Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông” Lâm Úc Phương, một "ông nghị" Đài Loan luôn cổ súy và theo đuổi chính sách tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng trái phép Trong buổi điều trần cục An ninh quốc gia ngày hôm qua 21/5 của viện Lập pháp Đài Loan, Lâm Úc Phương, một Ủy viên viện Lập pháp yêu cầu viện Hành chính Đài Loan xây dựng một kết cấu mang tính vĩnh cửu trên bãi Bàn Than (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan. >> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm >> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra Sở dĩ đưa ra đề nghị này vì theo nhận định cá nhân của Lâm Úc Phương sau chuyến "thị sát" đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị lực lượng quân sự Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV) hôm 30/4/2012 vừa qua cùng 2 viên "nghị sĩ" khác - Ủy viên viện Lập pháp. Theo số liệu quan trắc vệ tinh Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa (quan sát trái phép - PV), Lâm Úc Phương nhận định khu vực bãi Bàn Than (đang do Đài Loan kiểm soát trái phép - PV) nằm giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình thời gian gần đây có nhiều tàu cá Việt Nam hoạt động (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - PV), "nếu Đài Loan không xây dựng một kết cấu vĩnh cửu" nhằm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền", bãi Bàn Than sẽ "có khả năng bị nước khác kiểm soát" - theo Lâm Úc Phương. Lâm Úc Phương (giữa) và 2 "ông nghị" khác của Đài Loan tham quan (trái phép) bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 30/4 vừa qua Một "ông nghị" khác của Đài Loan, Trần Trấn Tương cho rằng thời gian vừa qua mọi biến động xung quanh vấn đề biển Đông mà không có sự tham dự của Đài Loan là "một điều đáng tiếc", tuy nhiên, Thái Đắc Thắng, Cục trưởng cục An ninh quốc gia khẳng định đơn vị này vẫn thường xuyên làm việc với Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan về "chính sách biển Đông". Thái Đắc Thắng cho hay: "các bên có tranh chấp trên biển Đông đều "yêu cầu" Đài Loan không "liên thủ" với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và hiện tại về mặt thông tin chính thức Đài Loan vẫn chưa có ý định sẽ bắt tay với Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông". Cục trưởng cục An ninh quốc gia Đài Loan, Thái Đắc Thắng Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông” – Đinh Thụ Phạm, Giám đốc viện Quan hệ quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nhận xét. Sau khi tái nhậm chức lãnh đạo tối cao Đài Loan nhiệm kỳ 2 hôm 20/5, ông Mã Anh Cửu tuyên bố trong một cuộc họp báo, Đài Loan thúc đẩy một chính sách gắn kết nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên biển Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tuy nhiên, ông Mã Anh Cửu không theo đuổi một quan điểm cứng rắn giống như Bắc Kinh. Ông Mã Anh Cửu, người vừa tái đắc cử vị trí lãnh đạo cao nhất của Đài Loan nhậm chức hôm 20/5 theo đuổi một chính sách trên biển Đông mang tính ôn hòa hơn Bắc Kinh “Chúng ta (Đài Loan) nên thúc đẩy một thăm dò chung với các bên có đòi hỏi chủ quyền khác trên biển Đông và tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này (tranh chấp chủ quyền biển Đông - PV)", ông Mã Anh Cửu trả lời câu hỏi của một nhà báo Mỹ. Trong một động thái khác có liên quan, khi xảy ra căng thẳng trên bãi cạn Scarborough nhiều học giả hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục kêu gọi giới chức Bắc Kinh và Đài Loan bắt tay hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của "China" (tên tiếng Anh của cả Trung Quốc và Đài Loan) đối với vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, nếu điều đó có xảy ra thì cũng chỉ có thể là một sự liên kết, “liên thủ” ngấm ngầm bởi việc liên kết hai bờ trong các hoạt động đàm phán hoặc mang tính bề nổi xoay tranh chấp chủ quyền biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) sẽ động chạm đến chủ đề chính trị nhạy cảm giữa hai bờ eo biển Đài Loan cũng như tương lai chính trị của người cầm quyền trên hòn đảo này. |
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
>> Đài Loan đổ thêm dầu vào chảo lửa "biển Đông"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét