Mỹ và Australia dự định đưa thêm lĩnh vực chiến tranh mạng vào hiệp ước quốc phòng chung giữa hai nước để phản ánh “chiến trường trong tương lai”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng 2 nước sẽ ban hành một tuyên bố chung về chủ đề này trong cuộc gặp mặt liên minh tại San Francisco. Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay đây là lần đầu tiên chiến tranh mạng được chính thức đưa vào một hiệp ước quốc phòng song phương của Mỹ, mặc dù các đồng minh của NATO đã chú ý tới các mối đe dọa về mạng internet từ lâu. “Đây là điều mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần, rằng mạng chính là chiến trường trong tương lai”, ông Panetta nói trước chuyến đi tới San Francisco tham dự hội nghị. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng gợi ý Mỹ và các đồng minh cần xem xét các hoạt động tấn công trong lĩnh vực số hóa, một chủ đề mà các quan chức Mỹ đã từ chối đề cập chi tiết. “Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa không chỉ để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng mà còn phải phản kích những cuộc tấn công đó. Cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ đó là hợp tác với các đồng minh”, ông cho biết thêm. Chiến tranh mạng được Mỹ và Australia cùng quan tâm. Ông Panetta cho hay các buổi tọa đàm với quan chức Australia cũng sẽ đề cập đến việc hợp tác về vũ trụ và các dự án phòng hộ tên lửa. Hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Australia ngày càng được coi trọng và tăng cường trước lo ngại của Washington về việc Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự tại Thái Bình Dương. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng tiết lộ một loạt xâm phạm số hóa nhằm vào Mỹ đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Dù sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á trong những năm qua đều tập trung vào bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates năm 2010 đã hứa sẽ đưa thêm nhiều lực lượng tới Đông Nam Á, bao gồm cả khả năng chia sẻ các cảng biển và căn cứ quân sự với Australia. Quân đội 2 nước đang tìm kiếm “cơ hội tiếp cận với các kế hoạch luyện tập, tập trận và thử nghiệm bắn đạn thật cũng như tăng cường các thiết bị của Mỹ ở Australia”, một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết. “Chúng tôi không định thiết lập các căn cứ quân sự. Chúng tôi tìm kiếm khả năng tham gia huấn luyện, tiếp cận và hợp tác. Điều đó có nghĩa là nâng cao vị trí của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”, vị quan chức này nói. Mỹ và Australia đang tiến tới một quyết định cuối cùng về việc mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ với tuyên bố chính thức có thể được đưa ra vào cuối năm 2011. |
Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011
>> Chiến tranh mạng được đưa vào hiệp ước
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét