Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm Kilo Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Kilo Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Kilo Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

>> Tàu ngầm Kilo - "Mãnh hổ rình mồi" ở Biển Đông

Hải chiến hiện đại với không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí, tầm xa công kích, khả năng cơ động, độc lập tác chiến rất cao ...

>> Tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam khác gì của Trung Quốc và Ấn Độ


Tàu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tàu chiến trong hạm đội và quân chủng.

Ra đòn bất ngờ, hủy diệt lớn

Hoạt động tác chiến của tầu ngầm trong chiến tranh hiện đại có những đặc điểm nổi bật như sau: Luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất do kẻ thù có thể tấn công rất bất ngờ; 


Khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn và khả năng sử dụng vũ khí thông thường rất cao; khu vực tác chiến của hạm đội nằm rất xa so với căn cứ hải quân; hoạt động tác chiến điện tử rất mạnh, chủ yếu là tác chiến chế áp sonar, thủy âm; tính phức tạp trong điều hành tác chiến, tổ chức hiệp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng vũ trang, trang thiết bị đặc biệt công nghệ hiện đại và đảm bảo hậu cần kỹ thuật của hậu phương.

Tầu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tầu trong hạm đội và quân chủng. Tàu ngầm có thể tham gia các hoạt động tác chiến có hệ thống hoặc các chiến dịch, có thể trong đội hình lực lượng chủ lực hoặc lực lượng chi viện hỏa lực. tiến hành các trận đánh trên biển, tiến hành những đòn tấn công và thực hiện các trận tiến công và phản công.

Các hoạt động tác chiến có hệ thống:


Hệ thống các hoạt động tác chiến của tầu ngầm được thực hiện, theo nguyên tắc chung, được thực hiện với một nhóm mục tiêu giới hạn để liên tục tấn công đối phương, phong tỏa mọi hoạt động của chúng và gây tổn thất nặng nề cho đối phương. 

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến có hệ thống, có thể xảy ra tình huống đứt đoạn các hoạt động thông tin liên lạc trên biển và đại dương, khí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tuyến vận tải đường biển và đại dương, tiến hành trinh sát, tiêu diệt các lực lượng chống ngầm của đối phương, các tầu ngầm đa nhiệm của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Hải chiến là hình thức tác chiến chủ yếu của hải quân, trong đó có tầu ngầm, căn cứ vào các mục tiêu, vị trí, thời gian khai hỏa và tiến công, hỏa lực và cơ động của các tàu, các đội, liên đội và liên đoàn, các phân đội với mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiêu diệt binh lực địch hoặc giáng cho địch những tổn thất nặng nề, buộc địch phải thoái lui, không đạt được mục đích đề ra.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình hải chiến hiệp đồng binh chủng.

Một trong những nét đặc trưng của của hải chiến hiện đại ngày nay là không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí trên biển, tầm xa công kích được tăng cường, khả năng cơ động rất cao, khả năng độc lập tác chiến và khả năng hải trình và tác chiến rất xa căn cứ của các phương tiện mang vũ khí (tầu chiến các loại), từ đó tầm xa tác chiến trong không gian chiến trường rất rộng. Đồng thời có sự tham gia của hàng loạt các binh chủng và các đơn vị đặc nhiệm tác chiến của hải quân, sử dụng rất nhiều các phương tiện, trang thiết bị quân sự hiện đại.

Trong điều kiện chiến trường hiện nay, tầm tác chiến của các loại vũ khí trang bị trên boong lên đến hàng trăm km tầm xa, do đó không gian một trận hải chiến có thể lên đến hàng trăm km chiều rộng và sâu của chiến trường. Trong tương lai gần, tầm xa công kích của các loại hỏa khí boong tầu càng ngày càng tăng, dẫn đến không gian chiến trường ngày càng rộng lớn hơn, công tác quản lý, quan sát và theo dõi tình huống chiến trường cần đến những phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại.

Nét đặc trưng khác của một trận hải chiến là ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ làm mất khả năng điều khiển, mất kiểm soát các loại vũ khí công kích mục tiêu, buộc các đầu đạn lệch khỏi quỹ đạo chuyển động (ngư lôi, tên lửa) nhắm đến mục tiêu mà chúng phải tiêu diệt.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tấn công tàu sân bay, khu trục hạm, tàu ngầm địch

Ảnh hưởng to lớn của vũ khí tấn công mục tiêu và triển khai đội hình chiến đấu kịp thời đã rút ngắn lại khoảng thời gian cần thiết dành cho thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, làm tăng cường tốc độ biến đổi tình huống trên chiến trường, diễn biến trận đánh và nhịp độ tác chiến của các bên tham gia hải chiến.

Có thể lấy ví dụ một trận hải chiến là tác chiến giữa phân đội tầu ngầm chiến thuật với tầu tuần dương tấn công của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm Kilo phóng ngư lôi mang tên lửa Club tiêu diệt chiến hạm địch (mô phỏng 3D).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Club công kích chiến hạm từ nhiều hướng.

Đòn tấn công:

- Đây là hình thức chiến thuật sử dụng lực lượng của hạm đội, trong đó có thể là tầu ngầm, trong thời gian ngắn nhất bằng hỏa lực mạnh nhất có thể (hạt nhân hoặc thông thường tiêu diệt hoặc làm thiệt hại nặng nề cho đối phương.

Trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay, khái niệm đòn tấn công từ hình thái chiến thuật, chiến dịch đã hình thành hình thái chiến lược ( đòn tấn công chiến lược). Trong tương lai gần ( những năm gần đây) đòn tấn công sẽ là hình thức tác chiến chủ yếu của lực lượng Hải quân

– Hạm đội, đặc biệt trong hình thái chiến lược đòn tấn công sẽ là duy nhất, vì chỉ có thể triển khai các đòn tấn công trên không gian chiến trường rộng lớn, khoảng cách đến mục tiêu rất xa, đồng thời triển khai trên nhiều hướng mới có thể cho phép đạt được mục tiêu chiến lược, vì như vậy mới có thể đánh quỵ tiềm năng kinh tế chiến tranh của đối phương. Hoặc đập tan âm mưu, ý đồ tác chiến của đối phương- đòn tấn công nhanh, mạnh, dồn dập vào các hải cảng, căn cứ quân sự hải quân của đối phương bằng tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa, bom, ngư lôi có điều khiển với đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Trong hình thái chiến thuật, đòn tấn công có thể xác định khác với giai đoạn trước đây, khi đòn tấn công chỉ là một thành phần của một trận đánh, bao gồm một tập hợp các hoạt động công kích đối phương kết hợp lại trong một nhiệm vụ chiến thuật, đòn tấn công cũng có ý nghĩa tương đương như một trận đánh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Một tầu ngầm phóng một loạt tên lửa hành trình có thể tiêu diệt được một hoặc một số chiến hạm có lượng giãn nước lớn. Đòn tấn công có thể thực hiện được nhờ vũ khí hiện đại có khả năng công kích trên tầm bắn rất xa và đầu đạn có công suất phá hủy rất lớn, do đó đòn tấn công trong nhiều trường hợp không phải là cuộc đấu tay đôi, mà là tấn công trên một hướng cùng một lúc. Trong một số trường hợp, đòn tấn công theo các mục tiêu trên đất liền cho phép đạt được mục đich chiến lược chỉ bằng một đơn vị chiến đấu (một đơn vị tầu).

Theo phạm vi và nhiệm vụ thực hiện, đòn tấn công có thể là chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; theo tính năng kỹ thuật vũ khí sử dụng có thể là vũ khí hủy diệt lớn ( tên lửa mang đầu đạn hủy diệt lớn) hoặc vũ khí thông thường; theo thời gian có thể là đồng thời cùng một lúc hoặc liên tiếp, theo số lượng các đơn vị tham gia chiến đấu và số lượng mục tiêu cần tiêu diệt có thể là: đòn tấn công đơn độc, đòn tấn công của một đội (nhóm,đoàn) tầu, đòn tấn công có quy mô lớn và đòn tấn công tập trung.

Đòn tấn công đơn lẻ có thể là đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vào mục tiêu của đối phương trên đất liền, đòn tấn công của đội có thể là đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của một đội tầu ngầm vào một đoàn congvoa quân sự của đối phương, đòn tấn công tập trung có thể là đòn tấn công của một phân đội tầu ngầm vào một tầu sân bay chủ lực trong đội tàu sân bay công kích của đối phương.

Công kích

- Đây là hoạt động cơ động chiến đấu của tầu, của một đội tầu có sử dụng vũ khí vào một mục tiêu trên biển của đối phương. Theo phương án sử dụng vũ khí, công kích có thể là sử dụng ngư lôi, tên lửa hoặc kết hợp cả ngư lôi, tên lửa đồng thời; theo phương pháp thực hiện công kích có thể đơn lẻ, theo đội ( nhóm, đoàn, phân đội cấp chiến thuật) tầu ngầm hoặc liên kết phối hợp. Khi thực hiện nhiệm vụ công kích có thể thực hiện đồng loạt, liên tiếp, từ một hướng hay từ nhiều hướng.

Ví dụ; một tầu ngầm đa nhiệm tấn công một tầu ngầm nguyên tử hay diesel khác của đối phương, hoặc ví dụ về công kích đồng thời và liên tiếp lực lượng đổ bộ bằng hình thức chiến thuật phục kích che mành của các tầu ngầm ngư lôi diesel.

Khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tầu ngầm có thể sử dụng nhiều hình thức tác chiến.

Các hình thức tác chiến: đó là đội hình và phương thức sử dụng lực lượng và phương tiện của phân đội, liên đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong trận đánh. Các hình thức tác chiến nói chung bao hàm: Thứ tự tiêu diệt lực lượng của địch; Hướng tấn công chính và các đòn tấn công dự kiến tiếp theo; Đội hình chiến đấu của phân đội, liên đội và bản chất của cơ động chiến đấu.

Chẳng hạn khi triển khai trận đánh của đội tàu ngầm chống tàu sân bay tấn công của đối phương, trình tự đòn tấn công và công kích của liên đoàn tầu ngầm với tên lửa hành trình và tầu ngầm sử dụng ngư lôi có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chống ngầm và phòng không của nhóm tầu sân bay. Khi gặp lực lượng phòng không của đối phương rất mạnh, nhóm mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là các tầu hộ tống, nhằm giảm khả năng chống tên lửa hành trình tấn công, và ngược lại, khi lực lượng phòng không của đối phương yếu hơn, nhóm mục tiêu đầu tiền có thể khác đi.

Hướng đòn tấn công chính được xác định từ tình huống, mục tiêu nào, khu vực nào cần tấn công để có thể đạt được mục đích của trận đánh nhanh nhất. Khi tiến hành trận đánh chống lực lượng đổ bộ, mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt các tàu đổ bộ, không phải các tầu yểm trợ hoặc chi viện hỏa lực, tầu hộ tống, vì vậy, nhóm mục tiêu chủ yếu tập trung hỏa lực của tầu ngầm sẽ là các tầu đổ bộ, đó cũng là hướng tấn công chính.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đội hình tầu ngầm tuần tiễu (Mô phỏng 3D).

Đội hình chiến đấu:

Phương pháp xây dựng đội hình (trong mối quan hệ liên kết giữa các tầu, các đơn vị tham gia tác chiến, giữa lực lượng bên ta và bên địch) lực lượng trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực, lực lượng che chắn và các tầu ngầm đơn độc tác chiến để tiến hành trận đánh chống lại lực lượng hải quân đối phương. Đội hình tác chiến cần đáp ứng được ý đồ tác chiến, đảm bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, tập trung được hỏa lực vào hướng lựa chọn và tăng cường được lực lượng.

Đảm bảo hiệp đồng tác chiến và điều hành các lực lượng tham gia chiến đấu. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến là liên kết phối hợp hành động giữa các lực lượng theo các mục tiêu đã chọn, thực hiện theo nhiệm vụ được giao, vị trí, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích của trận đánh. Hiệp đồng tác chiến là công tác tổ chức hiệp đồng giữa các tầu ngầm trong một đơn vị, giữa các đơn vị tầu ngầm với nhau và giữa các đơn vị tầu ngầm và các lực lượng khác.

Những mục đích cơ bản của hiệp đồng tác chiến cấp chiến thuật, đó là tăng cường sức mạnh của hỏa lực đòn tần công vào đối phương, giảm tối thiểu khoảng thời gian giữa các đợt hỏa lực, tăng cường độ chắc chắn ổn định của tầu ngầm, thuận lợi điều hành các lực lượng trinh sát, trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực ( phục kích che màn) của tầu ngầm, đảm bảo xác định và chỉ thị mục tiêu cho các tầu ngầm khác, có tầm bắn xa hơn tầm quan sát của các thiết bị quan sát trên boong tầu.

Phục kích tựa 'hổ rình mồi'

Vũ khí phương tiện tàu ngầm dùng để tấn công, tiêu diệt đối phương – vũ khí hủy diệt lớn hay vũ khí thông thường, tên lửa hoặc ngư lôi. Tính chất của nhiệm vụ chiến đấu (Ví dụ; quan sát căn cứ hải quân của đối phương, đánh tan và tiêu diệt đoàn công voa quân sự, đổ bộ lực lượng trinh sát đặc nhiệm lên vùng bờ biển của địch, truy tìm tàu ngầm tên lửa của đối phương trong vùng biển rộng…).

Cơ cấu biên chế tổ chức và năng lực tác chiến của đơn vị, lực lượng của đối phương. Địa hình thủy văn khu vực vùng nước tác chiến và những điều kiện tình huống khác. Cơ cấu biên chế lực lượng, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được xác định từ việc nhận định tính khả thi và lực lượng có trong tay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Năng lực tác chiến của phân đội là những thông số kỹ chiến thuật về số lượng, chất lượng, xác định khả năng có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao trong trời gian định trước và trong tình huống cụ thể. Năng lực tác chiến của của đơn vị phụ thuộc vào trình độ năng lực kỹ chiến thuật, mức độ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của phân đội, tư tưởng chính trị tinh thần, vũ khí trang bị được biên chế và tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị, trình độ năng lực chỉ huy và điều hành của lực lượng cán bộ chỉ huy trong biên chế, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, đồng thời cũng tính đến khả năng chống trả, phản kích của đối phương và điều kiện, tình huống chiến trường.

Điều kiện địa vật lý – thủy văn môi trường:

Có tác động đến lựa chon phương pháp sử dụng tầu ngầm tác chiến, các điều kiện đó có thể là các thành tố sau:

Khoảng cách đến khu vực chiến sự, diện tích không gian trận đánh, khả năng định vị và dẫn đường trong khu vực (độ sâu đáy biển, dòng chảy, khả năng xác định vị trí bằng radar, hệ thống Glonass hoặc GPS.., khả năng định vị bằng các thiên thể (sao, bản đồ sao), hiện tượng thủy văn và điều kiện thời tiết (sóng lớn, sương mù dày đặc, hơi nước , độ bao phủ của mặt băng..)

Khoảng cách xa của khu vực tác chiến làm phức tạp thêm khả năng tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa các tầu ngầm, vốn có khả năng hải hành xa và bí mật, với các lực lượng khác. Diện tích rộng lớn của khu vực tác chiến ảnh hượng mạnh đến khả năng tập trung lực lượng đủ để triển khai đòn tấn công quyết liệt. Sự xuất hiện các dòng chảy mạnh, hay thay đổi, gió lớn và biển động dữ dội cũng ảnh hưởng đến khả năng xác định chính xác vị trí tàu ngầm, trời nhiều mây, sương mù, hơi nước nhiều cũng làm giảm khả năng xác định tọa độ của tầu, đặc biệt đối với tầu ngầm tên lửa đạn đạo, hiệu quả đòn tấn cống của tầu ngầm tên lửa phụ thuộc hoàn toàn vào xác định vị trí điểm phóng.

Tàu ngầm có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển theo nhiều phương án. Các đơn vị tàu ngầm xác định khu vực tác chiến, khu vực tác chiến được hiểu là một vùng nước trên biển, trên đại dương, trong khu vực đó, các tầu ngầm hoặc các đơn vị tầu ngầm thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo nội dung nhiệm vụ, khu vực tác chiến có thể có những tên miền khác nhau:

- Khu vực trinh sát tìm kiếm: Trong kế hoạch, quy định giới hạn khu vực mà tầu ngầm được giao nhiệm vụ phát hiện địch.

- Khu vực chạm địch- Khu vực triển khai đội hình chiến thuật trên biển của hải đội tầu ngầm hoặc hải đội tầu binh chủng hợp thành.

- Khu vực hỏa lực- Khu vực tiến hành các hoạt động cơ động của tầu ngầm khi phóng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo.

- Khu vực tuần tiễu hỏa lực- Khu vực tầu ngầm cơ động trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, sử dụng vũ khí tấn công khi nhận được mệnh lệnh.

- Khu vực tập kết:

Khu vực (vùng) biển, trong khu vực đó tầu ngầm, sau khi hoàn thành hoặc thực hiện nhiệm vụ, chờ đợi bổ xung vũ khí, đạn, cơ sở vật chất và chuyển triển khai cơ động tác chiến sang các hướng chiến đấu khác. Khu vực tập kết thông thường nằm ngoài tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội của hải quân Việt Nam.

Khu vực tác chiến của tầu ngầm được xác định để tập trung lực lượng, mà ở đó, theo yêu cầu cần thiết của tình huống chiến trường, cấp chỉ huy có thể bố trí các tàu ngầm như hổ phục kích rình mồi.

Khu vực tác chiến theo diện tích bề mặt, vị trí bố trí lực lượng và điều kiện địa lý, thủy văn môi trường cho phép các tầu ngầm hoạt động cơ động tốt, có khả năng tránh được lực lượng chống ngầm của đối phương, có khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu, khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí trên boong đánh địch, đồng thời cũng phải bảo đảm tránh được nhiễu loạn điện từ trường và an toàn trước hỏa lực của các lực lượng khác trong tuyến tiếp giáp với các khu vực tác chiến của các lực lượng khác trong và ngoài đơn vị.

Để tránh các khu vực chồng lấn, giữa các khu vực có phân dịnh đường biên giới. Khu vực tác chiến của tầu ngầm được đánh dấu tọa độ các góc (hoặc được đánh dấu bằng tọa độ trung tâm và phương vị các hướng) và theo các bản đồ đặc biệt được chia lưới ô vuông sẽ đánh dấu mã số các ô vuông. Hải hình của khu vực tác chiến phụ thuộc vào điều kiện địa lý (đặc biệt là khu vực tác chiến ven bờ và các khu vực nước nông, quần đảo, khu vực tác chiến cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ vào nhiệm vụ được giao. Trong khu vực biển rộng, đại dương và vùng nước sâu, khu vực tác chiến thông thường là hình chữ nhật.


(Nguồn : Trịnh Thái Bằng)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)
>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam


Kỳ 2: Đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.

Về hình thức, Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin)

Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.

Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km [ 20 ]. Tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (Thông tin này lạ quá, có lẽ tác giả nhầm?), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng chúng tôi cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.

Trong số các khía cạnh khá của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị 2 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này đưa vào trang bị [ 21 ].

Để khái quát những điều trình bày ở trên, chúng tôi sẽ kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.


Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất [ 22 ], sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.

Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.

Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.

Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

Trong khi đó, chúng tôi cảm thấy khó coi sự hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam là có tính tổ hợp. Chẳng hạn, điều gây nghi ngờ là vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân [ 23 ]. Điểm yếu hiển nhiên là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.

Thực tế, Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Họ cũng không có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông [ 24 ]. Sự thiếu vắng trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy tạo ra sự ngờ vực đối với khả năng của bộ chỉ huy Việt Nam tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân [ 25 ].


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comTin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế hiện tại và tương lai của Hải quân Việt Nam

Chúng ta hãy lưu ý đến các khía cạnh khác của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Ví dụ, theo thông tin báo chí Nga [ 26 ], chi phí mua sắm 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 là 1,8 tỷ USD, 2 frigate Projekt 11661E là 350 triệu USD, 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P là 300 triệu USD, xây dựng căn cứ tàu ngầm - đến 2,1 tỷ USD. Tổng cộng các khoản nêu trên [ 27 ] là 4,55 tỷ USD. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2011 là 2,9 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân ngoại thương (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) là 2,51 tỷ USD. Việc so sánh các con số này khiến người ta nghi ngờ cơ sở kinh tế của triển vọng hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Mặt khác, một loạt phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin ý đồ của Việt Nam chuyển sang đóng tàu chiến tại các xưởng đóng tàu của mình. Ví dụ như các corvette tên lửa và tuần tra lớp Projekt 1241 và Projekt 1041.2, và thậm chí các frigate Projekt 11661E. Chúng tôi sẽ liệt các tuyên bố như vậy vào loại lạc quan quá mức.

Kinh nghiệm đóng tàu chiến của Việt Nam khá hạn chế - năm1997, Việt Nam đóng xong 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và một số tàu tuần tra nhỏ. Kinh nghiệm đóng tàu thực tế của Việt Nam hạn chế ở các tàu dân sự [ 28 ], còn trong số các tàu chiến, chỉ có thế nhắc đến việc đưa vào biên chế vào năm 2012 tàu đổ bộ mà thực chất là một tàu chở khách/chở hàng nhỏ [ 29 ]. Những nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận cả bằng những thông tin trên internet nói đến khả năng nhập khẩu thêm 2 frigate lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam [ 30 ].

Cũng đáng nghi ngờ, theo quan điểm của chúng tôi, là khả năng khai thác kỹ thuật và sửa chữa trình độ cao của Hải quân Việt Nam đối với các tàu mới như các tàu ngầm lớp Projekt 636М. Ở đây, chúng tôi không nói rằng, bộ đội tàu ngầm Việt Nam không có năng lực giải quyết các nhiệm vụ này mà nói đến sự thiếu vắng kinh nghiệm lịch sử của Hải quân Việt Nam trong những quá trình đó, tính phức tạp trong sửa chữa các tàu ngầm lớp này, nhất là trong các điều kiện thường ngày (không thích hợp cho việc này) ….

* * * * *


Nhưng dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. Chỉ có thể nêu lên sự nghi ngờ về thành công của sự hiện đại hóa này khi ta định nghĩa nó trong hiện tại như “sự mất cân bằng đầy tham vọng” và trước hết như mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân [ 31 ].

Tuy nhiên, có thể chắc chắn tuyệt đối khi nói đến việc gia tăng vũ khí hải quân ở khu vực Đông Á [ 32 ]. Với sự chắc chắn tuyệt đối, cũng có thể nói đến sự can thiệp có tính kích động của các nước thứ ba vào các vấn đề của khu vực như một khía cạnh của chính trị thế giới, việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc chuẩn bị triệt tiêu chúng theo nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).

(Theo VietnamDefence)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam khác gì của Trung Quốc và Ấn Độ

Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển.

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636 đang được đóng cho Việt Nam

Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ Diezen này đang được rất nhiều nước sử dụng.

Hiện nhà máy đóng tàu Zvezdochka của Nga đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm động cơ Diezen S-63 Sindhurakshak lớp Kilo thuộc kế hoạch cải tạo, nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo mang tên 877EKM của Hải quân Ấn Độ (loại tàu này có tên gọi Ấn Độ là Sindhughosh).

Tàu ngầm Sindhurakshak lớp Kilo 877EKM của Ấn Độ được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg trong vòng 3 năm, từ 1995 - 1997 và là chiếc tàu ngầm 877 EKM thứ 9 được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Sau 15 năm nó lại được cải tiến, nâng cấp lên tầm hiện đại hơn.

Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen.

Hiện tại, Sindhurakshak là chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc Project 877 EKM hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Zvezdochka.

Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng hiện đại hóa con tàu này vào tháng 6 năm 2010, sau vài lần chạy thử thành công trên biển, tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay.

Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007.

Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga

Sindhurakshak có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động được dưới độ sâu 300m, tối đa 350m khả năng hành trình liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, nó cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến CCS-MK, và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ

Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất bao gồm tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn gần 290km.

Hiện nay Việt nam và Trung Quốc cũng có tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sử dụng tàu ngầm 636MV, còn Trung Quốc sở hữu 636MK.

3 loại tàu thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nho nhỏ về hình dạng, kích thước và sự tương đồng về phần lớn các tính năng.

Nhưng 877EKM sau nâng cấp sẽ có một số điểm ưu việt hơn, đây cũng là những vấn đề hết sức quan trọng trong tác chiến tàu ngầm. Trong 3 loại, hệ thống sonar của Trung Quốc là kém nhất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc

Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Trước đây, Sindhurakshak dự định sử dụng thế hệ sonar MGK-400 nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên.

Hệ thống động lực cực êm giúp tàu gần như tàng hình trước hệ thống Sonar của đối phương, còn hệ thống Sonar USHUS giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với 2 loại 636MK và 636MV.

Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Về vũ khí, 877EKM ngang ngửa với 636MV của Việt Nam và vượt trội hơn so với 636MK của Trung Quốc.

Các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E, chưa có thông tin chính thức về loại tên lửa này trên tàu Kilo Việt Nam.

Nếu Việt Nam cũng chỉ được trang bị tên lửa 3M-54E thì không thể sánh được với biến thể có khả năng chống hàng không mẫu hạm trên Kilo Ấn Độ.

Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn (300km so với 220km) 3M-54E, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm.

Hơn nữa, 636MK của Trung Quốc không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E vì Nga từ chối xuất khẩu sang Trung Quốc và chỉ trang bị cho các tàu ngầm Ấn Độ, Việt Nam và Algieria.

Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM của Ấn Độ và 636MV của Việt Nam.

Có thể nói, sau khi nâng cấp, tàu Kilo 877EKM sẽ có tính năng tốt nhất so với các tàu ngầm khác thuộc lớp Kilo.


(Bài viết đã được sửa hình ảnh so với nguồn gốc: Báo giáo dục VN)

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam sẽ sở hữu tên lửa Klub-S

Các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub-S.

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc
>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam


Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.

Tuy nhiên, SIPRI không đưa ra thời hạn chuyển giao. Nhiều khả năng, tên lửa được giao trong năm 2013 hoặc 2014 khi Việt Nam bắt đầu nhận tàu ngầm Kilo.

Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa

Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển. Tuy nhiên, khả năng lớn Việt Nam sẽ chỉ dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Kiểu đạn này dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.

Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.

Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.

Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Ngoài loại đạn 3M-54E, Klub-S còn có khả năng bắn 4 loại đạn tên lửa khác gồm: đạn chống tàu cận âm 3M-54E (đạt tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg); đạn đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km, đầu đạn nặng 400kg); đạn chống ngầm 91RE1 (tầm bắn 50km) hoặc 91RE2 (tầm bắn 40km).

Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.

Theo thông tin mới nhất từ đại diện nhà máy Admiralteyski Verfi, phía Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam vào cuối năm 2013. Và chiếc thứ 2 sẽ về vào cuối năm 2014.

Admiralteyski Verfi đang gấp rút thực hiện hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam theo hợp đồng trị giá 1,8-2 tỷ USD được ký năm 2009. Mới đây, nhà máy này đã khởi đóng chiếc tàu cuối cùng trong đơn đặt hàng. 

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa phòng không?

Ít ai biết bằng, tàu ngầm Kilo ngoài khả năng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên, dưới mặt biển còn có thể bắn hạ máy bay.


>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển, dưới biển và trên không. Ảnh minh họa

Kilo là loại tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel được Cục Thiết kế Trung ương Rubin chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1982. Đây là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Tàu được phát triển với hai biến thể chính: Project 877EKM và Project 636. Điểm khác biệt chủ yếu của hai biến thể, Kilo 636 lớn hơn về kích cỡ và trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn cùng vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống tàu siêu thanh Klub.

Mặc dù nhiệm vụ chính của tàu ngầm là thực hiện các hoạt động tấn công dưới nước, nhưng các nhà thiết kế vẫn tính đến khả năng phải đối đầu với các mục tiêu đường không trong trường hợp đang nổi lên. Vì thế, các nhà thiết kế đã trang bị cho Kilo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp.

>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

Theo thông tin từ nhà sản xuất, cả hai biến thể tàu ngầm Kilo có thể trang bị tên lửa phòng không tầm thấp 9K34 Strela-3 (NATO định danh cho biến thể hải quân là SA-N-8 Gremlin) và 9K83 Igla (NATO định danh là SA-N-10 Gimlet).

Tên lửa đối không được sử dụng để đối phó với các mục tiêu máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV bay thấp trong trường hợp tàu đang nổi lên thì bị phát hiện. Hệ thống này mang tính phòng vệ nhiều hơn là tấn công.

9K34 Strela-3

Tên lửa 9K34 Strela-3 vốn là loại vũ khí phòng không vác vai trên bộ được phát triển từ những năm 1970. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M36 nặng 10,3kg, dài 1,47m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M36 của 9K34 Strela-3 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, làm việc dựa trên nguyên lý điều chế FM, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu hay mồi bẫy nhiệt (phóng từ máy). Tên lửa có cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay bẫy hồng ngoại.

Đạn 9M36 đạt tầm bắn tối đa 4,1km, hạ mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 2,3km.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không tầm thấp 9K38 Igla.
9K38 Igla

Tương tự 9K34 Igla, 9K38 Igla trang bị cho tàu ngầm Kilo cũng là vũ khí phòng không trên bộ từ những năm 1980. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M39 nặng 10,8kg, dài 1,5m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M39 lắp đầu tự hồng ngoại 2 phổ có khả năng lọc mục tiêu trong điều khiển đối phương thả nhiễu hồng ngoại (mồi bẫy nhiệt). Đặc biệt, tên lửa có khả năng phân biệt được máy bay địch và máy bay ta. Điều này giúp giảm rủi ro “bắn nhầm” quân mình.

Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối đa 5,2km, độ cao bắn hạ 10m tới 3,5km.

Giá phóng của hệ thống tên lửa này được bố trí trên đài điều khiển bên trong một khoang kín nước. Giá phóng sẽ được đưa lên bằng một hệ thống thủy lực để nhắm mục tiêu. Tất nhiên đó là lúc con tàu sẽ phải nổi lên, tên lửa không thể bắn từ dưới mặt nước.

Trên thực tế, khả năng tấn công đối không của tàu ngầm chỉ là thứ yếu. Bởi nếu đối chọi với các máy bay theo kiểu “tay đôi” không phải là lợi thế của tàu ngầm. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì nó cung cấp cho tàu ngầm một lợi thế nhất định.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam liệu có được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp?

Tuy nhiên, hệ thống phòng không này chỉ được trang bị cho các tàu ngầm của Nga. Hầu hết tàu Kilo xuất khẩu chưa được trang bị hệ thống này.

Nhiều khả năng, Nga không muốn chia sẻ vũ khí này trên biến thể xuất khẩu. Vì thông thường, vũ khí xuất khẩu luôn luôn “thiếu hụt” một vài công nghệ so với mẫu nguyên gốc. Hoặc một khả năng rất thấp, các khách hàng không yêu cầu vũ khí phòng không.

Hiện, không rõ liệu tàu ngầm Kilo 636 cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có trang bị hệ thống phòng không. Vấn đề này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Dự kiến, trong năm 2013, phía Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 02 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Hiện, nhà máy đóng tàu Nga đã khởi đóng chiếc tàu Kilo cuối cùng trong hợp đồng 6 tàu cung cấp cho Việt Nam.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông

Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh.

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc
>> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tấn công bằng tên lửa.

Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.

Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur - Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng...
Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi.  Dưới đây là bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương.

Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ:

Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm;

Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng.
Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tấn công các mục tiêu hỗ trợ hạm tầu.
Trong thời bình:

Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động.

Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm

Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao.
Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương.

Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực.

Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý;

Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi.

Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là:

Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự.
Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu.

Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp.

Vũ khí trang bị:

Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ.

Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý.

Triển khai các hoạt động tác chiến

Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu.

Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triển khai tác chiến.

Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi).

Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến.

Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại..
Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai.

Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin.

Hoạt động tác chiến

Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại.

1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp).

Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển.

Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển.

Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tầu liên hợp với tên lửa bờ biển.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triển khai mìn chống tầu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm .

2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.

Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị.

Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm

Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương:

- Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến;

- Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cơ động ngụy trang che mắt địch

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm.

Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn.

Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn.

Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang.

Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân.

(Theo Tiền Phong )

>> Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)

Hiện trên thế giới, xu hướng phát triển tàu ngầm AIP đang được ưa chuộng, các nước đua nhau mua sắm loại tàu ngầm này, thậm chí một số nước đã, đang và sắp sử dụng tàu ngầm Kilo cũng phân vân có nên theo trào lưu này, thay tàu ngầm Kilo bằng tàu ngầm AIP hay không?


>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới

Về tính năng kỹ thuật: Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng


Kilo là loại tàu ngầm Diezen - điện tầm trung thuộc dự án 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm Kilo còn được trang bị thiết bị thông tin vô tuyến tiên tiến với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và hệ thống thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm. Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.

Về tiêu chí thứ nhất: Các tàu ngầm thuộc dự án nâng cấp của Ấn Độ và đóng mới của Việt Nam đều được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn khiến tàu có khả năng hành trình liên tục 45 ngày. Tuy Kilo có một điểm yếu so với các tàu ngầm AIP là phải nổi lên nhiều hơn để lấy dưỡng khí, nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng công nghệ ống hút khí Composite hoàn toàn không bộ lộ radar (hiện SMX-26 của Pháp dang áp dụng công nghệ này).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm SMX-26 có khả năng thả ống hút để lấy dưỡng khí. (Ảnh dưới: đường ống hút khí, ảnh trên: miệng ống nổi trên mặt biển)

Còn về phạm vi tác chiến thì Kilo vượt trội hơn rất nhiều, nó có thể hoạt động ở tầm xa trên 10.000km, tại các vùng biển xa, nước sâu 350m. Trong khi đó, các tàu ngầm AIP đa số kích cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng biển sâu tối đa 200m ở khu vực ven bờ. Xét trên tiêu chí về phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau chứ không thể thay thế nhau được.

Về độ ồn và khả năng bộc lộ radar

Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Tàu ngầm Kilo không sử dụng công nghệ đó nên được phủ ngói cách âm công nghệ mới, giảm rung chấn vỏ tàu và truyền động đến chân vịt. Độ yên tĩnh của tàu ngầm Kilo đã được khẳng định hầu như tuyệt đối, thể hiện qua biệt danh mà NATO đặt cho nó là: “Black Hole” (Hố đen).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất

Đối với tiêu chí thứ 3, trong số các tàu ngầm Kilo, hệ thống sonar của Algieria và Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao đa chức năng và có mức độ số hóa cao hơn, tiệm cận các loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.
Về phương diện này, các tàu ngầm AIP thế hệ mới đương nhiên là có ưu thế hơn vì rõ ràng các tàu thuộc thế hệ sau bao giờ cũng được cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất. SMX-26 của Pháp là tàu ngầm hàng đầu về hệ thống sonar quan trắc. Nó được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển, đồng thời, SMX-26 có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. Đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò luồng lạch, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật

Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng chỉ phát huy tốt trong điều kiện tác chiến ở các vùng nước nông, đáy biển không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc trong hiệp đồng chi viện tác chiến cho các lực lượng khác, còn trong điều kiện biển xa, nước sâu, tác chiến trong lòng biển thì ưu thế này không thật sự nổi bật.

Trên 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật, tuy có một số nhược điểm những Kilo hoàn toàn có thể có thể sánh ngang với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay với công nghệ động lực phi không khí (AIP), các tàu ngầm AIP thế hệ mới nhất như: SMX-26 và “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, “Soryu” của Nhật, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha cũng không thể vượt trội so với Kilo. Trong số các tàu ngầm AIP chỉ có SMX-26 là có vài điểm ưu việt hơn Kilo.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc

Tàu ngầm Project 636 (lớp Kilo) của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM của Trung Quốc, đặc biệt các thiết bị điện tử và hệ thống đám bảo sự sống cho thủy thủ đoàn rất hiện đại.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?
>> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam trong năm nay.
'
Trao đổi với hãng RIA Novosti ngày 16/2, ông Andrey Baranov, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài của Viện thiết kế và đóng tàu Rubin, Nga cho biết, hai tàu ngầm Kilo đầu tiên, được đóng cho Hải quân Việt Nam, sẽ được gửi tới khách hàng trong năm 2013.

Ông Baranov lưu ý rằng, tàu ngầm Project 636 được cung cấp cho một khách hàng nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM mà Nga đã rất thành công trong việc xuất khẩu ra nước ngoài từ những năm 1980. Biến thể cũ của Project 877 EKM đã được Trung Quốc mua và biên chế trong hải quân nước này.

"Cấu trúc của tàu cũng như các đặc điểm kỹ thuật vẫn được giữ kín, nhưng "hạt nhân" là các thiết bị điện tử và hệ thống đảm bảo sự sống cho thủy thủ đoàn, nói chung là rất hiện đại", ông Baranov nói.

Trước đó cũng có nhiều phân tích cho rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có những điểm khác biệt và hiện đại hơn so với tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Đa số tàu ngầm Kilo của Trung Quốc được mua từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 4/2011 dẫn nguồn tin là một chuyên gia quân sự Nga cho biết so với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị, thậm chí tiên tiến hơn 10 năm.

Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này chỉ được Nga bán cho Việt Nam và hai nước khác là Ấn Độ và Algeria.

Thứ hai, tàu ngầm Kilo Việt Nam còn được trang bị radar dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại radar này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.

Thứ 3, về hệ thống sonar: tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Thứ 4, kính tiềm vọng: tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia lade và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia lade. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.

Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang