Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống Arena-E

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Arena-E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Arena-E. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> Bars, biến thể xuất khẩu của T-80



Rốt cuộc, xe tăng T-80 không còn là mặt hàng hạn chế trên thị trường vũ khí thế giới, thậm chí, trở thành xe tăng xuất khẩu cao cấp của Nga.


T-80 trước giờ vẫn là loại xe tăng đặc biệt mà Nga hạn chế xuất khẩu sang các nước khác, kể các các quốc gia đồng minh trong khối Warsaw (trừ việc gán nợ cho Hàn Quốc hay cung cấp cho Sip), trong khi những mẫu xe tăng cùng thời hay hiện đại hơn như T-72 hay T-90 đều đã có mặt rất nhiều trong quân đội các nước.

Giờ đây, bên cạnh T-90S, T80U-M1 là mặt hàng tăng cao cấp của Nga trên thị trường vũ khí.




T-80 có mặt trong quân đội Liên Xô từ 1976, là một ví dụ. Những chiếc tăng của họ gia đình T-80 hiện này vẫn được sản xuất tại nhà máy chế tạo ở Omsk.

Theo lời của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga, ông Igor Sergeyev, T-80U hiện tại đang nằm trong biên chế những sư đoàn thuộc vào “thiện chiến” nhất của nước này.


T80U-M1 tại triển lãm xuất khẩu

Trong đó, T-80U-M1 vẫn giữ những nét cơ bản của một chiếc tăng tiêu chuẩn: Vũ khí chính được đặt trên tháp pháo xoay, động cơ và bộ truyền động đặt phía đuôi xe, và vị trí của tổ lái được đặt riêng rẽ - trưởng xe và pháo thủ ngồi trong khoang chiến đấu, trong khi lái xe ngồi ở khoang lái.

Cũng giống các mẫu tăng khác trong họ, T-80U-M1 Bar hay còn gọi là Báo Tuyết (Snow Leopard) chạy nhanh và đỡ ồn khi di chuyển ở nhiều dạng địa hình, đồng thời có thể di chuyển trên một quãng đường dài và nếu cần, có thể được vận chuyển bằng mọi hình thức (đường biển, bộ, không).

Hệ thống vũ khí và khả năng chiến đấu

Vũ khí chính của T-80U-M1 là khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4 có hệ thống ổn định khi hành tiến. Nhờ tăng cường độ cứng của pháo nên độ chính xác của mỗi phát đạn được tăng lên 20%, trong khi các công đoạn lắp ráp chủ yếu và các thành phần đáng tin cậy lấy từ khẩu 2A46M-1 vẫn được sử dụng.






T-80UM1 trên thao trường biểu diễn

Hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, được kí hiệu là 1A45, bao gồm máy đo xa laser, thiết bị cảm biến tốc độ gió, thiết bị đo vận tốc chiếc tăng, thiết bị đo vận tốc mục tiêu, thiết bị cảm biến các con lăn góc, đạn dược, thiết bị hiển thị nhiệt độ xung quanh và máy tính đạn đạo, sự kết hợp trên đã cho phép chiếc tăng có thể bắn hiệu quả ở tốc độ 35km/h đường địa hình với bất kì góc xoay nào của tháp pháo.

Khi tác chiến, hỏa lực chính được điều khiển bởi pháo thủ, nhưng vị trí đặt pháo và thiết bị ngắm bắn cho phép trưởng xe có quyền quyết định chọn lựa mục tiêu để khai hỏa, nhắm mục tiêu một cách độc lập với pháo thủ.

Trưởng xe là người có vai quyết định trong chiến đấu vì nắm trong tay nút “nhận diện mục tiêu” trên bảng điều khiển và kiểm soát hoàn toàn pháo chính (chế độ “Chiếm quyền”), và cuối cùng là khai hỏa.





Thiết bị nhắm bắn nhiệt ảnh Agava-2 trên T-80UM1. Hệ thống tên lửa điều khiển, ký hiệu là 9K119, có thể dễ dàng sử dụng và bảo quản trong điều kiện chiến trường.


Khả năng hạ các mục tiêu bọc giáp hoặc bay thấp với tên lửa điều khiển bằng laser ở khoảng cách lên tới 5km của T-80U1 là rất cao, xấp xỉ 100%.

T-80U-M1 còn có thể lắp thêm kính ngắm hồng ngoại cho pháo thủ, tên là Buran hay hệ thống ngắm ảnh nhiệt (loại Agava-2 của Nga hay nước ngoài sản xuất). Loại kính ngắm nhiệt ảnh cho phép pháo thủ và trưởng xe bắn tên lửa 9M119 cả ngày lẫn đêm.

Hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn từ 7-9 phát/phút (cần phải nói thêm rằng các loại tăng của các nước khác trên thế giới, ngoại trừ Leclerc của Pháp đều không được lắp đặt hệ thống nạp đạn tự động).

Số đạn pháo lắp sẵn trong giá xoay của hệ thống nạp đạn tự động của T-80U-M1 là 28 viên, trong khi ở Leclerc và T-90 là 22 viên.

Hệ thống phòng thủ bảo vệ trên T80U-M1

Khả năng bảo vệ của T-80U-M1 trước các loại vũ khí chống tăng, đặc biệt là các loại tên lửa chống tăng dựa vào: Giáp nhiều lớp sắp xếp kiểu nghiêng trên tháp pháo; Giáp phản ứng nổ ERA gắn liền vào giáp bảo vệ của vỏ xe và tháp pháo, trong khi các tấm chắn xích hông được gắn các phiến nổ; Hệ thống bảo vệ chủ động Arena ; Hệ thống gây nhiễu Shtora-1.

Việc sử dụng giáp phản ứng nổ gắn liền với giáp xe bắt đầu được sử dụng từ những năm 1980 giúp nâng cao cao năng lực chống lại các loại đầu đạn nổ lõm. Tuy vậy, xe tăng sẽ còn nhiều chỗ khác phơi ra trước hỏa lực địch.




Chính vì cho nên cách đây chừng 10 đến 20 năm, nhiều quốc gia đã tập trung phát triển hệ thống bảo vệ chủ động (active protection systems) cho xe tăng, nhưng có lẽ chỉ Nga mới cho ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt loại hệ thống này.

Arena là một ví dụ. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ xe tăng trước mọi loại đạn chống tăng và tên lửa được bắn ra từ mọi loại vũ khí của bộ binh, cũng như ATGM gắn trên máy bay với vận tốc từ 70-700m/giây, bất chấp các cách dẫn đường và loại đầu đạn.

Hệ thống Arena được bật/tắt từ bảng diều khiển của trưởng xe. Khi hệ thống được kích hoạt, nó sẽ làm việc một cách tự động. Bên cạnh chế độ tự động, trưởng xe vẫn có thể chỉnh qua chế độ điều khiển hệ thống bằng tay.




Có thể nhìn rõ radar của Arena-E trên T80U-M1



Hệ thống Arena-E với các đạn phóng quanh tháp pháo.


Hệ thống Arena có thể bảo vệ chiếc tăng khi nó đang dừng lại hay đang di chuyển, trong bất kì điều kiện thời tiết lẫn bất kì dạng địa hình tác chiến nào, và cũng không quan trọng góc tấn cũng như sức công phá của vũ khí đối phương.

Radar xử lý dữ liệu và kính ngắm có khả năng nhận dạng cao, nên không để tâm tới các loại đạn thông thường, nó chỉ kích hoạt khi có một mối nguy hiểm nghiêm trọng thực sự với xe tăng.

Hệ thống APS này giúp tăng gấp đôi tuổi thọ của chiếc tăng trên chiến trường, và nếu chiếc tăng này làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình hay giải quyết các cuộc xung đột nội bộ thì tuổi thọ của nó có thể tăng lên gấp 3-4 lần. Ngoài ra, Arena còn được kết hợp với hệ thống gây nhiễu Shtora-1, giúp nâng khả năng bảo vệ lên tới 5 lần.

Hệ thống thông tin liên lạc trên Bars bao gồm radio R-163UP thu và radio R-163-50U phát, cả hai đều hoạt động ở bước song cực ngắn, sóng liên lạc sẽ thường xuyện được tự động kiểm tra để giảm nhiễu.

Khả năng cơ động

Chiếc T-80U-M1 Bars sử động động cơ gas-turbine 1,250 mã lực, tỉ suất công suất/trọng lượng đạt 27.2 mã lực/tấn cho phép khả năng cơ động cao, giúp cho chiếc tăng có thể thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng, nó có thể đạt tốc độ 50km/h trong vòng 17-19 giây.

Kinh nghiệm sử dụng T-80U trong thực tế cho thấy nó có thể chịu đến 5 phát đạn chống tăng hay ATGM vẫn có thế tiếp tục hoạt động. So sánh với T-80U, biến thể Bars có thể sử dụng vào bảo trì đơn giản hơn. Trong tương lai gần nó sẽ được nâng cấp sử dụng động cơ 1.400 mã lực.

Hệ thống truyền động thủy tĩnh được thiết kế để tăng tính linh hoạt, tốc độ và độ tin cậy của cơ cấu lái, giúp chiếc xe di chuyển êm hơn và dĩ nhiên thì độ chính xác cũng mỗi loạt bắn cũng được tăng lên. Mức tiêu thụ dầu của động cơ giảm 5-10%, trong khi tuổi thọ của các thiết bị được tăng lên như bộ truyền động tăng 30%, các bánh răng tăng 50%.

Động cơ đa nhiên liệu của chiếc Bars ( tiểu chuẩn là dầu diesel, dự bị là dầu lửa và xăng là loại xa xỉ) khiến nó có thể dễ dàng được cung cấp bởi các đơn vị tiếp vận.

Thiết bị gas-turbine phụ, được kí hiệu là GTA-18, có thể đạt công suất 18kW sẽ được dùng để khởi động mọi hệ thống trên chiếc tăng khi động cơ chính không hoạt động.

Khi ở trạng thái phòng ngự, động cơ phụ này sẽ giúp giảm tín hiệu IR của chiếc tăng, qua đó giảm khả năng bị phát hiện bởi các thiết bị nhiệt ảnh của đối phương.



Động cơ GTD-1250


Tiện nghi trên T-80U-M1

Trong quá trình tác chiến, các thiết bị trên xe tăng sẽ phải đối mặt với nhiều dạng thời tiết khắc nghiệt khác nhau. Đặc biệt, ở những vùng nhiệt đới (như Việt Nam) có nhiệt độ và độ ẩm cao, khí tài quân sự của Nga thường “mất điểm” vì không có hệ thống điều hòa không khí.

Tuy nhiên, ở chiếc Bars, các kĩ sư từ trung tâm nghiên cứu và sản xuất Krios, nơi đã tham gia chế tạo hệ thống điều hòa không khí trên trạm không gian Hòa Bình (trạm Mir), đã phát triển hệ thống điều hòa cho nó. Hệ thống điều hòa này có khả năng hoạt động trong tình trạng quá tải và có thể bảo trì trong điều kiện chiến trường.

Hệ thống điều hòa này cung cấp khí mát đến từng không gian làm việc (tới vị trí thành viên kíp xe), chứ không phải toàn bộ không gian bên trong xe tăng. So sánh với hệ thống làm mát chung, ưu điểm của thiết kế này là hiệu quả cao hơn và khả năng sử dụng bộ đồ thông hơi kết hợp với bộ chống cháy.

Hơn nữa, ngoài khí làm mát, hệ thống điều hòa còn cung cấp khí độ ẩm thấp, dành cho các quốc gia có khí hậu nóng và ẩm ướt. Khi động cơ chính đã tắt máy, hệ thống điều hòa vẫn hoạt động nhờ vào thiết bị GTA.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang