Trong chiến tranh biển hiện đại, thủy lôi vẫn tiếp tục là mối đe dọa không nhỏ khiến hải quân nhiều nước bỏ tiền nâng cấp và thiết kế những phương tiện rà phá. Những tiến bộ công nghệ trong việc phát triển các phương tiện rà phá mìn trên bộ đã tương đối phát triển trước đó. Những hệ thống như HLONS phá mìn bằng laser, có thể giúp bộ binh đối phó một cách toàn diện với mối đe dọa từ mìn. Tuy nhiên, những hệ thống hoàn thiện như thế vẫn chưa xuất hiện trên biển do những khác biệt về tính chất của thủy lôi và môi trường nước. Bên cạnh đó, cuộc tranh luận quanh về vấn đề, thủy lôi có là vấn đề “thực sự nghiêm trọng” hay không còn đang dang dở. Theo một báo cáo gần đây của Nga về vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, thay vì những cáo buộc của dư luận liên quan đến hành vi khiêu khích của Triều Tiên, thì sự thực có thể liên quan đến một quả thủy lôi. Thủy lôi trở thành mối đe dọa không nhỏ trong chiến lược chiến tranh biển của nhiều nước không thân thiện, khiến Hải quân các nước phải phát triển tốt hơn công nghệ phát hiện và rà phá thủy lôi. Trong khi đó, từ một báo cáo từ nguồn tin chưa xác thực của quan chức Quân đội Triều Tiên, nước này đang chế tạo loại thủy lôi hạt nhân, sử dụng đầu đạn hạt nhân để đối phó với việc nhiều nước sử dụng phương tiện tự động dưới nước (AUV) thám thính nước này. Gần đây, Chính phủ Serbia và Croatia hợp tác trong những dự án rà phá thủy lôi tại khu vực biên giới chung của hai 2 nước, đặc biệt là bãi thủy lôi gần hẻm núi Djerdap. Nơi đây chứa xác của những chiếc tàu của Đức vận chuyển thủy lôi bị chìm. Để thực hiện được các nhiệm vụ rà phá thủy lôi an toàn, các nước tiến hành xây dựng đội tàu MCV cũng như nâng cấp những tàu đang hoạt động, tăng cường khả năng dò âm thanh sonar, hệ thống giảm chấn và cơ sở hạ tầng liên lạc, áp dụng hệ thống đẩy êm nhằm tránh những tai nạn nổ đáng tiếng với thủy lôi. Những thông tin này góp phần trả lời câu hỏi "thủy lôi có là mối nguy thực sự" trong chiến tranh hiện đại? Đóng mới tàu rà phá thủy lôi chuyên dụng Hải quân Phần Lan đã tăng cường khả năng đối phó với thủy lôi của nước này thông qua việc bổ sung ba chiếc MCV 2010 lớp Katanpää mới. Đây là những kế nhiệm cho các tàu quét mìn lớp Kuha hiện hành. Lớp tàu cũ được thiết kế từ giai đoạn 1974-1975 và tiếp tục hiện đại hóa vào cuối năm 1990. Hạm đội mới gồm 3 tàu lớp Katanpää được chế tạo với thân bằng sợi thủy tinh. Điều này làm tăng tính chất cơ học của thân tàu, giúp chất lượng tàu tốt hơn và loại bỏ nguy cơ phát thải độc hại. Thân tàu, sàn và vách ngăn được làm bằng sợi thủy tinh, được gia cố thêm với gỗ nhẹ và sợi carbon. Thiết kế này nâng cao khả năng kháng chấn của tàu trước các vụ nổ dưới nước cũng như giảm từ trường, tiếng ồn phát ra hay những tín hiệu khác có thể kích nổ thủy lôi. Mô hình tàu lớp Katanpaa của Phần Lan sẽ tham gia vào nhiệm vụ rà phá thủy lôi trên vùng biển trong và quanh lãnh hải nước này. Để đảm bảo sự “lặng lẽ” khi hoạt động, tàu được trang bị động cơ và hệ bánh răng truyền động diesel-điện và chân vịt Voith Schneider. Chiếc tàu đầu tiên đã bắt đầu chế tạo từ 16/6/2009 và đã bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào tháng 3/2011 trước khi giao cho Hải quân Phần Lan. Chiếc thứ hai sẽ giao vào cuối năm, còn lại sẽ giao vào năm 2012. Những chiếc MCV mới đánh dấu sự đầu tư đáng kể của Phần Lan trong việc tăng khả năng rà phá thủy lôi cho hải quân. Tổng chi phí cho chúng là 244,8 triệu euro, với thời gian phục vụ dự kiến tới năm 2040-2042. Tích hợp thiết bị mới cho lớp tàu Sandown Anh đã quyết định tái trang bị đội tàu hiện có để tăng cường khả năng đối phó với thủy lôi thay vì trang bị đội tàu mới như Phần Lan. Tháng 11/2010, tập đoàn quốc tế Babcock, sau khi ký hợp đồng kỹ thuật với Chính phủ Anh, đã thành công trong việc tái trang bị tàu dò thủy lôi HMS Blyth lớp Sandown theo đúng yêu cầu về thời gian và ngân sách. Chiếc HMS Blyth đã trải qua nâng cấp trong vòng 6 tháng. Việc tái trang bị bao gồm gói nâng cấp, bảo trì một gói lớn và 2 trang thiết bị cao cấp trong thời kỳ đóng tại cảng kéo dài 6 tháng. Kết quả, HMS Blyth trở thành tàu dò mìn đơn nhiệm đầu tiên được trang bị Hệ thống cơ sở thông tin quốc phòng (DII-F), cho phép tàu chia sẻ thông tin và hợp tác với mạng thông tin quốc phòng. Hoạt động tái trang bị giúp tàu đạt được tốc độ cao với hiệu suất nhiên liệu tăng. Khu sinh hoạt trên tàu được cải thiện, bánh chèo mạn phải Voith Schneider được thay thế mới... Tổng cộng có khoảng 375 hạng mục thiết bị đã được đại tu hoặc thay thế để đảm bảo khả năng hoạt động sẵn sàng của hạm đội tàu phá thủy lôi của Anh. Tăng cường sức mạnh lớp Hunt Bên cạnh gói nâng cấp cho tàu dò thủy lôi lớp Sandown minehunter lớp, hạm đội tàu lớp Hunt cũng sẽ nhận được gói nâng cấp trong năm 2011. Trong số 13 chiếc tàu lớp Hunt tham gia phục vụ Hải quân Anh từ năm 1980 đến 1989, 8 chiếc sẽ tiếp tục nhiệm vụ và được tiến hành nâng cấp. Northrop Grumman đã nhận hợp đồng từ tập đoàn vũ khí BAE để nâng cấp hệ thống quản lý máy móc, báo động và do thám (MCAS) đã lão hóa cho cả 8 chiếc. Chiếc HMS Ledbury thuộc lớp tàu Hunt sẽ là 1 trong 8 chiếc nâng cấp. Hệ thống mới sẽ kiểm soát hơn 500 điểm cảm ứng trên các phần như động cơ đẩy chính, hệ thống lái, các máy phát và máy phụ. Quá trình lắp đặt, thử nghiệm và đưa vào biên chế của 8 chiếc tàu nâng cấp của lớp Hunt dự kiến sẽ diễn ra từ năm 2011 đến 2015. Chủ tịch Sir Nigel Essenhigh của Northrop Grumman tin rằng, những nâng cấp cơ bản có tầm quan trọng cho Hải quân Hoàng gia Anh, đảm bảo thực hiện các cam kết về hoạt động của hải quân, đặc biệt là các tuyến đường biển quan trọng khỏi nguy cơ về thủy lôi. Nâng cấp hệ thống sonar Anh tiếp tục là nước đi đầu trong việc củng cố sức mạnh hải quân trong việc rà phá thủy lôi trên biển, giảm thiểu nguy cơ đối với tàu bè đi lại trên các vùng biển quốc tế, đảm bảo vai trò “đỡ đầu” trong quyền lực hải quân thế giới. Tháng 12/2010, Chính phủ Anh đã giao cho BAE hợp đồng trị giá 14 triệu USD để sản xuất hệ thống thăm dò sonar cải tiến (SDS). Chiếc tàu rà phá thủy lôi lớp Avenger sẽ được nâng cấp hệ thống sonar phiên bản 4. Hải quân Mỹ cũng đã đặt hàng gói nâng gấp 4 hệ thống sonar AN/SQQ-32(V)4 do Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng thuộc ĐH Texas và Trung tâm nghiên cứu chiến tranh bề mặt của Hải quân Mỹ thiết kế. Hệ thống này thay cho hệ thống (V)3 hiện tại đang hoạt động trên các tàu thăm dò thủy lôi MCM-1 lớp Avenger. Các nâng cấp được thiết kế để cải thiện hiệu suất phát hiện trong các môi trường ven biển và phát hiện các bãi thủy lôi nhờ sử dụng các tần số cao, công nghệ băng thông rộng. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Phần Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Phần Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
>> Những bước tiến trong rà phá thủy lôi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)