Một bài viết trên mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn trước sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Dân mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn với tàu sân bay Thi Lang. Bài viết đăng trên trang mạng Junshijia ngày 11/8/2011. Thời hạn 6 năm Tàu sân bay, trở thành chủ đề cho tất cả các cuộc thảo luận và trao đổi trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Người Trung Quốc đang mơ về những viễn cảnh tốt đẹp cùng với sự tung hoành của tàu sân bay Thi Lang. Dù tàu sân bay Thi Lang được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Ukraine mới chỉ rẽ sóng lần đầu tiên sau gần 10 năm cải tạo, dân mạng Trung Quốc đã coi đây như là một sự kiện cực kỳ trọng đại, đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Hải quân Trung Quốc. Một trong các luồng thảo luận chính ở mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, các nước trong khu vực cần phải xem xét lại hành động của mình trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong đó, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng, bối rối trước sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc. "Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc? Một trong những động thái gần đây nhất của Việt Nam là công bố sự phát triển của hạm đội tàu ngầm trong khoảng 6 năm tới. Đây được xem là sự công bố xưa nay hiếm đối với chính sách quốc phòng Việt Nam", bài viết đặt vấn đề. Quan điểm quân sự Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm luôn có ưu thế đối với các hạm đội tàu mặt nước. Trong đó, xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm là chiến thuật hiệu quả để đối phó với tàu sân bay. Một nhóm tàu sân bay hoạt động trên biển sẽ có rất nhiều mục tiêu cho tàu ngầm hướng tới. Dù cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành có một lực lượng các tàu khu trục và tàu hộ tống, chống ngầm khá đông đảo. Song lực lượng này vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, năng lực chống ngầm của Trung Quốc lại không được đánh giá cao (>> chi tiết). Như vậy, với chiến thuật khéo léo, tàu ngầm hoàn toàn có thể lách qua lực lượng hộ tống để uy hiếp tàu sân bay. "Đặc biệt, tàu ngầm Kilo được xem là một trong những tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, di chuyển yên tĩnh nhẹ nhàng, tàu ngầm Kilo sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với tàu sân bay", bài viết có đoạn. Tuy nhiên, các "chuyên gia quân sự" mạng Junshijia cho rằng dù tàu ngầm Kilo quả là một đối thủ đáng gờm của tàu sân bay nhưng điều này chỉ có ở sự phối hợp sức mạnh mang tính tổng thể. "Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam có thể trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa liên quan đến sức mạnh quân sự tổng thể của Việt Nam, nếu chi dựa vào tàu ngầm Kilo e là chưa đủ", bài viết nêu ý kiến. Theo các đánh giá đó, Việt Nam đã sẵn sàng để xây dựng hạm đội tàu ngầm, nhưng đây vẫn là công việc của tương lai. Hiệu suất hoạt động của hạm đội tàu ngầm này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy để hạm đội tàu ngầm này trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc vẫn còn một thời gia quá xa, với nhiều vấn đề chưa thể xác định trước. Họ nhận định, trong khi hạm đội tàu ngầm Việt Nam chưa thực sự hình thành, tàu sân bay Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên. 6 năm để Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, đó cũng là thời gian quá đủ để Trung Quốc xây dựng các biện pháp đối phó. Thậm chí, "6 năm sau, hạm đội tàu ngầm với Việt Nam là điều quá mới mẽ, còn đối với Trung Quốc 6 năm sau, tàu sân bay đã có không ít kinh nghiệm vận hành", tác giả bài viết tự tin khẳng định. Chống ngầm bằng tàu ngầm Trung Quốc từng tuyên bố đã phát triển thành công tàu ngầm điện diesel sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Theo đó, tàu ngầm AIP của Trung Quốc sẽ có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, yên tĩnh hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo, hoàn toàn có thể sánh được với tàu ngầm lớp Lada của Nga, thậm chí êm hơn gấp 8 lần (>> chi tiết). Báo mạng Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, với tốc độ đóng mới tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, cùng với hạm đội tàu ngầm hiện tại. 6 năm sau, với sự áp đảo về số lượng và chất lượng. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được hạm đội tàu ngầm AIP của Trung Quốc chăm sóc. Theo đó, "hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc". Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường phát triển và hoàn thiện năng lực chống ngầm từ tàu chiến mặt nước. Và "cơ hội để tiến lại gần và đe dọa tàu sân bay gần như bằng không. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quá nhiều điều phải lo lắng về sự an toàn của chính mình trước khi nghĩ đến việc nhắm một mục tiêu nào đó", một ý kiến nhận xét. Cuối bài viết có đoạn, "Mỹ tự hào với hệ thống phòng thủ Aegis bất khả chiến bại thì Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng cuộc tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa chống hạm trong thời gian ngắn để răn đe đối phương và bù lại cho khuyết điểm ở khâu phòng thủ. Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chiến thuật này, tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp xúc với các nước lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp di chuyển lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ trở thành những người thất bại đầu tiên". GS Carl Thayer Trả lời phỏng vấn báo chí GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Canberra, Australia cho biết: 6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng cũng phải tính đến hệ thống radar trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực... Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị bắt nạt... 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình... Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống tên lửa Liên Xô như thế nào để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. |
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét