăn ngang trong lớp vỏ kép có áp suất. Thiết kế này và khả năng nổi tốt của nó làm cho nó vẫn có thể hoạt động được nếu bị thủng, thậm chí với một khoang và hai ngăn liền kề bị ngập nước.

Tàu có chiều dài là 72,6m, đường kính 9,9m, trọng lượng dãn nước 2.350 tấn, 57 thủy thủ và có thể hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu có thể lặn sâu tối đa 300m, tốc độ khoảng 22 km/h khi nổi và khoảng 40 km/h khi lặn. Tầm hoạt động là 12.000km khi có ống thông hơi và 640 km khi lặn.

Tàu được trang bị một hệ thống chiến đấu và điều khiển đa mục đích cung cấp thông tin để điều khiển và phóng ngư lôi một cách hiệu quả. Hệ thống máy tính tốc độ cao của hệ thống có thể xử lý thông tin từ từ các thiết bị trinh sát và hiển thị lên màn hình; xác định dữ liệu mục tiêu nổi và chìm và tính toán các tham số bắn; điều khiển bắn tự động; và cung cấp thông tin và các kế hoạch gợi ý về hoạt động và triển khai vũ khí.

Hỏa lực

http://nghiadx.blogspot.com


Tàu có một bệ phóng tám quả tên lửa biển đối không Igla hoặc Strela-3. Tên lửa Strela do Cục Thiết kế Fakel, Kaliningrad sản xuất (theo phiên bản tên lửa SA-N-8 Gremlin của NATO) có thiết bị dò tìm tia hồng ngoại nguội và đầu đạn nặng 2 kg. Tầm bắn tối đa là 6km. Tên lửa Igla (theo phiên bản SA-N-10 Gimlet của NATO) cũng được điền khiển bằng tia hồng ngoại nhưng nặng hơn, có tầm bắn tối đa 5 km và tốc độ gấp 1,65 lần tốc độ âm thanh (1.980 km/h).

Tàu ngầm lớp này có thể triển khai được hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27), sử dụng tên lửa chống tàu 3M-54E1. Tầm bắn là 220km, đầu đạn chứa 450kg thuốc nổ có sức công phá lớn.

Tàu được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm nằm ở phía mũi tàu ngầm và 18 quả ngư lôi. Các ống phóng ngư lôi này còn có thể triển khai được 24 quả thủy lôi. Hai ống phóng ngư lôi được thiết kế để bắn ngư lôi điều khiển từ xa có độ chính xác rất cao. Hệ thống ngư lôi do máy tính điều khiển giúp nạp đạn nhanh hơn. Loạt bắn đầu tiên được thực hiện trong 2 phút và loạt thứ hai trong 5 phút.

Bộ phận cảm biến

Tàu ngầm Loại 636 được trang bị hệ thống định vị siêu âm dưới nước kỹ thuật số MGK-400EM. Radar của tàu hoạt động theo chế độ sử dụng kính tiềm vọng và chế độ nổi, cung cấp thông tin về các tình huống dưới nước và trên không và định vị an toàn. Tàu còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ điện tử, máy thu cảnh báo radar và máy định hướng bằng tín hiệu radio.

Hệ thống đẩy

Hệ thống đẩy của tàu bao gồm hai máy phát điện diesel, một động cơ đẩy chính, một động cơ tiết kiệm nhiên liệu, một bánh lái một trục và một chân vịt bảy cánh cố định.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Thể tích dãn nước:

2,300-2,350 tấn khi nổi
3,000-4,000 tấn khi lặn

Kích thước:

Dài: 70-74 meters
Ngang: 9.9 meters
Draft: 6.2-6.5 meters

Tốc độ tối đa:

10-12 hải lý / giờ khi nổi
17-25 hải lý / giờ khi lặn
Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400kW)
Độ sâu tối đa: 300 meters (hoạt động tốt ở độ sâu 240-250 meters)

Bán kính hoạt động ngầm:

400 hải lý với tốc độ 3 hải lý/giờ (6km/h) lặn ngầm
6000 hải lý với tốc độ 7 hải lý/giờ sử dụng ống thông hơi (7,500 dặm cho lớp Kilo cải tiến)
45 ngày trên biển

Vũ khí:

Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet
Sáu ống phóng thủy lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW hoặc thủy lôi TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval supercavitating "tên lửa ngầm", hoặc 24 mìn DM-1

Thủy thủ đoàn: 52
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang