Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống radar Vera

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống radar Vera. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống radar Vera. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

>> "Mắt thần" CW-100 của Việt Nam canh Biển Đông

Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát bờ biển Thales CW-100 tối tân có khả năng phát hiện mục tiêu vượt ra ngoài giới hạn đường chân trời.

>> Radar Rau muống Việt Nam (RV-01/Vostock-E)
>> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E



Theo bức ảnh xuất hiện trong bài viết trên báo Quân đội Nhân dân thì, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar giám sát Coast Watcher 100 do Tập đoàn Thales Pháp chế tạo.

Điểm đặc biệt của hệ thống radar này là có khả năng “xóa bỏ giới hạn đường chân trời”. Vậy giới hạn đường chân trời ở đây ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của hệ thống radar?

Giới hạn đường chân trời là gì?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa giới hạn đường chân trời của radar. Giới hạn này làm cho việc giám sát bờ biển trở nên khó khăn hơn.
Các radar giám sát thường hoạt động theo nguyên lý truyền sóng bức xạ điện từ, nhưng sóng này lại có xu hướng đi theo đường thẳng. Trong khi đó, trái đất lại có dạng hình cầu, điểm giao nhau giữa đường thẳng của sóng radar và hình cầu của trái đất được gọi là “giới hạn đường chân trời”.

Điều đó đồng nghĩa với việc các trạm radar cảnh giới bố trí từ mặt đất sẽ không thể phát hiện được các mục tiêu di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời này, nhất là các mục tiêu di chuyển trên mặt biển nơi mà giới hạn đường chân trời được phát huy tối đa.

Giới hạn đường chân trời là điểm yếu “chí tử” của các radar giám sát và cảnh giới và điểm yếu này luôn được đối phương khai thác triệt để.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar giám sát biển thế hệ cũ khó phát hiện mục tiêu ngoài giới hạn đường chân trời. Ảnh minh họa

Giới hạn đường chân trời sẽ phụ thuộc vào độ cao bố trí ăng ten phát sóng của radar, thông thường nếu một ăng ten đặt ở độ cao 10m thì giới hạn đường chân trời tiêu chuẩn là 13km, độ cao của ăng ten phát sóng càng cao thì giới hạn đường chân trời càng dài hơn.

Các radar giám sát bờ biển theo công nghệ cũ rất khó khăn để phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời. Để khắc phục hạn chế này, người ta buộc phải đưa các hệ thống radar lên các đỉnh núi cao để tăng phạm vi phát hiện sớm mục tiêu, nhưng việc này cũng không thể xóa đi giới hạn đường chân trời mà các radar này gặp phải.

Nhằm khắc phục điểm yếu “chết người” này của các hệ thống radar cảnh giới giám sát bờ biển, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một công nghệ radar mới với khả năng truyền sóng radar đi theo chiều cong của trái đất.

Loại radar này cho phép phát hiện được các mục tiêu di chuyển trên mặt biển vượt radar ngoài giới hạn đường chân trời. Và Coast Watcher 100 mà Việt Nam có trong trang bị là một trong những hệ thống radar làm được điều đó.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với radar Coast Watcher 100 thì giới hạn đường chân trời đã bị loại bỏ do sóng truyền từ ăng ten có khả năng truyền đi theo chiều cong của trái đất

“Mắt thần” bảo vệ biển Việt Nam

Hệ thống radar Coast Watcher 100 (CW-100) được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Hệ thống do Tập đoàn Thales (Pháp) sản xuất và được đánh giá là một trong hệ thống radar giám biển hiện đại hàng đầu thế giới.

Để vượt “giới hạn đường chân trời”, Coast Watcher 100 sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất, đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ.

Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Nó có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 của Trung đoàn radar 451 (Vùng 4 Hải quân). Nguồn: báo Quân đội Nhân dân

Radar Coast Watcher 100 hoạt động ở băng tần X, tần số 300MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu tới 170km ở góc phương vị 90 độ.

Cụ thể, nó có thể phát hiện các mục tiêu như: tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản hồi sóng radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45km; phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản hồi radar 25m2 bay ở độ cao 170m ở cự ly 90km; tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3m trên mực nước biển từ cự ly 145km; tàu chiến có RCS 10.000m2, chiều cao 10m trên mực nước biển từ cự ly 170km.

Việc ký hợp đồng mua hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 cho thấy Việt Nam nhạy bén trong việc mua sắm hệ thống giám sát biển tối tân để phục vụ công tác bảo vệ biển đảo tổ quốc.

Ngoài ra, việc trang bị Coast Watcher cho thấy chúng ta đang từng bước mở rộng nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự sang các nước phương Tây bên cạnh đối tác Nga truyền thống.

Mới đây, trong buổi tiếp Phó Chủ tịch phụ trách phát triển quốc tế Tập đoàn Thales bà Pascale Sourisse, Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đã đề nghị phía Thales (Pháp) tiếp tục cử chuyên gia hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam làm chủ công nghệ đối với các chương trình, dự án hợp tác trong thời gian sớm nhất.

(Tổng hợp Báo Kiến Thức + Zing news)

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

>> Radar cảnh giới của Việt Nam có khả năng bắt 120 máy bay ?

Phòng không Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar cảnh giới hiện đại có khả năng bám bắt 120 mục tiêu trên không (máy bay), cự ly xa 350km.

>> Radar Rau muống Việt Nam (RV-01/Vostock-E)

Radar cảnh giới là thành phần quan trọng trong “mạng lưới mắt thần” của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó đảm nhiệm vai trò phát hiện sớm các cuộc tấn công đường không để báo động cho các lực lượng bảo vệ vùng trời sẵn sàng chiến đấu.

Mạng lưới radar cảnh giới Việt Nam được trang bị chủ yếu các loại khí tài do Liên Xô sản xuất như loại P-18, P-35, P-14. Các loại này tuy vẫn còn hữu dụng nhưng do sản xuất theo công nghệ những năm 1960-1970 nên không tránh khỏi tồn tại nhược điểm nhất định.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài radar cảnh giới P-18 (Liên Xô sản xuất) canh trời Trường Sa.

Vì thế, nhằm tăng cường khả năng cảnh giới, báo động sớm cho lực lượng phòng không trong tình hình mới, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Belarus mua một vài hệ thống radar cảnh giới tầm xa hiện đại Vostock E.

Hệ thống radar di động kỹ thuật số Vostock E do Cục thiết kế Agat/KB Radar (Belarus) nghiên cứu thiết kế để phát hiện mọi mục tiêu trên không ở tầm xa với độ chính xác cao.

Hệ thống Vostock E thường gồm: xe mang anten thu – phát; trạm điều khiển tự động từ xa và máy phát điện diesel.

Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe anten và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.

Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 bánh lốp nên có khả năng cơ động rất cao. Radar có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút với kíp chiến đấu chỉ có 2 người.

Radar có thể phát hiện các máy bay chiến đấu ở cự ly 350km trong môi trường không nhiễu điện tử và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu.

Đặc biệt nhất, theo thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp Vostock E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang anten thu - phát sóng của hệ thống radar cảnh giới hiện đại Vostock E.

Với những khả năng này, Vostock E kết hợp với đài trinh sát điện từ thụ động Kolchuga đảm bảo tốt khả năng “tóm gọn” máy bay tàng hình tối tân trên thế giới.

Ngoài ra, Vostock E có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.

Theo một số nguồn tin, sau khi nhập khẩu Vostock E từ Belarus, Việt Nam đã có một số cải tiến nhỏ nhằm phù hợp với điều kiện sử dụng tại nước ta. Những thông tin chi tiết việc cải tiến không được công bố nhưng được cho là có đặc tính vượt trội so với nguyên bản.
Với Vostock E, khả năng cảnh giới, báo động sớm của lực lượng phòng không Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, đảm bảo “không để tổ quốc bị bất ngờ”.


(Nguồn : Internet )

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Mắt thần "tóm cổ" máy bay tàng hình của Việt Nam

Phòng không Việt Nam được trang bị hệ thống trinh sát đường không có thể “tóm cổ” mọi máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới.

>> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E

Ngày nay, tàng hình trước các hệ thống radar trinh sát đã trở thành một xu hướng mới trong thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí. Từ tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom.. các nhà thiết kế đều cố gắng trang bị cho chúng khả năng tàng hình trước sóng điện từ nhằm tạo sự bất ngờ về mặt chiến thuật.

Trong các vũ khí được thiết kế với khả năng tàng hình, máy bay tàng hình được đánh giá là vũ khí cực kỳ lợi hại bởi tốc độ di chuyển nhanh chóng, khả năng đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay.

Máy bay tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ yếu nhờ vào thiết kế khí động học độc đáo giúp làm giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar (RCS). Ngoài ra máy bay còn được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ cùng với các biện pháp che chắn hồng ngoại toàn diện.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thực sự là đối thủ "khó nhai" với bất kỳ một lực lượng phòng không quốc gia nào trên thế giới. Ảnh minh họa

Phần lớn sóng điện từ do các radar phát đi sẽ bị tán xạ trong không khí do thiết kế khi động học của máy bay hoặc bị hấp thụ bởi lớp sơn đặc biệt. Điều đó khiến cho máy bay trở nên “tàng hình” trước các biện pháp trinh sát điện từ chủ động. Các radar chủ động gặp bất lợi lớn trong việc phát hiện các máy bay có khả năng tàng hình từ xa.

Tuy nhiên, máy bay tàng hình không hẳn là không có điểm yếu, máy bay tàng hình bay trong đội hình phải trao đổi thông tin liên lạc với nhau, mở radar phát sóng để tìm kiếm mục tiêu tạo nên những bức xạ điện từ trong không khí.

Đây chính là “nhược điểm lớn nhất” máy bay tàng hình, qua đó một số quốc gia đã phát triển thành công các hệ thống trinh sát điện từ (tìm kiếm, bắt tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay tàng hình) chuyên trị loại vũ khí nguy hiểm này.

Một trong những quốc gia đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này là Ukraine với hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga.

Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspetsexport. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000.

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các thành phần trong hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga chuyên bắt máy bay tàng hình.

Kolchuga được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ.

Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu.

Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6.

Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với Kolchuga, phòng không Việt Nam có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình nếu phải đối đầu.

Như vậy, Kolchuga có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm tầm xa hiệu quả. “Mắt thần” Kolchuga sẽ đảm đương nhiệm vụ cảnh giới phát hiện sớm các mục tiêu xâm nhập bầu trời Việt Nam, cung cấp tham số về mục tiêu cho các hệ thống phòng không sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào.

Mặt khác do không chủ động phát sóng mà chỉ thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ máy bay đối phương nên nó “miễn nhiễm” với các loại tên lửa chống radar hoạt động theo nguyên lý bám theo cánh sóng radar.

Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Cộng hòa Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay. Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga.


(Nguồn: Báo Kiến Thức)

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

>> Chuẩn bị đối phó với J-20

Việt Nam đã mua từ Belarus một số lượng lớn loại radar phòng không RV-01/Vostock-E, và có thể được triển khai ở vùng Biển Đông Việt Nam( vùng biển phía Nam Trung Quốc).

>> Việt Nam sắp mua radar VERA mà Trung Quốc mơ ước
>> Việt Nam mua radar tối tân của phương Tây ?



http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 hạ J-20

Theo phân tích, loại radar này tốt hơn so với các sản phẩm tương tự ở Nga, với khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình, Việt Nam triển khai loại radar này nhằm mục tiêu để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông với loại máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.

Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác kỹ thuật - quân sự với Belarus, Việt Nam trong lĩnh vực phát triển vũ khí có thể thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào Nga. Đoàn đại biểu Uỷ ban công nghiệp quân sự của Belarus trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Trọng tâm hợp tác được thực hiện trong ngành công nghiệp quốc phòng về hợp tác nghiên cứu và phát triển (R & D) cũng như đào tạo kỹ thuật

Theo "Military Review" của Nga, trên thực tế, Việt Nam và Belarus đã có các cuộc đàm phán bao gồm rất nhiều nội dung cụ thể, quan trọng nhất trong đó là về radar RV-01/Vostock-E . Từ năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu bộ hệ thống radar RV-01/Vostock-E , radar đã được trang bị trong lực lượng phòng không của Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây liên tiếp mua từ Belarus các bộ phận của loại radar RV-01/Vostock-E, để thực hiện việc sửa chữa nâng cấp và bảo trì.


http://nghiadx.blogspot.com
Ảnh - Quansuvn.net

Radar "Rau muống" Việt Nam (RV-01/Vostock-E) được Văn phòng Agat/KB Radar (CH Belarus) thiết kế và đã được Việt Nam nghiên cứu cải tiến một số tính năng, nhằm phát hiện các mục tiêu bay, tự động bám và phân loại mục tiêu cũng như truyền dữ liệu tới các hệ thống kiểm soát và chỉ huy tích hợp. Sau khi hoàn thành thủ nghiệm 1 hệ thống, hiện Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiến hành trang bị đại trà cho các đơn vị radar cảnh giớ­i.

Đặc tính tiên tiến:
- Cảnh giới tầm xa với độ chính xác cao, đặc biệt là có thể phát hiện rất hiệu quả các mục tiêu bay cỡ nhỏ và mục tiêu bay có tính năng tàng hình.
- Có khả năng cơ động đặc biệt theo kiểu "bắn và chạy" nhờ thời gian triển khai và thu hồi cực nhanh, không quá 6 phút với kíp chiến đấu chỉ gồm 2 người.
- Tăng khả năng kháng nhiễu và độ tin cậy
- Tác chiến hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám các mục tiêu bay
- Hệ thống thu thập và xử lý tín hiệu số tiên tiến và hiệu quả cao
- Radar có khả năng sống sót cao nhờ khả năng đối phó tốt đối với các loại tên lửa chống radar.

Một hệ thống radar bao gồm:
- Xe mang antenna cùng thiết bị
- Trạm điều khiển tự động từ xa
- Máy phát điện diesel

Toàn bộ hệ thống gồm radar, trạm điều khiển và máy phát điện có thể được đặt trên khung gầm của 1 hoặc 2 xe vận tải việt dã 6x6. Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe antenna và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.

Theo nhà thiết kế, "Rau muống" Việt Nam – 01 (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến) có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A Nighthawk bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72km trong môi trường nhiễu mạnh và máy bay chiến đấu từ khoảng cách 350km nếu không bị nhiễu. Vì là radar mạng chủ động, nên nó có thể hoạt động trong điều kiện tốc độ gió lên tới 35m/s. Radar có khả năng bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu bay khác nhau. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Rau muống Việt Nam có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.

Thông số kỹ thuật (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến):
Tầm trinh sát: 360km

Cự ly phát hiện mục tiêu hoạt động tại độ cao 10.000m với xác suất hoang báo là 0,9 cho mỗi vòng quét trong môi trường có nhiễu (tương ứng công suất nhiễu tại an-ten phát nguồn nhiễu là 200W/MHz và cự ly từ đài tới nguồn nhiễu là 200km):
- Máy bay B-52: từ khoảng cách 255km
- Máy bay F-16: từ khoảng cách 133km
- Máy bay tàng hình F-117A: từ khoảng cách 72km.
Bám sát đủ tham số cùng lúc: 120 mục tiêu
Nhận dạng mục tiêu: 5 loại.

Theo báo cáo, trong các cuộc đàm phán, phía Việt Nam đề nghị Belarus bán 20 bộ radar RV-01/Vostock-E . Belarus đã không chỉ đồng ý yêu cầu này của phía Việt Nam, mà còn mời các nhân viên kỹ thuật thuộc lực lượng phòng không Việt Nam đến thành phố Minsk để đào tạo giúp họ có thể sử dụng tốt hơn loại radar này. Phía Việt Nam cho biết rằng lực lượng kỹ thuật công nghệ xương sống của lực lượng phòng không đã được gửi sang Belarus và tháng Sáu năm nay, họ được đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Hệ thống RV-01/Vostock-E mà Việt Nam đã mua trước đây có thể được triển khai ở bờ biển phía bắc Vịnh. Trong tháng 8 năm 2011, truyền hình nhà nước Việt Nam công bố một loạt các hình ảnh về Quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc diễn tập, xuất hiện trong cuộc diễn tập ở bờ biển Vịnh Bắc Bộ có loại radar RV-01/Vostock-E , đó là lần đầu tiên loại thiết bị radar hiện đại này được phía Việt Nam tuyên bố công khai.
http://nghiadx.blogspot.com
Lưới phòng không Việt Nam năm 1972

Theo phân tích, tương lai Việt Nam sẽ tăng cường sắm thêm loại radar RV-01/Vostock-E để triển khai ở Biển Đông. Khi được trang bị loại radar RV-01/Vostock-E, phía Việt Nam sẽ thay đổi và làm chủ tình hình tác chiến ở Biển Đông khi Trung Quốc triển khai loại chiến đấu cơ mới J-20.

Cũng đáng và cần phải nhắc đến rằng là loại radar RV-01/Vostock-E có thể dễ dàng tích hợp cùng toàn bộ các hệ thống phòng không của họ, có thể chỉ huy và kiểm soát hệ thống, có nghĩa là sau khi nó phát hiện và khóa các mục tiêu máy bay chiến đấu của đối phương, nó thể nhanh chóng lựa chọn các loại vũ khí phòng không và thông tin để thực hiện việc tấn công trước tiên.

Việc mối quan hệ quốc phòng Belarus và Việt Nam ngày càng sâu sắc ngoài việc nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp các trang thiết bị quân sự cũng như và củng cố cơ sở nền tảng ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, Việt Nam còn tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Nga. Chiến lược này được coi là đã thành công. Theo các chuyên gia vũ khí phương Tây phân tích cho thấy rằng loại radar RV-01/Vostock-E của Belarus tốt hơn nhiều so với loại tương tự mà Nga đã bán cho Việt Nam.

Hợp tác kỹ thuật- quân sự giữa Việt Nam và Belarus tiếp tục thực hiện sâu sắc hơn nữa và để thúc đẩy quan hệ thương mại quân sự song phương, các công ty buôn bán vũ khí của Belarus đã quyết định thiết lập văn phòng tại Việt Nam. Ngoài radar, hai nước cũng có thể hợp tác trong lĩnh vực như xe tăng, máy bay vận tải,... hợp tác kỹ thuật- quân sự với Việt Nam sẽ được tăng cường rất nhiều. Ngoài Nga và Belarus, Việt Nam vẫn đang tìm kiếm các đối tác quân sự khác, bao gồm cả Ukraine, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Indonesia và Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam và các nước này đã ký kết các thỏa thuận để tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ngoài ra, với công nghệ quân sự tiên tiến, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đang hướng tầm nhìn vào Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường công nghệ vũ khí của các nước châu Âu, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ được đưa lên một mức độ cao hơn.

(Nguồn:: Internet)

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 2)


Muốn đấu tranh thì trước hết phải tồn tại. Do đó, để tránh các đòn chí tử từ các chiến dịch chế áp đường không, các trạm radar thụ động được quan tâm và đề cao.

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 1)


‘Mâu’ và ‘thuẫn’ trong thời đại tàng hình

Khác với radar chủ động, radar thụ động không thể xác định được khoảng cách đến mục tiêu. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng một ăngten rất cao để thu những sóng dài và sóng viba, nó có thể xác định nguồn của bức xạ một cách chính xác cũng như phân biệt được các mục tiêu gần.




http://nghiadx.blogspot.com
TAMARA-tiền thân của Vera-E. Ảnh: Ausairpower

Thụ động để sống sót

Hiểu rõ bất cập của việc sử dụng radar chủ động, đặc biệt khi công nghệ tàng hình được áp dụng triệt để cho máy bay chiến đấu, các nhà khoa học đã để tâm nghiên cứu radar thụ động, có khả năng thu bắt được những tín hiệu điện từ trường, dù nhỏ nhất của vật thể bay trong khi tăng khả năng sống sót cho hệ thống trinh sát radar trước chiến thuật SEAD.

Không có trạm phát nhưng sử dụng từ 3-4 trạm thu, radar thụ động đo độ chênh lệch về thời gian của các xung điện từ do mục tiêu phát ra, người ta có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không, trên biển và đất liền.

Tổ hợp radar thụ động đầu tiên xuất hiện là KOPAC, gồm 4 cabin đặt trên xe rơ-mooc, có khả năng theo dõi từ 1-6 mục tiêu cùng lúc. Tiếp sau đó là sự ra đời của RAMONA và các biến thể. Tổ hợp này có khả năng phát hiện mục tiêu trên cạn, trên không và dưới biển bằng việc phân tích các xung điện từ ở tần số từ 0,8-18 GHz. Nó có khả năng phát hiện và theo dõi đến 20 mục tiêu trong vòng 100 độ so với trạm trung tâm của tổ hợp.

Sau đó, TAMARA ra đời đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật và chiến lược của hệ thống phòng không. Tổ hợp này có thể phát hiện ra máy vô tuyến định vị, tổ hợp nhận diện “bạn-thù”, máy phát vô tuyến điện, máy đo khoảng cách DME, hệ thống trao đổi thông tin chiến thuật JTIDS, máy tạo nhiễu… hoạt động ở dải tần từ 0,82-18 GHz.

Thành tựu mới nhất và hứa hẹn nhất của tổ hợp radar bị động là PSS VERA, với biến thể xuất khẩu là VERA -E. Trong báo cáo thực hiện năm 2011 của mình, Barry Watts, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ, đã gọi VERA-E là giải pháp “đầy hứa hẹn” của công nghệ chống tàng hình.

Khắc tinh của “siêu phẩm” F-22

Theo một số nguồn tin thì Vera-E có khả năng phát hiện được cả những loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí là cả F-22 và F-35, có thể tự động theo dõi 300 mục tiêu cùng lúc. Vậy điều gì mang lại khả năng kỳ diệu này cho Vera-E.

Tổ hợp VERA điển hình gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).

VERA có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Ăng ten trạm thu của Vera-E. Ảnh: Defence Studies

Bằng cách so sánh thời gian tới của tín hiệu thu được ở 3 xung, hệ thống có khả năng tìm ra mục tiêu (lấy giao thoa của các mặt hipeboloite tạo ra từ xung thu được để xác định khoảng cách và góc phương vị cũng như độ cao của mục tiêu; sau đó dùng phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” để xác định toạ độ mục tiêu), đồng thời gửi thông tin đó cho các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không để tiêu diệt mục tiêu khi thích hợp.

Ngoài Czech, VERA hiện đã có mặt tại Mỹ, Estonia. Dù tỏ ra rất quan tâm đến tổ hợp này giống như Ai Cập, Malaysia, Pakistan… nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa được toại nguyện dưới sức ép từ Washington. Việt Nam cũng đang tiến hành thảo luận để mua tổ hợp radar thụ động này và theo giới truyền thông Czech, việc mua bán dường như không hề gặp trở ngại gì đáng kể.

Bên cạnh phương pháp dùng radar, người ta còn dùng các sensor hồng ngoại để phát hiện các dấu hiệu hồng ngoại của mục tiêu tàng hình (chủ yếu là tên lửa) ở cự li ngắn và dùng các sensor quang điện trên máy bay tiêm kích để phát hiện các phương tiện bay tàng hình.

Hiện Mỹ đã thử nghiệm hệ thống sử dụng sự hỗn tạp của các loại sóng điện từ có bước sóng dài hiện bao phủ trái đất (gọi chung là tiếng ồn điện tử) để phát hiện mục tiêu di động, thay cho các trạm radar quân sự. Hệ thống này có khả năng phát hiện những mục tiêu di động có kích thước từ 10 m2 trở lên trong phạm vi 190km. Ưu thế của hệ thống này là nó không có máy phát radar của chính mình nên không thể bị phát hiện, do đó, không lo bị đối phương đánh trả hoặc chế áp.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình


Chiếu xạ mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi để bám, bắt các vật thể bay là nguyên tắc làm việc chính của các loại radar chủ động.



Chiếu xạ mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi để bám, bắt các vật thể bay là nguyên tắc làm việc chính của các loại radar chủ động.

Ngay cả trong thời đại tàng hình, với một chút thay đổi, nguyên tắc này vẫn được phát huy hiệu quả.

>> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E

Để "biến mất" khỏi sự theo dõi của các lực lượng radar trinh sát, chiến thuật đầu tiên mà các nhà kỹ thuật quân sự sử dụng là giảm tiết diện phản xạ radar bằng các thiết kế góc cạnh.

Khi chùm tia điện từ của radar chiếu vào mục tiêu, gặp các bề mặt góc cạnh sẽ bị tán xạ và khiến radar nhận được tín hiệu phản hồi yếu ớt.

Chế độ làm việc mới

Thường để vô hiệu hóa chiến thuật này, người ta phát lên mục tiêu nhiều năng lượng hơn bằng anten radar lớn hơn và máy phát mạnh hơn hoặc phải có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lượng này.

Tuy nhiên không phải lúc nào 2 cách này cũng khả thi. Vì có thể làm tăng giá thành radar, tăng kích thước radar khiến hệ thống giảm độ linh hoạt, hoặc là gặp rắc rối với việc xử lý tạp âm.




http://nghiadx.blogspot.com
Giraffe sử dụng sóng phát đa búp kéo dài thời gian theo dõi mục tiêu. Nguồn: d.i.d


Thay cho các giải pháp kinh điển đó, các nhà thiết kế cho thử nghiệm các chế độ hoạt động mới của radar như dùng tốc độ quét điện tử để ghi lại tín hiệu nghi ngờ bằng các trị số nằm dưới ngưỡng cài đặt cho mục tiêu thực, sau đó kiểm tra lại chúng.

Giải pháp này đã được áp dụng cho radar ba chiều Giraffe.

Để tránh mất thời gian bắt bám các mục tiêu giả, các nhà khoa học đã sử dụng khái niệm "bám trước khi phát hiện" và sử dụng các thuật toán để phát hiện các mục tiêu tàng hình.

Theo đó, radar sẽ tiến hành xử lý tất cả các tín hiệu mà nó thu nhận được và xây dựng thành các đường bám thử.

Dựa vào hành trình của các mục tiêu mà ta xác định được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả.

Cũng vẫn những hệ thống radar đó, nhưng thay vì sử dụng các tần số cao, người ta để radar hoạt động ở dải tần UHF và VHF (tần số thấp, sóng dài).

Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu.

Radar băng VHF Nitel 55G6 do Nga sản xuất là minh chứng cho điều này.

Hoạt động ở băng tần VHF, radar có thể bám các mục tiêu có tiết diện phản xạ radar thấp, như tên lửa hành trình và máy bay tàng hình, với độ chính xác cao.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, người ta thường sử dụng radar đa tần: ở tần số thấp để quan sát cự li xa, ở tần số cao để xác định chính xác các tham số mục tiêu trong không gian, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để đưa ra kết luận chính xác về mục tiêu.

Biến mạng di động thành radar

Để đối phó với thủ đoạn này, sử dụng radar 2 trạm, với trạm thu và trạm phát đặt tại những vị trí khác nhau, là một biện pháp hiệu quả.

Trạm thu thường đặt ở trận địa cách xa máy phát, khi đó khả năng thu được sóng phản xạ năng lượng sẽ lớn hơn nhiều, đồng nghĩa với việc thu được nhiều dấu hiệu của mục tiêu hơn.

Sử dụng radar hai trạm đang là xu thế tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài hiệu quả trong việc thu bắt tín hiệu mục tiêu tàng hình, người ta có thể lợi dụng sóng của các đài phát thanh, truyền hình, thậm chí là mạng điện thoại và các nguồn bức xạ điện từ (kể cả nhiễu của đối phương) làm trạm phát, giúp giảm đáng kể tiền đầu tư vào radar.

Đối với mạng điện thoại di động, trạm gốc điện thoại di động sẽ biến thành máy phát. Tín hiệu thu từ "máy phát" này sẽ được diễn giải trên máy thu có kích cỡ rất nhỏ.

Không chỉ phát hiện ra vị trí mục tiêu tàng hình nhờ tính toán khác biệt về pha, với bản chất đa hướng của mình, hệ thống còn có thể phân biệt được máy bay và tên lửa tàng hình.

Biến mạng điện thoại di động thành các mạng radar là một hướng đi nhiều triển vọng bởi khi đó hệ thống radar lúc này sẽ có độ dự phòng lớn (phạm vi khai triển rộng) trong khi khó bị gây nhiễu và khả năng bị phá huỷ lại cực kì thấp (phải phá hủy toàn bộ hệ thống điện thoại di động hoặc khóa tất cả máy thu).

Hiện nay trên thế giới đã phát triển một loại radar cao tần hai căn cứ, cự ly phát hiện lên đến vài chục km, tín hiệu điện tử có thể phát hiện được tên lửa hành trình tàng hình, máy bay ném bom tàng hình, máy bay lên thẳng và máy bay không người lái tàng hình.


http://nghiadx.blogspot.com
Nitel 55G6 do Nga sản xuất. Nguồn: Ausairpower

Đưa radar lên trời

Một biện pháp hiệu quả khác phát hiện các phương tiện tàng hình là đưa trạm radar lên không. Bởi các biện pháp tàng hình cho máy bay hoặc tên lửa hành trình thường chú trọng đối phó với hệ thống radar mặt đất mà ít quan tâm đến những trạm radar trên trời - trên vệ tinh hoặc trên vũ trụ.

Đây là lý do khiến các nhà khoa học quân sự nghĩ đến việc nâng cấp hệ thống radar theo dõi trên mặt đất thành hệ thống chống tàng hình đặt trên vũ trụ hay trên các khí cầu tầng không cao.

Đối với những máy bay lên thẳng tàng hình, người ta dùng radar laser để phát hiện. Loại radar này được cấu thành từ kính nhìn xa kiểu phát xạ, máy laser, máy đo dò, máy xử lý dữ liệu và máy hiện hình.

Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc của radar thông thường, chiếu laser đến mục tiêu, rồi thu nhận tín hiệu phản xạ và phân tích.

Radar laser đặc biệt nhạy cảm với nồng độ khí hidrocacbon trong luồng khí thoát ra từ máy bay lên thẳng bởi nồng độ này cao gấp 100 lần nồng độ khí quyển.

Đây là căn cứ để hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình lên thẳng khi đang hoạt động ở chế độ bay bám hay chế độ bay treo.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E


Trong cuộc chiến tranh Nam Tư, Tamara (thế hệ trước của VERA) đã góp phần phát hiện và bắn rơi F-117 khiến Mỹ sửng sốt.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc (CH Séc), trong chuyến thăm vừa qua tới Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra, hai bên đã thảo luận về việc cung cấp một số hệ thống giám sát thụ động tiên tiến VERA-E.

>> Việt Nam sắp mua radar VERA mà Trung Quốc mơ ước

Hệ thống radar thụ động VERA (CH Séc gọi là Věra) hay gọi chính xác hơn là hệ thống giám sát thụ động (PSS) VERA do Công ty kỹ thuật ERA của Cộng hòa Séc chế tạo.

Hệ thống cho phép đo đạc sự chênh lệch thời gian (TDOA) của các xung điện từ do mục tiêu phát ra tới bốn trạm cảm biến trên mặt đất để phát hiện và theo dõi những vật thể phát xạ trên không, trên biển và cả trên đất liền. Qua đó tính toán, xác định tọa độ của mục tiêu về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao để liên kết với các hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa tiến hành tiêu diệt mục tiêu, kể cả tất cả các loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí F-22, F-35, chứ đừng nói gì tới J-20.

VERA hoạt động như một nguồn thu thập các thông tin độc lập về mọi động thái, hoạt động, sự di chuyển của tất cả các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền để có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ cho các hệ thống radar của Trung tâm Giám sát Không phận Cộng hòa Séc.


http://nghiadx.blogspot.com
Đài trinh sát thụ động của hệ thống VERA S/M.


Sự ra đời của nó đã góp phần cải thiện hiệu quả, hỗ trợ hoạt động của các hệ thống giám sát thụ động trước đó như hệ thống Tamara và Tacan mà CH Séc đang sử dụng.

Các cuộc thử nghiệm chứng minh rằng, hệ thống VERA (bản nội địa) có khả năng hoạt động với tầm xa từ 400 - 500 km.

Phần mềm hệ thống hiện nay có khả năng tự động và theo dõi đồng thời lên tới 300 máy bay/mục tiêu khác nhau trong thời gian thực.

Người Séc khẳng định VERA có thể phát hiện máy bay tàng hình B-2 của Mỹ từ cự li rất xa, khoảng 250km.

Lịch sử phát triển

Hệ thống VERA ngày nay được bắt nguồn từ là hệ thống giám sát thụ động PRP-1 Kopáč, PSS đầu tiên được phát triển cho quân đội Liên Xô từ năm 1963, có thể theo dõi 6 mục tiêu khác nhau.

Nối tiếp sau đó là hệ thống KRTP-81 Ramona (NATO gọi là Soft Ball) được phát triển vào năm 1979, có thể phát hiện và theo dõi đồng thời 20 mục tiêu.

Năm 1987, hệ thống được phát triển lên thành KRTP-86 Tamara (định danh NATO là Trash Can), có thể phát hiện 23 mục tiêu radar và 48 mục tiêu IFF (nhận dạng bạn thù).

Khi đó, Cộng hòa Séc nằm trong khối XHCN ở Đông Âu nên các hệ thống giám sát thụ động trên đều được xuất khẩu rộng rãi trong khối.

Sau biến cố chính trị năm 1989, các kỹ sư và quan chức lãnh đạo của Tesla đã thành lập công ty mới là Era ở Pardubice, chuyên sản xuất các dòng cảm biến thế hệ tiếp theo của hệ thống VERA.

PSS VERA là sự phát triển mới nhất trong bề dày lịch sử phát triển hệ thống ESM TDOA của Cộng hòa Séc, và là sự kế thừa của hệ thống trinh sát thụ động tinh vi Tamara.

Năm 1995, hệ thống giám sát thụ động VERA đã được thử nghiệm thành công trong mọi điều kiện thời tiết và được vận hành liên tục bởi một nhóm các chuyên gia đến từ Trung tâm Các hệ thống Thụ động Lực lượng Không quân và từ Bộ Tư lệnh Phòng không của Quân đội Cộng hòa Séc.

Nguyên mẫu hệ thống VERA đầu tiên đã được CH Séc triển khai lắp đặt và bố trí ở một khu vực có độ cao 1.000 m để phát huy được khả năng giám sát tất cả các động thái đang xảy ra trên bầu trời và trên mặt đất của đất nước.

Tháng 10/2006, Tổng công ty Rannoch tuyên bố mua lại ERA, tháng 2/2007 chính thức đổi tên thành Tổng công ty ERA, tháng 7/2008 ERA được mua lại bởi SRA International. Và gần đây nhất, tháng 11/2011, ERA Pardubice lại được mua lại bởi công ty xuất nhập khẩu vũ khí thương mại Omnipol của CH Séc.

Nguyên lý hoạt động, đặc điểm kỹ - chiến thuật của PSS VERA-E

Biến thể xuất khẩu của PSS VERA là VERA-E, tất cả các thành phần của hệ thống đều được đặt trên xe cơ động để thuận tiện trong quá trình di chuyển, ẩn náu và triển khai.

Hệ thống được triển khai điển hình bao gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng cách thức triển khai và khả năng tác chiến của hệ thống VERA-E.


Cảm biến thế hệ đầu của hệ thống VERA chỉ có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

Các đài thu thứ cấp sẽ thu tín hiệu nhận được do mục tiêu phát ra và truyền về trung tâm theo đường truyền sóng vi ba kiểu điểm - điểm (point - to - point). Trung tâm xử lý sẽ tính toán độ trễ của các xung từ ba trạm thu truyền về để tính ra TDOA (khoảng chênh lệch thời gian tới) của các xung ở mỗi đài thu.

TDOA của một xung từ một đài thu bên cạnh và đài thu trung tâm sẽ xác định vị trí mục tiêu dựa vào việc lấy giao của các mặt hipeboloit. Trạm thu con thứ hai sẽ cung cấp TDOA của nó và tạo ra một hipeboloit thứ hai.

Giao của hai hipeboloit sẽ xác định mục tiêu trên một đường thẳng, cung cấp một tọa độ 2D về mục tiêu (khoảng cách và góc phương vị). Khi đó, giao của hipeboloit do trạm thu thứ ba sẽ tạo ra tọa độ về độ cao mục tiêu, cung cấp một tọa độ vị trí đầy đủ dạng 3D. Máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội mọi tín hiệu thu về, theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, sẽ xác định được rất nhanh tọa độ mục tiêu.

Đồng thời ngay khi tọa độ mục tiêu được xác định, thông tin về mục tiêu sẽ được truyền về các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không, nhờ thế cũng có thông số bắn ban đầu, đạn được phóng lên, bám sát liên tục máy bay và tiêu diệt ở cự ly thích hợp.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng tọa độ mục tiêu trên không gian 3 chiều.


Trạm radar đa năng

Theo một số nguồn tin, đài trinh sát thụ động VERA-E có thể kết hợp liên thông tín hiệu với các phân đội hoả lực tên lửa SAM của Việt Nam hiện nay như S-125, S-300... để có thể tấn công phá hủy mục tiêu bằng tên lửa. Đây là một đặc điểm khá quan trọng của hệ thống trong việc liên kết thành một mạng lưới phòng không tích hợp, chống lại mọi đòn tấn công đường không của đối phương.

PSS VERA hoạt động chính xác hơn ở dải sóng cực ngắn, bộ đo thời gian vốn có của hệ thống phụ thuộc phần lớn vào trạm thu trung tâm. Trong thực tế, khoảng cách giữa các trạm thu con ở càng xa nhau thì độ chính xác càng cao, nhưng người ta thường triển khai hệ thống từ 3 - 4 trạm, khoảng cách các trạm con tới trạm trung tâm từ 15 - 40 km (cực đại là 50 km) để đảm bảo được cả hai yêu cầu về độ chính xác và cự li phát hiện mục tiêu.

Đặc điểm quan trọng khác của PSS VERA là nguyên lý hoạt động của hệ thống có thể phát hiện ra tín hiệu bức xạ và xác định được vị trí của các đài radar chủ động khác của đối phương mà không hề bị phát hiện. Các mục tiêu trên mặt đất như xe tăng, xe trinh sát, rađar, các mục tiêu trên biển như tàu chiến, radar trên tàu... đều có thể phát hiện và tính toán được chính xác tọa độ, để hỗ trợ cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, pháo binh...

http://nghiadx.blogspot.com
Tại trung tâm xử lý, kíp vận hành hệ thống chỉ đơn giản gồm 2 người (1 lính cộng với 1 sỹ quan) với các thiết bị điện tử trong xe xử lý tín hiệu trung tâm rất hiện đại.


Theo các chuyên gia, PSS VERA là một hệ thống hiệu quả, bổ sung và hỗ trợ cho những hệ thống radar chủ động đang tồn tại trong việc giám sát không phận của bất kỳ một quốc gia nào.

Thông số kỹ thuật của PSS VERA-E.

+ Thông tin đầu ra của máy tính xử lý trung tâm có tốc độ cập nhật vị trí mục tiêu có thể điều chỉnh từ 1 - 5 giây.
+ Độ nhạy máy thu của trạm thu thứ cấp rất cao (-100 dBm)
+ An ten thu của trạm thứ cấp có kích thước lớn, dài 1,3 m, rộng 0,9m, nặng 120 kg. Nguồn công suất 24 V DC/250 W.
+ Anten thu tín hiệu đường truyền điểm - điểm có đường kính 600 mm (400 mm), nặng 24 kg, chùm sóng tín hiệu rất hẹp 1,26 độ, sử dụng nguồn công suất thấp 24V DC/20 W.
+ Dải tần hoạt động cơ bản từ 1 - 18 Ghz, có thể lựa chọn thêm hai dải tần hoạt động khác là 0,1 - 1 Ghz và 18 - 40 Ghz.
+ Khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 200 mục tiêu khác nhau. Bao gồm tất cả các mục tiêu như radar, các hệ thống phát đáp TACAN, đài gây nhiễu, các điểm truyền sóng vô tuyến trong dải tần.
+ Mức độ tự động hóa rất cao.
+) Yêu cầu bảo dưỡng không quá cầu kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung tâm xử lý tín hiệu của toàn hệ thống được đặt trên xe cơ động.


radar thụ động VERA-E không phát sóng mà chỉ thu tín hiệu dựa trên nguyên lý, trong một môi trường không gian đồng nhất, bất kỳ một “xao động” nào của vật thể bay cũng tạo ra các sóng điện từ trường, tuỳ theo mức độ ít nhiều.

Khắc tinh của máy bay tàng hình

Máy bay tàng hình (MBTH) có nhiều cách “giấu mình”, đã tạo ra rất ít sự bộc lộ đó. Nhưng suốt hành trình bay, MBTH cũng phải liên lạc và phải mở thiết bị xác định độ cao, phải mở khoang vũ khí… Có MBTH gặp mưa, tác dụng tàng hình bị giảm…lúc này, máy thu, cảm biến của radar thụ động có thể thu liên tục tất cả các dấu hiệu ấy để tính toán tọa độ chính xác về mục tiêu, hỗ trợ tên lửa phòng không tiêu diệt MBTH.

http://nghiadx.blogspot.com
Đài thu tín hiệu thụ động thứ cấp của hệ thống VERA-E.


Một nhược điểm của radar chủ động là, xung phát đi, nếu gặp máy bay tàng hình, sóng bị hấp phụ hoặc tán xạ ra nhiều hướng làm cường độ tín hiệu quay trở lại máy thu quá yếu, máy thu coi như bị "mù". Đó là chưa kể một số máy bay có thiết bị “cảm nhận” đang bị “bắt sóng”, và đối phó bằng các tên lửa chống radar.

Tuy nhiên, với nguyên lý hoạt động của các hệ thống radar thụ động, khả năng sống còn cao hơn gấp nhiều lần. Các cuộc chiến tranh ngày nay đều diễn ra bằng các đòn đánh "phủ đầu" sử dụng sức mạnh không quân, MBTH "luồn lách" qua các hệ thống radar phòng không chủ động của đối phương và "vô hiệu hóa" chúng. Chính vì vậy, lúc này các hệ thống radar thụ động sẽ là đòn đáp trả "tương xứng", luôn sẵn sàng bắt bám mục tiêu MBTH để cho tên lửa phòng không tiêu diệt.

Xu hướng phát triển công nghệ quân sự hiện nay đang tập chung chủ yếu vào các giải pháp tàng hình, vì thế, các phương pháp "chống tàng hình" cũng đang được rất nhiều quốc gia chú trọng. Các đài radar thụ động cũng đang được nhiều nước như Israel, Đức, Nga, Mỹ... tích cực nghiên cứu chế tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, VERA cùng với Kolchuga mới thực sự là hai hệ thống trinh sát thụ động có khả năng phát hiện MBTH tốt nhất thế giới.

Các biến thể

Nhà sản xuất cung cấp hệ thống cũng đã tạo ra các cấu hình VERA khác nhau, gồm:

VERA - P3D, đã được thương mại hóa, phạm vi hoạt động ngắn hơn và được dùng để giám sát các thiết bị phát đáp của các phương tiện mặt đất ở các cảng hàng không.

VERA - AP, giám sát không lưu tầm xa cho dân sự và chỉ hoạt động trong dải tầm từ 1030 - 1090 Mhz.

VERA - E, biến thể từ hệ thống ESM của quân đội, và dành riêng cho xuất khẩu. Như vậy, có thể khẳng định Việt Nam sẽ mua hệ thống VERA-E.

VERA S/M biến thể cơ động cho riêng quân đội CH Séc sử dụng. Ngoài ra còn một số biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau như VERA - ADSB, VERA - HME, VERA ASCS và BORAP.

Chiến tích trên chiến trường và thương trường

Nam Tư đã sớm có hệ thống radar thụ động Tamara (thế hệ trước của VERA), cùng với các loại radar khác, góp phần phát hiện và bắn hạ tại chỗ 1 máy bay F-117 của Mỹ trong bảo vệ vùng trời Kosovo năm 1999. Chính vì vậy, Tamara mà sau này là VERA đã được rất nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến.

Máy bay tàng hình F-117, một máy bay mà không quân Mỹ vẫn cho là “trong suốt điện từ” nhưng lại bị bắn hạ bởi một hệ thống tên lửa SA-3 đã lỗi thời với sự hỗ trợ của hệ thống Tamara. Có thể chính vì vậy, tháng 8/2005, quân đội Mỹ đã từng gửi một nhóm chuyên gia quân sự của mình đến thành phố Pardubice, phía Đông Bohemia để tiếp quản một đài radar thụ động VERA do CH Séc sản xuất từ nhà xuất khẩu vũ khí Thomas CZ.

Tại đây, nhóm chuyên gia quân sự Mỹ đã được huấn luyện cách vận hành hệ thống VERA mà sau này, một hệ thống như vậy đã được CH Séc cung cấp cho Mỹ nhằm mục đích nghiên cứu. Từ đó đến nay, có nhiều dư luận đánh giá, bàn luận về loại radar thụ động này của CH Séc, với nhiều thông tin đáng chú ý.

http://nghiadx.blogspot.com
F-117 Nighthawk của Không quân Mỹ được cho là đã bị hệ thống Tamara phát hiện và cung cấp tham số bắn cho tên lửa S-125 của Nam Tư bắn rơi năm 1999.


Ở CH Séc, lần đầu tiên, hai hệ thống giám sát thụ động, biến thể di động của hệ thống VERA S/M đã được bàn giao cho Trung đoàn số 53, thuộc Trung tâm Giám sát Thụ động đóng ở České Budějovice vào ngày 7/12/2004.

Theo báo cáo năm 2005 của Mỹ, Việt Nam, Pakistan, Malaysia và Ai cập đã thể hiện sự quan tâm đến PSS VERA của CH Séc. Tuy nhiên, tại thời điểm đó mới chỉ có Estonia là có được hệ thống này sau CH Séc, Mỹ là nước quốc gia nước ngoài thứ hai mua hệ thống VERA.

Năm 2004, thông qua công ty xuất nhập khẩu quân sự Omnipol, Trung Quốc đã đặt mua của Cộng hòa Cezch tất cả 6 hệ thống Vera-E trị giá 55,7 triệu USD. Tuy nhiên Mỹ đã gây sức ép với Thủ tướng Séc không được bán loại vũ khí này cho Trung Quốc, vì vậy hợp đồng đã không được thực hiện.

Theo đài truyền hình CT của CH Séc, việc nước này bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam, điển hình là hệ thống giám sát thụ động VERA sẽ không gặp phải trở ngại nào. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục bị “cấm vận” đối với loại vũ khí phi sát thương này.

(ĐVO)

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

>> Việt Nam sắp mua radar VERA mà Trung Quốc mơ ước


Cộng hòa Séc sẽ "hiện đại hóa hàng loạt" trang thiết bị vũ khí của Lục quân, Không quân và có thể bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam.



Thông tin trên được các trang Ceskatelevize.cz và Natoaktual.cz của Cộng hòa Séc đăng tải sau chuyến thăm tới Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc phòng Alexandr Vondra.

Các nguồn tin dẫn lời Bộ Trưởng Quốc phòng Vondra cho hay, trong chuyến thăm vừa qua, phía Việt Nam đã bày tỏ muốn được Cộng hòa Séc giúp cải thiện năng lực chiến đấu của lực lượng mặt đất và lực lượng không quân."Có thể có những đơn đặt hàng thú vị", Bộ trưởng Quốc phòng Vondra chia sẻ với Natoaktual.

Natoaktual còn dẫn lời của Bộ trưởng Vondra cho hay, các công ty Séc có thể mở văn phòng tại Việt Nam. Một nửa triệu quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm lực lượng lục quân và không quân có thể được Séc giúp đỡ hiện đại hóa.

Quân đội Việt Nam đang sử dụng một số lượng lớn vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật có xuất xứ từ Nga, những vũ khí này đã và đang được Quân đội Séc sử dụng.

Sau các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông Vondra nhận xét: "Việt Nam là một đối tác rất triển vọng, họ có lực lượng quân đội mạnh nhưng cần được hiện đại hóa".

Hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ để tạo ra một khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, truyền thông Séc tiết lộ.

Những lĩnh vực triển vọng

Theo ông Vondra, Séc có thể cung cấp các công nghệ được bảo mật để hiện đại hóa các phương tiện trang bị cho không quân và lục quân Việt Nam.

Việt Nam đang sử dụng hàng nghìn xe bọc thép các loại, gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2, nhưng đã lỗi thời, cần được thay thế, sửa chữa thiết bị. Séc sẽ giúp hiện đại hoá lực lượng này cho Lục quân Việt Nam.

Ngoài ra, các công ty của Séc có thể tham gia vào việc hiện đại hóa các loại vũ khí nhỏ cho Việt Nam như nâng cấp súng Kalashnikov AK-47 và súng tiểu liên Vzor 58 của Séc (một biến thể của AK-47 có biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam) hiện đại hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Các chiến xa bộ binh BMP-1, BMP-2...của Lục quân Việt Nam sẽ được nâng cấp trong thời gian tới.


Natoaktual cũng cho biết, công ty quốc phòng Séc có khả năng hợp tác với Việt Nam về việc chế tạo mặt nạ cho các đơn vị phòng hóa của quân đội

Như vậy, với việc biên bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật quân sự đã được ký kết giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, trong tương lai gần, cùng với Hải quân và Không quân, Lục quân Việt Nam sẽ được hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Về không quân, Việt Nam đang sử dụng 20 máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ L-39 do công ty Aero Vodochody sản xuất, vì vậy, Séc sẽ dễ dàng cung cấp linh kiện và hiện đại hoá các máy bay loại này.

Còn công ty sửa chữa máy bay Malesice có thể cung cấp phụ tùng, thực hiện sửa chữa và hiện đại hóa các trực thăng dòng Mil và Kamov đang có trong biên chế Không quân Việt Nam.

Vũ khí “công nghệ cao”

Hôm 29/3, Đài truyền hình CT (Séc) loan tin, mục đích chính chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra rất rõ ràng - bán vũ khí của Cộng hòa Séc.

Ngày 29/3, trang mạng Bộ Quốc phòng Séc dẫn lời Bộ trưởng Alexandr Vondra cho biết, Cộng hòa Séc sẽ xuất khẩu sang Việt Nam các vũ khí công nghệ cao. Theo đài CT, nổi trội nhất là VERA, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến nhất thế giới, có thể phát hiện ra các máy bay tàng hình của Mỹ.



VERA cùng với Tamara và Kolchuga là các hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.


Năm 2004, Mỹ từng gây áp lực để Cộng hòa Séc không bán cho Trung Quốc hệ thống này.

“Không có gì ngăn cản việc chúng tôi bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp Việt Nam có được hệ thống VERA”, Bộ trưởng Vendra nói với đài CT.

Việc ký kết hợp đồng đang được thực hiện, nhưng sẽ mất không ít thời gian, nguồn tin cho hay.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang